Trang chủNewsNhân quyềnNhững dấu mốc đáng nhớ trong cộng đồng quốc tế

Những dấu mốc đáng nhớ trong cộng đồng quốc tế


z4424641710185_4a5ff405857d6a6f08d5353cd5e6066a.jpg
Ông Phạm Đức Luận – Cục trưởng Cục Quản lý đê điều và Phòng, chống thiên tai, Chánh Văn phòng Thường trực Ban chỉ đạo quốc gia về phòng, chống thiên tai

Xoay quanh nội dung này, nhân dịp Việt Nam sẽ chủ trì phiên họp lần thứ 42 của Ủy ban ASEAN về Quản lý thiên tai (ACDM) và các cuộc họp liên quan từ ngày 13 – 16/6 tại Đà Nẵng, phóng viên Báo TN&MT đã có cuộc trò chuyện với ông Phạm Đức Luận – Cục trưởng Cục Quản lý đê điều và Phòng, chống thiên tai, Chánh Văn phòng Thường trực Ban chỉ đạo quốc gia về phòng, chống thiên tai.

PV: Xin Cục trưởng cho biết chủ đề “Từ ứng phó đến hành động sớm” trong phòng chống thiên tai có ý nghĩa như thế nào?

Ông Phạm Đức Luận: “Hành động sớm”, tuy là một khái niệm tương đối mới đối với nước ta, nhưng về bản chất chính là các hoạt động trong giai đoạn phòng ngừa, ứng phó trước thiên tai mà các cơ quan trong lĩnh vực phòng, chống thiên tai đã và đang triển khai, ví dụ như kiểm tra công trình an toàn, sơ tán dân, nâng cao nhận thức cho người dân về thiên tai và cách ứng phó.

Trước đó, năm 2022, chủ đề “Cảnh báo sớm, hành động sớm cho mọi người” cũng được thống nhất lựa chọn cho Ngày Quốc tế giảm nhẹ rủi ro thiên tai (13/10/2022).

Trong công tác quản lý rủi ro thiên tai, “Hành động sớm dựa vào cảnh báo” là một phương pháp tiếp cận có những yếu tố mới trong quản lý rủi ro thiên tai nhằm giảm thiểu các tác động của thiên tai đến các nhóm đối tượng dễ bị tổn thương và tăng cường khả năng phòng ngừa, ứng phó với thiên tai thông qua việc tiếp cận với các nguồn lực tài chính cho hành động sớm. Hiện tại, trên thế giới đã có hơn 60 quốc gia đã triển khai các chương trình hành động sớm dựa trên cảnh báo.

PV: Thưa ông, cảnh báo sớm, hành động sớm đã góp phần thay đổi và tạo ra những hiệu quả gì trong phòng chống thiên tai những năm gần đây tại nước ta?

Ông Phạm Đức Luận: Nhờ cảnh báo và hành động sớm trong công tác phòng, chống thiên tai cũng như việc chuyển từ bị động ứng phó sang chủ động phòng ngừa được quy định tại Chiến lược Quốc gia phòng, chống thiên tai đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050, trong thời gian qua, công tác phòng chống thiên tai đã đạt được những bước tiến đáng ghi nhận, đặc biệt trong việc giảm thiểu thiệt hại về người và tài sản do thiên tai, cụ thể trong 10 năm từ 2013-2022.

Thiệt hại về người giai đoạn 2018-2022 giảm 18% so với giai đoạn từ 2013-2017 (trung bình từ 244 người chết, mất tích/năm xuống 199 người chết, mất tích/năm). Thiệt hại về kinh tế giai đoạn 2018-2022 giảm 34% so với giai đoạn từ 2013-2017 (trung bình từ 27.695 tỷ đồng/năm xuống 18.324 tỷ đồng/năm).

Ngoài ra, nhờ việc chú trọng công tác thông báo cho tàu thuyền trên biển nên gần như ko có thiệt hại về người do bão trên biển.

anh-2-pctt.jpg
Thời gian qua, công tác phòng chống thiên tai đã đạt được những bước tiến đáng ghi nhận

PV: Sau 3 năm chịu ảnh hưởng của hình thái thời tiết La Nina, El Nino sẽ quay trở lại. Theo các chuyên gia khí tượng, El Nino có thể làm trầm trọng thêm các tác động của biến đổi khí hậu đến các quốc gia Đông Nam Á, khiến cho các đợt hạn hán, nắng nóng, cháy rừng tăng lên, mùa bão năm nay sẽ diễn biến phức tạp, khả năng xuất hiện nhiều cơn bão mạnh bất thường. Thưa Cục trưởng, ông đánh giá như thế nào về tầm quan trọng trong hợp tác ASEAN về quản lý thiên tai?

Ông Phạm Đức Luận: ASEAN là khu vực dễ bị tổn thương trước các thảm họa thiên nhiên như bão, lũ lụt, hạn hán, động đất và núi lửa phun trào… Theo thống kê từ năm 2012-2020, ít nhất 2.916 thảm họa, thiên tai đã xảy ra ở Đông Nam Á, trong đó có một số trận quy mô lớn như bão Bopha ở Phillipines năm 2012; bão Haiyan ở Phillipines năm 2013; động đất và sóng thần miền Trung Sulawesi ở Indonesia năm 2018, bão Mangkhut ở Philippines năm 2018 và bão Damrey ở Việt Nam năm 2017…

Trước diễn biến phức tạp của thiên tai tại khu vực ASEAN, năm 2005, hiệp định ASEAN về Quản lý thảm họa và Ứng phó khẩn cấp (AADMER) đã được ký kết bởi các thành viên ASEAN, tiếp đó thành lập Trung tâm Điều phối ASEAN về hỗ trợ nhân đạo trong quản lý thiên tai vào năm 2011 với mục đích tăng cường việc hợp tác giữa các thành viên ASEAN trong phối hợp ứng phó với thiên tai trong khu vực, đồng thời phù hợp với tuyên bố Một ASEAN, Một Ứng phó.

Những nỗ lực trong hợp tác ASEAN về quản lý thiên tai đã góp phần tăng cường khả năng chống chịu và giảm nhẹ rủi ro thiên tai cho các nước thành viên; đồng thời, với tinh thần đoàn kết, các nước ASEAN cũng cam kết hiện thực hóa tầm nhìn ASEAN để trở thành khu vực dẫn đầu toàn cầu về quản lý thiên tai thông qua trao đổi, chia sẻ kiến thức và kinh nghiệm thực tiễn; cũng như đóng góp vào các nỗ lực toàn cầu về ứng phó với rủi ro thiên tai.

PV: Xin ông cho biết, với vai trò Chủ tịch Ủy ban ASEAN về quản lý thiên tai, Việt Nam đã triển khai được các hoạt động gì trong năm, đặc biệt về đào tạo, chia sẻ kinh nghiệm quản lý rủi ro thiên tai?

Ông Phạm Đức Luận: Từ đầu năm đến nay, với vai trò là chủ tịch Ủy ban ASEAN về Quản lý thiên tai (ACDM) năm 2023, Việt Nam đã phối hợp chặt chẽ với Ban thư ký ASEAN, trung tâm AHA, các đối tác ASEAN cùng với các cơ quan liên quan tổ chức xây dựng kế hoạch, chương trình triển khai và huy động các nguồn lực để thực hiện các hoạt động quản lý thảm họa và ứng phó khẩn cấp trong năm.

Từ 12-20/2/2023 tại thành phố Đà Nẵng, trong khuôn khổ năm nhiệm kỳ chủ tịch Ủy ban ASEAN về quản lý thiên tai, Việt Nam đã phối hợp với Trung tâm AHA tổ chức đào tạo Đội đánh giá và ứng phó khẩn cấp thiên tai ASEAN (ASEAN-ERAT) cho các cán bộ Phòng, chống thiên tai của 10 nước thành viên ASEAN.

Đây là một trong những cơ chế hợp tác mang tính hành động thiết thực trong khu vực, ASEAN-ERAT được thành lập theo sự đồng thuận của 10 nước ASEAN để tăng cường khả năng sẵn sàng và năng lực của các nước thành viên, đảm bảo ứng phó nhanh, đồng bộ, thống nhất trong nội khối, phát huy sức mạnh tổng hợp của khu vực trong việc hỗ trợ nước thành viên bị ảnh hưởng bởi thảm họa, thiên tai.

Các thành viên của các đội ASEAN-ERAT luôn là nòng cốt trong các hoạt động cứu trợ, ví dụ như cứu trợ tại Myanmar sau bão MOCHA vừa qua.

Để chia sẻ kinh nghiệm phòng chống thiên tai cũng như các thành tựu về giảm nhẹ rủi ro thiên tai với các nước trong khu vực, chúng tôi cũng đã lên kế hoạch tổ chức một số cuộc Hội thảo, Diễn đàn chuyên môn và thăm quan thực tế cho đại diện các cơ quan phòng chống thiên tai trong khu vực trọng điểm về phòng chống thiên tai, cũng như các công trình phòng chống thiên tai lớn, quan trọng tại Việt Nam, đặc biệt tại khu vực đồng bằng sông Cửu Long.

Còn rất nhiều những công việc khác mà tôi khó có thể kể hết ở đây, tuy nhiên tôi khẳng định, năm 2023 sẽ là năm Việt Nam chúng ta để lại nhiều dấu mốc đáng nhớ trong mắt cộng đồng quốc tế trên lĩnh vực quản lý thiên tai.

PV: Xin ông chia sẻ về kỳ vọng của Chính phủ Việt Nam trong hợp tác ASEAN về phòng, chống thiên tai?

Ông Phạm Đức Luận: Năm 2023 là năm Việt Nam đảm nhiệm vị trí Chủ tịch Ủy ban ASEAN về quản lý thiên tai, do vậy, Việt Nam sẽ đóng vai trò là cầu nối hiệu quả, thúc đẩy hợp tác mạnh mẽ giữa khối ASEAN với các quốc gia trong khu vực châu Á – Thái Bình Dương về những giải pháp mang tính chiến lược để giải quyết nhiều rủi ro cùng một lúc, huy động nguồn lực triển khai Chương trình công tác Hiệp định ASEAN về Quản lý thảm họa và Ứng phó khẩn cấp giai đoạn 2021-2025 một cách đầy đủ, hiệu quả, đảm bảo đáp ứng yêu cầu đề ra.

Tinh thần “chủ động, tích cực và có trách nhiệm” của Việt Nam trong hợp tác ASEAN nói chung sẽ tiếp tục được phát huy trong cả hợp tác về quản lý thiên tai. Việt Nam phấn đấu thể hiện vai trò dẫn dắt trong ASEAN không chỉ trên các lĩnh vực an ninh, kinh tế mà còn thể hiện trên phương diện văn hoá-xã hội, mà ở đây là đảm bảo an toàn cho cộng đồng trước thiên tai.

Đối với hợp tác ASEAN về phòng, chống thiên tai, Việt Nam mong muốn quan hệ, đối thoại và sự phối hợp với các nước ASEAN và các cơ quan, tổ chức khác trong công tác ứng phó với thiên tai, đặc biệt đối với các thiên tai lớn, ảnh hưởng đến nhiều nước trong khu vực được tăng cường, hướng tới tuyên bố Một ASEAN, Một ứng phó.

Đồng thời, công tác chia sẻ nguồn lực, thông tin, kinh nghiệm về công tác phòng chống thiên tai giữa các nước trong khu vực ASEAN được nâng cao. Các hoạt động, hợp tác nghiên cứu về thiên tai giữa các nước thành viên ASEAN cũng như các đối tác được triển mạnh mẽ, đảm bảo đáp ứng yêu cầu về công tác phòng, chống thiên tai đối với tình hình thiên tai đang có diễn biến ngày càng phức tạp kể cả về phạm vi và cường độ trong khu vực.

Hơn nữa, việc huy động các nguồn lực từ nhiều nguồn khác nhau cho công tác phòng, chống thiên tai trong khu vực ASEAN nói chung và Việt Nam nói riêng được quan tâm, đảm bảo đáp ứng được yêu cầu.

Bên cạnh đó, công tác phát triển nguồn nhân lực, cán bộ trong phòng, chống thiên tai được thúc đẩy, phù hợp với nhu cầu của các quốc gia thành viên ASEAN nói chung và Việt Nam nói riêng.

Ngoài ra, các chương trình giáo dục, nâng cao nhận thức cộng đồng được đầu tư, quan tâm đúng mức trong cộng đồng các quốc gia thành viên ASEAN, đảm bảo giảm thiểu rủi ro thiên tai gây ra, đặc biệt đối với các đối tượng dễ bị tổn thương.

PV: Trân trọng cảm ơn ông!

                                                                               Mai Đan (thực hiện)



Nguồn

Cùng chủ đề

Trao Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp văn hóa, thể thao và du lịch cho bà Lê Thị Hồng Vân

Phát biểu tại buổi lễ, Thứ trưởng Hoàng Đạo Cương nhấn mạnh trong quá trình giữ chức vụ Đại sứ, Trưởng phái đoàn thường trực Việt Nam bên cạnh UNESCO, bà Lê Thị Hồng Vân đã có nhiều đóng góp cho sự nghiệp phát triển Văn hoá, Thể thao và...

Lòng tin vào khả năng và tầm ảnh hưởng của Việt Nam trong cộng đồng quốc tế

 Đó cũng là minh chứng rõ ràng về vị thế ngày càng được nâng cao của Việt Nam, cho thấy lòng tin vào khả năng và tầm ảnh hưởng của Việt Nam trong cộng đồng quốc tế ngày càng được nâng cao. 1.Trong hai ngày 10 - 11/9/2023, Tổng...

Việt Nam sẽ công bố sáng kiến ứng phó biến đổi khí hậu tại COP28

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự kiến sẽ công bố một số sáng kiến, cam kết mới của Việt Nam để cùng cộng đồng quốc tế ứng phó tốt nhất với biến đổi khí hậu trong thời gian tới. Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Đỗ Hùng Việt - Ảnh: Bộ Ngoại giao Đó là khẳng định của Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Đỗ Hùng Việt khi trả lời báo chí trước thềm chuyến công du của Thủ tướng Phạm...

Đưa múa Lân Sư Rồng Việt Nam đến với cộng đồng quốc tế

Tối 4/11, Liên đoàn Lân Sư Rồng Việt Nam đã phối hợp cùng Tổng Liên đoàn Võ thuật Việt Nam (Vovinam -Việt Võ Đạo) tại Pháp tổ chức một đêm biểu diễn các tiết mục múa Lân Sư Rồng và nhiều tiết mục võ thuật đẹp mắt.

Mối đe dọa sống còn của nước biển dâng

SGGP 05/11/2023 07:00 Tại trụ sở Liên hợp quốc ở TP New York (Mỹ), Đại hội đồng Liên hợp quốc khóa 78 đã tổ chức phiên thảo luận về mối đe dọa sống còn của nước biển dâng trong bối cảnh khủng hoảng khí hậu. Các biện pháp bảo vệ bờ biển trước nước biển dâng được thực hiện tại Ấn Độ. Ảnh: UN Đảm bảo an ninh, bền vững Phát biểu khai mạc, Chủ tịch...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Thủ tướng yêu cầu đẩy nhanh tiến độ cầu Rạch Miễu 2; khẩn trương bố trí vốn cho tuyến đê biển trọng yếu

*Khảo sát địa điểm dự kiến quy hoạch xây dựng cảng biển và khu phục hồi diện tích biển Gò Công, Thủ tướng Phạm Minh Chính hoan nghênh ý tưởng mở rộng không gian phát triển này; yêu cầu tỉnh Tiền Giang phối hợp với các...

Thủ tướng dâng hương tưởng nhớ hai cố Thủ tướng và Anh hùng dân tộc Trương Định

*Chiều cùng ngày, trong chương trình công tác tại tỉnh Tiền Giang, Thủ tướng và đoàn công tác đã đến dâng hương, bày tỏ lòng tri ân, tưởng nhớ công đức của Anh hùng dân tộc, Bình Tây Đại nguyên soái Trương Định - một trong...

Bộ TN&MT, phát động hưởng ứng Ngày Nước thế giới, Ngày Khí tượng thế giới và Chiến dịch Giờ Trái đất năm 2024

Đồng thời, Luật cũng quy định rõ trách nhiệm quản lý nhà nước của các Bộ, ngành về tài nguyên nước nhằm phân công, phân cấp rõ trách nhiệm quản lý nhà nước về tài nguyên nước, nguồn nước với trách nhiệm quản lý nhà nước...

Bài đọc nhiều

Cùng chuyên mục

Vinh danh những cống hiến của người giữ rừng tại Vườn quốc gia Chư Yang Sin

Lần đầu tiên Trung tâm Hành động vì Động vật Hoang dã Việt Nam (WildAct) với sự đồng hành của Hiệp hội Vườn quốc gia và Khu bảo tồn thiên nhiên Việt Nam (VNPPA) và Ban quản lý Vườn quốc gia Chư Yang Sin tổ chức thành công giải thưởng "Người giữ rừng Chư Yang Sin'.

Phụ nữ tham chính để nhiều vấn đề quan trọng không bị lãng quên…

Chia sẻ với báo chí về bình đẳng giới và quyền của phụ nữ, Đại sứ Hilde Solbakken đã kể về câu chuyện của Na Uy và những trải nghiệm cá nhân khi là một nữ cán bộ ngoại giao.

Coi trọng đảm bảo các quyền con người trong công tác công an

Ý thức được ý nghĩa của cơ chế UPR, Bộ Công an luôn coi trọng quá trình thực hiện các khuyến nghị nhằm thúc đẩy bảo vệ quyền con người ở Việt Nam.

Tinh vi các thủ đoạn lừa đảo việc làm trực tuyến, nhiều người có trình độ cao cũng là nạn nhân

Nạn mua bán người đang diễn biến ngày một phức tạp. Trong đó, hình thức lừa đảo việc làm trực tuyến được các chuyên gia đặc biệt cảnh báo.

Từ kinh nghiệm của các quốc gia hạnh phúc, định hình lực lượng lao động tương lai của Việt Nam

Mô hình phúc lợi xã hội và quản trị lao động của các nước Bắc Âu có thể truyền cảm hứng cho các chiến lược phát triển thị trường lao động Việt Nam.

Mới nhất

Các tay đua mô tô nước biểu diễn những màn lướt sóng đẹp mắt

VOV.VN - Hôm nay (22/3) Aquabike Promotion - nhà quảng bá cho giải đua đã chính thức công bố danh sách 55 tay đua đến từ 26 quốc gia, đăng ký thi ở cả 4 hạng mục thi đấu. Đại diện Aquabike Promotion cho biết, trước đó website của giải thông báo có 62 tay đua đăng ký nhưng đến...

Giá như ngày xưa con xin tiền, hãy thông minh, sáng suốt mà nói câu này!

Ông Tô, Trung Quốc, năm nay 65 tuổi, có một cậu con trai hơn 30 tuổi....

Bình Định: Mãn nhãn với những màn lướt sóng đẹp mắt của các tay đua mô tô nước

Các tay đua tập luyện, làm quen với đường đua Trong ngày đầu tiên chặng đua Grand Prix of Binh Dinh 2024, 55 tay đua đến từ 26 quốc gia đã có mặt ở khu vực thi đấu (Đầm Thị Nại, TP Quy Nhơn, Bình Định) để tập luyện, làm quen với đường đua. Sáng 22/03, Aquabike Promotion – nhà quảng...

Khẳng định sự phát triển

Khẳng định sự lớn mạnh sau 20 năm tái lập tỉnh Tham dự Lễ kỷ niệm 20 năm ngày tái lập tỉnh Đắk Nông (1/1/2004 - 1/1/2024), có Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ; Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang; lãnh đạo các bộ, ngành Trung ương, các tỉnh, thành...

Mới nhất

Hết rồi con ơi!