Trang chủNewsThế giớiMua sắm vũ khí vì "quyền tồn tại của đất nước", Armenia...

Mua sắm vũ khí vì “quyền tồn tại của đất nước”, Armenia đề xuất ký thỏa thuận kiểm soát chung với Azerbaijan



“Hãy ký một thỏa thuận kiểm soát vũ khí”, là lời đề nghị mới của Thủ tướng Armenia Nikol Pashinyan dành cho Azerbaijan hôm 13/1.

Thủ tướng Armenia Nikol Pashinyan. (Nguồn: Radar Armenia)
Thủ tướng Armenia Nikol Pashinyan. (Nguồn: Radar Armenia)

Tại cuộc gặp với các thành viên đảng Hợp đồng Dân sự cầm quyền ở thành phố Gavar ngày 13/1, Thủ tướng Armenia Nikol Pashinyan đã đề xuất ký kết thỏa thuận kiểm soát vũ khí với Azerbaijan.

Tại phiên họp nhóm sáng kiến ​​của đảng Hợp đồng dân sự, Thủ tướng Armenia Nikol Pashinyan đã phát biểu với các lưu ý rằng sau khi làm quen với các đề xuất của Azerbaijan, đôi khi người ta cảm thấy rằng một nỗ lực đang được thực hiện nhằm tạo ra một tài liệu hợp pháp hóa các cuộc chiến trong tương lai.

Trong phát biểu của mình, Thủ tướng Pashinyan coi những lời chỉ trích của Baku liên quan đến việc Yerevan mua vũ khí từ Pháp hoặc Ấn Độ là không phù hợp. Nếu Azerbaijan cho rằng Armenia không nên có lực lượng vũ trang thì quyền tồn tại của đất nước sẽ bị đặt dấu hỏi và điều này hoàn toàn không thể chấp nhận được.

Thủ tướng Pashinyan nói thêm rằng vấn đề cần được xem xét trong bối cảnh an ninh khu vực, thừa nhận rằng cả hai nước có thể có những lo ngại về việc mua sắm vũ khí.

Trên cơ sở này, hai nước cần ký một hiệp ước hòa bình để loại trừ khả năng xảy ra chiến tranh. Ông Pashinyan nêu rõ: “Hãy ký thỏa thuận kiểm soát vũ khí để Armenia và Azerbaijan đạt được các thỏa thuận cụ thể liên quan đến vũ khí và có cơ hội giám sát việc thực hiện thỏa thuận này”.

Theo Thủ tướng Pashinyan, nếu hai bên chân thành mong muốn đạt được hòa bình thì những vấn đề này cần phải được giải quyết. Ông lưu ý rằng cho đến nay, Armenia và Azerbaijan sử dụng các ngôn ngữ ngoại giao khác nhau và vẫn sẽ tồn tại những thế lực, ở cả bên trong và bên ngoài hai nước, không quan tâm đến hòa bình. Thủ tướng Pashinyan kết luận lập trường và tuyên bố của các nhà lãnh đạo Armenia và Azerbaijan rất quan trọng trong tiến trình hòa bình.

Trước đó, ngày 10/1, Tổng thống Azerbaijan Ilham Aliyev cho biết đã có các điều kiện thực tế cho việc ký kết một hiệp ước hòa bình, do đó việc cần làm hiện nay là tích cực đưa những yếu tố này vào văn kiện chính thức.

Dù không phản đối việc các nước bên ngoài muốn hỗ trợ quá trình hòa giải giữa Azerbaijan và Armenia nhưng ông Aliyev cho rằng không cần thiết phải có bên bảo lãnh cho hiệp ước hòa bình giữa hai nước vì đây là vấn đề song phương và cần hai nước phải tự giải quyết để căng thẳng hiện nay không trở thành vấn đề địa chính trị.

Nhà lãnh đạo Azerbaijan cũng tin tưởng rằng, sẽ không xảy ra cuộc xung đột mới nào với Armenia và ông khẳng định sẽ làm mọi thứ có thể trong khả năng của mình để ngăn chặn điều này.

Gần đây, Armenia và Azerbaijan đều tuyên bố sẵn sàng ký thỏa thuận hòa bình nhằm khép lại hàng thập kỷ xung đột ở khu vực Nagorny-Karabakh – vùng núi nằm sâu trong lãnh thổ Azerbaijan nhưng có đa số dân sinh sống là người gốc Armenia.

Các cuộc đàm phán hòa bình do quốc tế làm trung gian trước đó đã không tạo ra bước đột phá. Dù lãnh đạo cả hai nước khi đó đều tin tưởng rằng một hiệp ước hòa bình toàn diện có thể được ký kết vào cuối năm ngoái nhưng tiến trình hòa bình đã bị đình trệ sau khi Azerbaijan từ chối các cuộc gặp dưới sự trung gian của EU và Mỹ vì cáo buộc có sự thiên vị dành cho Armenia.





Nguồn

Cùng chủ đề

Số phận căn cứ quân sự của Nga ở Armenia giữa “tâm bão”

Khi Tổng thống Nga Vladimir Putin đến thăm căn cứ quân sự của đất nước ông ở Armenia vào năm 2013, nhà lãnh đạo Nga đã thể hiện một giọng điệu tự tin. “Nga sẽ không bao giờ rời đi. Ngược lại, chúng tôi sẽ củng cố vị trí của mình ở đây”, ông nói vào thời điểm đó. Tuy nhiên, ngày nay, vị thế của Nga ở quốc gia vùng Kavkaz có vẻ đang bị lung lay...

Armenia đình chỉ việc tham gia khối an ninh do Nga dẫn dắt

Armenia đã đình chỉ việc tham gia vào Tổ chức Hiệp ước An ninh Tập thể (CSTO) do Nga đứng đầu, Thủ tướng Nikol Pashinyan cho biết trong một cuộc phỏng vấn phát sóng trên truyền hình Pháp hôm 22/2. Ông Pashinyan cũng cho biết Azerbaijan, quốc gia mà Armenia đã tham gia 2 cuộc chiến trong 3 thập kỷ qua, đã không tuân thủ các nguyên tắc cần thiết để đạt được một hiệp ước hòa bình...

Ukraine điều tra bê bối mua 100.000 ‘đạn cối ma’

Cơ quan an ninh Ukraine phát hiện nhóm quan chức chi khống khoảng 40 triệu USD cho "hợp đồng ma" mua 100.000 quả đạn cối. "Cuộc điều tra đã vạch trần hành vi sai phạm của quan chức Bộ Quốc phòng và các quản lý của nhà cung cấp vũ khí Lviv Arsenal, những người đã bỏ túi gần 1,5 tỷ hryvnia (39,6 triệu USD) trong hợp đồng mua đạn cối", Tổng cục An ninh Ukraine (SBU) ngày 27/1...

Hệ thống phòng không Iris-T SLM của Đức mạnh cỡ nào khiến 2 nước Baltic bỏ cả tỷ USD để được sở hữu?

Ngày 11/9, Latvia và Estonia đã ký biên bản ghi nhớ về việc tham gia dự án mua hệ thống phòng không Iris-T SLM trị giá khoảng hơn một tỷ USD.

Ngoại trưởng Áo quan ngại trước lệnh phong tỏa Hành lang Lachin

Ngày 18/7, Ngoại trưởng Áo Alexander Schallenberg kêu gọi Armenia và Azerbaijan trao đổi về nhiều vấn đề, đặc biệt là việc mở cửa Hành lang Lachin trong thời gian tới.

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Belarus tuyên bố đáp trả mọi khiêu khích bằng vũ lực; Triều Tiên thẳng thừng từ chối Nhật Bản; Trung Quốc “nóng mặt” vì...

Báo Thế giới & Việt Nam điểm một số sự kiện quốc tế nổi bật trong 24 giờ qua.

Bất kỳ Hội nghị thượng đỉnh toàn cầu nào về Ukraine, nếu không có Nga đều vô nghĩa

Phát biểu phỏng vấn ngày 26/3, Người phát ngôn Điện Kremlin, ông Dmitry Peskov, cho biết bất kỳ Hội nghị thượng đỉnh toàn cầu nào về Ukraine mà không có Nga đều vô nghĩa và sẽ thất bại. Người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov bày tỏ quan điểm về tổ chức hội nghị hòa bình toàn cầu nhằm giải quyết xung đột Ukraine. (Nguồn: France 24)...

Thủ lĩnh Hamas đến Iran

Ngày 26/3, Thủ lĩnh Hamas Ismail Haniyeh đã có mặt tại Tehran để hội đàm với các quan chức Iran.

Bài đọc nhiều

Vụ tàu hàng đâm sập cầu ở Mỹ: Tăng tốc tìm người rơi xuống sông

Lực lượng cứu hộ ở thành phố Baltimore đang khẩn trương tìm kiếm người sống sót trong vụ tàu chở hàng đâm sập một đoạn cầu, khiến khoảng 20 người và nhiều phương tiện rơi xuống sông. Theo thông tin mới nhất, đã có 2 người được đưa lên khỏi mặt nước, trong đó 1 người bị thương nặng. Khoảng 1 giờ 30 phút ngày 26-3 (giờ Mỹ, tức 13 giờ...

Belarus tuyên bố đáp trả mọi khiêu khích bằng vũ lực; Triều Tiên thẳng thừng từ chối Nhật Bản; Trung Quốc “nóng mặt” vì...

Báo Thế giới & Việt Nam điểm một số sự kiện quốc tế nổi bật trong 24 giờ qua.

Đẩy nhanh quá trình khử carbon ở Việt Nam

Theo thông tin từ Đại sứ quán Anh tại Hà Nội, Tổ chức Đầu tư quốc tế Anh (BII) và Idemitsu Kosan (IKC), một trong những công ty năng lượng hàng đầu của Nhật Bản, đã công bố khoản đầu tư chung vào công ty Skye Renewables Energy (Skye) nhằm hỗ trợ phát triển các dự án điện mặt trời và quá trình khử carbon tại khu vực Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam. ...

Mỹ coi trọng quan hệ Đối tác Chiến lược Toàn diện với Việt Nam

Ngoại trưởng Blinken khẳng định Mỹ coi trọng quan hệ Đối tác Chiến lược Toàn diện với Việt Nam, trong cuộc gặp đầu tiên với Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn sau khi hai nước nâng cấp quan hệ. Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn và Ngoại trưởng Antony Blinken ngày 25/3 đồng chủ trì Đối thoại cấp Bộ trưởng Ngoại giao Việt - Mỹ tại Washington. Đây là cuộc đối thoại cấp bộ trưởng đầu tiên giữa Việt...

Cùng chuyên mục

Loạt bê bối pháp lý bào mòn quỹ thời gian tranh cử của Trump

Lịch hầu tòa dày đặc đúng mùa bầu cử sẽ tác động tiêu cực đến lịch trình vận động của Trump, buộc ông phải tìm chiến lược tranh cử phù hợp hơn. Ngày 25/3, tòa phúc thẩm New York đồng ý cho cựu tổng thống Donald Trump giảm phí bảo lãnh khoản tiền phạt 464 triệu USD xuống còn 175 triệu USD và yêu cầu ông thực hiện trong vòng 10 ngày.Đây được coi là một chiến thắng trong...

Belarus tuyên bố đáp trả mọi khiêu khích bằng vũ lực; Triều Tiên thẳng thừng từ chối Nhật Bản; Trung Quốc “nóng mặt” vì...

Báo Thế giới & Việt Nam điểm một số sự kiện quốc tế nổi bật trong 24 giờ qua.

Nga cáo buộc phương Tây, Ukraine hỗ trợ nghi phạm xả súng ở Moskva

Giám đốc cơ quan an ninh Nga cáo buộc tình báo phương Tây và Ukraine hỗ trợ những kẻ xả súng tại nhà hát ở tỉnh Moskva. Theo giám đốc FSB, Nga đã xác định được kẻ chủ mưu vụ xả súng tại nhà hát Crocus City Hall ngày 22/3, khiến 139 người thiệt mạng và hàng trăm người bị thương. "Tuy nhiên, chúng tôi chưa xác định được kẻ ra lệnh", ông Bortnikov nói. Đám cháy tại nhà hát...

Mới nhất

Đội tuyển Việt Nam thảm bại trước Indonesia ngay trên sân nhà

Bước vào trận tái đấu với tuyển Indonesia trên sân Mỹ Đình, HLV Philippe Troussier đã có 3 sự điều chỉnh so với trận lượt đi trong đội hình xuất phát. Đáng chú ý là sự thay đổi ở hàng công, với sự xuất hiện của Nguyễn Tiến Linh và Khuất Văn Khang. Tuy nhiên, ngay ở phút thứ...

‘Vua tôm’ Minh Phú tính mở rộng thị phần trong nước

Hơn 99% lượng tôm Minh Phú bán mỗi năm là xuất khẩu, nên doanh nghiệp tính tăng "độ phủ" tại thị trường nội địa khi đưa hàng vào siêu thị. Chia sẻ này được ông Lê Văn Quang - Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm CEO Tập đoàn Thủy sản Minh Phú, nêu bên lề lễ ký hợp...

Khu phố ‘bấn loạn’ vì hàng xóm nuôi gần 100 con chó

TP HCMHơn 50 hộ dân ở quận 4, từng làm đơn cầu cứu chính quyền vì không chịu nổi tiếng ồn và mùi hôi của gần 100 con chó do một hộ dân nuôi tự phát nhiều năm. "Dù đóng chặt cửa nhưng mùi chất thải thú nuôi xộc vào nhà khiến gia đình phải chịu đựng thời gian...

Mới nhất