Trang chủNewsDu lịchLễ hội "Vía bà Thủy Long" được công nhận Di sản văn...

Lễ hội “Vía bà Thủy Long” được công nhận Di sản văn hóa phi vật thể


Chức sắc miếu bà Thủy Long ở ấp Thanh Tùng xã Thanh Tùng, huyện Đầm Dơi tỉnh Cà Mau đón nhận Chứng nhận Di sản Văn hóa Quốc gia của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
Chức sắc miếu bà Thủy Long ở ấp Thanh Tùng xã Thanh Tùng, huyện Đầm Dơi tỉnh Cà Mau đón nhận Chứng nhận Di sản Văn hóa Quốc gia của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.

Tọa lạc tại ấp Thanh Tùng, xã Thanh Tùng huyện Đầm Dơi Cà Mau, miếu thờ Bà Thủy Long (Thủy Long cung thần nữ) do người dân lập nên cách đây 124 năm, gắn liền với những truyền thuyết, giai thoại của các vị tiền nhân, khai cơ lập nghiệp trên vùng đất mới. Miếu do 2 tiền nhân Tô Minh Chánh và Nguyễn Văn Lành xây cất, hướng về vàm Bỏ Mũ – Bàu Dừa, ghi dấu quá trình khai phá vùng đất Thanh Tùng ngày nay.

Lễ hội lớn nhất Cà Mau

Là vùng có địa hình sông nước chằng chịt, văn hóa dân gian của người Cà Mau gắn liền với công cuộc khai phá thiên nhiên, mà trong đó gắn liền với cuộc sống mưu sinh chính là sông – biển. Chính vì vậy, tục thờ bà Thủy Long cũng đã gắn liền với cư dân Cà Mau ngay những ngày đầu đặt chân đến vùng đất này.

Theo những vị cao niên kể lại, nơi đây trước kia là vùng đất hoang vu, cá tôm nhiều vô số kể. Lúc ấy có 2 vị cố tổ là Tô Minh Chánh và Nguyễn Văn Lành từ miền Trung lặn lội vào tìm kế mưu sinh. Hai ông đi trên chiếc xuồng độc mộc (xuồng được đẽo từ một thân cây gỗ), đến chỗ ngã ba sông này thì có con cá lóc lớn nhảy vào xuồng, tin là có điềm lành, dấu hiệu “vật thịnh – nhân khang”, 2 ông quyết định chọn đất này dừng chân lập nghiệp, đồng thời dựng lên một ngôi miếu thờ Thủy Long thần nữ ngay ngã ba sông.

Tính đến nay, hậu duệ của 2 ông cố tổ đã an cư lạc nghiệp tại vùng đất này đến đời thứ 8. Ngôi miếu thờ Thủy Long thần nữ ngày xưa đã được trùng tu, tôn tạo rộng rãi, khang trang và bài vị của 2 ông được con cháu thờ luôn trong miếu.

Lễ hội được tổ chức hằng năm vào ngày 16 – 17/2 âm lịch, thu hút hàng nghìn du khách gần xa đến cúng viếng và tham gia. Các nghi thức của lễ vía diễn ra có sự kết hợp hài hòa giữa nghi thức thờ mẫu và tín ngưỡng dân gian mang bản sắc riêng tại địa phương với chương trình nghi lễ đặc sắc.

Cùng với lễ, luôn kết hợp với hội là tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao tại khu vực sân miếu. Lễ hội được xem là lễ hội dân gian lớn nhất ở Đầm Dơi, tỉnh Cà Mau.

Lễ hội Vía bà Thủy Long ở ngã ba Vạn, ấp Thanh Tùng, xã Thanh Tùng huyện Đầm Dơi tỉnh Cà Mau. (Ảnh do Sở VHTT&DL Cà Mau cung cấp)
Lễ hội Vía bà Thủy Long ở ngã ba Vạn, ấp Thanh Tùng, xã Thanh Tùng huyện Đầm Dơi tỉnh Cà Mau. (Ảnh do Sở VHTT&DL Cà Mau cung cấp)

Người dân địa phương thực hiện việc cúng theo tục lệ, gọi là cúng Kỳ Yên (cầu an) với mục đích cầu mong “phong điều vũ thuận, quốc thới dân an. (mưa thuận gió hòa, quốc thái dân an). Lễ cúng thường phải có thịt vịt và các loại bánh trái, hương – đăng – trà – quả, ngày cúng được tổ chức tùy theo điều kiện của từng địa phương, năm trúng mùa thì cúng lớn, năm thất mùa thì cúng gọn nhẹ.

Nét văn  hóa dân gian đặc sắc vùng sông nước

Thủy Long thần nữ hay còn gọi bà Thủy Long, là vị nữ thần được thờ ở khắp các địa phương đồng bằng Nam Bộ, đặc biệt là vùng sông nước Cà Mau. Hình thức thờ chủ yếu tại các miếu thờ cộng đồng. Có miếu thờ đi đôi với đình thần, nằm trong khu vực quần thể kiến trúc của đình thần; có miếu được lập riêng biệt với gian chính diện thờ Thủy Long thần nữ. Theo thống kê bước đầu, trên địa bàn tỉnh Cà Mau có đến hàng chục miếu thờ Thủy Long thần nữ với nhiều quy mô khác nhau. 

Trao đổi với báo Kinh tế & Đô thị, ông Trần Hiếu Hùng – Giám đốc Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch tỉnh Cà Mau cho biết: “Tục thờ Thủy Long thần nữ là một hình thức tín ngưỡng dân gian gắn liền với cư dân miền sông nước, đã tồn tại hàng trăm năm qua trong đời sống tinh thần người dân Nam Bộ nói chung, người Cà Mau nói riêng. Các nơi thờ tự nếu được bảo tồn và phát huy tích cực sẽ trở thành nơi gắn kết cộng đồng, nơi tổ chức các sinh hoạt văn hóa lành mạnh góp phần ổn định trật tự xã hội, xây dựng đời sống văn hóa ở địa phương.”

“Lễ hội vía bà Thủy Long ở Thanh Tùng Đầm Dơi được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia là một dấu ấn đóng góp của văn hóa dân gian Cà Mau đối với nền văn hóa đặc sắc của đất nước. Đặc biệt, trong giai đoạn bảo tồn và phát triển văn hóa hiện nay, di sản còn là điểm mốc quan trọng để thu hút du khách phục vụ phát triển kinh tế địa phương. Do đó, bảo tồn gìn giữ là trách nhiệm và tự hào của người Cà Mau” – ông Trần Hiếu Hùng nói.



Nguồn

Cùng chủ đề

Khám phá khu rừng quý còn nguyên vẹn ở Bà Rịa- Vũng Tàu

Khu rừng trồng tại tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu, trải qua hàng chục năm còn khá nguyên vẹn với nhiều loại gỗ quý, đặc biệt là những hàng cây sao thẳng tắp. Rừng phòng hộ Xuân Sơn nằm trên địa bàn huyện Châu Đức (tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu) là khu rừng trồng từ năm 1980 theo chương trình phủ xanh đất trống, đồi trọc và trồng...

Du lịch Cà Mau kỳ vọng thăng hoa năm 2024

Trao đổi với báo Kinh tế và Đô thị, ông Trần Hiếu Hùng Giám đốc Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch (VHTT&DL) tỉnh Cà Mau cho biết, mặc dù năm 2024 còn nhiều khó khăn nhưng ngành du lịch Cà Mau vẫn sẽ phấn đấu đạt tổng số khách du lịch 2.350.000 lượt ( tong đó có 13.000 lượt khách quốc tế) với tổng thu du lịch 3.480 tỷ đồng. Nhiều khởi sắc năm 2023 Thông tin...

Quảng Nam dự kiến đầu tư gần 1.700 tỷ đồng bảo tồn phố cổ Hội An

UBND tỉnh Quảng Nam vừa gửi Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch tham mưu trình Chính phủ phê duyệt đề án "Bảo tồn và phát huy giá trị Di sản văn hóa thế giới đô thị cổ Hội An đến năm 2030, định hướng đến năm 2035"....

Gấp rút bảo tồn làng chài đẹp nhất thế giới

Sau khi đi kiểm tra hoạt động của Trung tâm Văn hóa nổi Cửa Vạn, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh Cao Tường Huy yêu cầu tập trung đẩy nhanh việc sửa chữa Trung tâm để bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa đặc thù của ngư dân trong khu vực. Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh Cao Tường Huy vừa có chuyến kiểm tra, khảo sát các bến, cảng du lịch, luồng lạch, khu vực đảo Soi Sim,...

Độc đáo lễ hội Cầu ngư ở Đà Nẵng

Từ ngày 27-29/2 tại Đà Nẵng đã diễn ra Lễ hội Cầu ngư quận Thanh Khê với nhiều hoạt động sôi nổi mang đậm nét văn hóa của cư dân vùng biển. Đây là một trong những lễ hội độc đáo tại Đà Nẵng được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Lễ hội Cầu ngư năm 2024 gồm các nghi lễ truyền thống: lễ nghinh thần; lễ cầu an, cầu...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Đẩy mạnh tuyên truyền về kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Tại hội nghị, PGS.TS Nguyễn Viết Thông - nguyên Tổng Thư ký Hội đồng Lý luận T.Ư truyền đạt nội dung chính về cuộc đời, thân thế và sự nghiệp đồng chí Đào Duy Tùng - nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Thường trực Bộ Chính trị, Ban Bí thư, nguyên Trưởng ban Tuyên huấn T.Ư; ý nghĩa lịch sử chiến thắng Điện Biên Phủ. Tiếp đó, các báo cáo viên TP nghe Thượng tá, tiến sĩ Nguyễn...

Hỗ trợ đầu tư dự án cho địa bàn khó khăn trong cân đối ngân sách

Sáng 27/3, Ban Chấp hành Đảng bộ TP Hà Nội khoá XVII tổ chức Hội nghị chuyên đề xem xét, cho ý kiến về các nội dung quan trọng; trong đó có việc điều chỉnh Kế hoạch đầu tư công năm 2024 và cập nhật, điều chỉnh kế hoạch đầu tư công trung hạn 5 năm 2021-2025 cấp thành phố. Tại hội nghị, Phó Chủ tịch UBND TP Dương Đức Tuấn trình bày báo cáo tóm tắt điều chỉnh...

Nên thí điểm giao quyền cho Hà Nội chủ động tổ chức cơ quan chuyên môn

Báo cáo một số vấn đề lớn giải trình, tiếp thu, chỉnh lý Dự án Luật Thủ đô (sửa đổi) tại Hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách lần thứ 5, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng cho biết, về tổ chức chính quyền đô thị, trên cơ sở ý kiến của đại biểu Quốc hội, Thường trực Ủy ban và các cơ quan đã thống nhất tiếp thu, chỉnh lý các...

Thủ tướng chủ trì phiên họp Tiểu ban KTXH Đại hội XIV của Đảng

Phiên họp tập trung thảo luận về Đề cương Báo cáo đánh giá 5 năm thực hiện Chiến lược phát triển kinh tế-xã hội giai đoạn 2021-2030, phương hướng, nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội 5 năm 2026-2030 (Đề cương Báo cáo). Cùng tham dự phiên họp có: Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn; Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an, Đại tướng Tô Lâm; Bí...

Thúc đẩy hợp tác trong công tác mặt trận giữa Hà Nội

Chiều nay, 26/3, tại Hà Nội đã diễn ra Hội đàm giữa Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Thành phố Hà Nội (MTTQ TP) với Đoàn đại biểu Ủy ban Hội nghị hiệp thương chính trị Nhân dân Trung Quốc TP Thượng Hải, đang thăm và làm việc tại Hà Nội, do Phó Chủ tịch Ủy ban Hội nghị hiệp thương chính trị Nhân dân Trung quốc TP Thượng Hải Ngô Tín Bảo làm...

Bài đọc nhiều

Đoàn tàu “Kết nối di sản miền Trung” chính thức đưa vào phục vụ khách

Ngày 26/3, tại TP Huế, Tổng công ty Đường sắt Việt Nam (ĐSVN), UBND tỉnh Thừa Thiên Huế và UBND TP Đà Nẵng đã phối hợp tổ chức khai trương đoàn tàu chạy tuyến Huế - Đà Nẵng và ngược lại với tên gọi "Kết nối di sản miền Trung".Trong...

Di sản Hội An: Điểm đến rẻ nhất và an toàn nhất thế giới cho khách độc hành

Đáng chú ý, bảng chi phí năm nay cho thấy giá bữa ăn, đồ uống, các mặt hàng du lịch khác đã giảm đáng kể so với năm 2023 tại 25 trong số 40 điểm du lịch, thành phố trong bảng xếp hạng. Công bố này cũng là gợi ý thiết thực dành cho du khách dự định đi nghỉ dưỡng trong năm 2024, đặc biệt trong bối cảnh nền kinh tế thế...

Đoàn tàu du lịch kết nối di sản miền Trung giữa Huế – Đà Nẵng có gì?

Hằng ngày Tổng công ty Đường sắt Việt Nam sẽ tổ chức 2 đôi tàu mang số hiệu HĐ1/2 và HĐ3/4 giữa Huế - Đà Nẵng.Tại...

Cùng chuyên mục

Phú Quốc ưu đãi giá, đi chợ hộ để hút khách dịp lễ 30-4

Khách du lịch đến với khu Grand World Phú Quốc vui chơi - Ảnh: CHÍ CÔNG Ngày 27-3, Cảng hàng không quốc tế Phú Quốc cho biết trong ngày có khoảng 29 chuyến bay đưa khách du lịch trong và ngoài nước đến đảo Phú Quốc. Đặc biệt, dịp lễ 30-4 sắp đến, không ít doanh nghiệp, đơn vị lữ hành làm du lịch dự báo giá vé máy bay các nơi trong nước đến Phú Quốc vẫn ở mức...

Báo quốc tế viết về những điều tuyệt vời nhất để làm ở phố cổ Hội An

So với TP. Hồ Chí Minh hay Đà Nẵng, Hội An cũng là điểm đến hấp dẫn du khách quốc tế. Trên trang Life Style Asia, tác giả Vichayuth Chantan cho rằng, Hội An là một thành phố quyến rũ mang đến vẻ đẹp lịch sử và kiến trúc thú...

Mới nhất

Có một Bà Nà rất khác sau 15 năm

15 năm qua, Sun World Ba Na Hills đã có một hành trình dấn thân rực rỡ và đáng nhớ. Những gì mà Bà Nà đã làm được, dường như đã vượt qua những điều mà người ta có thể tưởng tượng khi Sun Group bắt đầu “đánh thức” khu du lịch bị lãng quên trên đỉnh núi Chúa...

Bảo hiểm xã hội TP.HCM sẽ chuyển về trụ sở mới ở quận 7

Ngày 27-3, Bảo hiểm xã hội TP.HCM cho biết sẽ di dời trụ sở làm việc kể từ ngày 1-4-2024. Cụ thể, Bảo hiểm xã hội TP.HCM sẽ chuyển về làm việc tại trụ sở mới, ở địa chỉ số 5, đường...

Trót kể cho vợ về người yêu cũ, giật mình biết ‘dại một đời’

"Anh quen bé đó đúng không? Em biết rồi đừng có chối" Câu chuyện của Thành khiến cả bàn nhậu được trận cười rôm rả, nhưng gần như ông nào...

Người Hàn Quốc không còn ‘cuồng’ công việc

Nhiều nhân viên tại Hàn Quốc đang âm thầm nghỉ việc thay vì lao động đến kiệt sức. Kết quả khảo sát công bố hôm 26/3 của trang web tìm kiếm việc làm Incruit cho thấy gần 52% người lao động Hàn Quốc có xu hướng làm việc tối thiểu tại công ty. Kết quả cho thấy gần 58%...

Mới nhất