Trang chủNewsThế giớiLý do quyết định xả nước phóng xạ của Nhật gây tranh...

Lý do quyết định xả nước phóng xạ của Nhật gây tranh cãi


Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế đánh giá quyết định xả nước thải phóng xạ ra biển của Nhật là an toàn, song giới chuyên gia vẫn lo ngại về tác động từ tritium.

Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA) ngày 4/7 đánh giá kế hoạch xả nước phóng xạ đã qua xử lý từ nhà máy Fukushima ra đại dương của Nhật Bản đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế.

“Việc xả thải dần dần, có kiểm soát này sẽ có tác động phóng xạ không đáng kể đến con người và môi trường”, IAEA cho biết, thêm rằng quyết định cuối cùng tùy thuộc Tokyo.

Theo Nikkei, chính phủ Nhật có thể bắt đầu xả nước thải từ nhà máy Fukushima sớm nhất vào tháng 8 theo lộ trình đã được chuẩn bị trong nhiều năm. Bộ trưởng Môi trường Nhật Bản năm 2019 tuyên bố “không có lựa chọn nào khác”, khi không gian xung quanh nhà máy không còn chỗ để chứa nước thải phóng xạ.

Nhưng đánh giá của IAEA vẫn không thể xua tan nỗi lo và những tranh cãi của ngư dân địa phương, các nước láng giềng, cũng như giới chuyên gia về mức độ an toàn của nguồn nước thải phóng xạ được xả ra biển.





Tổng giám đốc IAEA Rafael Grossi (trái) trao báo cáo đánh giá kế hoạch xả nước phóng xạ ra biển của Nhật Bản cho Thủ tướng Fumio Kishida tại Tokyo ngày 4/7. Ảnh: AFP

Tổng giám đốc IAEA Rafael Grossi (trái) trao báo cáo đánh giá kế hoạch xả nước phóng xạ ra biển của Nhật Bản cho Thủ tướng Fumio Kishida tại Tokyo ngày 4/7. Ảnh: AFP

Nhật Bản tháng 3/2011 hứng chịu thảm họa kép động đất và sóng thần, khiến ba lõi lò phản ứng tại nhà máy điện hạt nhân Fukushima tan chảy, giải phóng lượng lớn phóng xạ vào môi trường xung quanh. TEPCO, đơn vị vận hành nhà máy, phải sử dụng lượng lớn nước để làm mát lò phản ứng và thu gom chúng trong các bể chứa trong khuôn viên nhà máy.

Công ty Điện lực Tokyo (TEPCO), đơn vị vận hành nhà máy, đã xây hơn 1.000 bể chứa khổng lồ chứa 1,32 triệu tấn nước ô nhiễm dùng để làm mát lò phản ứng, đủ lấp đầy hơn 500 bể bơi tiêu chuẩn Olympic.

Nhưng TEPCO giờ đây không còn đất để xây thêm bể chứa. Họ cũng cần giải phóng không gian để tiến hành tháo dỡ nhà máy an toàn. TEPCO cho biết nước thải phóng xạ có một số thành phần nguy hiểm, nhưng chúng đều có thể được tách khỏi nước.

Vấn đề thực sự của nước thải từ nhà máy Fukushima là tritium, một dạng phóng xạ của hydrogen (H) rất khó để tách khỏi nước. Tritium có chu kỳ bán rã 12,3 năm, nên việc lưu trữ chúng trong thời gian dài sẽ làm tăng nguy cơ tai nạn rò rỉ mất kiểm soát, trong khi chưa có công nghệ nào có thể loại bỏ hoàn toàn tritium còn sót lại từ lượng nước lớn như vậy.

Chính phủ Nhật Bản và IAEA cho biết nước phóng xạ từ Fukushima sẽ được pha loãng triệt để và xả từ từ ra đại dương trong nhiều thập kỷ. Nhật Bản quy định giới hạn nồng độ tritium trong nước thải là 1.500 Bq/l (becquerel/lít), thấp hơn 7 lần so với mức khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới là 10.000 Bq/l đối với nước uống.

Tokyo không lên kế hoạch xả tất cả nước thải cùng lúc. Theo lịch trình, chỉ 0,06 g tritium được xả vào Thái Bình Dương mỗi năm, qua một cống ngầm hướng ra biển. IAEA sẽ là bên giám sát quá trình xả thải này.

IAEA và nhiều cơ quan khác cho hay các nhà máy hạt nhân trên thế giới đều xả nước thải qua xử lý có hàm lượng tritium thấp một cách thường xuyên và an toàn, lập luận rằng tritium tồn tại ở tự nhiên, trong nước biển, nước máy, thậm chí trong cơ thể con người.

Ủy ban Năng lượng Nguyên tử Mỹ (NRC) xác nhận “gần như toàn bộ” các nhà máy hạt nhân ở nước này đều xả nước thải có hàm lượng phóng xạ thấp qua đường thủy.





Các bể chứa nước phóng xạ tại nhà máy điện hạt nhân Fukushima ở tỉnh Fukushima, Nhật Bản, ngày 23/2/2017. Ảnh: Reuters

Các bể chứa nước phóng xạ tại nhà máy điện hạt nhân Fukushima ở tỉnh Fukushima, Nhật Bản, ngày 23/2/2017. Ảnh: Reuters

Dù vậy, đánh giá của IAEA và Nhật gây nhiều tranh cãi trong dư luận và giới chuyên gia, khi một số học giả cho rằng nước thải chứa tritium vẫn tiềm ẩn nhiều rủi ro.

Tim Mousseau, giáo sư khoa học sinh học tại Đại học Nam Carolina, Mỹ, cho hay chưa có nghiên cứu đầy đủ nào về tác động của tritium đối với môi trường và thực phẩm, dù xả nước thải chứa phóng xạ là hoạt động phổ biến của các nhà máy trên thế giới.

Ủy ban An toàn Hạt nhân Canada cho biết tritium quá yếu để xâm nhập vào da, nhưng thừa nhận nó có thể làm tăng nguy cơ ung thư nếu được hấp thụ với “lượng cực lớn”. Ủy ban Điều tiết Hạt nhân Mỹ cũng thừa nhận “bất kỳ phơi nhiễm phóng xạ nào đều có thể gây một số rủi ro sức khỏe”, nhưng thêm rằng “ai cũng tiếp xúc với một lượng nhỏ tritium mỗi ngày”.

Trong khi đó, Robert H. Richmond, giám đốc Phòng thí nghiệm biển Kewalo tại Đại học Hawaii, nhận định kế hoạch xả thải là “thiếu khôn ngoan và chưa đủ độ chín”. Ông Richmond là thành viên nhóm học giả quốc tế làm việc cùng Diễn đàn Các quốc đảo Thái Bình Dương (PIF) để đánh giá kế hoạch xả thải của Tokyo.

Ông cho hay pha loãng nước thải chứa tritium có thể không đủ để giảm thiểu tác động lên sinh vật biển. Tritium có thể xâm nhập vào nhiều tầng của chuỗi thức ăn như thực vật, động vật và vi khuẩn, tích tụ trong hệ sinh thái biển.

“Các đại dương trên thế giới đang phải chịu rất nhiều áp lực từ biến đổi khí hậu, axit hóa, ô nhiễm, đánh bắt quá mức. Mọi người cần ngừng đối xử với biển như một bãi rác”, Richmond nói.

Các chuyên gia lo ngại những rủi ro tiềm tàng từ động thái xả thải của Nhật sẽ ảnh hưởng tới các khu vực khác trên thế giới. Một nghiên cứu năm 2012 của nhóm nghiên cứu đến từ các trường đại học Mỹ đã tìm ra bằng chứng phát hiện cá ngừ vây xanh nhiễm tritium ở Fukushima đã vượt Thái Bình Dương tới vùng biển ngoài khơi California, Mỹ.





Các bể chứa nước thải hạt nhân tại nhà máy Fukushima nhìn từ trên cao, ngày 31/5. Ảnh: AFP

Các bể chứa nước thải hạt nhân tại nhà máy Fukushima nhìn từ trên cao, ngày 31/5. Ảnh: AFP

Trong khi Mỹ, đảo Đài Loan ủng hộ quyết định xả thải của Nhật Bản, nhiều nước láng giềng đã phản ứng quyết liệt.

Trung Quốc cho rằng đánh giá của IAEA “không phải bằng chứng hợp lý và hợp pháp”, cảnh báo Tokyo sẽ gánh mọi hậu quả nếu vẫn quyết xả nước phóng xạ ra biển. “Thái Bình Dương không phải cái cống của Nhật Bản để xả nước thải hạt nhân”, một quan chức cấp cao Trung Quốc nói hồi tháng 3.

Tổng thư ký Diễn đàn Các quốc đảo Thái Bình Dương Meg Taylor hồi đầu năm cũng bày tỏ “những lo ngại nghiêm trọng” và cho rằng cần có thêm dữ liệu trước khi cấp phép bất kỳ hoạt động xả thải nào ra đại dương. “Chúng tôi nợ con cháu lời đảm bảo về tương lai an toàn”, ông viết.

Đảng cầm quyền Hàn Quốc tuyên bố tôn trọng đánh giá của IAEA, song nhiều người Hàn Quốc đã tích trữ muối và hải sản do lo ngại tác động từ kế hoạch xả thải của Nhật Bản.

Giá muối biển ở Hàn Quốc tăng vọt trong thời gian gần. Một số người chia sẻ đã tích trữ rong biển, cá cơm và muối đủ dùng cho ba năm. Người Hàn Quốc cũng tổ chức một số cuộc biểu tình phản đối quyết định xả nước phóng xạ của Nhật.

Dư luận Nhật Bản cũng chia rẽ về động thái này. Khảo sát hồi tháng 3 của Asahi cho thấy 51% trong số hơn 1.300 người được hỏi ủng hộ việc xả nước thải, trong khi 41% phản đối. Người Tokyo cũng từng xuống đường phản đối kế hoạch này hồi đầu năm.

Trong khi đó, ngư dân Fukushima, nơi thảm họa xảy ra, là những người đầu tiên chỉ trích kế hoạch. Hoạt động đánh cá của họ đã bị đình chỉ trong nhiều năm sau khủng hoảng. Các quốc gia khác cũng áp đặt các hạn chế nhập khẩu hải sản từ khu vực này.

Nhiều năm sau thảm họa, khi nguồn nước và cá ở tỉnh này được đánh giá về mức an toàn, niềm tin của khách hàng khó có thể được khôi phục hoàn toàn. Các ngư dân Fukushima cho biết quyết định xả thải có thể một lần nữa làm tổn hại đến sinh kế cũng như danh tiếng của tỉnh.

“Có vẻ như giới chức đã đưa ra quyết định mà không có sự đồng ý từ chúng tôi”, một ngư dân địa phương nói.

Đức Trung (Theo CNN)




Source link

Cùng chủ đề

Nhật Bản viện trợ gần 200.000 USD phát triển nông nghiệp hữu cơ tại Đồng Tháp

Với khoản viện trợ này, Tổ chức Seed to Table triển khai dự án phát triển cộng đồng, đào tạo nhân lực...

Lãi suất tăng có thể xóa sổ các công ty ‘zoombie’ tại Nhật Bản 

Việc Nhật Bản chấm dứt lãi suất âm có thể khiến các công ty "zoombie" phải đóng cửa sau giai đoạn chính sách tiền tệ siêu nới lỏng. Khái niệm "zoombie" hay còn gọi là các công ty xác sống ám chỉ các doanh nghiệp vật lộn tồn tại chỉ để trả nợ. Số này tăng mạnh sau giai đoạn Covid-19, do chính phủ cung cấp gói kích thích tài chính khổng lồ cho các công ty nhỏ và...

Nhiều người Nhật Bản không muốn sống lâu trăm tuổi

Theo một nghiên cứu về tuổi già ở sáu quốc gia, phần lớn người dân Nhật Bản không mong muốn cuộc sống tròn một thế kỷ, trái ngược với thái độ của người dân các nước khác về tuổi thọ.Kết quả cuộc khảo sát cho thấy phần lớn người Nhật "cho rằng có nhiều vấn đề tiêu cực ở độ tuổi 100", và chỉ hơn 20% người cảm thấy họ sẽ hạnh phúc khi sống thọ đến lúc...

Vì sao nhiều nông dân Nhật Bản sơn bò đen trắng như ngựa vằn?

Giống bò đen Nhật Bản là một trong bốn giống bò cho thịt bò wagyu cao cấp nổi tiếng ở xứ sở mặt trời mọc. Tuy nhiên, từ lâu, nông dân đã thường phàn nàn rằng đàn bò dễ bị các loài côn trùng như ruồi hoặc ruồi trâu hút máu. Điều này làm bò căng thẳng, khó chịu và đau đớn, thậm chí còn ảnh hưởng đến tỉ lệ sinh sản của cả đàn bò. Theo nghiên...

Doanh nghiệp FDI Nhật Bản đầu tư hơn 1 tỷ USD vào Đà Nẵng

Theo Ban Xúc tiến và Hỗ trợ đầu tư TP. Đà Nẵng, hiện Đà Nẵng có 230 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) từ Nhật Bản, với tổng vốn đầu tư hơn 1 tỷ USD, chiếm 25% tổng vốn đầu tư FDI vào Đà Nẵng. Các doanh nghiệp (DN) Nhật Bản đã có những đóng góp tích cực cho sự phát triển kinh tế, giải quyết việc làm cho hàng ngàn lao động địa phương trong...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

VFF chấm dứt hợp đồng với HLV Troussier

Hà NộiLiên đoàn Bóng đá Việt Nam và HLV Philippe Troussier đồng thuận chia tay, hai tiếng sau trận thua Indonesia 0-3 ở vòng loại World Cup 2026 tối 26/3. * Tiếp tục cập nhật"Chúng tôi vừa họp xong. Hai bên cùng thống nhất chấm dứt hợp đồng", Tổng thư ký VFF Dương Nghiệp Khôi nói với VnExpress.Trước đó, khi trận đấu kết thúc, các trợ lý của ông Troussier đã chào tạm biệt cầu thủ. "Sắp tới chúng...

Đề xuất đường sắt tốc độ cao 350 km/h chuyên chở khách

Hà NộiBộ Giao thông vận tải đề xuất đường sắt tốc độ cao 350 km/h được dùng để chở hành khách và vận tải hàng hóa khi có nhu cầu, còn tuyến hiện hữu chuyển hết sang chở hàng. Thông tin được nêu trong cuộc họp thứ hai của Ban Chỉ đạo xây dựng, thực hiện đề án chủ trương đầu tư đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam và các dự án đường sắt quan...

Nữ sinh ‘toàn năng’ của trường Kim Liên được kết nạp Đảng

Hà NộiTừng làm Phó bí thư Đoàn trường, điểm học tập luôn trên 9,4 và giỏi ngoại ngữ, Bảo Nhi được Đảng bộ trường THPT Kim Liên kết nạp. Phùng Bảo Nhi, lớp 12A11, là một trong 7 học sinh trường THPT Kim Liên, quận Đống Đa, được kết nạp Đảng ngày 25/3. Trong 20 năm qua, đây là đợt kết nạp học sinh đầu tiên của Đảng bộ trường."Sự kiện này là cột mốc đáng nhớ, giúp em...

Bài đọc nhiều

Sau vụ tấn công khủng bố ở Nga, châu Âu được khuyên cảnh giác cao độ

Trong bối cảnh dư âm gây sốc của vụ tấn công khủng bố đẫm máu ở gần thủ đô Moscow của Nga cuối tuần qua, các nước châu Âu cần duy trì sự cảnh giác, Bộ trưởng Tài chính Vương quốc Anh Jeremy Hunt cho biết khi nói với truyền thông địa phương hôm 24/3. Cùng ngày 24/3, tức 2 ngày sau cuộc tấn công ở khu phức hợp Crocus City Hall nằm ở ngoại ô thủ đô,...

Đẩy nhanh quá trình khử carbon ở Việt Nam

Theo thông tin từ Đại sứ quán Anh tại Hà Nội, Tổ chức Đầu tư quốc tế Anh (BII) và Idemitsu Kosan (IKC), một trong những công ty năng lượng hàng đầu của Nhật Bản, đã công bố khoản đầu tư chung vào công ty Skye Renewables Energy (Skye) nhằm hỗ trợ phát triển các dự án điện mặt trời và quá trình khử carbon tại khu vực Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam. ...

Belarus tuyên bố đáp trả mọi khiêu khích bằng vũ lực; Triều Tiên thẳng thừng từ chối Nhật Bản; Trung Quốc “nóng mặt” vì...

Báo Thế giới & Việt Nam điểm một số sự kiện quốc tế nổi bật trong 24 giờ qua.

Vụ tàu hàng đâm sập cầu ở Mỹ: Tăng tốc tìm người rơi xuống sông

Lực lượng cứu hộ ở thành phố Baltimore đang khẩn trương tìm kiếm người sống sót trong vụ tàu chở hàng đâm sập một đoạn cầu, khiến khoảng 20 người và nhiều phương tiện rơi xuống sông. Theo thông tin mới nhất, đã có 2 người được đưa lên khỏi mặt nước, trong đó 1 người bị thương nặng. Khoảng 1 giờ 30 phút ngày 26-3 (giờ Mỹ, tức 13 giờ...

Mỹ khắc phục xong mẫu pháo lỗi trên tiêm kích F-35A

Giới chức Mỹ thông báo pháo GAU-22/A trên tiêm kích F-35A đã được cải thiện sau nhiều năm khắc phục vấn đề về phần cứng và phần mềm. "Sau khi làm việc với không quân Mỹ và các đối tác trong ngành công nghiệp quốc phòng, chúng tôi có thể tuyên bố rằng pháo GAU-22/A đã được cải thiện và đạt hiệu quả. Chúng tôi sẽ tiếp tục hoàn thiện nó nhằm tăng tối đa hiệu quả tác chiến",...

Cùng chuyên mục

Belarus tuyên bố đáp trả mọi khiêu khích bằng vũ lực; Triều Tiên thẳng thừng từ chối Nhật Bản; Trung Quốc “nóng mặt” vì...

Báo Thế giới & Việt Nam điểm một số sự kiện quốc tế nổi bật trong 24 giờ qua.

Nga cáo buộc phương Tây, Ukraine hỗ trợ nghi phạm xả súng ở Moskva

Giám đốc cơ quan an ninh Nga cáo buộc tình báo phương Tây và Ukraine hỗ trợ những kẻ xả súng tại nhà hát ở tỉnh Moskva. Theo giám đốc FSB, Nga đã xác định được kẻ chủ mưu vụ xả súng tại nhà hát Crocus City Hall ngày 22/3, khiến 139 người thiệt mạng và hàng trăm người bị thương. "Tuy nhiên, chúng tôi chưa xác định được kẻ ra lệnh", ông Bortnikov nói. Đám cháy tại nhà hát...

Vụ tàu hàng đâm sập cầu ở Mỹ: Tăng tốc tìm người rơi xuống sông

Lực lượng cứu hộ ở thành phố Baltimore đang khẩn trương tìm kiếm người sống sót trong vụ tàu chở hàng đâm sập một đoạn cầu, khiến khoảng 20 người và nhiều phương tiện rơi xuống sông. Theo thông tin mới nhất, đã có 2 người được đưa lên khỏi mặt nước, trong đó 1 người bị thương nặng. Khoảng 1 giờ 30 phút ngày 26-3 (giờ Mỹ, tức 13 giờ...

Đẩy nhanh quá trình khử carbon ở Việt Nam

Theo thông tin từ Đại sứ quán Anh tại Hà Nội, Tổ chức Đầu tư quốc tế Anh (BII) và Idemitsu Kosan (IKC), một trong những công ty năng lượng hàng đầu của Nhật Bản, đã công bố khoản đầu tư chung vào công ty Skye Renewables Energy (Skye) nhằm hỗ trợ phát triển các dự án điện mặt trời và quá trình khử carbon tại khu vực Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam. ...

Mới nhất

Liên đoàn bóng đá Việt Nam xin lỗi người hâm mộ cả nước

"Liên đoàn bóng đá Việt Nam xin lỗi người hâm mộ bóng đá nước nhà vì thành tích của đội tuyển Việt Nam trong thời gian qua chưa đáp ứng được mục tiêu đề ra, đồng thời mong người hâm mộ sẽ tiếp tục đặt niềm tin và sự ủng hộ cho bóng đá Việt Nam nói chung,...

Bộ VHTTDL chia buồn sâu sắc về vụ tấn công khủng bố tại Liên bang Nga

Được tin vụ khủng bố xảy ra trong chương trình hòa nhạc tại Trung tâm Thương mại “Crocus City Hall” ở Moskva, Liên bang Nga ngày 22/3/2024 làm nhiều người thiệt mạng và rất nhiều người bị thương, ngày 25/3/2024, Bộ trưởng Bộ VHTTDL Việt Nam Nguyễn Văn Hùng đã gửi điện chia buồn đến Bộ trưởng Bộ Văn...

Kiện toàn Ban Chỉ đạo quốc gia về ODA và vốn vay ưu đãi

(Chinhphu.vn) - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Quyết định số 248/QĐ-TTg ngày 26/3/2024 kiện toàn Ban Chỉ đạo quốc gia về ODA và vốn vay ưu đãi (Ban Chỉ đạo). Theo đó, Trưởng Ban Chỉ đạo là Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang. Phó Trưởng Ban Chỉ đạo là Bộ trưởng Bộ Kế hoạch...

Nữ cổ động viên đổ máu trên khán đài trận Việt Nam vs Indonesia

Tối 26/3, lãnh đạo Công an quận Nam Từ Liêm (Hà Nội) cho biết đơn vị đang vào cuộc điều tra và làm việc với những người liên quan vụ cổ động viên đánh nhau trên sân vận động Mỹ Đình.Trong đoạn clip ngắn chia sẻ trên mạng xã hội, 2 nữ cổ động viên ngồi cùng hàng...

VFF chấm dứt hợp đồng với HLV Troussier

Hà NộiLiên đoàn Bóng đá Việt Nam và HLV Philippe Troussier đồng thuận chia tay, hai tiếng sau trận thua Indonesia 0-3 ở vòng loại World Cup 2026 tối 26/3. * Tiếp tục cập nhật"Chúng tôi vừa họp xong. Hai bên cùng thống nhất chấm dứt hợp đồng", Tổng thư ký VFF Dương Nghiệp Khôi nói với VnExpress.Trước đó,...

Mới nhất