Trang chủFigureNgười Việt khiếm thị đầu tiên chinh phục marathon: 10 năm bỏ...

Người Việt khiếm thị đầu tiên chinh phục marathon: 10 năm bỏ lại bóng tối

Người Việt khiếm thị đầu tiên chinh phục marathon: 10 năm bỏ lại bóng tối

Mỗi bước tiến trên hành trình chinh phục đường chạy được chàng trai Gen Z đánh đổi bằng mồ hôi, nước mắt và thậm chí cả máu.

“Cố lên! Cố lên!”, nghe thấy tiếng cổ vũ vang lên từ phía xa, Vũ Tiến Mạnh, 23 tuổi (quê ở Phú Thọ) như bừng tỉnh.

Cơ thể rệu rã, đến nhấc chân cũng phải cần một nỗ lực lớn sau khi vượt quãng đường gần 42km, như được tiếp thêm một nguồn năng lượng khổng lồ.

Người Việt khiếm thị đầu tiên chinh phục marathon: 10 năm bỏ lại bóng tối - 1

Khoảnh khắc chạm vào vạch đích trong tiếng hò reo vang dậy của mọi người, chàng trai trẻ như vỡ òa, những giọt nước mắt bất giác rơi hòa làm một với mồ hôi ướt đẫm khuôn mặt.

Vũ Tiến Mạnh chính thức trở thành người Việt Nam khiếm thị đầu tiên chinh phục marathon.

Người Việt khiếm thị đầu tiên chinh phục marathon: 10 năm bỏ lại bóng tối - 3

Huy chương cự ly 42km vừa giành được tại giải marathon tổ chức tại Hạ Long, được Vũ Tiến Mạnh treo trang trọng trên bức tường ở phòng khách, nơi lưu giữ những thành tích chạy bộ của anh.

Nằm kế bên, là chiếc huy chương vàng của giải chạy toàn quốc cho học sinh khuyết tật năm 2014.

Hai tấm huy chương như gói gọn cả một hành trình dài từ khi lúc vừa bén duyên đến khi chinh phục những đỉnh cao chạy bộ của Mạnh.

Mỗi bước tiến trên hành trình này đánh đổi bằng mồ hôi, nước mắt và thậm chí là cả máu.

Mắc căn bệnh rung giật nhãn cầu, ngay từ khi chào đời, Mạnh chỉ có thể nhìn được “lờ mờ” những vật có kích thước lớn và màu sắc. Thị lực của cậu xuống dần theo năm tháng và đến năm 2020, Mạnh chỉ có thể phân biệt được sáng tối.

“Làm gì để sống khi là một người khuyết tật?”, đó là trăn trở của bố mẹ khi chấp nhận thực tế Mạnh sẽ sống cả đời trong bóng tối, sau những nỗ lực chạy chữa đến kiệt quệ tài chính.

Người Việt khiếm thị đầu tiên chinh phục marathon: 10 năm bỏ lại bóng tối - 5

Ban đầu, gia đình định hướng cho Mạnh theo đuổi con đường âm nhạc, nhưng cậu không nhận thấy niềm đam mê với bộ môn nghệ thuật này. Trái lại, Vũ Tiến Mạnh lại tìm thấy trong mình tình yêu với chạy bộ.

Bố mẹ phản đối quyết liệt vì cho rằng chạy bộ là bộ môn nguy hiểm với Mạnh. Điều này không hề sai. Những buổi tập chạy đầu tiên của Mạnh luôn kết thúc với đôi chân và tay chi chít những vết thương rớm máu do bị ngã, va chạm.

“Để chứng minh với bố mẹ lựa chọn của mình là đúng, không có cách nào khác ngoài sự nỗ lực. Kết quả đương nhiên không thể đến trong ngày một ngày hai. Và rồi những cú ngã dần ít lại, tốc độ chạy cũng nhích lên theo thời gian”, Mạnh nhớ lại.

Bước ngoặt xảy ra vào năm 2014, Mạnh tham gia Giải chạy Toàn quốc cho học sinh khuyết tật và xuất sắc đạt huy chương vàng.

Mạnh chia sẻ: “Với tôi, đây luôn là tấm huy chương quý giá nhất. Nó không chỉ mở ra con đường chạy bộ chuyên nghiệp, mà còn giúp tôi nói với bố mẹ rằng “con đã làm được”. Cả gia đình đã thay đổi suy nghĩ và bắt đầu ủng hộ cho lựa chọn của tôi từ đó”.

Đằng sau tấm huy chương bạc tại ASEAN Para Games 12 lại là những lần chân chạy khiếm thị đứng trước thách thức cực hạn, ngỡ không thể vượt qua.

Người Việt khiếm thị đầu tiên chinh phục marathon: 10 năm bỏ lại bóng tối - 7

Những ngày đầu tháng 4, để làm quen với cái nóng của Campuchia (nơi tổ chức giải đấu), đúng khung giờ cao điểm (14h-16h30), Mạnh lại bắt đầu tập chạy trên đường cao su nhựa tổng hợp, nhiệt độ có khi lên đến 49-50 độ C.

“Có nhiều lúc tôi như bước đi trên lằn ranh, chỉ cần một chút nhụt chí là đã có thể bỏ cuộc”, Mạnh mô tả.

Vài tháng sau, những giọt mồ hôi trên đường chạy bỏng rát đã được đền đáp xứng đáng.

“Khoảnh khắc đặt tay mình lên ngực trái và hát vang bài Quốc ca trên đấu trường quốc tế, tôi không kìm được những giọt nước mắt tự hào, người run lên như có dòng điện chạy qua”, Mạnh thuật lại hào hứng và cảm xúc hệt như chuyện chỉ vừa xảy ra ngày hôm qua.

Tấm huy chương mới nhất được đánh đổi bằng những guồng chân không nghỉ liên tục trên cung đường dài 42km vòng quanh thành phố Hạ Long.

Mạnh kể: “10km cuối cùng, tôi gần như chỉ chạy bằng ý chí. Thời gian lúc đó trôi qua rất chậm, mỗi phút đều như cực hình. Cảm tưởng như bao nhiêu sức lực trong cơ thể đều đã dùng hết, tôi không thể tiến thêm một kilomet nào nữa, suy nghĩ bỏ cuộc thì luôn thường trực”.

Sau 3 giờ 41 phút 12 giây, Mạnh vượt qua vạch đích. Cái kết đẹp được viết nên bởi những nỗ lực không ngừng nghỉ, để chinh phục chạy dài.

Người Việt khiếm thị đầu tiên chinh phục marathon: 10 năm bỏ lại bóng tối - 9

5h30, trong căn phòng nhỏ nằm ở phố Hào Nam (Hà Nội), chàng thanh niên Vũ Tiến Mạnh lần mò đặt từng món đồ cần thiết cho buổi chạy tập vào chiếc balo đã sờn.

“Một chai nước lọc, một chai bù điện giải, một bộ quần áo, một khăn lau…”, Mạnh lẩm nhẩm.

Tay chạm vào chiếc bàn đặt ngay góc phòng, cậu bật cười: “À, mũ đây rồi! Mình nhớ là đã để nó ở đây mà”.

Sau mỗi giải chạy, Mạnh lại quay về với những buổi chạy tập vào mỗi sáng sớm. Một thói quen, theo cậu mô tả, “cứ đến giờ lại thấy ngứa chân”.

Gần 10 năm làm vận động viên chạy chuyên nghiệp nhưng Mạnh chỉ mới bắt đầu chạy dài 3 năm trở lại đây.

Đó là một buổi sáng đầu năm 2020, Mạnh tỉnh dậy và quyết định làm mới mình với một cự ly mới, vì “Covid-19 ở nhà chán quá”.

“Ô sao chạy dài cảm giác lại thích thế nhỉ”, Mạnh phấn khích ngay trong lần chạy dài đầu tiên.

Cậu mô tả, khi chạy cự ly ngắn 100-300m quen thuộc, chỉ quan tâm việc về đích cho nhanh nhưng chạy dài có thể nói chuyện với rất nhiều các chân chạy xung quanh mình.

Người Việt khiếm thị đầu tiên chinh phục marathon: 10 năm bỏ lại bóng tối - 11

Bén duyên với chạy dài từ những cảm xúc mới mẻ, thú vị trên đường chạy, nhưng theo Mạnh để chinh phục được bộ môn này, cần phải có sự đầu tư thật sự nghiêm túc và khoa học. Nhất là khi ngay từ những bước chạy đầu tiên, Mạnh đã đặt đích đến cho mình là một tấm huy chương marathon.

Mạnh phân tích: “Đối với bất kì môn thể thao nào, muốn đi vào con đường chuyên nghiệp thì gần như đều bắt buộc phải có giáo án từ đầu tuần đến cuối tuần”.

Khoảng 1, 2 năm đầu, Mạnh thường có những buổi tập luyện trực tiếp với huấn luyện viên của mình.

Sau này, khi đã có kinh nghiệm, ngoại trừ những buổi quan trọng cần gặp trực tiếp; thời gian còn lại huấn luyện viên sẽ gửi giáo án để Mạnh tập theo và ghi lại dữ liệu qua đồng hồ chuyên dụng.

Mạnh còn có cả một chế độ sinh hoạt riêng cho bản thân khi bước chân vào con đường chạy dài.

Mỗi ngày, cậu ăn 3-5 bữa, luôn đảm bảo bổ sung đầy đủ các chất: xơ, đạm, tinh bột… trong thực đơn.

Việc đi ngủ trước 23h theo Mạnh là một điều cần thiết, để đảm bảo ngủ đủ giấc, chuẩn bị tốt cho ngày luyện tập tiếp theo.

Trước khi chạy dài, dù là mùa đông hay mùa hè cậu vẫn luôn tập các bài khởi động, để làm cơ thể nóng lên.

“Tôi thường chạy khởi động 1-2 km, sau đó ngồi ép cơ; làm các động tác bổ trợ chuyên nghiệp cho vận động viên điền kinh: bước nhỏ, bước cao đùi, gót chạm mông… để cho cơ thể được khởi động, bước vào một cường độ tập luyện lớn ít bị chấn thương hơn”, Mạnh chia sẻ.

Người Việt khiếm thị đầu tiên chinh phục marathon: 10 năm bỏ lại bóng tối - 13

Nhận ra tiếng xe máy quen thuộc vang lên trước cửa nhà, cậu thanh niên khiếm thị nhanh chóng khoác balo, khởi đầu ngày mới với đam mê lớn nhất của cuộc đời.

“Tài xế” của Mạnh là Dương, cô gái được anh gọi là người đồng hành đặc biệt.

“Khi chạy bộ, đặc biệt là chạy giải, người khiếm thị cần có một người bạn đồng hành để dẫn đường. Người đồng hành cần có kỹ năng, nắm rõ đường chạy để đảm bảo an toàn cho cả hai khi chạy”, Mạnh chia sẻ.

Ngoài Dương, Mạnh còn có một người đồng hành khác là anh Phạm Bình Linh. Anh Linh đã đồng hành cùng chàng trai khiếm thị này từ những ngày đầu bước vào thể thao cho đến thời điểm hiện tại.

Trước khi tham gia thi đấu một ngày, Mạnh và Linh thường đến trước địa điểm thi để làm quen đường. Buổi làm quen đường đó giúp Mạnh hình dung rõ hơn về chặng đường mình sẽ đi qua.

Người Việt khiếm thị đầu tiên chinh phục marathon: 10 năm bỏ lại bóng tối - 15

Khi tham gia thi đấu, người đồng hành luôn chạy bên tay phải vận động viên, họ được kết nối bằng một sợi dây ở tay.

Thông qua sợi dây này, chân chạy khiếm thị sẽ kiểm soát được tốc độ theo người đồng hành cũng như điều hướng cho phù hợp với đường chạy.

Người đồng hành cũng sẽ giúp chân chạy khiếm thị giám sát các chỉ số trên đồng hồ thể thao, cũng như nhắc nhở khi cần thiết.

“Người đồng hành là tri kỷ, là “đôi mắt” của chúng tôi”, Mạnh hướng mặt về phía Dương cười.

Người Việt khiếm thị đầu tiên chinh phục marathon: 10 năm bỏ lại bóng tối - 17

Sáng đầu đông trên Sân vận động Hàng Đẫy, một nhóm các bạn trẻ khiếm thị đều nhịp chân, cùng nhau chạy về phía rạng đông, nơi mặt ló rạng. Gương mặt như tỏa nắng.

Họ là các thành viên của CLB Blind Runner, dành cho những người khiếm thị “cuồng chân”, do Vũ Tiến Mạnh sáng lập.

Theo Mạnh, chạy bộ là một trong những môn thể thao dễ tiếp cận nhất với người khiếm thị.

Bằng việc tích cực đăng bài tuyển thành viên trên các hội nhóm khiếm thị, cũng như thông qua kết nối trong cộng đồng người khiếm thị, đến nay Mạnh đã thu hút 30 thành viên tham gia CLB.

Cả đội được chia thành 2 nhóm: Mới tham gia và đã chạy lâu. Mỗi nhóm lại tập theo một giáo án riêng, do Mạnh xây dựng.

Bên cạnh sự hỗ trợ của người đồng hành, theo Mạnh, chân chạy khiến thị phải khai thác tối đa sức mạnh của các giác quan khác.

Cậu mô tả khi chạy trong bóng tối, đôi tai của người khiếm thị sẽ hoạt động “200% công suất”.

Vận động viên sẽ lắng nghe guồng chân của các chân chạy khác để điều chỉnh guồng chân của mình. Bên cạnh đó, đôi tai cũng thay đôi mắt nắm bắt các thông tin quan trọng khác qua âm báo trên đồng hồ chạy hoặc trao đổi của người dẫn đường.

“Đối với các bạn khiếm thị, chạy 35-40km chỉ nghe được tiếng bước chân của mình. Bốn tiếng đó vừa mệt, vừa nản”, Mạnh kể về thử thách đặc biệt đối với người khiếm thị khi chạy dài.

Những lúc này, người bạn đồng hành lại miêu tả khung cảnh xung quanh “Chuẩn bị chạy qua cây cầu”; “Mình đang chạy gần bờ biển, rất đẹp”… giúp đem lại cảm hứng cho vận động viên.

Người Việt khiếm thị đầu tiên chinh phục marathon: 10 năm bỏ lại bóng tối - 19

Ông trời lấy đi của người khiếm thị đôi mắt nhưng đổi lại là khả năng nghe và cảm giác không gian rất tốt. Ở đường chạy quen thuộc, người chạy lâu có thể chạy độc lập.

Mất đi thị giác, thế nhưng thế giới đằng sau đôi mắt của Mạnh lại không phải là một khoảng không màu đen vô tận.

“Ở phía góc kia có một chiếc ghế, chúng tôi vẫn hay ngồi nghỉ”, Mạnh chỉ về phía góc xa, khoe rằng mình thuộc mọi ngóc ngách của đường chạy quen thuộc này.

Cậu mô tả, trong đầu mình xây đắp nên hình ảnh của cung đường trên sân Hàng Đẫy. Những chi tiết lại càng đậm sâu sau mỗi vòng chạy.

Chàng trai khiếm thị tự điểm thêm màu sắc cho sân vận động trong tưởng tượng của mình thông qua mô tả của người đồng hành: “Đường chạy màu đỏ, những chiếc ghế màu xanh – trắng”.

Hệt như cách Mạnh tự vẽ cuộc sống đầy màu sắc của mình, bằng sự lạc quan và tinh thần thể thao cuồng nhiệt.

Thiết kế: Đức Bình

Nội dung: Minh Nhật, Thuỳ Trang

Ảnh: Thành Đông

03/12/2023 – 06:40

Dantri.com.vn

Cùng chủ đề

Đường đến Google của cựu học sinh trường Ams

Giữa lúc thị trường việc làm công nghệ ở Mỹ khó khăn, Bùi Quang Huy, 23 tuổi, trúng tuyển vào Google nhờ tích lũy kinh nghiệm từ sớm. Huy chính thức gia nhập đội ngũ kỹ sư phần mềm, bộ phận Search Experience (trải nghiệm tìm kiếm cho người dùng) của Google, Mỹ, từ tháng 2. Đây là một trong những bộ phận nổi bật của Google, sở hữu thanh công cụ tìm kiếm đạt hơn 84 tỷ lượt truy...

Hậu trường đón đoàn khách tỷ phú Mỹ đầu tiên đáp trực thăng đến Hà Giang

(Dân trí) - Chọn một khu nghỉ dưỡng ẩn mình trên đỉnh núi Bắc Bừu (Hà Giang), cặp đôi tỷ phú Mỹ có 4 ngày 3 đêm thong dong sống giữa rừng. Họ mang theo y tá, vệ sĩ riêng… bảo toàn sự riêng tư của chuyến đi. Một người đàn ông cao lớn xuất hiện trong chiếc áo phông, quần thô đơn giản. Mái tóc không chải chuốt bóng bẩy, không có dấu ấn hàng hiệu xa xỉ nào...

Nhà thiên văn nữ đầu tiên ở Anh được trả lương

Năm 1787, nhờ phát hiện nhiều thiên thể mới và trợ giúp anh trai, Caroline Herschel được vua George III trả lương, trở thành nhà thiên văn nữ chuyên nghiệp. Nhà thiên văn Caroline Herschel. Ảnh: Wikimedia Commons Caroline Herschel là nhà thiên văn nữ chuyên nghiệp đầu tiên ở Anh với những đóng góp quan trọng cho lĩnh vực thiên văn ngày nay. Tuy nhiên, có lẽ nhiều nhà thiên văn thậm chí không nhận ra tên của bà....

Bên trong Nhà máy in tiền đầu tiên của Việt Nam

(Dân trí) - Di tích lịch sử "Nhà máy in tiền" là nơi lưu giữ những dấu ấn lịch sử đầu tiên của ngành Tài chính. Di tích đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch xếp hạng cấp Quốc gia năm 2007. Nhà máy in tiền đầu tiên của chính quyền cách mạng Việt Nam nằm ở đồn điền Chi Nê (giai đoạn 1946 - 1947) nay là xã Cố Nghĩa, huyện Lạc Thủy, tỉnh Hòa Bình. Tại đây,...

Chàng trai Bách khoa dùng AI giải bài toán đặt hàng từ ngành y tế

Khi vào ngành Kỹ thuật máy tính ở Bách khoa Hà Nội, Sơn không nghĩ có thể tạo ra công cụ hỗ trợ chẩn đoán hình ảnh thai nhi với độ chính xác tương đương các bác sĩ siêu âm hàng đầu Việt Nam. Bùi Văn Sơn, 23 tuổi, tốt nghiệp ngành Kỹ thuật máy tính, Trường Công nghệ Thông tin và Truyền thông, Đại học Bách khoa Hà Nội hồi cuối tháng 10/2023 với tấm bằng giỏi. Điểm trung...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Làm sao để rút được BHXH một lần khi đã đi nước ngoài làm việc?

Chị Nguyễn Thị Hiền (32 tuổi, TPHCM) chia sẻ, sau 8 năm làm giáo viên mầm non nhưng lương thấp không đủ để trang trải ở thành phố nên gia đình khuyên chị nghỉ việc đi nước ngoài làm việc để có thu nhập cao hơn."Hết tháng 3 này, tôi nộp đơn xin nghỉ dạy để làm hồ sơ đi lao động ở nước ngoài. Vậy, tôi có thể ủy quyền cho người khác nhận BHXH một lần...

Hương sắc hoa lê, hoa gạo rực rỡ tô sáng bức tranh vùng cao Đông Bắc

(Dân trí) - Mỗi dịp tháng 3, vẻ đẹp của vùng núi cao Hà Giang lại được tô điểm thêm bởi màu sắc của các loài hoa như hoa lê, hoa gạo... tạo nên bức tranh rực rỡ, trữ tình. Mỗi dịp tháng 3 đến, tại Bắc Hà (Lào Cai), hoa lê phủ trắng khắp các thung lũng, trên đồi cao hay trên các nẻo đường. Một trong những điểm đến được nhiều du khách lựa chọn chính là các...

Oi nóng lan rộng khắp miền Bắc, nồm ẩm trở lại

Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia cho biết ngày 24/3, nhiều nơi trên cả nước ghi nhận nắng nóng. Tại Tây Bắc Bộ, vùng núi phía tây khu vực Bắc Trung Bộ, Trung Trung Bộ và Tây Nguyên, nắng nóng xảy ra cục bộ với nhiệt độ cao nhất trên 35 độ C. Tại miền Bắc, thời tiết lạnh về đêm và sáng sớm với mức nhiệt thấp nhất 21-23 độ C. Ban ngày, trời...

Bài đọc nhiều

Hơn 3.000 người tập diễu binh kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ

HÀ NỘI-Hàng nghìn người thuộc nhiều đơn vị quân đội tham gia hợp luyện diễu binh, chuẩn bị cho lễ kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ, ngày 22/3. Buổi diễn tập tại Trung tâm Huấn luyện quân sự Quốc gia 4 với hơn 3.000 người, thuộc nhiều lực lượng quân đội như Khối nữ Quân nhạc, khối sĩ quan Lục quân, Hải quân, Phòng không - Không quân, Biên phòng, Cảnh sát biển, nữ sĩ quan Quân...

Việt Nam là quốc gia cởi mở về thể chế số

Theo Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng, Việt Nam là quốc gia cởi mở trong xây dựng thể chế, lắng nghe ý kiến doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp nước ngoài. Chiều 21/3, tại trụ sở Bộ TT&TT, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng đã có buổi tiếp đoàn Hội đồng kinh doanh Hoa Kỳ - ASEAN (USABC). Đây là khối các doanh nghiệp có nhiều ý kiến đóng góp nhất với Bộ TT&TT về các vấn đề xây dựng thể chế,...

Tấn công khủng bố tại Nga: đã có hơn 60 người thiệt mạng

NDO - Ngày 22/3, truyền thông Nga dẫn số liệu ban đầu của Trung tâm quan hệ công chúng thuộc Cơ quan an ninh liên bang Nga (FSB) cho biết, hơn 60 người thiệt mạng và hơn 100 người bị thương trong vụ tấn công khủng bố tại phòng hòa nhạc "Crocus City Hall" ở Krasnogorsk, ngoại ô Moskva. Hiện trường vụ nổ súng ở ngoại ô Moskva. (Ảnh: RIA Novosti) Theo các nguồn tin trên truyền thông Nga, vụ tấn công khủng...

Hương sắc hoa lê, hoa gạo rực rỡ tô sáng bức tranh vùng cao Đông Bắc

(Dân trí) - Mỗi dịp tháng 3, vẻ đẹp của vùng núi cao Hà Giang lại được tô điểm thêm bởi màu sắc của các loài hoa như hoa lê, hoa gạo... tạo nên bức tranh rực rỡ, trữ tình. Mỗi dịp tháng 3 đến, tại Bắc Hà (Lào Cai), hoa lê phủ trắng khắp các thung lũng, trên đồi cao hay trên các nẻo đường. Một trong những điểm đến được nhiều du khách lựa chọn chính là các...

Thành phố Điện Biên Phủ sau 70 năm chiến thắng lịch sử

NDO - Cùng ngắm thành phố Điện Biên Phủ từ trên cao ngày nay đã phát triển và đổi mới cùng với đó là những địa danh ghi dấu những chiến thắng lịch sử của dân tộc Việt Nam ta 70 năm về trước. Nhìn từ trên cao "lòng chảo" Điện Biên sau 70 năm giải phóng giờ đây đã khoác lên mình 1 diện mạo mới với những ngôi nhà, những ánh đèn của các khu đô thị sầm uất. Nơi...

Cùng chuyên mục

Thủ tướng yêu cầu hoàn thành cầu Rạch Miễu 2 vào tháng 9/2025

TIỀN GIANG-Kiểm tra dự án cầu Rạch Miễu 2, Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị hoàn thành công trình dịp Quốc khánh 2/9/2025, sớm 7 tháng so với dự kiến. Yêu cầu được người đứng đầu Chính phủ đưa ra tại hội nghị công bố quy hoạch và xúc tiến đầu tư tỉnh Tiền Giang vào sáng 24/3. "Mục tiêu đến lễ kỷ niệm 80 năm thành lập nước, 2/9/2025, phải hoàn thành cầu Rạch Miễu 2", Thủ tướng...

Hình dáng cầu vượt dài nhất cao tốc Bắc Nam sau hợp long

NGHỆ AN-Cầu Hưng Đức bắc qua sông Lam, nối Nghệ An và Hà Tĩnh, là cầu vượt sông dài nhất cao tốc Bắc Nam, dự kiến hoàn thành vào đầu tháng 5. Đức Hùng - Đỗ Nam Vnexpress.net Nguồn

Môtô nước nhào lộn trên biển Quy Nhơn

BÌNH ĐỊNH-55 tay đua tranh tài Giải vô địch thế giới môtô nước UIM-ABP Aquabike Championship tạo nên những cảnh nhào lộn, rẽ sóng đẹp mắt trên đầm Thị Nại. Phạm Linh - Dũng Nhân - Đỗ Nam Vnexpress.net Nguồn

Gìn giữ giá trị tinh hoa của làng nghề truyền thống

Doanh nhân Ngô Quý Đức, Nhà sáng lập “Về Làng”: Gìn giữ giá trị tinh hoa của làng nghề truyền thốngẤp ủ ước mơ bảo tồn và lan tỏa những giá trị làng nghề truyền thống, chàng trai trẻ Hà thành Ngô Quý Đức đã lặn lội đến các vùng quê trong hàng chục năm trời để triển khai dự án “Về Làng”, giúp nhiều làng nghề liên kết, quảng bá để mở rộng thị trường, góp phần...

Lễ trao Giải thưởng Gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu năm 2023

Tối 23/3, tại Hà Nội, Ban Chấp hành Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh đã tổ chức Lễ trao Giải thưởng Gương mặt trẻ Việt Nam tiẻu biểu năm 2023. Quyền Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân tham dự buổi lễ. Cùng dự có lãnh đạo các Ban, Bộ ngành Trung ương, lãnh đạo Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh cùng các gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu và triển vọng được tuyên dương dịp...

Mới nhất

Dấu hiệu ở cổ họng cảnh báo chứng sa sút trí tuệ không nên bỏ qua

Chứng sa sút trí tuệ không chỉ là tình trạng mất trí nhớ và lú lẫn...

Cảng Quốc tế Long An ký ý định thư với OPASCOR mở rộng quan hệ hợp tác

Cảng Quốc tế Long An ký ý định thư với OPASCOR mở rộng quan hệ hợp tácTại Hội nghị và Triển lãm Cảng biển & Logistics Philippines 2024, Cảng Quốc tế Long An, Việt Nam và Oriental Port and Allied Services Corporation (OPASCOR), Philippines đã nhận diện cơ hội hợp tác, ký kếtý định thư. ...

Gìn giữ giá trị tinh hoa của làng nghề truyền thống

Doanh nhân Ngô Quý Đức, Nhà sáng lập “Về Làng”: Gìn giữ giá trị tinh hoa của làng nghề truyền thốngẤp ủ ước mơ bảo tồn và lan tỏa những giá trị làng nghề truyền thống, chàng trai trẻ Hà thành Ngô Quý Đức đã lặn lội đến các vùng quê trong hàng chục năm trời để triển...

Doanh nghiệp bảo hiểm thận trọng trong xây dựng kế hoạch lợi nhuận

Doanh nghiệp bảo hiểm thận trọng trong xây dựng kế hoạch lợi nhuậnNhiều doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ tiếp tục theo đuổi mục tiêu tăng trưởng mạnh doanh thu. Tuy nhiên, môi trường lãi suất thấp khiến không ít công ty thận trọng trong xây dựng phương án lợi nhuận. ...

Chính phủ luôn đồng hành cùng doanh nghiệp

Văn phòng Chính phủ vừa ban hành Thông báo số 127/TB-VPCP ngày 23/3/2024 kết luận của Thường trực Chính phủ tại Hội nghị gặp mặt đầu xuân với các doanh nghiệp nhà nước tiêu biểu trên toàn quốc. Thông báo nêu rõ, Chính phủ luôn đồng hành cùng doanh nghiệp, trong đó có doanh nghiệp nhà nước (DNNN); chú...

Mới nhất