Trang chủKinh tếĐầu tư - Tài chínhLệnh trừng phạt Nga khiến thế giới muốn "chia tay" nội tệ...

Lệnh trừng phạt Nga khiến thế giới muốn “chia tay” nội tệ Mỹ, BRICS “chùn bước” vì rất cần USD?


USD là đồng tiền dự trữ của thế giới kể từ Thế chiến thứ hai, nhưng sự kết hợp giữa các lý do chính trị và kinh tế đang dần làm giảm uy thế của đồng tiền này.

đồng USD (Đồ họa: Global Times)
Có nhiều lý do khiến các quốc gia trên thế giới muốn rời xa đồng USD. (Đồ họa: Global Times)

Theo Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), trong dự trữ ngoại hối quốc tế, USD vẫn là đồng tiền được đứng vị trí thứ nhất (chiếm 59,5%). Đây cũng là loại tiền tệ được sử dụng rộng rãi nhất trong thương mại toàn cầu.

Giờ đây, các biện pháp trừng phạt do phương Tây dẫn đầu đối với Nga liên quan đến chiến dịch quân sự đặc biệt của Nga tại Ukraine đang khiến các quốc gia khác cảnh giác. Một số quốc gia, chẳng hạn như Brazil, Argentina, Bangladesh và Ấn Độ, đang tìm kiếm các loại tiền tệ và tài sản dự phòng khác ngoài USD để giao dịch.

Ba lý do

Trang Business Insider nhận định, lâu nay đã có những lo ngại về sự thống trị quá lớn của đồng USD trong thương mại và tài chính toàn cầu. Kể từ năm 1970, các cuộc nói chuyện về phi USD hóa đã được nhen nhóm.

Dưới đây là ba lý do khiến các quốc gia trên thế giới muốn “chia tay” với đồng nội tệ của Mỹ.

Thứ nhất, chính sách tiền tệ của Mỹ ảnh hưởng quá nhiều đến phần còn lại của thế giới.

Mỹ là nhà phát hành đồng tiền dự trữ của thế giới và đây cũng là đồng tiền thống trị trong các hệ thống thương mại và thanh toán quốc tế. Do đó, tháng 5/2023, tổ chức tư vấn của Trung tâm Wilson báo cáo đồng USD nắm giữ ảnh hưởng quá lớn đối với nền kinh tế thế giới và thường được định giá quá cao.

Vị trí này đã mang lại cho Mỹ “đặc quyền cắt cổ” – vấn đề mà cựu Tổng thống Pháp Valéry Giscard d’Estaing từng nhắc đến. Một khía cạnh của đặc quyền này là nền kinh tế lớn nhất thế giới có thể không rơi vào khủng hoảng nếu không thể trả nợ khi giá trị của USD giảm mạnh bởi vì Washington có thể phát hành thêm tiền.

Điều đó cũng có nghĩa là các quốc gia trên thế giới phải theo sát các chính sách kinh tế và tiền tệ của Mỹ để tránh tác động lan tỏa.

Thứ hai, đồng USD mạnh đang trở nên quá đắt đối với các quốc gia mới nổi.

Đồng bạc xanh mạnh lên so với hầu hết các loại tiền tệ trên thế giới đang khiến hàng nhập khẩu trở nên đắt đỏ hơn rất nhiều đối với các quốc gia mới nổi.

Ở Argentina, áp lực chính trị và sự sụt giảm trong xuất khẩu đã góp phần làm giảm dự trữ bằng đồng USD và gây áp lực lên đồng Peso, từ đó thúc đẩy lạm phát. Điều này đã thúc đẩy Argentina bắt đầu thanh toán hàng nhập khẩu của Trung Quốc bằng Nhân dân tệ.

Các nhà kinh tế tại Allianz, một công ty dịch vụ tài chính quốc tế, đã viết trong một báo cáo ngày 29/6 rằng: “USD mạnh lên sẽ làm suy yếu vai trò là đồng tiền dự trữ quốc tế. Nếu việc tiếp cận với đồng bạc xanh trở nên đắt đỏ hơn, người đi vay sẽ tìm kiếm các giải pháp thay thế”.

Tổng thống Brazil Luiz Inácio Lula da Silva là một trong những người ủng hộ mạnh mẽ nhất việc thiết lập các loại tiền tệ thanh toán thương mại thay thế, thậm chí còn khuyến khích Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc và Nam Phi – nhưng quốc gia thuộc Nhóm các nền kinh tế mới nổi hàng đầu thế giới (BRICS) tránh xa đồng nội tệ Mỹ.

Thứ ba, thương mại toàn cầu và nhu cầu dầu mỏ đang đa dạng hóa, khiến đồng USD dầu mỏ gặp rủi ro.

Một lý do chính khiến đồng USD trở thành đồng tiền dự trữ của thế giới là các quốc gia vùng Vịnh ở Trung Đông đã sử dụng đồng bạc xanh để giao dịch dầu mỏ. Vấn đề này được chính thức hóa vào năm 1945, khi quốc gia dầu mỏ khổng lồ – Saudi Arabia và Mỹ đạt được thỏa thuận lịch sử. Theo thỏa thuận, Riyadh sẽ bán dầu cho Washington chỉ bằng đồng bạc xanh. Đổi lại, Saudi Arabia sẽ tái đầu tư dự trữ USD dư thừa vào các kho bạc và công ty của Mỹ.

Nhưng sau đó, Mỹ đã trở nên độc lập về năng lượng và là nhà xuất khẩu ròng dầu mỏ, với sự phát triển của ngành dầu đá phiến .

Các nhà kinh tế của Allianz nhận định: “Sự thay đổi cấu trúc trong thị trường dầu mỏ do cuộc cách mạng dầu đá phiến mang lại có thể làm tổn hại vai trò của USD. Các nhà xuất khẩu dầu sẽ tìm kiếm những người mua mới ngoài Mỹ và thanh toán bằng nhiều hình thức khác, thay vì chỉ xoay quanh USD”.

đồng USD (Nguồn: MTrading)
Tháng 6/2022, Tổng thống Nga Vladimir Putin đưa ra ý tưởng về đồng tiền chung của BRICS để dần loại bỏ USD. (Nguồn: MTrading)

BRICS “chùn bước”?

Thời gian qua, BRICS đã bày tỏ sự quan tâm tới loại tiền tệ mới và phi USD hóa cũng là một trong những chủ đề chính tại Hội nghị thượng đỉnh BRICS thường niên lần thứ 15 diễn ra vào tháng 8 tới.

Tháng 6/2022, Tổng thống Vladimir Putin đưa ra ý tưởng về đồng tiền chung của BRICS. Theo đó, đồng tiền mới có thể mang lại lợi ích cho BRICS và các quốc gia khác, chẳng hạn như tăng cường hội nhập kinh tế trong các quốc gia trong nhóm, giảm ảnh hưởng của Mỹ trên trường quốc tế, cũng như làm suy yếu vị thế thống trị của đồng USD.

Tuy nhiên, mới đây, hãng tin Reuters (Anh) dẫn lời ông Anil Sooklal, Đại sứ lưu động của Nam Phi về châu Á và BRICS cho rằng, loại tiền tệ mới của BRICS sẽ không nằm trong chương trình nghị sự của hội nghị thượng đỉnh.

Ông Anil Sooklal nhấn mạnh: “Chưa có cuộc thảo luận nào về một loại tiền tệ chung mới của BRICS, nó không có trong chương trình nghị sự. Những gì chúng tôi đã nói và chúng tôi tiếp tục trao đổi là giao dịch bằng đồng nội tệ và thanh toán bằng đồng nội tệ”.

Bên cạnh đó, tháng 6/2023, Nhật báo The Wall Street Journal đưa tin, Ngân hàng Phát triển Mới (NDB) gần như đã ngừng cung cấp các khoản vay mới và gặp khó khăn trong việc huy động vốn bằng USD để trả nợ.

Định chế tài chính nói trên ra đời vào năm 2014, thông qua nỗ lực của BRICS. Mục đích là nhằm thiết lập một giải pháp thay thế cho các tổ chức tài chính cho vay dựa trên đồng USD và do Mỹ thống trị như Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) và phù hợp với những nỗ lực của Bắc Kinh nhằm làm xói mòn vị thế của đồng bạc xanh.

Hoạt động cho vay của tổ chức này rất tích cực và các khoản vay cam kết đã tăng từ 1 tỷ USD năm 2017 lên 30 tỷ USD trong năm 2022.

Nhưng để cung cấp vốn cho các nền kinh tế đang phát triển, NDB đã phải vay từ Phố Wall cũng như các tổ chức cho vay Trung Quốc. Vì vậy, mặc dù sứ mệnh của định chế này là phi USD cho các khoản vay, nhưng khoảng 2/3 khoản vay của tổ chức này lại bằng đồng nội tệ Mỹ.

Bên cạnh đó, sau xung đột Nga-Ukraine, các nhà bảo lãnh Phố Wall không tỏ ra sẵn sàng cho vay ngân hàng mà Moscow sở hữu gần 20% vốn. Nếu không có sự hỗ trợ bằng đồng USD thông thường, tổ chức này đang phải trả các khoản nợ trước đó thông qua các khoản vay đắt đỏ hơn.

Thông tin trên chứng minh, dù nỗ lực phi USD nhưng không thể phủ nhận đồng bạc xanh lại rất quan trọng với NDB và BRICS.

Dù vậy, ông Anil Sooklal khẳng định rằng: “BRICS đã trải qua một quá trình được thúc đẩy do xung đột, các biện pháp trừng phạt đơn phương. Thời của một thế giới lấy USD làm trung tâm đã qua, đó là một thực tế”.





Nguồn

Cùng chủ đề

Belarus tuyên bố đáp trả mọi khiêu khích bằng vũ lực; Triều Tiên thẳng thừng từ chối Nhật Bản; Trung Quốc “nóng mặt” vì...

Báo Thế giới & Việt Nam điểm một số sự kiện quốc tế nổi bật trong 24 giờ qua.

Ngoại trưởng Nga “bóc mẽ” ý đồ gửi quân đến Ukraine của Tổng thống Pháp

Ngoại trưởng Nga cho rằng thông qua tuyên bố triển khai quân tới Ukraine, Tổng thống Pháp E. Macron đang cố gắng "làm hài lòng" Washington và khiêu khích các đồng minh.

Trung Quốc, Nga đạt thỏa thuận với Houthi ở Biển Đỏ; Nga, Ukraine tuyên bố bắn hạ nhiều tên lửa của nhau

Nga tập trận phòng không trên Biển Arab, Australia - Trung Quốc khởi động đàm phán hàng hải, Bắc Kinh yêu cầu Mỹ ngừng can thiệp nội bộ, chuyện gì xẩy ra khi Pháp gửi 2.000 quân tới Ukraine, Indonesia cảnh báo nguy cơ xung đột ở Biển Đông… là một số tin quốc tế đáng chú ý 24 giờ qua.

Giá vàng leo thang, tỷ giá USD/VND cao kỷ lục: Phía trước có rủi ro?

Giá vàng hôm nay 18/3/2024 chưa đứt đà giảm, vàng SJC rớt xuống 81,5 triệu đồng Giá vàng hôm nay 18/3/2024 trên thế giới giảm nhẹ trước cuộc họp của Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed). Giá vàng miếng SJC trong nước cũng giảm theo, còn 81,5 triệu đồng, nhưng tăng chiều mua vào. Sau chỉ 2 phiên quay đầu giảm, giá vàng miếng SJC và vàng nhẫn ở thị trường trong nước lại tăng mạnh. Tới chiều phiên cuối...

Điểm tin kinh tế – thị trường ngày 17/3/2024: Giá vàng trong nước được điều chỉnh giảm

Ò Điểm tin kinh tế - thị trường ngày 16/3/2024: Giá vàng nhẫn 999.9 hôm nay vẫn ở mức cao Giá vàng hôm nay 17/3/2024: Vàng SJC cuối tuần quay đầu trượt dốc Giá vàng trong nước đã được điều chỉnh giảm Sau khi liên tiếp lập kỷ lục vào tuần trước, giá vàng thế giới ổn định trong tuần này với vàng giao ngay duy trì trong phạm vi từ 2.184...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Hàn Quốc tập trận hải quân quy mô lớn ở Hoàng Hải

Ngày 27/3, Hải quân Hàn Quốc cho biết đã tổ chức tập trận trên biển thường niên trong tuần này để tăng cường khả năng sẵn sàng chống lại các mối đe dọa.

Lễ hội Ẩm thực Pháp 2024 có quy mô lớn nhất từ trước đến nay

Lễ hội Ẩm thực Pháp - Balade en France 2024 sẽ trở lại Việt Nam từ ngày 5-7/4 tại Công viên Thống Nhất, Hà Nội với số lượng gian hàng tăng gấp rưỡi năm ngoái.

Nhóm kỹ sư Trung Quốc bị tấn công ở Pakistan, Bắc Kinh yêu cầu Islamabad hành động, nói gì về quan hệ song phương?

Ngày 26/3, một đối tượng đánh bom liều chết đã tấn công đoàn xe chở các kỹ sư Trung Quốc đang làm việc trong một dự án đập ở Tây Bắc Pakistan, khiến 6 người thiệt mạng. Hiện trường vụ đánh bom liều chết nhằm vào các kỹ sư Trung Quốc ở Pakistan ngày 26/3. (Nguồn: AFP) Cảnh...

Choáng ngợp với sắc màu sặc sỡ và không khí sôi động tại lễ hội Holi

Kha Ninh 08:00 | 27/03/2024 Hơn 1,2 tỷ tín đồ Hindu trên thế giới đã đón lễ hội Holi, một lễ hội mùa Xuân nổi tiếng với những sắc màu rực rỡ. Lễ hội Holi còn được gọi là “Lễ hội Sắc màu” (Festival of Colors) là một trong những lễ hội quan trọng của Ấn Độ, cũng như nhiều quốc gia có cộng...

Guyana mua tàu tuần tra Pháp, chuẩn bị đón đại sứ quán đầu tiên của EU

Pháp đã đạt được thỏa thuận với Guyana về việc mở đại sứ quán tại đất nước Caribbean vào năm tới, trở thành quốc gia thành viên đầu tiên của Liên minh châu Âu (EU) thực hiện việc này. Tổng thống Guyana Irfaan Ali (phải) bắt tay Ngoại trưởng Pháp Stéphane Séjourné tại cuộc gặp ở thủ đô Georgetown ngày 25/3. (Nguồn: Demerara waves) ...

Bài đọc nhiều

‘Vua tôm’ Minh Phú tính mở rộng thị phần trong nước

Hơn 99% lượng tôm Minh Phú bán mỗi năm là xuất khẩu, nên doanh nghiệp tính tăng "độ phủ" tại thị trường nội địa khi đưa hàng vào siêu thị. Chia sẻ này được ông Lê Văn Quang - Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm CEO Tập đoàn Thủy sản Minh Phú, nêu bên lề lễ ký hợp tác với Bách Hóa Xanh hôm 26/3, tại TP HCM.Tập đoàn Thủy sản Minh Phú thành lập năm 1992, là...

Điểm lại thông tin kinh tế ngày 25/3

Tỷ giá trung tâm tăng 12 đồng, chỉ số VN-Index giảm mạnh 13,94 điểm hay NHNN hút ròng 7.200 tỷ đồng từ thị trường... là một số thông tin kinh tế đáng chú ý trong ngày 25/3. Điểm lại thông tin kinh tế ngày 21/3 Điểm lại thông tin kinh tế tuần 18-22/3 ...

Manulife Việt Nam tung sản phẩm mới, cam kết hoàn phí

Đóng phí ngắn, bảo vệ dài, cam kết hoàn phíTrong những năm qua, đại đa số khách hàng quan tâm tới bảo hiểm có yếu tố tích lũy - đầu tư thường chọn dòng sản phẩm bảo hiểm liên kết đầu tư. Không nhiều khách hàng chọn bảo hiểm tử kỳ dù điều kiện tham gia đơn giản, phí đóng thường thấp hơn các dòng sản phẩm khác, quyền lợi bồi thường cao khi có rủi ro tử...

Siêu thị Mỹ lần đầu tăng giá chuối sau hơn 20 năm

Trader Joe’s, một trong những chuỗi siêu thị lớn của Mỹ, gần đây tăng giá chuối - sản phẩm nổi tiếng nhất của họ - lần đầu kể từ năm 2001. Hôm 25/3, chuỗi siêu thị Trader Joe’s (Mỹ) cho biết gần đây đã tăng giá chuối, từ 0,19 USD lên 0,23 USD một quả. Mức tăng này tương đương hơn 20%. Đây là lần đầu tiên họ nâng giá chuối kể từ khi bắt đầu bán lẻ từng...

Cách ‘Shark’ Thủy vận hành Egroup trước khi bị bắt

Egroup của "Shark" Thủy nhiều năm vận hành dựa vào đòn bẩy tài chính, huy động hàng nghìn tỷ đồng nhưng cuối cùng liên tục nợ tiền nhà đầu tư, khất lương nhân viên và thất hẹn trả học phí. Ông Nguyễn Ngọc Thủy - Chủ tịch Hội đồng quản trị (HĐQT) Công ty cổ phần Tập đoàn Giáo dục Egroup, vừa bị bắt với cáo buộc lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Trước đó, nhiều nhà đầu tư...

Cùng chuyên mục

Vốn FDI 3 tháng đầu năm đạt 6,17 tỉ USD, Hà Nội tiếp tục dẫn đầu

Về địa bàn đầu tư, Hà Nội dẫn đầu với tổng vốn đầu tư đăng ký hơn 970,8 triệu USD, chiếm 15,7% tổng vốn đầu tư đăng ký và gấp hơn 6,1 lần so với cùng kỳ năm 2023. Nguyên nhân chủ yếu do Hà Nội có dự án đầu tư mới lớn với tổng vốn đầu tư hơn 662 triệu USD với mục tiêu đầu tư dự án khu đô thị mới ở Hà Nội. Bắc Ninh...

Số người làm nhiều việc để đủ sống ở Bồ Đào Nha cao kỷ lục

Lương thấp và chi phí sống tăng cao, đặc biệt là nhà ở, khiến số người làm 2,3 việc cùng lúc ở Bồ Đào Nha cao kỷ lục. Trước Bệnh viện Santa Maria ở phía bắc Lisbon, Isabel vội vã bước qua các bệnh nhân trên đường đến bãi đậu xe. Với quầng thâm dưới mắt, mái tóc rối bù và mang theo nhiều túi xách, nữ bác sĩ phẫu thuật 38 tuổi về nhà thay quần áo trước...

Tạo động lực xây dựng thương hiệu quốc gia thêm mạnh

Những năm gần đây, Việt Nam được đánh giá là điểm sáng trong bức tranh xây dựng, phát triển thương hiệu quốc gia toàn cầu. Tuy nhiên, để thương hiệu quốc gia vươn xa theo hướng bền vững vẫn cần nhiều giải pháp dài hơi.Tốc độ tăng trưởng thương hiệu nhanh Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính từng khẳng định, xây dựng thương hiệu quốc gia là một nhiệm vụ có ý nghĩa đặc biệt...

Vốn đầu tư nước ngoài thực hiện 3 tháng tăng 7,1% so với cùng kỳ

Theo báo cáo nhanh của Cục Đầu tư nước ngoài, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tính tới 20/3/2024, vốn thực hiện của dự án đầu tư nước ngoài ước đạt khoảng 4,63 tỷ USD, tăng 7,1% so với cùng kỳ năm 2023. Đầu tư nước ngoài hai tháng đầu năm 2024 tích cực Tính đến 20/3/2024, tổng vốn đăng ký cấp mới, điều chỉnh...

Trước khi bị đánh sập, VNDIRECT từng được vinh danh có công nghệ tiêu biểu

Sự cố nghiêm trọng trong lịch sử chứng khoán Việt NamVNDIRECT là một trong những công ty chứng khoán đầu tiên áp dụng công nghệ định danh khách hàng trực tuyến (eKYC), cho phép khách hàng mở tài khoản chứng khoán thông qua giao dịch điện tử và xác thực tài khoản trực tuyến mọi lúc, mọi nơi...Tuy nhiên ngày 24.3.2024 vừa qua, toàn bộ hệ thống của công ty môi giới có thị phần số 3 này...

Mới nhất

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ tiếp Đoàn nghị sĩ Hoa Kỳ

Nhấn mạnh hợp tác nghị viện là một trụ cột quan trọng trong việc thúc đẩy quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ, tại cuộc tiếp Đoàn nghị sĩ của Thượng viện, Hạ viện, đại diện các Đảng Dân chủ, Đảng Cộng hòa và một số bang, tiểu bang của Hoa Kỳ sáng nay, Chủ tịch Quốc hội Vương...

Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch tỉnh Attapeu cùng đoàn công tác thăm, làm việc tại KLH HAGL AGRICO Lào

Vừa qua, ông Thanouxay Banxalith - Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch tỉnh Attapeu cùng lãnh đạo các sở, ban, ngành tỉnh đến thăm, làm việc tại Khu liên hợp (KLH) HAGL AGRICO Lào.   Tại buổi làm việc, ông Đoàn Bá Phi đã báo cáo về vị trí và diện tích đất của các hộ dân trong khu...

Vinhomes huy động thêm 3.000 tỷ đồng trái phiếu

Vinhomes vừa phát hành thành công 3.000 tỷ đồng trái phiếu, kỳ hạn 36 tháng, lãi suất 12% năm. Thông tin này vừa được Công ty cổ phần Vinhomes báo cáo trên Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội. Lô trái phiếu này của Vinhomes được phát hành vào ngày 25/3 và sẽ đáo hạn sau 3 năm. Công ty...

BIDV đề xuất giải pháp tài chính thúc đẩy phát triển bền vững

Đại diện ngân hàng đề xuất nhiều giải pháp tài chính thúc đẩy tài trợ thương mại vì mục tiêu chống biến đổi khí hậu tại diễn đàn "Tài trợ thương mại 2024". Diễn đàn "Tài trợ thương mại 2024" do Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) và Tổ chức thương mại thế giới (WTO) đồng tổ chức, vừa...

Mới nhất