Trang chủNewsThế giớiMỹ Latinh hành động chống lại biến đổi khí hậu

Mỹ Latinh hành động chống lại biến đổi khí hậu


SGGP


Ngày 23-10, Tuần lễ Khí hậu châu Mỹ Latinh và Caribe (LACCW) khai mạc tại TP Panama, Panama, nhằm tìm giải pháp giải quyết các thách thức từ biến đổi khí hậu.

Rủi ro ngày càng tăng

Đồng chủ trì tổ chức sáng kiến LACCW với Chính phủ Panama là Chương trình Phát triển Liên hợp quốc, Chương trình Môi trường Liên hợp quốc và Ngân hàng Thế giới (WB), cùng các đối tác khu vực là Ủy ban Kinh tế Mỹ Latinh và Caribe, Cơ quan Phát triển CAF, Ngân hàng Mỹ Latinh và Caribe, Ngân hàng Phát triển liên Mỹ và EuroClima.

Trong 4 ngày diễn ra Tuần lễ Khí hậu châu Mỹ Latinh và Caribe, 3.000 khách mời, bao gồm đại diện đến từ các chính phủ, chính quyền địa phương, chuyên gia khí hậu và tổ chức xã hội trên thế giới, sẽ tham gia hơn 200 sự kiện chính là các phiên thảo luận và sự kiện bên lề cung cấp thông tin về biến đổi khí hậu.

Sự kiện diễn ra trong bối cảnh khu vực Mỹ Latinh và Caribe đang chứng kiến hàng loạt các hiện tượng thời tiết cực đoan. Liên hợp quốc dự báo rằng khu vực này sẽ phải đối mặt với ngày càng nhiều đợt thiên tai trong 4 thập niên tới và thúc giục các chính phủ trong khu vực thiết lập hệ thống cảnh báo sớm.

Theo ghi nhận của Tổ chức Khí tượng thế giới (WMO), nhiệt độ trong khu vực Mỹ Latinh và Caribe đã tăng trung bình 0,2oC mỗi thập niên trong 30 năm qua, tỷ lệ cao nhất được ghi nhận trên toàn cầu. Khủng hoảng khí hậu và gần đây là hiện tượng La Nina (La Nina ngược với El Nino, là hiện tượng lớp nước biển bề mặt ở khu vực ở khu vực xích đạo trung tâm và Đông Thái Bình Dương lạnh đi dị thường – PV), đang khiến hạn hán kéo dài, dẫn đến giảm sản lượng thủy điện, thu hoạch nông nghiệp giảm sút và cháy rừng “chưa từng có”, sông băng tan chảy và bão lũ gây ra thiệt hại nghiêm trọng về người và tài sản. Bên cạnh đó, mực nước biển dâng cao gây ra rủi ro ngày càng tăng đối với sinh kế, hệ sinh thái và nền kinh tế vùng ven biển.

Một trang trại sản xuất điện năng lượng mặt trời ở Brazil ảnh 1
Một trang trại sản xuất điện năng lượng mặt trời ở Brazil

Thúc đẩy giải pháp

Điểm sáng tích cực trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu là Mỹ Latinh đang nắm giữ chìa khóa cho nhiều giải pháp khí hậu như rừng ngập mặn và rạn san hô, đóng vai trò là bể chứa carbon và biện pháp phòng vệ tự nhiên chống lại lũ lụt. Khu vực này chiếm 60% đa dạng sinh học của hành tinh, 50% rừng nguyên sinh và 28% đất có tiềm năng cho nông nghiệp.

Theo Liên minh Bảo tồn thiên nhiên quốc tế, có tới 37% nhu cầu giảm thiểu biến đổi khí hậu có thể được đáp ứng bằng các giải pháp dựa vào tự nhiên và điều này đặt Mỹ Latinh và Caribe vào một vị trí đắc địa. Tuy nhiên, để phát huy hết tiềm năng của khu vực, các chuyên gia đều cho rằng cần phải làm việc một cách đồng bộ để bảo tồn các hệ sinh thái tự nhiên, nhiều hệ sinh thái trong số đó được chia sẻ bởi một số quốc gia, trong đó có rừng Amazon. Để thúc đẩy các giải pháp chống biến đổi khí hậu, một số quốc gia tại Mỹ Latinh đang triển khai các dự án quy mô lớn.

Theo Tổ chức phi lợi nhuận chuyên giám sát phát triển năng lượng sạch Global Energy Monitor (GEM), tính tới tháng 1-2023, công suất khai thác năng lượng mặt trời tại khu vực Mỹ Latinh và Caribe cao gấp 4 lần so với châu Âu và gần 7 lần so với Ấn Độ. Với gần 250 dự án và hướng tới công suất kỳ vọng khoảng hơn 19.000 megawatt, trong tương lai, điện mặt trời hứa hẹn sẽ đóng góp phần lớn vào sản lượng điện cung cấp tại Mỹ Latinh và Caribe.

Những nước đi đầu về lĩnh vực năng lượng mặt trời trong khu vực gồm Brazil, Colombia, Mexico, Peru và Chile. Các quốc gia này sản xuất hơn 88% sản lượng điện mặt trời hiện nay cũng như khoảng 97% sản lượng bổ sung trong các dự án đang được tiến hành.





Nguồn

Cùng chủ đề

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Tái bản sách Liên minh sai lầm: Ngô Đình Diệm, Mỹ và số phận Việt Nam

Vào lúc 15 giờ ngày 25-3, chương trình tọa đàm, giới thiệu sách Liên minh sai lầm: Ngô Đình Diệm, Mỹ và số phận Việt Nam do NXB Chính trị Quốc gia Sự thật tổ chức, diễn ra tại Đường sách TPHCM. Đây là ấn phẩm của tác giả Edward Miller (hiện là Giáo sư Khoa Lịch sử, Đại học Dartmouth), từng được giới thiệu tại Việt Nam vào năm 2016. Ngoài tác giả Edward Miller,...

Kêu gọi hơn 4 tỷ USD viện trợ nhân đạo cho Syria

Liên hợp quốc vừa lên tiếng kêu gọi viện trợ nhân đạo hơn 4 tỷ USD để đối phó với tình trạng mất an ninh lương thực ở Syria. Điều phối viên nhân đạo của Liên hợp quốc Adam Abdelmoula cảnh báo nguồn tài trợ gần như cạn kiệt và thiếu sự hỗ trợ sẽ đẩy nhiều người Syria phải di cư hơn. Khoảng 12,9 triệu người đang bị mất an ninh lương thực trên toàn...

Vietnam Airlines dự kiến có internet trên một số chặng bay từ năm 2025

Vietnam Airlines và Tổng công ty Bưu chính - Viễn thông Việt Nam (VNPT) vừa ký kết hợp tác triển khai dịch vụ kết nối internet trên máy bay. Với việc ký kết này, dự kiến một số chặng bay của hãng sẽ có kết nối internet từ năm 2025. Cụ thể, Vietnam Airlines dự kiến triển khai kết nối internet trên không cho một số máy bay của hãng trong...

Bài đọc nhiều

Người Việt đội mưa hiến máu cứu nạn nhân vụ khủng bố nhà hát Nga

Hay tin khủng bố khiến hơn 100 người nguy kịch, nhiều người Việt xếp hàng nhiều giờ dưới mưa rét để hiến máu giúp nạn nhân, đồng thời quyên tiền hỗ trợ. Gần sát giờ buổi biểu diễn mang tên Không sợ điều gì của nhóm nhạc Picnic tại nhà hát Crocus City Hall ở Krasnogorsk, tỉnh Moskva, tối 22/3, một nhóm người đến trên minivan, mang súng trường AK đột nhập và nã đạn vào bất cứ ai...

Ngoại trưởng Nga “bóc mẽ” ý đồ gửi quân đến Ukraine của Tổng thống Pháp

Ngoại trưởng Nga cho rằng thông qua tuyên bố triển khai quân tới Ukraine, Tổng thống Pháp E. Macron đang cố gắng "làm hài lòng" Washington và khiêu khích các đồng minh.

Anh nghiên cứu vắc-xin ngừa ung thư phổi đầu tiên trên thế giới

Các nhà khoa học từ Đại học Oxford, Viện Francis Crick và Đại học College London (UCL) đang sử dụng công nghệ tương tự đã tạo ra vắc-xin ngừa Covid-19 của AstraZeneca để tạo ra LungVax - một loại vắc-xin kích hoạt hệ thống miễn dịch để tiêu diệt tế bào ung thư và ngăn chặn ung thư phổi. Vắc-xin này hoạt động bằng cách sử dụng một chuỗi ADN để huấn luyện hệ miễn dịch nhận diện...

Các thế hệ AI phát triển thần tốc trong y học

Cuối thế kỷ 20, được lập trình bởi các kỹ sư máy tính, AI ra đời dựa trên một loạt hướng dẫn (quy tắc) do con người tạo ra, cho phép công nghệ giải quyết các vấn đề cơ bản. LTS: Có rất nhiều ngành công nghiệp chịu ảnh hưởng bởi dòng công nghệ mới trong thời đại thông tin. Với tác động của tự động hóa, khoa học máy tính, trí tuệ nhân tạo...

Ba Lan tố Nga xâm phạm không phận khi không kích Ukraine

Lực lượng vũ trang Ba Lan ngày 24/3 cáo buộc Nga đã vi phạm không phận nước này vào sáng sớm cùng ngày bằng một tên lửa hành trình được phóng đi từ lãnh thổ Nga nhằm vào các mục tiêu ở khu vực phía Tây Ukraine.

Cùng chuyên mục

Sau vụ tấn công khủng bố ở Nga, châu Âu được khuyên cảnh giác cao độ

Trong bối cảnh dư âm gây sốc của vụ tấn công khủng bố đẫm máu ở gần thủ đô Moscow của Nga cuối tuần qua, các nước châu Âu cần duy trì sự cảnh giác, Bộ trưởng Tài chính Vương quốc Anh Jeremy Hunt cho biết khi nói với truyền thông địa phương hôm 24/3. Cùng ngày 24/3, tức 2 ngày sau cuộc tấn công ở khu phức hợp Crocus City Hall nằm ở ngoại ô thủ đô,...

Kêu gọi hơn 4 tỷ USD viện trợ nhân đạo cho Syria

Liên hợp quốc vừa lên tiếng kêu gọi viện trợ nhân đạo hơn 4 tỷ USD để đối phó với tình trạng mất an ninh lương thực ở Syria. Điều phối viên nhân đạo của Liên hợp quốc Adam Abdelmoula cảnh báo nguồn tài trợ gần như cạn kiệt và thiếu sự hỗ trợ sẽ đẩy nhiều người Syria phải di cư hơn. Khoảng 12,9 triệu người đang bị mất an ninh lương thực trên toàn...

Mỹ khắc phục xong mẫu pháo lỗi trên tiêm kích F-35A

Giới chức Mỹ thông báo pháo GAU-22/A trên tiêm kích F-35A đã được cải thiện sau nhiều năm khắc phục vấn đề về phần cứng và phần mềm. "Sau khi làm việc với không quân Mỹ và các đối tác trong ngành công nghiệp quốc phòng, chúng tôi có thể tuyên bố rằng pháo GAU-22/A đã được cải thiện và đạt hiệu quả. Chúng tôi sẽ tiếp tục hoàn thiện nó nhằm tăng tối đa hiệu quả tác chiến",...

Hơn 1.800 người tham gia Giải chạy Pháp ngữ 2024

Ngày 24/3, tại Công viên Thống Nhất - Hồ Thiền Quang, thành phố Hà Nội đã diễn ra Giải chạy Pháp ngữ năm 2024. Sự kiện thu hút hơn 1.800 vận động viên là các học sinh, sinh viên, giảng viên, doanh nghiệp, cơ quan ngoại giao, người nước ngoài và các tổ chức Pháp ngữ trên địa bàn Hà Nội tham gia. TP Hồ Chí Minh và Tổ chức Quốc tế...

Mới nhất

Nâng mức chuẩn trợ cấp xã hội cho người cao tuổi

Mới đây, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã đề xuất 2 phương án tăng chuẩn trợ cấp xã hội, trong đó có nhóm người cao tuổi. Phương án 1 là nâng mức chuẩn trợ cấp xã hội hằng tháng từ 360.000 đồng/người lên 500.000 đồng, tương đương 33% chuẩn nghèo khu vực nông thôn...

Nhập khẩu lúa mì từ Brazil tăng mạnh gần 93%

Năm 2023, nhập khẩu lúa mì từ Canada tăng trưởng bốn chữ số Nhập khẩu lúa mì từ Brazil tăng nóng hơn 28.000% Theo thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, trong tháng 2/2024 cả nước nhập khẩu 503.681 tấn lúa mì, tương đương 133,97 triệu USD, giá trung bình...

Công bố 4 thủ tục hành chính mới ban hành lĩnh vực khoa học và công nghệ

Quyết định nêu rõ, công bố 04 thủ tục hành chính mới ban hành thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Khoa học và Công nghệ gồm:3 thủ tục hành chính cấp trung ương: Thủ tục xét tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về khoa học và công nghệ; Thủ tục xét tặng Giải thưởng Nhà...

Hà Nội: Tập trung tuyên truyền kỷ niệm 70 năm giải phóng Thủ đô và các sự kiện quan trọng

Theo Báo cáo của Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội, trong tháng 3.2024, các cơ quan báo, đài của thành phố bám sát nhiệm vụ chính trị, thực hiện...

Mới nhất