Trang chủNewsVăn hóa - Xã hộiMiền đất của phở

Miền đất của phở


4.jpg
Công đoạn làm bánh phở của người làng Vân Cù.

Phở có từ bao giờ, xuất phát từ đâu? Thật khó giải thích chính xác. Tuy nhiên việc tỉnh Nam Định được lựa chọn đăng cai các hoạt động tôn vinh nghề phở là có lý do. Từ hơn 100 năm trước, ở nơi đây đã có một cộng đồng làng bén duyên với nghề phở. Họ tự hào rằng cha ông họ đã đưa nghề phở lên chốn kinh kỳ. Ngày nay họ vẫn tiếp nối, thành công, thành danh với nghề phở cha ông trao truyền, tạo ra dòng phở riêng: Phở Nam Định.

Đó là làng Vân Cù (xã Đồng Sơn, huyện Nam Trực), nằm cách TP Nam Định 15 km về phía nam.

Về Vân Cù mới hay ngày thường làng rất vắng, chỉ đông vui vào dịp Tết. Bởi quanh năm người làng hầu hết bận rộn với các quán phở của mình ở mọi miền đất nước. Trong làng có nhiều người mang họ Cồ. Người Hà Nội từ những năm 20, 30 của thế kỷ trước đã biết đến các quán phở treo biển “Phở Cồ”- quán phở do người họ Cồ làm chủ. Thì đây, Vân Cù chính là quê hương của những người từ 100 năm trước đã tiên phong mang nghề phở từ quê nhà lên Hà Nội.

Cách nay 2 năm, khi sự kiện “Ngày của Phở” diễn ra tại Nam Định, làng Vân Cù có dịp đông vui hơn Tết. Người làng hồi hương để tham gia một sự kiện “từ thuở lập làng giờ mới có”, đó là trình diễn nghệ thuật làm phở cho một số nhà ngoại giao nước ngoài muốn tìm hiểu.

Còn nhớ, hôm ấy, trong sân đình làng, dân làng đặt đến mấy chục tấm pano, trên đó in hình, địa chỉ, tên chủ nhân nhiều quán phở nổi tiếng của người làng Vân Cù trên cả nước, như một cách giới thiệu, quảng bá nghề truyền thống của làng; vinh danh con em thành công, thành danh với nghề. Ở cửa vào, dân làng dựng hai gian hàng, một bên là gian để người làng trình diễn nghệ thuật tráng bánh phở, một bên là gian trình diễn các khâu còn lại trong quy trình làm ra một bát phở.

3(1).jpg
Khách nước ngoài thưởng thức phở tại sân đình làng Vân Cù (xã Đồng Sơn, huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định). Ảnh: Duy Hưng.

Khi đoàn các nhà ngoại giao nước ngoài bước vào, người làng Vân Cù rất hiếu khách. Họ chào đón những vị khách đến từ nhiều quốc gia bằng cách giơ tay vẫy, nở những nụ cười tươi, dùng điện thoại ghi lại hình ảnh người nước ngoài đến thăm làng, vốn hiếm có.

Những vị khách nước ngoài rất bất ngờ trước việc được cả một cộng đồng làng quê Việt Nam chào đón một cách hồn nhiên, nồng nhiệt, lại ở một nơi rất linh thiêng của mình là đình làng. Họ lịch thiệp đáp lại bằng những nụ cười tươi, những cái bắt tay cũng không kém phần nồng nhiệt với những người dân quê. Họ càng thêm phần hào hứng khi được chứng kiến các nghệ nhân làng Vân Cù trong trang phục tạp dề trắng, mũ cao trình diễn các thao tác làm ra một bát phở, khi nhẹ nhàng tráng bánh; khi thoăn thoắt thái bánh, thái thịt, thái hành, đập gừng, chan nước.

Mùi thơm tỏa ra từ nồi nước dùng ninh từ xương nghi ngút khói khiến ngũ quan của những vị khách nước ngoài… “chuyển động”. Họ ngồi thưởng thức ngon lành những bát phở ngay ở sân đình cùng dân làng. Họ nhún vai, miệng liên tục “Very good!”, “Wonderful!” đầy phấn khích khi chia sẻ cảm nhận với các phóng viên.

Và rồi cũng đến lúc người làng trả lời cho hàng nghìn người tham dự hôm ấy, trong đó có cả những nhà ngoại giao nước ngoài, rằng: “Người Vân Cù đã đến với nghề phở như thế nào?”. Lĩnh trách nhiệm là ba nghệ nhân nấu phở cao tuổi nhất làng, là các ông Cồ Việt Hùng, Cồ Như Chêm, Cồ Như Cải.

Trong số ba vị, ông Cồ Việt Hùng (khi ấy 90 tuổi) là người từng rất nổi tiếng ở Hà Nội với nghề phở, là một trong năm người con của cụ Cồ Như Thấn – một trong hai người làng Vân Cù (người còn lại là cụ Cồ Hữu Vặng) được cộng đồng làng vinh danh là những người thuộc thế hệ đầu tiên đưa nghề phở từ quê nhà lên chốn kinh kỳ từ hơn 100 năm trước.

Theo ông Cồ Việt Hùng, người quê ông bén duyên với nghề phở từ những năm đầu của thế kỷ trước, vào thời điểm người Pháp đẩy mạnh khai thác thuộc địa ở Đông Dương. Ngay tại Nam Định, người Pháp cho xây dựng Nhà máy Dệt rất lớn. Có nhà máy thì có người tới làm việc, sau làm việc thì phải nghỉ ngơi, ăn uống. Người làng Vân Cù khi đó với sự nhanh nhạy của mình đã vượt 15 km lên khu vực ngày nay là TP Nam Định – nơi có rất đông quản lý người Pháp và thợ thuyền – để, nói như ngày nay là “kinh doanh dịch vụ ăn uống”. Họ chế ra món ăn có nguyên liệu từ gạo, xay ra, tráng thành bánh, thái nhỏ kết hợp với nước xương hầm. Đồ nghề, trong đó có một chiếc bếp lò được họ xếp lên một đôi quang gánh, rồi gánh đi bán rong.

Về nguồn gốc tên gọi món ăn trên là phở, có một cách giải thích rằng, khi đó mỗi khi có nhu cầu ăn, người Pháp không biết nói với người bán như thế nào, đành chỉ vào chiếc bếp lò đang đỏ lửa, rồi nói từ “FEU” (Phơ), nghĩa là “lửa”. Lâu thành quen, chỉ cần khách Pháp kêu “Phơ” người bán đã hiểu họ muốn ăn hàng.

Cũng theo các nghệ nhân cao niên, người Vân Cù sau đó sống tốt hơn với nghề phở, hơn hẳn nghề nông lam lũ. Từ quê nhà Nam Định họ dần mở rộng địa bàn, tìm đến những nơi có nhiều người Pháp, thợ thuyền như Hải Phòng, Hà Nội để hành nghề. Người trước giúp người sau để cùng mưu sinh bằng nghề này. Người Vân Cù tự hào rằng, từ những năm 20, 30 của thế kỷ trước, một người làng là cụ Cồ Hữu Vặng đã mở được quán phở, lò làm bánh phở ở Hà Nội. Phở, như đã thấy, sau đó đã trở thành một phần quan trọng, nét đặc trưng trong đời sống của người Hà Nội.

Cũng theo người Vân Cù, khi đất nước đổi mới, phát triển, nghề phở của làng có điều kiện phát triển mạnh mẽ hơn. Họ đưa nghề phở tới mọi miền đất nước và cả ở nước ngoài. Câu lạc bộ Phở Vân Cù thống kê, chỉ riêng ở Hà Nội hiện có tới hơn 100 quán phở, hơn 20 cơ sở sản xuất bánh phở do người Vân Cù làm chủ. Thực tế đến nay ở Nam Định không chỉ có người làng Vân Cù làm nghề phở mà nhiều làng, xã khác, nhất là ở huyện Nam Trực cùng làm, góp phần phổ biến, lan tỏa thương hiệu “Phở Nam Định”, đưa phở từ là món ăn xa xỉ trở thành món ăn bình dân, phổ quát.

Chia sẻ về bí quyết làm ra một bát phở ngon, các bậc cao niên của làng cùng nhấn mạnh đến việc phải giữ “phép nghề” của tiền nhân: Cẩn trọng trong từng công đoạn, không được cẩu thả, bớt xén.

Theo đó, phải lựa được gạo ngon để xay, nước dùng phải sạch, quá trình tráng bánh, ngâm rửa, hầm xương phải đúng, đủ thời gian; việc sử dụng, kết hợp các loại gia vị (hoa hồi, thảo quả, hành khô, vỏ quế, gừng già, nước mắm, muối thô…) phải được tính toán tỉ mỉ, hợp lý; không được dùng nguyên liệu thừa, lưu cữu.

Có như vậy mới đảm bảo các yếu tố của một bát phở ngon: bánh phở mềm, dai; nước dùng ngọt, trong, thanh. Ông Cồ Như Chêm tự hào: “Tuân thủ phép nghề này, chúng tôi không tra mỳ chính nước phở vẫn ngọt”. Ông Cồ Như Cải thì quả quyết: “Muốn cải tiến gì thì để có bát phở ngon, chuẩn vị Vân Cù vẫn phải tuân thủ các công đoạn truyền thống”.

Trò chuyện với các thành viên Câu lạc bộ Phở Vân Cù, hầu hết thuộc thế hệ tứ tư của làng đang hành nghề mới hay họ đang nỗ lực, trách nhiệm thế nào trong việc bảo vệ, phát huy nghề truyền thống của cha ông, từ ngăn chặn tình trạng “giả hiệu”, vi phạm “phép nghề”; lập hồ sơ đăng ký sở hữu trí tuệ thương hiệu “Phở Vân Cù” cùng ý tưởng xây dựng các hàng phở Vân Cù đồng chất lượng, có cùng bộ nhận diện. Cao hơn là phối hợp, hỗ trợ các cơ quan liên quan trong các hoạt động vinh danh nghề phở của mình.



Nguồn

Cùng chủ đề

Phở, cơm tấm, bánh mì luôn vào top các món ngon nên ăn khi đến Việt Nam

Mặc dù bún chả có thể được tìm thấy ở các vùng khác của Việt Nam, nhưng phiên bản bún chả địa phương ở Hà Nội vẫn được đánh giá cao.Món ăn này đã được người nước ngoài biết đến rộng rãi vào năm 2016, khi được giới thiệu trên chương trình Parts Unknown. Trong đó có người dẫn chương trình Anthony Bourdain...

‘Nước mắm là gia vị không thể thiếu trong món phở’

Nằm trong khuôn khổ Festival Phở 2024, toạ đàm thu hút  đông đảo sự tham dự của lãnh đạo Sở Văn hóa Thể thao Du lịch tỉnh Nam Định, các nhà nghiên cứu, các chuyên gia, những người yêu mến phở.  Tham gia toạ đàm, Nhà sử học Dương Trung Quốc chỉ ra 3 nguyên liệu không thể thiếu để tạo nên phở là thịt bò, bánh phở (làm từ gạo) và nước mắm.  Trong đó, thịt bò hiện diện...

Festival Phở 2024: Bảo tồn làng nghề Vân Cù Nam Định, tôn vinh phở Việt Nam

Đến “quê hương” của phở tìm hiểu cách làm món truyền thống Từ những năm 1900 của thế kỷ trước, người làng Vân Cù, xã Đồng Sơn, huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định đã bắt đầu lên Thủ đô Hà Nội để bán phở, từ đó món ăn ngon lan rộng khắp các tỉnh thành trên toàn quốc như hiện nay. Ngôi làng này được coi như là “quê hương” của nghề phở Việt Nam với nét đặc sắc...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

‘Huyện Cô Tô lưu ý phát triển thế mạnh dịch vụ, du lịch’

Mở đầu phần Lễ, các đại biểu đã cùng ôn lại hành trình 30 năm xây dựng và phát triển huyện Cô Tô.Huyện đảo Cô Tô ở vị trí cửa ngõ tiền tiêu, “phên giậu” vùng Đông Bắc...

Chủ tịch Đỗ Văn Chiến dâng hương tại tượng đài Bác Hồ ở Cô Tô

Ngay khi đặt chân đến huyện đảo Cô Tô, Chủ tịch Đỗ Văn Chiến và đoàn công tác đã thành kính dâng hoa, dâng hương tưởng nhớ Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Di tích Quốc gia đặc...

Hội thảo khoa học các trường chuyên khu vực Trung du phía Bắc

Hội thảo khoa học Trại hè Hùng Vương các trường THPT chuyên khu vực trung du và miền núi phía Bắc lần thứ XVIII - năm 2024 diễn ra trong 2 ngày 23-24/3, tại trường THPT chuyên Hạ...

Bài đọc nhiều

Ý Nhi thi Miss World lần thứ 72

Miss World Vietnam 2023 Huỳnh Trần Ý Nhi cho biết hạnh phúc khi được trao cơ hội tham gia cuộc thi Hoa hậu Thế giới ở mùa 72. Tối 22/3, đại diện đơn vị nắm bản quyền cử thí sinh trong nước đến với Miss World cho biết việc chọn Ý Nhi dựa trên quá trình quan sát, ghi nhận nỗ lực của cô."Sau ồn ào về phát ngôn Ý Nhi gặp phải sau đăng quang, chúng tôi luôn...

Lễ hội mừng năm mới cổ xưa của người Ba Tư

Kha Ninh 23:46 | 22/03/2024 Khoảng 300 triệu người trên khắp thế giới đã tham gia lễ hội Nowruz, lễ mừng năm mới của người Ba Tư, được ghi vào Danh sách Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại năm 2016. Mới đây, người dân các quốc gia có ảnh hưởng văn hóa Ba Tư như Afghanistan, Azerbaijan, Iran,...

17 năm mặn nồng của Ji Sung – Lee Bo Young

17 năm từ yêu đến cưới, Ji Sung luôn yêu chiều Lee Bo Young, thậm chí học hội họa để vẽ chân dung vợ. Theo Sports Chosun, Ji Sung - Lee Bo Young thành chủ đề "nóng" khi xuất hiện tại sân vận động Gocheok Sky Dome, Seoul, Hàn Quốc, chiều 20/3. Họ cùng dàn sao Hàn gồm Hyun Bin - Son Ye Jin, Gong Yoo, Lee Dong Wook, G-Dragon, Cha Eun Woo, Ok Taecyeon cổ vũ đội San...

Diện mạo thành phố thứ 5 của Bình Dương

Thành phố Bến Cát thuộc tỉnh Bình Dương được thành lập trên cơ sở nguyên trạng 234,35 km2 diện tích tự nhiên và quy mô dân số 364.578 người của thị xã Bến Cát. Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã biểu quyết thông qua Nghị quyết về việc thành lập phường An Điền, An Tây thuộc thị xã Bến Cát và thành lập TP Bến Cát thuộc tỉnh Bình...

Cùng chuyên mục

Ca sĩ Thu Minh “Không thể phản bội giá trị bản thân”

Vài năm gần đây, chị sống chủ yếu ở Singapore, chỉ thỉnh thoảng về...

Kim Soo Hyun bất ngờ lộ ảnh tình cảm với nữ diễn viên từng gây tai nạn khi say rượu

Dù hình ảnh thân mật của Kim Sae Ron và Kim Soo Hyun đã bị xóa, nhưng nó vẫn gây ảnh hưởng đến nam diễn viên. Đặc biệt là khi bộ phim của anh với Kim Ji Won đang rất được yêu thích.Sự chênh lệch tuổi tác giữa hai người cũng gây bất ngờ. Kim Soo Hyun sinh năm 1988, năm nay 36 tuổi, trong khi Kim Sae Ron sinh năm 2000, kém anh 12 tuổi.window.fbAsyncInit=function(){FB.init({appId:'194889717576327',cookie:true,xfbml:true,version:'v13.0'});FB.AppEvents.logPageView();};(function(d,s,id){var js,fjs=d.getElementsByTagName(s);if(d.getElementById(id)){return;} js=d.createElement(s);js.id=id;js.src="https://connect.facebook.net/vi_VN/sdk.js";fjs.parentNode.insertBefore(js,fjs);}(document,'script','facebook-jssdk')); Source link...

Nét độc đáo và giá trị văn hóa Mỹ [Kỳ 2]

Cú “sốc” tương lai: Tên cuốn sách nổi tiếng của Alvin Toffler (1928-2016) có thể dùng để miêu tả người Mỹ sống trong tâm trạng “sốc” do nhịp độ sống gấp, cập rập, phải cố gắng theo cho kịp sự việc. Công nghệ thay đổi cuộc sống hàng ngày như vũ bão (lò viba, video, máy fax, máy vi tính…phổ biến).

Chương trình biểu diễn nghệ thuật: Vở chèo “Chuyện ngoài chính sử

Tại khu vực Đền thờ vua Đinh Tiên Hoàng, xã Gia Phương, các nghệ sĩ, diễn viên nhà hát chèo Ninh Bình đã có buổi biểu diễn vở chèo “Chuyện ngoài chính sử - Làm Vua”. Đây là một trong chuỗi các hoạt...

Làm sao để rút được BHXH một lần khi đã đi nước ngoài làm việc?

Chị Nguyễn Thị Hiền (32 tuổi, TPHCM) chia sẻ, sau 8 năm làm giáo viên mầm non nhưng lương thấp không đủ để trang trải ở thành phố nên gia đình khuyên chị nghỉ việc đi nước ngoài làm việc để có thu nhập cao hơn."Hết tháng 3 này, tôi nộp đơn xin nghỉ dạy để làm hồ sơ đi lao động ở nước ngoài. Vậy, tôi có thể ủy quyền cho người khác nhận BHXH một lần...

Mới nhất

Nạn nhân kể lại khoảnh khắc kinh hoàng trong vụ khủng bố nhà hát ở Moscow

Tối ngày 22/3, Natalya vừa cởi áo khoác và đang đứng xếp hàng tại lối vào khán phòng hòa nhạc 6.200 chỗ ngồi ở ngoại ô Thủ đô Moscow, nơi...

Gặp sự cố khi bay, vận động viên dù lượn tử vong

Một vận động viên tham gia giải dù lượn bất ngờ rơi từ trên không xuống đất, chấn thương nặng. Dù được tích cực cấp cứu nhưng nạn nhân đã tử vong. Ngày 24-3, nguồn tin của Báo SGGP xác nhận, một vận động viên tham gia giải dù lượn...

Điều động, bổ nhiệm nhiều cán bộ chủ chốt 2 tỉnh, thành phía Nam

TPO - Trong tuần qua, 2 tỉnh, thành phía Nam là TPHCM, Bình Thuận đã triển khai nhiều quyết định điều động, chỉ định và bổ nhiệm cán bộ chủ chốt. Chủ tịch TPHCM bổ nhiệm cán bộ chủ chốt Ngày 21/3, Phó Chủ tịch UBND TPHCM Ngô Minh Châu chủ trì Lễ trao quyết định cán bộ. Tại buổi lễ, Phó...

‘Vòng cung’ món ngon ăn ở trung tâm Tuy Hòa

Trong vòng bán kính vài cây số ở trung tâm TP.Tuy Hòa, có đầy đủ quán bán các món ngon của Phú Yên như cơm gà, bánh canh hẹ, cá nục hấp cuốn bánh tráng… Đến Tuy Hoà (Phú Yên) trong ngày làm thế nào để thưởng thức hết các đặc sản nức tiếng của vùng đất này là câu...

Mới nhất