Trang chủVăn hóa - Xã hộiGiáo dụcNhà giáo có cần giấy chứng nhận nghề nghiệp ?

Nhà giáo có cần giấy chứng nhận nghề nghiệp ?


Đây là một nội dung mới được đưa vào dự thảo luật Nhà giáo đang được Bộ GD-ĐT lấy ý kiến chuyên môn. Nếu được thông qua, luật dự kiến có hiệu lực từ năm 2027.

Nhà giáo có cần giấy chứng nhận nghề nghiệp ?- Ảnh 1.

Giảng viên Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM hướng dẫn sinh viên thực hành

Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 95 nhất trí thông qua đề xuất của Bộ GD-ĐT về sự cần thiết ban hành luật Nhà giáo. Trong đó, 5 chính sách gồm: định danh nhà giáo; tiêu chuẩn và chức danh nhà giáo; tuyển dụng, sử dụng và chế độ làm việc của nhà giáo; đào tạo, bồi dưỡng, đãi ngộ và tôn vinh nhà giáo; quản lý nhà nước về nhà giáo. Các nội dung này được Bộ GD-ĐT giới thiệu trong hội thảo tham vấn chuyên môn của đại diện 30 cơ sở giáo dục ĐH về việc xây dựng luật Nhà giáo ngày 19.1.

ĐỐI TƯỢNG ĐƯỢC CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN NGHỀ NGHIỆP NHÀ GIÁO

Theo đó, nhà giáo dự kiến được quy định là người đạt chuẩn nghề nghiệp nhà giáo theo quy định, làm nhiệm vụ giảng dạy, giáo dục trong các cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân. Trong đó, nhà giáo dạy ở cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông, dạy sơ trung cấp của cơ sở giáo dục nghề nghiệp và cơ sở giáo dục khác gọi là giáo viên. Nhà giáo dạy từ CĐ trở lên, người làm nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công viên chức gọi là giảng viên. Nhà giáo sau khi nghỉ hưu vẫn tiếp tục được gọi là nhà giáo.

Chuẩn nghề nghiệp nhà giáo gồm các tiêu chí nghề nghiệp nhà giáo áp dụng cho từng chức danh nhà giáo ở mỗi cấp học và trình độ đào tạo để sử dụng thống nhất trong toàn quốc. Kết quả đánh giá chuẩn nghề nghiệp nhà giáo là căn cứ để tuyển dụng, sử dụng, bổ nhiệm, miễn nhiệm, sa thải và đánh giá phẩm chất năng lực nhà giáo. Đáng chú ý, chính sách này lần đầu tiên giấy chứng nhận nghề nghiệp nhà giáo được nêu ra.

Ông Vũ Minh Đức, Cục trưởng Cục Nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục (Bộ GD-ĐT), cho biết giấy chứng nhận nghề nghiệp nhà giáo là văn bản do cơ quan quản lý giáo dục có thẩm quyền của VN cấp cho người đạt chuẩn nghề nghiệp nhà giáo, đáp ứng yêu cầu để hoạt động nghề nghiệp nhà giáo; thay thế cho quyết định công nhận hoàn thành chế độ tập sự và chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp nhà giáo hiện nay.

Cũng theo ông Đức, người được cấp giấy chứng nhận nghề nghiệp gồm: người hoàn thành tập sự và đạt chuẩn nghề nghiệp; người hiện đang là nhà giáo; nhà giáo đã nghỉ hưu; nhà giáo nước ngoài đáp ứng điều kiện. Ví dụ, nhà giáo đã được cấp giấy chứng nhận nghề nghiệp khi trúng tuyển vào làm giáo viên tại cơ sở giáo dục công lập hoặc khi thuyên chuyển và ký hợp đồng tại cơ sở giáo dục khác không cần phải thực hiện chế độ tập sự. Khi có giấy chứng nhận nghề nghiệp nhà giáo, giáo viên có thể dạy liên trường, dạy theo chế độ thỉnh giảng tại các cơ sở khác. Việc điều động nhà giáo giữa công lập và ngoài công lập, việc thuyên chuyển nhà giáo giữa các địa phương được triển khai thuận tiện hơn, đảm bảo đồng đều về chất lượng dạy học và giáo dục.

Ngoài ra, một số trường hợp khác nếu có nhu cầu cũng có thể được cấp giấy chứng nhận này. Ví dụ, nhà giáo đã nghỉ hưu nhưng vẫn tham gia giảng dạy tại các cơ sở giáo dục theo hình thức hợp đồng lao động. Nhà giáo nước ngoài nếu đáp ứng điều kiện theo quy định của cơ quan quản lý giáo dục có thẩm quyền.

Nhà giáo có cần giấy chứng nhận nghề nghiệp ?- Ảnh 2.

Thạc sĩ Nguyễn Hải Ninh, Phó hiệu trưởng Trường ĐH Hoa Sen, băn khoăn đến việc định danh nhà giáo

LÀM VIỆC TRONG TRƯỜNG ĐH nhưng không đi dạy có là nhà giáo?

Chia sẻ trong hội thảo ngày 19.1, đại diện nhiều cơ sở giáo dục ĐH đã bày tỏ quan điểm xung quanh thông tin giấy chứng nhận nghề nghiệp nhà giáo lần đầu được chia sẻ.

Thạc sĩ Nguyễn Hải Ninh, Phó hiệu trưởng Trường ĐH Hoa Sen, băn khoăn đến việc định danh nhà giáo. Cấp quản lý ở các trường ĐH không đứng lớp giảng dạy, ví dụ trưởng phòng đào tạo hoặc trưởng phòng tổ chức nhân sự, thì có được coi là nhà giáo không. Ông Ninh đề nghị trong luật Nhà giáo cần làm rõ.

“Về chức danh nhà giáo, chúng ta đã có tiêu chuẩn giảng viên, giảng viên chính, giảng viên cao cấp đối với giảng viên trong khối công lập. Nhưng với giảng viên khối tư thục chúng ta chưa có. Tôi đề nghị xây dựng tiêu chuẩn đồng bộ giữa giảng viên khối công lập và tư thục vì hiện nay sự trao đổi qua lại giảng viên giữa 2 hệ thống này rất nhiều. Đề nghị có quy định chi tiết chức danh với giảng viên khối tư thục”, ông Ninh đặt vấn đề.

Về giấy chứng nhận nghề nghiệp, ông Ninh cho rằng đây là đề xuất rất hay của luật Nhà giáo. Theo ông Ninh, nên xây dựng giấy chứng nhận theo hướng như một chứng chỉ hành nghề. Ông Ninh phân tích: “Với giảng viên ĐH, chúng ta lấy nguồn từ các thạc sĩ, tiến sĩ và thậm chí trường tư thục không có giai đoạn tập sự mà chỉ thử việc để trở thành giảng viên. Do đó, nên có kỳ sát hạch để người đủ trình độ, năng lực, phẩm chất đạo đức qua được bài sát hạch thì nhận được chứng chỉ và có thể sử dụng trong phạm vi toàn quốc”.

Ông Ninh kiến nghị thêm: “Nên có thời gian với chứng chỉ nghề nghiệp nhà giáo. Theo định kỳ nên xem xét lại về trình độ, năng lực, phương pháp giảng dạy, tác phong, đạo đức”.

Liên quan đến xử lý vi phạm giảng viên, ông Ninh còn cho rằng khi có luật Nhà giáo cần bổ sung quy định cụ thể cho phép nhà trường đình chỉ công tác giảng dạy hoặc được sa thải nếu đủ điều kiện theo luật. Đồng thời, đề nghị cơ quan cấp phép thu hồi giấy chứng nhận nghề nghiệp nhà giáo.

Đồng thuận với việc xây dựng luật Nhà giáo nhưng PGS-TS Bùi Anh Thủy, Trưởng khoa Luật, Trường ĐH Văn Lang, khá băn khoăn đến giấy chứng nhận nghề nghiệp nhà giáo. Ông Thủy nói: “Các giáo sư, người rất có uy tín về lĩnh vực học thuật, thì cần làm thủ tục gì và ai cấp giấy chứng nhận nghề nghiệp này cho họ. Trước đây bộ cấp bằng thạc sĩ, tiến sĩ nhưng lâu nay các trường ĐH đã thực hiện việc cấp văn bằng cho thang học vấn cao nhất ở nước ta… Nay thêm chứng nhận nghề nghiệp cần phân cấp thực hiện ra sao, có xung đột với các chức danh, học hàm, học vị hiện có hay không?”.

PGS-TS Bùi Anh Thủy còn cho rằng sẽ khó khả thi với quy định người được cấp giấy chứng nhận nhà giáo không cần qua chế độ tập sự khi được nhận vào cơ sở khác, thuyên chuyển giữa các địa phương. Lý do được nêu ra, theo ông Thủy, hệ thống các trường ĐH công lập hiện có những trường tự chủ hoàn toàn, họ có quyền nhận hoặc không nhận ai đó và các trường tư cũng vậy. Quy định này sẽ gặp những trở ngại ngay với các trường tự chủ hoàn toàn. (còn tiếp)

Cấp miễn phí

Giấy chứng nhận nghề nghiệp nhà giáo được cấp miễn phí, có giá trị sử dụng trong toàn quốc và có giá trị sử dụng trong suốt thời gian nhà giáo hoạt động giảng dạy, giáo dục trừ trường hợp bị thu hồi hoặc tạm đình chỉ. Giấy sẽ bị thu hồi khi nhà giáo bị cơ quan có thẩm quyền đánh giá không hoàn thành nhiệm vụ 2 năm liên tục; vi phạm kỷ luật ở mức độ bị buộc thôi việc, sa thải; hồ sơ đề nghị cấp giấy không đúng quy định. Giấy chứng nhận bị tạm đình chỉ trong trường hợp nhà giáo bị cơ quan quản lý giáo dục có thẩm quyền đình chỉ có thời hạn hoạt động giảng dạy, giáo dục. Trong trường hợp bị mất hoặc thay đổi thông tin về hoạt động nghề nghiệp, giấy chứng nhận có thể được cấp lại.

Các quy định về chuẩn nghề nghiệp giáo viên

Đến nay, cả nước có hơn 1,6 triệu nhà giáo, trong đó có gần 80.000 giảng viên ĐH, CĐ với hơn 48.000 thạc sĩ, hơn 24.000 tiến sĩ, gần 5.000 giáo sư, phó giáo sư. Biên chế sự nghiệp của ngành giáo dục chiếm khoảng 70% tổng biên chế sự nghiệp cả nước. Chuẩn nghề nghiệp với giáo viên hiện theo luật Giáo dục năm 2019 và các hướng dẫn của Bộ GD-ĐT. Ở mỗi bậc học, giáo viên, giảng viên tùy theo năm công tác, có chứng chỉ chức danh nghề nghiệp và đáp ứng các tiêu chí của bộ sẽ được phân hạng, từ hạng I đến hạng III. Đây là cơ sở để xếp lương trong các trường công lập. Những giáo viên, giảng viên trường tư khi chuyển sang khu vực công lập phải thi tuyển viên chức, học và thi chứng chỉ chức danh nghề nghiệp cùng một số quy định khác.



Source link

Cùng chủ đề

Sẽ có nhiều rào cản nếu nhà giáo phải có giấy chứng nhận nghề nghiệp

Theo TS. Vũ Thu Hương, các thầy cô giáo thay vì dành tâm huyết cho học sinh sẽ phải mất thời gian tìm cách đáp ứng yêu cầu của giấy chứng nhận nghề nghiệp.

Cấp giấy chứng nhận nghề nghiệp cho nhà giáo đừng để trở đi mắc núi, trở lại mắc sông

Người thì cho rằng là yêu cầu hợp lý để chứng minh năng lực giảng dạy, người thì cho rằng không cần thiết, rườm rà nhiêu khê chẳng khác gì thêm một “giấy phép con”, nhiều ý kiến thì cảnh báo: cần thận trọng, tránh tình trạng “trở đi mắc...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Hai học sinh Phú Yên đoạt giải nhì cuộc thi Tiếng nói xanh

Võ Thế Dũng và Lê Đình Bảo Ngọc (học sinh Trường THPT chuyên Lương Văn Chánh, Phú Yên) vừa đoạt giải nhì trong cuộc thi hùng biện - tranh biện Tiếng nói xanh năm 2023. Cuộc thi hùng biện - tranh biện Tiếng nói xanh năm 2023 do Tập đoàn Vingroup tổ chức diễn ra từ 24.2 đến 24.3 với sự tham gia của 201 thí sinh trong cả nước. Vượt qua 118 đội tại 2 điểm thi Hà Nội...

Bài đọc nhiều

“Kết sức mạnh – Nối yêu thương”

Ngày 23/3, tại Trường THCS Lương Yên (quận Hai Bà Trưng, Hà Nội), Trung tâm Truyền thông Thanh thiếu nhi (Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh) phối hợp cùng Tổ chức Cứu trợ trẻ em (SCI) tổ chức Chương trình truyền thông với chủ đề “Kết sức mạnh – Nối yêu thương”.  Sự kiện được chính các thành viên Câu lạc bộ Girls Decide - “Quyết định ở chúng mình” là các em học sinh nữ từ 11...

Truyền hình trực tiếp tư vấn tuyển sinh 2024 trên VTV2

Chiều 23/3, chương trình do Ban Khoa giáo- Đài Truyền hình Việt Nam thực hiện, được truyền hình trực tiếp từ Trung tâm Truyền hình Việt Nam tại Tp.HCM. Đơn vị đồng hành cùng chương trình gồm: Trường ĐH Công nghệ Tp.HCM (HUTECH); Trường ĐH Kinh tế - Tài chính Tp.HCM (UEF); Trường Đại học Gloustershire Việt Nam. Tham dự chương trình có: ông Huỳnh Văn Chương, Cục trưởng Cục Quản lý Chất lượng, Bộ Giáo dục và Đào tạo;...

Thần đồng 8 tuổi phát triển 3 app công nghệ thu hút sự chú ý cả thế giới

Một thần đồng trẻ tuổi đến từ Ấn Độ đang thu hút sự chú ý của cả thế giới bằng sự thông minh và sáng tạo của mình. Năm 2023, Rishi Shiv Prasanna, một cậu bé 8 tuổi đến từ thành phố Bengaluru đã được Tổng thống Ấn Độ Droupadi Murmu vinh danh Giải thưởng Trẻ em Quốc gia Pradhan Mantri Rashtriya Bal Puraskar danh giá cho những thành tựu đặc biệt với tư cách là nhà phát triển ứng dụng...

Đề xuất học sinh, sinh viên làm thêm không quá 20 tiếng mỗi tuần

Học sinh, sinh viên từ 15 tuổi trở lên được làm việc bán thời gian nhưng không quá 20 giờ mỗi tuần trong năm học, theo dự thảo Luật việc làm sửa đổi. Đây là lần đầu tiên Bộ Lao động Thương binh và Xã hội đề xuất quản lý việc làm bán thời gian của học sinh, sinh viên. Dự thảo đang lấy ý kiến, từ 15/3.Cụ thể, học sinh, sinh viên đủ tuổi lao động - tức...

Cùng chuyên mục

Top 3 vị trí việc làm lương cao dành cho người biết tiếng Hàn

Bên cạnh nhiều công ty, doanh nghiệp Hàn Quốc đẩy mạnh đầu tư vào nước ta thì làn sóng văn hóa du nhập thông qua âm nhạc, phim ảnh cũng là lý do tiếng Hàn ngày càng trở nên phổ biến. Dưới đây là gợi ý top 3 vị trí công việc lương cao dành cho người biết tiếng Hàn, bạn có thể tham khảo thêm để đưa ra cho mình sự lựa chọn phù hợp.Hướng dẫn viên du...

Bộ Giáo dục đề xuất tạm thời hạ chuẩn giáo viên

Những địa phương thiếu giáo viên có thể được tuyển người tốt nghiệp cao đẳng, thay vì đại học như Luật Giáo dục, theo đề xuất của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Đây là nội dung tại dự thảo Tờ trình đề nghị xây dựng Nghị quyết của Quốc hội, được Bộ Giáo dục và Đào tạo gửi Chính phủ và công bố ngày 22/3.Bộ cho biết hiện số lượng giáo viên chưa đáp ứng định mức; tình...

9 thí sinh bị đình chỉ trong đợt thi đánh giá năng lực đầu tiên năm 2024

Tối 24-3, Trung tâm khảo thí Đại học Quốc gia Hà Nội cho biết tổng số thí sinh đăng ký dự thi HSA đợt 401 theo danh sách là 11.157, số có mặt dự thi là 11.014, đạt 98,7%.Trung tâm khảo thí đánh giá tỉ lệ thí sinh dự thi ngay đợt đầu tiên đạt cao hơn nhiều so với các đợt...

Mới nhất

Thư của Đại tướng Phan Văn Giang chúc mừng cán bộ, đoàn viên, thanh niên Quân đội

(Bqp.vn) - Nhân dịp kỷ niệm 93 năm Ngày thành lập Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh (26/3/1931 - 26/3/2024), Đại tướng Phan Văn Giang, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng đã gửi thư chúc mừng tới toàn thể cán bộ, đoàn viên, thanh niên Quân...

Âm nhạc của Đen sẽ thấm đẫm tình người

Từ người bình thường trở thành nghệ sĩ là phúc phần lớn lao, Đen Vâu nói mình phải có trách nhiệm để đền đáp phúc phần đó. Và âm nhạc đã mở lối cho anh thực hiện được những dự định 'thấm đẫm tình người'. Ca sĩ Đen Vâu tại lễ trao thưởng Gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu...

Sau ‘cú sảy chân’ trượt lớp 10 trường công, nữ sinh trúng tuyển 9 đại học Mỹ

Nguyễn Thị Thanh Tuyền (lớp 12I Trường THPT Marie Curie, Hà Nội) mới đây nhận được thư mời nhập học từ 9 trường ĐH ở Mỹ, với mức học bổng cao nhất gần 6 tỷ đồng cho 4 năm học. Cú sốc trượt lớp 10 công lập Sinh ra và lớn lên ở Nghệ An, năm 2021, như các bạn bè...

Đẹp mê hồn Sơn Trà mùa thay lá, khách đổ về ngắm ‘nữ hoàng linh trưởng’ dạo chơi

Các cánh rừng ở bán đảo Sơn Trà đang bước vào mùa "thay áo", sắc lá vàng, đỏ xen lẫn giữa rừng cây xanh thu hút rất đông du khách đến tham quan. Bán đảo Sơn Trà (thuộc phường Thọ Quang, quận Sơn Trà) được xem là “lá phối xanh”, “viên ngọc quý” của TP Đà Nẵng. Nơi đây có diện...

Mới nhất