Trang chủNewsThế giớiSố phận căn cứ quân sự của Nga ở Armenia giữa “tâm...

Số phận căn cứ quân sự của Nga ở Armenia giữa “tâm bão”


Khi Tổng thống Nga Vladimir Putin đến thăm căn cứ quân sự của đất nước ông ở Armenia vào năm 2013, nhà lãnh đạo Nga đã thể hiện một giọng điệu tự tin. “Nga sẽ không bao giờ rời đi. Ngược lại, chúng tôi sẽ củng cố vị trí của mình ở đây”, ông nói vào thời điểm đó.

Tuy nhiên, ngày nay, vị thế của Nga ở quốc gia vùng Kavkaz có vẻ đang bị lung lay hơn bao giờ hết. Niềm tin của người Armenia vào liên minh hàng thế kỷ của họ với Nga đang ở mức thấp. Các quan chức Armenia ngày càng công khai nói về việc cắt đứt quan hệ an ninh với Moscow và đã bắt đầu thực hiện những bước đầu tiên theo hướng đó.

Theo sau thông báo của Thủ tướng Nikol Pashinyan rằng Armenia Armenia đã đình chỉ việc tham gia vào Tổ chức Hiệp ước An ninh Tập thể (CSTO) do Nga dẫn dắt, là thông báo của người đứng đầu Hội đồng An ninh Armenia Armen Grigoryan về yêu cầu chấm dứt hoạt động của Lực lượng biên phòng Nga tại Sân bay Quốc tế Zvartnots ở thủ đô Yerevan.

Đồng thời, Armenia đã đưa ra những đề nghị chưa từng có với phương Tây, bao gồm cả việc tranh luận về khả năng nộp đơn xin gia nhập Liên minh châu Âu (EU).

Nhưng trước “cơn bão” địa chính trị này, Căn cứ quân sự số 102 của Nga ở Gyumri – yếu tố quan trọng nhất trong quan hệ đối tác an ninh giữa hai nước – dường như đã “ăn sâu bám rễ” chắc chắn hơn bao giờ hết.

Tiền đồn quân sự

Xe tăng, máy bay phản lực và tháp canh của căn cứ này là biểu hiện cụ thể cho niềm tin truyền thống của người Armenia vào sự bảo vệ của Nga trước các thế lực thù địch nước ngoài. Hàng nghìn binh sĩ và sĩ quan Nga từ lâu đã trở thành một phần trong cuộc sống hàng ngày ở Gyumri, thành phố lớn thứ hai của Armenia.

Và ngay cả khi ngày càng có nhiều đồn đoán về những sự “xoay trục” có thể xảy ra, căn cứ này vẫn có khả năng “miễn nhiễm” trước sự thay đổi mạnh mẽ của Armenia về chính sách đối ngoại.

Hợp đồng cho thuê căn cứ sẽ hết hạn vào năm 2044, và cả những người phản đối cũng như những người ủng hộ sự hiện diện của căn cứ Nga trên đất Armenia đều không thấy nhiều khả năng nó sẽ bị đóng cửa trước thời điểm đó.

“Chúng tôi hài lòng với họ”, một người Armenia có cửa hàng nằm gần căn cứ cho biết. “Có một số người ở Yerevan muốn họ rời đi, nhưng chúng tôi ở Gyumri muốn họ ở lại”, người đàn ông này cho biết, đề cập đến binh sĩ Nga đồn trú tại Căn cứ quân sự số 102.

Thế giới - Số phận căn cứ quân sự của Nga ở Armenia giữa “tâm bão”

Cổng vào Căn cứ quân sự số 102 của Nga ở Gyumri, Armenia. Ảnh: Sputnik

Chức năng chính của căn cứ, được thành lập vào năm 1941, được thể hiện rõ ràng từ vị trí của nó: Ở rìa phía Tây của Gyumri, cách biên giới với Thổ Nhĩ Kỳ, kẻ thù lâu năm của Armenia, chưa đầy 10 km. Người Armenia từ lâu đã trông cậy vào sự bảo vệ của Nga, và Gyumri đã đóng một vai trò quan trọng trong công tác phòng thủ.

Sự hiện diện của người Nga ở đây khiến biên giới Armenia-Thổ Nhĩ Kỳ trở thành “phần cuối cùng của Bức màn sắt”, ông Levon Barseghian, Chủ tịch Câu lạc bộ Nhà báo Asparez có trụ sở tại Gyumri, cho biết.

Ngày nay, một tấm biển ở lối vào chính của căn cứ có chân dung Tổng thống Nga Putin nghiêm khắc và câu trích dẫn: “Sức mạnh quân sự ngày càng tăng của Nga là sự đảm bảo đáng tin cậy cho hòa bình trên hành tinh của chúng ta, vì sức mạnh này duy trì và sẽ duy trì sự cân bằng chiến lược giữa các lực lượng trên thế giới”.

Mặc dù vậy, căn cứ này không thể hiện được nhiều sức mạnh của Nga. Phần lớn khí tài quân sự tại căn cứ là thế hệ cũ: xe tăng T-72, hệ thống phòng không S-300 và máy bay chiến đấu MiG-29.

“Căn cứ này chưa bao giờ có khả năng chiến đấu với các lực lượng vũ trang Thổ Nhĩ Kỳ. Nguồn lực ở đó khá hạn chế, với khoảng 4.000-5.000 quân nhân, 80 xe tăng”, ông Leonid Nersisian, nhà phân tích quân sự tại APRI Armenia, một tổ chức tư vấn có trụ sở tại Yerevan, cho biết. “Nó phù hợp hơn về mặt chính trị”.

Quan hệ rạn nứt

Niềm tin của Armenia vào sự bảo đảm an ninh của Nga bắt đầu suy yếu vào năm 2020, trong cuộc chiến thứ hai với Azerbaijan liên quan khu vực Nagorno-Karabakh.

Trong khi giao tranh diễn ra trên lãnh thổ được quốc tế công nhận là của Azerbaijan – do đó về mặt kỹ thuật không kích hoạt nghĩa vụ phòng thủ chung của Nga, nhiều người Armenia vẫn coi quan điểm của Nga trong cuộc xung đột là quá công bằng đối với một quốc gia được cho là đồng minh của họ.

Sau xung đột, Armenia đã tìm cách tăng cường liên minh quân sự, hoan nghênh việc mở rộng căn cứ của Nga và việc Moscow triển khai một số binh sĩ đến biên giới với Azerbaijan.

Nga hiện duy trì một tiểu đoàn ở thành phố Goris, gần biên giới Azerbaijan, được thành lập để hỗ trợ lực lượng 2.000 quân Nga được triển khai tới Karabakh theo thỏa thuận ngừng bắn chấm dứt cuộc chiến năm 2020. Moscow cũng đã thiết lập các đồn biên phòng mới dọc theo phần phía Nam của biên giới Armenia-Azerbaijan.

Căng thẳng thực sự trong mối quan hệ Armenia-Nga bắt đầu ngay sau khi Tổng thống Putin phát động “chiến dịch quân sự đặc biệt” ở Ukraine vào tháng 2/2022. Trong các sự kiện liên quan đến Azerbaijan sau đó, Armenia cho rằng lẽ ra điều khoản phòng thủ tập thể của CSTO phải được kích hoạt. Nhưng không có gì xảy ra.

Thế giới - Số phận căn cứ quân sự của Nga ở Armenia giữa “tâm bão” (Hình 2).

Tổng thống Nga Vladimir Putin và Thủ tướng Armenia Nikol Pashinyan tại Điện Kremlin, Moscow, tháng 5/2023. Ảnh: PM Armenia webiste

Các quan chức Armenia ngày càng chỉ trích đồng minh truyền thống của mình. Thủ tướng Pashinian cho biết trong các cuộc phỏng vấn rằng liên minh với Nga là một “sai lầm chiến lược”, và “thật không may là chúng tôi chưa nhìn thấy những lợi thế” của căn cứ Nga ở Gyumri.

Trong những tuần gần đây, những lời nói gay gắt đã bắt đầu chuyển thành hành động. Armenia cho biết đã gửi văn bản yêu cầu Lực lượng biên phòng Nga đảm bảo an ninh tại sân bay ở Yerevan rời đi trước ngày 1/8.

Các quan chức Nga đã phản ứng thận trọng. Người phát ngôn Điện Kremlin Dmitriy Peskov chỉ nói rằng các liên hệ giữa chính quyền Nga và Armenia sẽ tiếp tục “ở mọi cấp độ có thể”.

Phó Chủ tịch Thứ nhất Ủy ban Quốc phòng tại Hội đồng Liên bang (Thượng viện) Nga, Viktor Bondarev, gọi yêu cầu rút quân của Armenia là “bước đi không thân thiện lớn đầu tiên, nó ám chỉ rằng chúng tôi không còn được chào đón ở Armenia nữa. Trên thực tế, đây là sự trượt dốc chậm rãi và ổn định của Armenia hướng tới tình trạng không thân thiện”.

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova cho biết, đây chỉ là một trong “một loạt các bước đi không thân thiện” có nguy cơ gây ra “thiệt hại không thể khắc phục” cho quan hệ song phương.

Hồi đầu tháng này, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov cũng phát biểu tương tự rằng Moscow sẽ “xem xét lại” một cách nghiêm túc mối quan hệ với Yerevan nếu Armenia tiếp tục rời xa đồng minh truyền thống và liên kết với phương Tây.

Yếu tố quyết định

Sự hỗn loạn trong vài năm qua đã dẫn đến những thay đổi căn bản trong nhận thức của công chúng Armenia về các mối đe dọa an ninh của họ. Trong một cuộc thăm dò được công bố hồi đầu tháng 3, Viện Cộng hòa Quốc tế nhận thấy rằng 66% người Armenia coi mối quan hệ của họ với Nga có thể so sánh với mối quan hệ với Thổ Nhĩ Kỳ.

Những người được hỏi cũng coi Nga chỉ là đối tác an ninh quan trọng thứ 4 của họ, sau Pháp, Iran và Mỹ.

Tại Gyumri, các ý kiến về căn cứ quân sự Nga dường như còn trái chiều. Nhiều người đánh giá cao lợi ích kinh tế mà nó mang lại cho thành phố: Binh lính, sĩ quan Nga và gia đình họ mua sắm trong các cửa hàng và ăn uống trong các nhà hàng địa phương.

“Họ tiêu tiền vào các cửa hàng và quán cà phê ở đây nên chúng tôi không thấy điều đó có gì xấu cả”, chủ một cửa hàng đối diện căn cứ cho biết.

Thế giới - Số phận căn cứ quân sự của Nga ở Armenia giữa “tâm bão” (Hình 3).

Căn cứ quân sự số 102 ở Gyumri là yếu tố quan trọng nhất trong quan hệ đối tác an ninh giữa Nga và Armenia. Ảnh: Armen Press

Một người đàn ông bán điện thoại di động đã qua sử dụng tại khu chợ trung tâm ở Gyumri thì cho biết, dù ông đã mất niềm tin vào người Nga với tư cách những người đảm bảo an ninh, nhưng điều đó không thay đổi quan điểm của ông về căn cứ ở Gyumri. “Căn cứ đã ở đây từ lâu và nó không làm phiền ai cả”, người đàn ông này nói.

Cho dù Armenia quyết định hướng nhiều hơn tới châu Âu và rời xa Nga bao xa, Căn cứ số 102 có thể sẽ là thành phần “khó đánh bật nhất” trong mối quan hệ Armenia-Nga. Các quan chức Armenia cũng tỏ ra thận trọng khi nói về căn cứ này, chỉ nói rằng việc trục xuất lính Nga không nằm trong chương trình nghị sự.

Thủ tướng Pashinian, khi được hỏi về vấn đề này trong một cuộc phỏng vấn, đã nói: “Chúng tôi không thảo luận về một câu hỏi như vậy. Bây giờ chúng tôi tập trung hơn vào việc thảo luận các vấn đề khác”.

Ông Nersisian, nhà phân tích quân sự tại APRI Armenia, cho biết yếu tố quyết định số phận của căn cứ có thể sẽ phụ thuộc vào việc Armenia cố gắng đa dạng hóa các mối quan hệ an ninh, hay Armenia quyết liệt xích lại gần phương Tây hơn.

“Nếu đó là một phong trào toàn diện hướng tới các đồng minh mới, thì việc đó (đóng cửa căn cứ) có thể xảy ra vào một lúc nào đó”, vị chuyên gia nhận định. “Nếu nó giống như một sự cân bằng của hệ thống hiện có, một sự đa dạng hóa thực sự, thì có lẽ căn cứ sẽ vẫn tồn tại”.

Minh Đức (Theo RFE/RL, Asbarez)





Nguồn

Cùng chủ đề

Nga phản ứng trước yêu cầu rút quân của đồng minh truyền thống

Điện Kremlin hôm 12/3 cho biết Nga đã nhận được thông báo từ Armenia về việc chấm dứt công việc của Lực lượng biên phòng Nga tại Sân bay Quốc tế Zvartnots ở thủ đô Yerevan của quốc gia vùng Kavkaz. “Quả thực chúng tôi đã nhận được một lá thư cấp Bộ về vấn đề này, và các liên lạc hiện đang được thực hiện thông qua các cơ quan. Tôi không thể nói nhiều hơn bây...

Armenia đình chỉ việc tham gia khối an ninh do Nga dẫn dắt

Armenia đã đình chỉ việc tham gia vào Tổ chức Hiệp ước An ninh Tập thể (CSTO) do Nga đứng đầu, Thủ tướng Nikol Pashinyan cho biết trong một cuộc phỏng vấn phát sóng trên truyền hình Pháp hôm 22/2. Ông Pashinyan cũng cho biết Azerbaijan, quốc gia mà Armenia đã tham gia 2 cuộc chiến trong 3 thập kỷ qua, đã không tuân thủ các nguyên tắc cần thiết để đạt được một hiệp ước hòa bình...

Mua sắm vũ khí vì “quyền tồn tại của đất nước”, Armenia đề xuất ký thỏa thuận kiểm soát chung với Azerbaijan

"Hãy ký một thỏa thuận kiểm soát vũ khí", là lời đề nghị mới của Thủ tướng Armenia Nikol Pashinyan dành cho Azerbaijan hôm 13/1.

Ngoại trưởng Áo quan ngại trước lệnh phong tỏa Hành lang Lachin

Ngày 18/7, Ngoại trưởng Áo Alexander Schallenberg kêu gọi Armenia và Azerbaijan trao đổi về nhiều vấn đề, đặc biệt là việc mở cửa Hành lang Lachin trong thời gian tới.

Tổng thống Iran nói Armenia-Azerbaijan cần làm điều này để tiến tới thỏa thuận hòa bình

Ngày 26/6, Tổng thống Iran Ebrahim Raisi có cuộc điện đàm với Thủ tướng Armenia Nikol Pashinyan, trong đó gợi ý hướng đi cho hòa bình Armenia-Azerbaijan.

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Đại tướng Võ Nguyên Giáp

Đại tướng Võ Nguyên Giáp - vị Tổng Tư lệnh xuất chúng, người đã thấm nhuần chỉ đạo của Bộ Chính trị và Chủ tịch Hồ Chí Minh, và với tư duy sắc sảo, với bản lĩnh của người cầm quân, đã đưa ra quyết định quan trọng, chuyển từ phương châm “Đánh nhanh, thắng nhanh” sang “Đánh chắc, tiến chắc”. Chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ đi tới thắng lợi cuối cùng cũng chính từ...

Khoảnh khắc hệ thống NASAM của Ukraine trúng tên lửa Nga

Hình ảnh được công khai đã cho thấy khoảnh khắc tấn công chính xác của tên lửa Nga. Theo đó, một tên lửa dẫn đường chính xác phá hủy một bệ phóng tên lửa NASAMS được triển khai ở gần khu định cư Privolnoye thuộc vùng Zaporozhye. Hệ thống NASAMS có khả năng chống lại máy bay không người lái, trực thăng, tên lửa hành trình và máy bay chiến đấu. Khi được trang bị tên lửa...

Nơi vắng người, nơi dự án bỏ hoang

Tại khu vực phía Nam, thị trường bất động sản tại tỉnh Bình Dương cũng làm một trong những khu vực được các doanh nghiệp và nhà đầu tư chú trọng. Có rất nhiều dự án được người dân, nhà đầu tư chọn mặt gửi vàng chỉ trong thời gian ngắn đã bán hết và tỉ lệ lấp đầy cư dân cao, tạo thành những cụm dân cư đông đúc giúp khu vực phát triển phồn thịnh. Tuy nhiên,...

Bài đọc nhiều

Các thế hệ AI phát triển thần tốc trong y học

Cuối thế kỷ 20, được lập trình bởi các kỹ sư máy tính, AI ra đời dựa trên một loạt hướng dẫn (quy tắc) do con người tạo ra, cho phép công nghệ giải quyết các vấn đề cơ bản. LTS: Có rất nhiều ngành công nghiệp chịu ảnh hưởng bởi dòng công nghệ mới trong thời đại thông tin. Với tác động của tự động hóa, khoa học máy tính, trí tuệ nhân tạo...

Anh nghiên cứu vắc-xin ngừa ung thư phổi đầu tiên trên thế giới

Các nhà khoa học từ Đại học Oxford, Viện Francis Crick và Đại học College London (UCL) đang sử dụng công nghệ tương tự đã tạo ra vắc-xin ngừa Covid-19 của AstraZeneca để tạo ra LungVax - một loại vắc-xin kích hoạt hệ thống miễn dịch để tiêu diệt tế bào ung thư và ngăn chặn ung thư phổi. Vắc-xin này hoạt động bằng cách sử dụng một chuỗi ADN để huấn luyện hệ miễn dịch nhận diện...

Ông Kim Jong-un kêu gọi sư đoàn thiết giáp Triều Tiên sẵn sàng chiến đấu

Lãnh đạo Triều Tiên thị sát một đơn vị xe tăng ở tỉnh miền nam giáp Hàn Quốc và kêu gọi tăng cường khả năng sẵn sàng chiến đấu. Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong-un ngày 24/3 thăm sư đoàn thiết giáp đầu tiên của nước này được thành lập năm 1948, có trụ sở tại tỉnh Hwanghae Bắc, phía đông nam thủ đô Bình Nhưỡng và có biên giới giáp Hàn Quốc, theo hãng thông tấn nhà nước...

Sau vụ tấn công khủng bố ở Nga, châu Âu được khuyên cảnh giác cao độ

Trong bối cảnh dư âm gây sốc của vụ tấn công khủng bố đẫm máu ở gần thủ đô Moscow của Nga cuối tuần qua, các nước châu Âu cần duy trì sự cảnh giác, Bộ trưởng Tài chính Vương quốc Anh Jeremy Hunt cho biết khi nói với truyền thông địa phương hôm 24/3. Cùng ngày 24/3, tức 2 ngày sau cuộc tấn công ở khu phức hợp Crocus City Hall nằm ở ngoại ô thủ đô,...

Ấn Độ nói về mối quan hệ với Nga, tại sao không chọn Moscow cho nhiệm vụ quốc phòng “tham vọng”?

Ngày 24/3, Ngoại trưởng Ấn Độ S. Jaishankar khẳng định, Nga là quốc gia mà Ấn Độ luôn có mối quan hệ tích cực và cả hai nước đều hết sức quan tâm đến lợi ích của nhau.

Cùng chuyên mục

Vụ tàu hàng đâm sập cầu ở Mỹ: Tăng tốc tìm người rơi xuống sông

Lực lượng cứu hộ ở thành phố Baltimore đang khẩn trương tìm kiếm người sống sót trong vụ tàu chở hàng đâm sập một đoạn cầu, khiến khoảng 20 người và nhiều phương tiện rơi xuống sông. Theo thông tin mới nhất, đã có 2 người được đưa lên khỏi mặt nước, trong đó 1 người bị thương nặng. Khoảng 1 giờ 30 phút ngày 26-3 (giờ Mỹ, tức 13 giờ...

Nỗi lo khủng bố trỗi dậy từ sân sau của Nga

Bốn nghi phạm khủng bố nhà hát ngoại ô thủ đô Nga đều đến từ Tajikistan, quốc gia đồng minh tại Trung Á, nơi được xem như sân sau của Moskva. ISIS-K, chi nhánh tại Afghanistan của phiến quân Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng, đã lên tiếng nhận trách nhiệm về vụ tấn công. Chính phủ Mỹ cũng xác định nhóm này đứng sau vụ tấn công, cho hay họ đã thu thập được thông tin tình...

Bất kỳ Hội nghị thượng đỉnh toàn cầu nào về Ukraine, nếu không có Nga đều vô nghĩa

Phát biểu phỏng vấn ngày 26/3, Người phát ngôn Điện Kremlin, ông Dmitry Peskov, cho biết bất kỳ Hội nghị thượng đỉnh toàn cầu nào về Ukraine mà không có Nga đều vô nghĩa và sẽ thất bại. Người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov bày tỏ quan điểm về tổ chức hội nghị hòa bình toàn cầu nhằm giải quyết xung đột Ukraine. (Nguồn: France 24)...

Khoảnh khắc hệ thống NASAM của Ukraine trúng tên lửa Nga

Hình ảnh được công khai đã cho thấy khoảnh khắc tấn công chính xác của tên lửa Nga. Theo đó, một tên lửa dẫn đường chính xác phá hủy một bệ phóng tên lửa NASAMS được triển khai ở gần khu định cư Privolnoye thuộc vùng Zaporozhye. Hệ thống NASAMS có khả năng chống lại máy bay không người lái, trực thăng, tên lửa hành trình và máy bay chiến đấu. Khi được trang bị tên lửa...

Mới nhất

Viettel đứng thứ hai thế giới về sức mạnh thương hiệu viễn thông

Giữ cam kết trong chuyển đổi số và phát triển bền vững, Viettel vươn lên vị trí thứ 2 thương hiệu viễn thông mạnh nhất thế giới. Chỉ số sức mạnh thương hiệu của Viettel đạt mức cao nhất trong các năm, tăng 4,2 điểm so với năm 2023. Thông tin từ Tập đoàn Công nghiệp...

Đường sắt tốc độ cao có thể đóng góp khoảng 1 điểm % tăng trưởng GDP mỗi năm

Gia tăng thị phần vận tải hàng hoá đường dàiTheo GS.TS. Lã Ngọc Khuê, nguyên Thứ trưởng Bộ GTVT, ngoài mục tiêu vận tải hành khách,...

Nỗi lo khủng bố trỗi dậy từ sân sau của Nga

Bốn nghi phạm khủng bố nhà hát ngoại ô thủ đô Nga đều đến từ Tajikistan, quốc gia đồng minh tại Trung Á, nơi được xem như sân sau của Moskva. ISIS-K, chi nhánh tại Afghanistan của phiến quân Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng, đã lên tiếng nhận trách nhiệm về vụ tấn công. Chính phủ Mỹ...

Vinh danh 10 gương mặt trẻ tiêu biểu toàn quân

Bộ Quốc phòng vinh danh 10 quân nhân, nhân viên quốc phòng tuổi 21-35 đạt thành tích xuất sắc, trong đó có đại úy Vũ Văn Cường, vận động viên Trần Hưng Nguyên. Tại buổi vinh danh hôm nay ở Hà Nội, đại úy Vũ Văn Cường, Đội trưởng Phòng chống ma túy và tội phạm, Đồn biên phòng...

Mới nhất