Trang chủKinh tếĐầu tư - Tài chínhNgành nuôi biển có thể xuất khẩu 10 - 15 tỷ USD...

Ngành nuôi biển có thể xuất khẩu 10 – 15 tỷ USD mỗi năm


Hỗ trợ tháo dỡ các cơ sở nuôi trồng thủy sản trên các vịnh của quần đảo Cát Bà Phấn đấu đến 2025, giá trị xuất khẩu thủy sản đạt 7,8 tỷ USD/năm

PGS.TS. Nguyễn Hữu Dũng, Chủ tịch Hiệp hội nuôi biển Việt Nam, cho biết ngành nuôi trồng thủy sản trên biển có vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế biển. Nếu có chiến lược phát triển tốt, xuất khẩu 10 – 15 tỷ USD mỗi năm là mục tiêu trong tầm tay.

Nuôi cá biển giá trị gấp 4 – 5 lần cá tra

Ông đánh giá như thế nào về vai trò của ngành nuôi biển trong phát triển kinh tế biển?

Nuôi trồng thủy sản trên biển (nuôi biển) đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong phát triển kinh tế biển nhằm đưa nước ta trở thành một quốc gia mạnh về biển, giàu từ biển trong thế kỷ của biển và đại dương. Nuôi cá biển giá trị gấp 4 – 5 lần cá tra. Ví dụ 1 triệu tấn cá nuôi biển xuất khẩu sẽ thu về khoảng 10 tỷ USD, trong khi tiềm năng biển Việt Nam có thể nuôi được 10 triệu tấn. Nếu phát triển tốt tiềm năng của nuôi biển thì mục tiêu xuất khẩu 10 – 15 tỷ USD mỗi năm là chuyện trong tầm tay.

Vậy nhưng đến nay, ngành nuôi biển vẫn còn nhiều vướng mắc làm hạn chế sự phát triển dù có nhiều tiềm năng.

Chủ tịch Hiệp hội nuôi biển Việt Nam PGS.TS Nguyễn Hữu Dũng
Chủ tịch Hiệp hội nuôi biển Việt Nam, PGS.TS. Nguyễn Hữu Dũng

Những khó khăn đó là gì, thưa ông?

Đầu tiên là về quy hoạch. Theo Luật Thủy sản, các dự án nuôi trồng thủy sản phải nằm trong vùng được quy hoạch. Luật Quy hoạch 2017 có hiệu lực từ 1.1.2019 yêu cầu phải điều chỉnh và tích hợp các quy hoạch đã được phê duyệt trước đó vào hệ thống quy hoạch mới, trong khi đa số các quy hoạch mới có liên quan đến phát triển nuôi thủy sản đều chưa được xây dựng và phê duyệt, gây khó khăn cho việc thực hiện Luật Thủy sản.

Ở cấp quốc gia, quy hoạch không gian biển quốc gia vẫn chưa được phê duyệt. Ở cấp tỉnh, quy hoạch tỉnh phần lớn đều đang được xây dựng và chưa được phê duyệt. Không có quy hoạch thì không giao được các khu vực biển cụ thể cho dân nuôi.

Bên cạnh đó, thủ tục giao khu vực biển cho tổ chức, ngư dân còn rắc rối.Còn thiếu các tiêu chuẩn, quy chuẩn, thực tế

ngành nông nghiệp chưa ban hành được các tiêu chuẩn, quy chuẩn cần thiết, đặc biệt là về lĩnh vực bảo đảm an toàn thiên tai cho cơ sở nuôi, an toàn sinh học cho vật nuôi và vùng nuôi, hoạt động bảo vệ môi trường và hệ sinh thái biển…

Hiện cũng chưa có thủ tục đăng kiểm cho cơ sở và phương tiện nuôi biển; chưa có bảo hiểm cho cơ sở nuôi biển do các công ty bảo hiểm không thể chấp nhận rủi ro khi chưa có được các cơ sở pháp chế kỹ thuật để thực hiện.

Ngoài ra, còn thiếu chính sách hỗ trợ phát triển nghề nuôi biển. Chưa có chương trình đào tạo nhân lực trong nước cho ngành công nghiệp nuôi biển, cả ở trình độ công nhân, trung cấp, cao đẳng, lẫn đại học…

Mục tiêu đến năm 2030, nghề nuôi biển Việt Nam sẽ đạt sản lượng 1,45 triệu tấn; giá trị kim ngạch xuất khẩu đạt 1,8 – 2 tỷ USD. Tuy vậy, trước những khó khăn nêu trên, ngành nuôi biển phải cố gắng rất nhiều.

Sớm quy hoạch, giao khu vực biển lâu dài cho dân

Theo ông, ngành nuôi biển cần chuyển đổi như thế nào để phát triển bền vững?

Phát triển nuôi biển theo hướng công nghiệp hiện đại là xu hướng tất yếu, đem lại giá trị cao cho ngành thủy sản và cũng góp thêm giá trị để thu hút khách du lịch. Cả nước có khoảng 50 nghìn cơ sở nuôi biển, phần lớn hoạt động nuôi biển ở quy mô gia đình manh mún, nhỏ lẻ, công nghệ lạc hậu và không bền vững. Trong nước chưa có cơ sở nuôi biển xa bờ.

Muốn doanh nghiệp, người dân đầu tư một cách bài bản thì cần giao khu vực biển nuôi trồng lâu dài, ít nhất 20 năm, 30 năm nếu không người dân sẽ mãi nuôi lồng thủ công. Luật Thủy sản 2017 quy định thời hạn giao khu vực biển cho tổ chức, cá nhân nuôi trồng hải sản đến 30 năm, gia hạn đến 20 năm. Luật có rồi nhưng đến nay chưa được thực hiện. Các chính sách phát triển nuôi biển có gần như đầy đủ nhưng chưa được thực thi đồng bộ ở các địa phương.

Bên cạnh đó, phải định hướng di chuyển từ vùng biển kín, ven bờ ra các vùng biển mở, xa bờ. Đồng thời, sẽ phát triển các hệ nuôi kín ở trên bờ với công nghệ tuần hoàn trong thu gom và xử lý chất thải môi trường. Doanh nghiệp phải đóng vai trò chủ thể để thúc đẩy sự phát triển, tạo chuỗi liên kết trong nuôi trồng, chế biến và xuất khẩu sản phẩm.

Nuôi biển có vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế biển
Nuôi biển có vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế biển

Theo Tổng cục Thủy sản, tổng diện tích tiềm năng nuôi biển ở nước ta khoảng 500.000ha với các đối tượng nuôi biển phong phú như nhóm cá biển, nhóm nhuyễn thể, nhóm rong tảo biển. Năm 2023, ngành thủy sản đặt mục tiêu diện tích nuôi biển cả nước đạt 85.000ha, với 10 triệu m3 lồng nuôi, sản lượng ước đạt 850.000 tấn.

Cần đáp ứng những điều kiện gì để không lo sợ vấn đề khó tiêu thụ đầu ra cho nuôi biển công nghiệp, thưa ông?

Muốn chiếm lĩnh thị trường trong nước và thế giới, ngành nuôi biển cần có ít nhất 3 điều kiện: tạo ra sản lượng hàng hóa đủ lớn so với nhu cầu; sản phẩm phải đáp ứng được các đòi hỏi của thị trường về chất lượng, an toàn thực phẩm, nguồn gốc xuất xứ; được sản xuất, chế biến, phân phối trong những điều kiện đạt các tiêu chuẩn quốc tế và được chứng nhận. Việc xây dựng và hoàn thiện các chuỗi giá trị những nhóm sản phẩm nuôi biển chiến lược là điều kiện tiên quyết để đảm bảo sự phát triển bền vững của ngành.

Về mặt chính sách, ông có đề xuất gì?

Cần sớm ban hành Nghị định thay thế Nghị định 11/2021/NĐ-CP và Nghị định 67/2014/NĐ-CP. Sớm xây dựng tiêu chuẩn và quy chuẩn về nuôi biển. Ban hành cơ chế phối hợp quản lý liên ngành kinh tế biển. Xây dựng các mô hình nuôi biển công nghiệp tại mỗi địa phương.

Riêng về vấn đề thiếu quy hoạch không gian biển, đề nghị Bộ Tài nguyên và Môi trường khẩn trương hoàn thành quy hoạch không gian biển quốc gia trình Chính phủ thẩm định và Quốc hội thông qua trong năm nay. Các địa phương cũng cần chủ động trong việc tích hợp quy hoạch nuôi trồng thủy sản đã có vào quy hoạch tỉnh, trình Thủ tướng phê duyệt sớm.

Xin cảm ơn ông!





Source link

Cùng chủ đề

Đối thoại Biển lần thứ 12: Thúc đẩy kết nối trên biển

Việt Nam cam kết mạnh mẽ về an toàn hàng hải, tự do hàng hải và hàng không, kết nối hàng hải không bị cản trở theo luật pháp quốc tế.

Để Việt Nam thành quốc gia mạnh về biển

Việc hướng tới một nền kinh tế xanh trên cơ sở bảo tồn và phát huy các "nguồn vốn biển tự nhiên”, đặc biệt là các nguồn tái tạo năng lượng gió, du lịch sinh thái... đang được xem là giải pháp căn cơ, lâu dài và bền vững đối với nhiều quốc gia có biển, trong đó có Việt Nam.Sau 5 năm thực hiện Nghị quyết 36 Nhận rõ tầm quan trọng của kinh tế...

Phú Yên – Khánh Hòa – Ninh Thuận cần chủ động đề xuất cơ chế đặc thù để phát triển

3 tỉnh có vị trí đặc biệt quan trọng trong phát triển kinh tế biển, kinh tế ven biển; giữ vai trò động lực thúc đẩy phát triển chung của khu vực Nam Trung bộ và Tây Nguyên. Sáng 20-1, tại TP Nha Trang (Khánh Hòa) đã diễn ra Hội nghị Hợp tác phát triển kinh tế - xã hội giữa 3 tỉnh Phú Yên, Khánh Hòa và Ninh Thuận. Tham dự có đồng chí Phó...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Bài 1: Giá trị thương hiệu quốc gia tăng vượt bậc

Thương hiệu quốc gia: Tập trung cho nhận diện thương hiệu địa điểm, chỉ dẫn địa lý Việt Nam là điểm sáng về xây dựng, phát triển thương hiệu quốc gia Xây dựng hình ảnh, vị thế hàng hoá quốc gia Nhiều năm nay, Việt Nam không chỉ được thế giới đánh giá là điểm sáng trong bức tranh phục hồi, phát triển kinh tế, mà còn trong xây dựng, phát...

Giá vàng tiếp đà giảm, nhà đầu tư thua lỗ đến 3,7 triệu đồng/lượng

Thời điểm 17h chiều ngày 24/3/2024, giá vàng SJC trong nước biến động nhẹ so với rạng sáng cùng ngày. Công ty TNHH MTV Vàng Bạc Đá quý Sài Gòn - SJC niêm yết giá vàng SJC chiều mua vào ở mức 78 triệu đồng/lượng và bán ra ở mức 80,3 triệu đồng/lượng. So với rạng sáng cùng ngày, giá vàng SJC tại đơn vị này được điều chỉnh giảm nhẹ 20.000 đồng ở chiều bán ra...

Chiến sự Israel – Hamas ngày 24/3/2024: Israel tuyên bố sẽ đơn phương tấn công Rafah

Theo thông tin mới nhất từ Văn phòng Thủ tướng Israel, Lực lượng phòng vệ nước này (IDF) sẽ tiến hành chiến dịch quân sự nhằm vào thành phố Rafah ở Dải Gaza bất kể có sự trợ giúp của Mỹ hay không. Tuyên bố trên được Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu đưa ra sau cuộc hội đàm với Ngoại trưởng Hoa Kỳ Antony Blinken. “Nhưng tôi cũng muốn nói rằng chúng ta không có cách nào...

Bài đọc nhiều

Gửi tiết kiệm 6 tháng, top 5 ngân hàng có lãi suất cao nhất hôm nay

Bạn có thể tính nhanh tiền lãi gửi ngân hàng qua công thức sau:Tiền lãi = Tiền gửi x lãi suất (%)/12 tháng x số tháng gửiVí dụ, bạn gửi 1 tỉ đồng vào Ngân hàng A, với lãi suất 4,6% ở kì hạn 6 tháng. Tiền lãi bạn nhận được ước tính bằng:1 tỉ đồng x 4,6%/12 x 6 tháng = 23 triệu đồng.Như vậy, trước khi gửi tiết kiệm, bạn nên so sánh lãi suất tiết...

Lý do vàng trong nước biến động mạnh

Giá vàng thế giới không có nhiều thay đổi trong bối cảnh chỉ số USD tăng mạnh. Ghi nhận lúc 19h ngày 23.3, chỉ số US Dollar Index đo lường biến động của đồng bạc xanh với 6 đồng tiền chủ chốt ở ngưỡng 104,115 điểm (tăng 0,43%).Dự báo giá vàngÔng Daniel Ghali - chiến lược gia hàng hóa tại TD Securities cho rằng, động lực mua vào dường như tạm thời cạn kiệt. Giá vàng đang điều...

Hải Phòng có thêm 926 tỷ đồng vì thu vượt ngân sách

Do thu từ xuất nhập khẩu năm 2022 vượt hơn 20%, Hải Phòng được thưởng và bổ sung hơn 926 tỷ đồng để đầu tư trở lại cho thành phố. Theo UBND TP Hải Phòng, năm 2022, thành phố thu ngân sách từ hoạt động xuất nhập khẩu đạt 67.806 tỷ đồng, vượt 11.876 tỷ đồng so với chỉ tiêu được giao. Theo nghị định về cơ chế, chính sách tài chính - ngân sách đặc thù với Hải...

Đường tìm động lực tăng trưởng mới của Trung Quốc

Để đạt mục tiêu tăng trưởng, Trung Quốc muốn ổn định bất động sản, cơ sở hạ tầng, đồng thời đầu tư vào sản xuất, công nghệ. Từ năm 2000, tốc độ tăng trưởng GDP trung bình của Trung Quốc trên 8% mỗi năm, mở ra thời kỳ mức sống cải thiện đáng kể, nghèo cùng cực gần như không còn. Nhờ mở cửa thị trường và cải cách thương mại, Trung Quốc trở thành nền kinh tế lớn...

Cần tăng cường đầu tư cho giao thông xanh

Đến năm 2050, 100% phương tiện giao thông cơ giới đường bộ, bao gồm cả xe cá nhân và xe vận tải công cộng, xe chuyên dụng chuyển đổi sang sử dụng điện, năng lượng xanh... Thêm 137,45 triệu USD phát triển giao thông xanh tại TP.Hồ Chí Minh ADB thu xếp gói tín dụng biến đổi khí hậu trị giá 135 triệu USD phát triển giao thông xanh tại Việt Nam ...

Cùng chuyên mục

Doanh nghiệp Việt dần tiến sâu vào ứng dụng AI

Không chỉ dùng ChatGPT soạn email, sửa chính tả hoặc làm toán như giai đoạn trước, ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) trong doanh nghiệp Việt dần chuyên nghiệp. Để biết đàn dế nuôi có stress hay không, Cricket One - nhà sản xuất đạm dế lớn nhất Đông Nam Á có trang trại Bình Phước - bắt đầu tìm cách dùng trí tuệ nhân tạo (AI) từ 2019. Công ty này bỏ vốn vào một dự án...

Lãi suất tăng có thể xóa sổ các công ty ‘zoombie’ tại Nhật Bản 

Việc Nhật Bản chấm dứt lãi suất âm có thể khiến các công ty "zoombie" phải đóng cửa sau giai đoạn chính sách tiền tệ siêu nới lỏng. Khái niệm "zoombie" hay còn gọi là các công ty xác sống ám chỉ các doanh nghiệp vật lộn tồn tại chỉ để trả nợ. Số này tăng mạnh sau giai đoạn Covid-19, do chính phủ cung cấp gói kích thích tài chính khổng lồ cho các công ty nhỏ và...

Nhiều yếu tố thúc đẩy xuất khẩu cà phê tăng cao trong năm 2024

Các thông tin cũng cho thấy, tiêu thụ hạt cà phê toàn cầu trong giai đoạn 2023-2024 sẽ tăng 20% tính từ năm 2013-2014, trong đó châu Á tăng nhiều nhất."Giá cà phê sẽ tiếp tục neo ở mức cao, đặc biệt, nếu các nền kinh tế lớn trên thế giới tiếp tục giảm lãi suất, xuất khẩu cà phê sẽ tiếp tục hưởng lợi ít nhất trong nửa đầu năm 2024" - ông Vũ Tuấn Anh nhận...

Chân dung nhà lãnh đạo trẻ về kinh tế tham gia Diễn đàn Người Việt có tầm ảnh hưởng 2024

Diễn đàn năm nay sẽ xoay quanh chủ đề bao quát "Việt Nam phát triển mạnh trong sự thay đổi", tập trung vào ba câu hỏi chính: Thứ nhất, phương tiện để đoàn kết nguồn lực để đánh thức tiềm năng quốc gia và hỗ trợ tăng trưởng. Thứ hai là làm thế nào để nâng cao vị thế của Việt Nam trên toàn cầu. Thứ ba là cách khai thác và tận dụng các chìa khóa thành...

Nông dân trồng ớt ở Quảng Ngãi thua lỗ nặng

Không chỉ ở huyện Tư Nghĩa, mà những ngày này, nông dân ở ở TP Quảng Ngãi, huyện Mộ Đức, Sơn Tịnh, Bình Sơn… cũng tất bật ra đồng thu hoạch ớt, dẫu biết không có lãi, nhưng nhiều nông dân không nỡ bỏ ớt chín rộ ngoài đồng. Ông Nguyễn Lâm (ở xã Nghĩa Dũng, TP Quảng Ngãi) trồng 1,5 sào ớt cho biết: “Tôi vừa bán được khoảng 1 tạ ớt với giá chỉ 9.000 đồng/kg,...

Mới nhất

Loạt đề xuất để không “lỡ hẹn” dự án 1 triệu nhà ở xã hội

DNVN - Để công nhân khu công nghiệp không còn phải ở trong những căn nhà trọ không bảo đảm và chương trình 1 triệu nhà ở xã hội không "lỡ hẹn" thì các...

Bức tranh khổng lồ tái hiện Chiến thắng Điện Biên Phủ

Tác phẩm triển khai từ tháng 11/2019 bởi 200 họa sĩ trẻ từ khắp mọi miền cả nước tham gia, tổng chi phí gần 50 tỷ đồng, thi công trong một không gian vòm khép kín dài 132 m, cao hơn 9 m. Phần mái vòm có tổng diện tích gồm 2.500 m² tranh và 700 m2 chi...

Lý do tỷ lệ ủng hộ Trump ngày càng tăng

Dù đối diện hàng loạt cáo trạng, Trump vẫn được nhiều người Mỹ coi trọng vì nhiều lý do, trong đó trọng tâm là vấn đề kinh tế của nước này. Donald Trump từng là tổng thống ít được yêu thích nhất và bị gần 2/3 người dân Mỹ chỉ trích vào thời điểm ông rời nhiệm sở. Tuy...

‘Quật mộ trùng ma’ thu 160 tỷ đồng sau 10 ngày ra rạp Việt

"Exhuma: Quật mộ trùng ma" tạo cơn sốt với doanh thu 160 tỷ đồng, trở thành phim kinh dị ăn khách nhất phòng vé Việt. Theo Box Office Vietnam - đơn vị quan sát phòng vé độc lập, tối 24/3, phim đạt mốc 160 tỷ đồng sau 10 ngày ra mắt trong nước. Tác phẩm vượt qua Quỷ cẩu...

Mới nhất