Trang chủNewsNhân quyềnNgành dệt may nỗ lực giảm phát thải

Ngành dệt may nỗ lực giảm phát thải


Ngoài thiếu đơn hàng và bị cạnh tranh bởi các nước, doanh nghiệp dệt may thêm áp lực về tiêu chuẩn xanh từ các thị trường trọng điểm như Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc, EU…

Theo VITAS, ngành dệt may của Việt Nam phát thải khoảng 5 triệu tấn CO2 mỗi năm. Các quy trình xử lý ướt hàng dệt may (sợi, vải và hàng may) sử dụng rất nhiều tài nguyên nước cho các khâu giặt, giũ, tiền xử lý, nhuộm và hoàn tất sau xử lý. Là một trong những ngành chủ yếu hướng tới xuất khẩu và đã tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu từ sớm, các doanh nghiệp dệt may đang tiên phong thực hiện các giải pháp xanh hóa sản phẩm, xanh hóa nhà máy sản xuất. Trước mắt, EU đưa ra quy định liên quan đến chương trình dệt may tuần hoàn và bền vững, ràng buộc trách nhiệm nhà sản xuất đối với các sản phẩm dệt may (EPR – Trách nhiệm mở rộng đối với nhà sản xuất), được áp dụng từ năm 2025.

8b.jpg
Ngành dệt may tăng tỷ lệ sợi tái chế trong sản xuất

Theo ông Vương Đức Anh – Chánh Văn phòng HĐQT Tập đoàn Dệt may Việt Nam cho biết, không chỉ thị trường EU mà tổng thể các thị trường khác, trong khoảng 3 năm trở lại đây, yêu cầu phát triển bền vững hay xanh hóa đã không còn mang tính tự nguyện, mà đã dần được định lượng trách nhiệm của các nhà sản xuất, nhập khẩu bằng các dòng thuế, phí. Đơn cử, nếu chiếu theo cơ chế điều chỉnh biên giới các-bon, hàng hóa từ Việt Nam sang châu Âu sẽ gặp bất lợi do trong nước chưa có thị trường các-bon và giá các-bon. Mức phát thải cao hơn quy định sẽ bị tính theo giá các-bon tại châu Âu. Với mức giá bình quân 60 USD/tấn CO2 mà EU đang giao dịch, mỗi chiếc áo sơ mi xuất đi của Việt Nam sẽ cộng thêm khoảng 20 cent. Như vậy, riêng chi phí cho phát thải các-bon đã chiếm tới 30% – 40% chi phí gia công.

Dệt may nằm trong nhóm mặt hàng có nguy cơ áp dụng CBAM sau giai đoạn thí điểm. Bởi vậy, danh nghiệp cần chuẩn bị sẵn sàng xanh hóa sản phẩm, đầu tư xanh hóa nhà máy để giảm lượng phát thải khí nhà kính trong sản phẩm của mình – ông Vương Đức Anh nhấn mạnh.

Các nhà nhập khẩu lớn đang tập trung vào các chỉ số phát triển bền vững ESG (môi trường, xã hội và quản trị) và tiêu chuẩn LEED (định hướng thiết kế về năng lượng và môi trường), nhà cung cấp nào có lợi thế này sẽ có sức cạnh tranh và nhiều đơn hàng hơn. Vì vậy, doanh nghiệp cần phải quyết liệt triển khai lộ trình xanh hóa trong thời gian tới nhằm đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa. Ðơn cử như những sản phẩm may mặc xuất khẩu vào châu Âu bắt buộc phải được sản xuất từ sợi cotton, sợi polyester pha với sợi tái chế được làm từ các sản phẩm thiên nhiên, phế phẩm hoặc sản phẩm dệt may dư thừa.

Chia sẻ hiệu quả sử dụng sợi tái chế, bà Nguyễn Phương Chi – Giám đốc Phát triển Chiến lược, Công ty cổ phần Sợi Thế Kỷ cho biết, đóng góp của sợi tái chế trong doanh thu công ty hiện đạt hơn 50% và giúp cắt giảm tương đương khoảng 30 triệu tấn CO2. Công ty sẽ mở rộng quy mô sản xuất với nhà máy mới theo hướng xanh, phát triển thêm các sản phẩm thân thiện môi trường, tiếp tục tăng tỷ trọng sợi tái chế lên 80% vào năm 2027. Công ty cũng dự kiến tiếp tục triển khai các dự án năng lượng tái tạo giai đoạn 2024 – 2026, dự kiến giúp cắt giảm khoảng 2,9 triệu tấn CO2 trong suốt vòng đời dự án. Một số sáng kiến tiết kiệm cũng giúp góp phần cắt giảm khí nhà kính khác như tiết kiệm điện, tuần hoàn và tái sử dụng nước, tái sử dụng ống giấy…

Hiện nay, có 294 doanh nghiệp ngành dệt may và da giày phải thực hiện trách nhiệm kiểm kê khí nhà kính theo Nghị định 06/2022/NĐ-CP về giảm nhẹ phát thải khí nhà kính và bảo vệ tầng ô-dôn (chi tiết danh mục trong Quyết định 01/2022/QĐ-TTg do Chính phủ ban hành ngày 18/1/2022). Ngay từ tháng 3/2025, doanh nghiệp sẽ phải gửi số liệu tới các cơ quan quản lý, đồng thời, xây dựng và thực hiện kế hoạch giảm nhẹ phát thải khí nhà kính. Từ năm 2026, doanh nghiệp bắt buộc thực hiện các biện pháp thực hiện giảm nhẹ phát thải theo kế hoạch để tuân thủ hạn ngạch phát thải được phân bổ.

Chủ tịch VITAS Vũ Đức Giang cho biết, hiện nay, hầu hết các doanh nghiệp may, sợi, dệt nhuộm đạt được các chuẩn mực trong Luật Bảo vệ môi trường của Việt Nam cũng như đánh giá của khách hàng quốc tế. Dệt may đã đạt các chuẩn mực môi trường, môi trường làm việc của người lao động, tới đây tỷ trọng này ngày càng tăng sẽ thúc đẩy bước phát triển cho đầu tư.

Vấn đề kỹ thuật sẽ đóng vai trò quan trọng trong nỗ lực xanh hóa của ngành dệt may, không chỉ trong năng lượng tái tạo mà còn là xử lý nước thải. Thực tế trong nhiều năm qua, VITAS khuyến nghị tập trung đầu tư các khu công nghiệp sinh thái có hệ thống xử lý nước tuần hoàn, nhằm đáp ứng cho nhu cầu sản xuất dệt nhuộm, hiện chủ yếu phải nhập khẩu nguyên vật liệu đầu vào vì lo ngại ô nhiễm môi trường…

Chiến lược phát triển ngành Dệt may Việt Nam trong thời gian tới tập trung vào việc phát triển chuỗi sản xuất dệt may hoàn chỉnh với quy mô lớn, đầu tư vào thiết bị hiện đại, tự động hóa cao, sản xuất xanh, sạch, thân thiện môi trường, có trách nhiệm xã hội… Đồng thời, tham gia sâu hơn vào chuỗi cung ứng dệt may toàn cầu, tập trung vào những công đoạn mang lại giá trị gia tăng cao như: thiết kế, sản xuất nguyên phụ liệu đầu vào, phân phối để từng bước chuyển mình lên vị trí cao hơn trong chuỗi sản xuất.

Bên cạnh đó, theo yêu cầu của khách hàng, bản thân các doanh nghiệp dệt may Việt Nam cũng chủ động hướng tới các phương thức sản xuất mang lại giá trị gia tăng cao hơn, trong đó, việc chủ động hoạt động thiết kế, tự chủ nguồn nguyên liệu là yếu tố then chốt.



Nguồn

Cùng chủ đề

Thách thức với chiến lược xanh hóa ngành dệt may

Theo số liệu từ Tổng cục Thống kê, 2 tháng đầu năm 2024, nhóm hàng dệt may đạt 5,2 tỷ USD xuất khẩu, tăng 15% so với cùng kỳ năm trước, xếp thứ 4 trong nhóm mặt hàng có kim ngạch cao nhất cả nước. ...

Doanh nghiệp dệt may bị dừng thủ tục hải quan do nợ thuế

Công ty Dệt may Gia Định bị dừng thủ tục hải quan do khoản nợ thuế gần 100 tỷ đồng quá hạn 90 ngày. Chi cục Hải quan quản lý hàng đầu tư (Cục Hải quan TP HCM) đầu tháng 3 ban hành quyết định cưỡng chế dừng làm thủ tục hải quan với hàng hóa xuất, nhập khẩu của Công ty cổ phần Dệt may Gia Định. Quyết định được ban hành từ đề nghị của Cục Thuế...

Xuất khẩu tăng 15%, dệt may chờ đón đơn hàng mới

Thị trường dệt may nội địa: Miếng bánh không dễ ăn Doanh nghiệp dệt may "biết mình biết ta" để chủ động đón bắt cơ hội từ luồng chuyển dịch sản xuất 2 tháng, tăng trưởng xuất khẩu 15% Số liệu từ Tổng Cục Thống kê, 2 tháng đầu năm 2024 nhóm hàng dệt may đạt 5,2 tỷ USD xuất khẩu, tăng 15% so với cùng kỳ năm trước, xếp thứ 4...

Doanh nghiệp dệt may bán đất sau sa thải hàng nghìn lao động

Garmex Sài Gòn muốn bán hai mảnh đất tại Bà Rịa - Vũng Tàu và Quảng Nam sau khi cắt giảm gần 2.000 lao động vì không có đơn hàng. Trong văn bản lấy ý kiến cổ đông mới đây, Công ty cổ phần Garmex Sài Gòn (GMC) muốn chuyển nhượng quyền sử dụng đất và toàn bộ tài sản gắn liền với đất tại Bà Rịa - Vũng Tàu và Quảng Nam, diện tích tổng cộng 76.000 m2....

Xuất khẩu khởi sắc, dệt may tăng trưởng hơn nửa tỷ đô

(HQ Online) - Trái với tình cảnh ảm đạm của năm 2023, hơn 1 tháng đầu của năm 2024, xuất khẩu của ngành hàng chủ lực là dệt may có tăng trưởng khả quan. Sản xuất hàng dệt may xuất khẩu tại Công ty TNHH Peony- doanh nghiệp FDI của Singapore (KCN VSIP Bắc Ninh, TP Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh). Ảnh:...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Thủ tướng yêu cầu đẩy nhanh tiến độ cầu Rạch Miễu 2; khẩn trương bố trí vốn cho tuyến đê biển trọng yếu

*Khảo sát địa điểm dự kiến quy hoạch xây dựng cảng biển và khu phục hồi diện tích biển Gò Công, Thủ tướng Phạm Minh Chính hoan nghênh ý tưởng mở rộng không gian phát triển này; yêu cầu tỉnh Tiền Giang phối hợp với các...

Thủ tướng dâng hương tưởng nhớ hai cố Thủ tướng và Anh hùng dân tộc Trương Định

*Chiều cùng ngày, trong chương trình công tác tại tỉnh Tiền Giang, Thủ tướng và đoàn công tác đã đến dâng hương, bày tỏ lòng tri ân, tưởng nhớ công đức của Anh hùng dân tộc, Bình Tây Đại nguyên soái Trương Định - một trong...

Bộ TN&MT, phát động hưởng ứng Ngày Nước thế giới, Ngày Khí tượng thế giới và Chiến dịch Giờ Trái đất năm 2024

Đồng thời, Luật cũng quy định rõ trách nhiệm quản lý nhà nước của các Bộ, ngành về tài nguyên nước nhằm phân công, phân cấp rõ trách nhiệm quản lý nhà nước về tài nguyên nước, nguồn nước với trách nhiệm quản lý nhà nước...

Bài đọc nhiều

Cùng chuyên mục

Vinh danh những cống hiến của người giữ rừng tại Vườn quốc gia Chư Yang Sin

Lần đầu tiên Trung tâm Hành động vì Động vật Hoang dã Việt Nam (WildAct) với sự đồng hành của Hiệp hội Vườn quốc gia và Khu bảo tồn thiên nhiên Việt Nam (VNPPA) và Ban quản lý Vườn quốc gia Chư Yang Sin tổ chức thành công giải thưởng "Người giữ rừng Chư Yang Sin'.

Phụ nữ tham chính để nhiều vấn đề quan trọng không bị lãng quên…

Chia sẻ với báo chí về bình đẳng giới và quyền của phụ nữ, Đại sứ Hilde Solbakken đã kể về câu chuyện của Na Uy và những trải nghiệm cá nhân khi là một nữ cán bộ ngoại giao.

Coi trọng đảm bảo các quyền con người trong công tác công an

Ý thức được ý nghĩa của cơ chế UPR, Bộ Công an luôn coi trọng quá trình thực hiện các khuyến nghị nhằm thúc đẩy bảo vệ quyền con người ở Việt Nam.

Tinh vi các thủ đoạn lừa đảo việc làm trực tuyến, nhiều người có trình độ cao cũng là nạn nhân

Nạn mua bán người đang diễn biến ngày một phức tạp. Trong đó, hình thức lừa đảo việc làm trực tuyến được các chuyên gia đặc biệt cảnh báo.

Từ kinh nghiệm của các quốc gia hạnh phúc, định hình lực lượng lao động tương lai của Việt Nam

Mô hình phúc lợi xã hội và quản trị lao động của các nước Bắc Âu có thể truyền cảm hứng cho các chiến lược phát triển thị trường lao động Việt Nam.

Mới nhất

Nhiều bất ngờ trong ngày thi đấu đầu tiên của giải đua mô tô nước thế giới

Chiều 23.3, giải đua mô tô nước thế giới (UIM - ABP Aquabike World Championship 2024) tại vịnh Thị Nại (TP.Quy Nhơn, Bình Định) đã bắt đầu thi đấu chính thức với ba hạng mục: Ski Ladies, Ski Division và Runabout GP1. Ở lượt đua mô tô 2 của hạng mục hấp dẫn nhất là Runabout GP1 đã có nhiều...

Super Junior L.S.S yêu Việt Nam, sẽ tiếp tục cùng mọi người già đi

Còn với Siwon, ngoài cảm kích ra, anh còn muốn đáp trả lại lại những tình cảm đáng trân quý ấy như một sứ mệnh cần phải làm."Mỗi năm tình cảm của tôi và các bạn fan ngày càng lớn và càng...

Các tay đua mô tô nước biểu diễn những màn lướt sóng đẹp mắt

VOV.VN - Hôm nay (22/3) Aquabike Promotion - nhà quảng bá cho giải đua đã chính thức công bố danh sách 55 tay đua đến từ 26 quốc gia, đăng ký thi ở cả 4 hạng mục thi đấu. Đại diện Aquabike Promotion cho biết, trước đó website của giải thông báo có 62 tay đua đăng ký nhưng đến...

Giá như ngày xưa con xin tiền, hãy thông minh, sáng suốt mà nói câu này!

Ông Tô, Trung Quốc, năm nay 65 tuổi, có một cậu con trai hơn 30 tuổi....

Bình Định: Mãn nhãn với những màn lướt sóng đẹp mắt của các tay đua mô tô nước

Các tay đua tập luyện, làm quen với đường đua Trong ngày đầu tiên chặng đua Grand Prix of Binh Dinh 2024, 55 tay đua đến từ 26 quốc gia đã có mặt ở khu vực thi đấu (Đầm Thị Nại, TP Quy Nhơn, Bình Định) để tập luyện, làm quen với đường đua. Sáng 22/03, Aquabike Promotion – nhà quảng...

Mới nhất

Hết rồi con ơi!