Trang chủNewsChính trịNửa nhiệm kỳ - Một đột phá: Phú Thọ cùng doanh nghiệp...

Nửa nhiệm kỳ – Một đột phá: Phú Thọ cùng doanh nghiệp vượt khó

Thu hút mới 226 dự án DDI với vốn đăng ký gần 42.540 tỷ đồng, 26 dự án FDI với vốn đăng ký gần 880 triệu USD; trên 2.800 doanh nghiệp thành lập mới, khoảng 1.300 doanh nghiệp đăng ký hoạt động trở lại; vào tốp các địa phương có kim ngạch xuất khẩu cao trong cả nước; liên tục tăng và ổn định trong bảng xếp hạng PCI, PAR INDEX, SIPAS, PAPI… Đây là những con số đầy “ấn tượng” của Phú Thọ trong 3 năm thực hiện khâu đột phá chiến lược “Cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư kinh doanh”. Nửa nhiệm kỳ – Một khâu đột phá – bám sát phương châm đồng hành với doanh nghiệp – Chưa bao giờ môi trường đầu tư kinh doanh của Phú Thọ lại chuyển động mạnh mẽ đến vậy.

Đoàn công tác của tỉnh do đồng chí Bùi Minh Châu – Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh làm trưởng đoàn đã làm việc và xúc tiến đầu tư tại Hàn Quốc và Nhật Bản (Tháng 9/2023 – Ảnh: Trần Quyết Chiến)

Bài 1: Kiến tạo lợi thế, đón “sóng” đầu tư

Sẵn sàng mọi điều kiện đón các nhà đầu tư, “coi việc của nhà đầu tư là việc của tỉnh”, Phú Thọ đã hiện thực hóa mục tiêu trở thành điểm đến tin cậy của với các doanh nghiệp trong và ngoài nước. “Hiện nay, các nhiều doanh nghiệp quan tâm đến Phú Thọ do ba yếu tố: Vị trí thuận lợi với quỹ đất lớn; chính quyền năng động, đồng hành; nguồn nhân lực dồi dào” – Ông Đỗ Nhất Hoàng – Cục trưởng Cục đầu tư nước ngoài, Bộ Kế hoạch và Đầu tư khẳng định.

Biến tiềm năng thành lợi thế

Nổi lên trên “bản đồ” thu hút đầu tư của cả nước những năm gần đây với các thế mạnh về vị trí địa lý, quỹ đất, nguồn nhân lực, Phú Thọ đã thành lập Ban vận động xúc tiến đầu tư của tỉnh; xây dựng kế hoạch xúc tiến 5 năm bài bản, rõ ràng. Hằng năm, tỉnh đều rà soát, điều chỉnh, ban hành danh mục dự án, ngành nghề lĩnh vực ưu tiên, điều kiện, địa bàn, thị trường mục tiêu thu hút đầu tư . Thay vì “chờ” nhà đầu tư tìm đến, tỉnh đã tự nghiên cứu, tiếp cận thị trường tiềm năng, xu hướng đầu tư mới, tìm hiểu rõ nhu cầu của doanh nghiệp để có các giải pháp “đón” làn sóng đầu tư.

Theo đó, Phú Thọ đã chú trọng công tác xây dựng quy hoạch, huy động tối đa các nguồn lực để “thay áo” cho hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế – xã hội theo hướng đồng bộ, hiện đại, nhất là hạ tầng giao thông được kết nối thông suốt giữa các vùng của tỉnh với khu vực và quốc gia; hạ tầng một số khu, cụm công nghiệp hiện đại; hạ tầng điện, nước và các dịch vụ ngân hàng, viễn thông đáp ứng tốt nhu cầu sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp. Giai đoạn 2021 – 2023, tỉnh đã cải tạo, đầu tư mới, nâng cấp 18 tuyến đường với chiều dài 251km. Phú Thọ đã đầu tư hoàn thành hạ tầng kỹ thuật (giai đoạn 1 – 356ha) Khu công nghiệp Phú Hà, Khu công nghiệp Thụy Vân mở rộng (335ha); đang triển khai hoàn thiện hạ tầng Khu công nghiệp Cẩm Khê (450ha); Khu công nghiệp Trung Hà (200ha). Đến nay, toàn tỉnh có 4/7 khu công nghiệp, 26/28 cụm công nghiệp đã hoàn thành hạ tầng đưa vào sử dụng hoặc sử dụng từng phần. Tỉnh đã ban hành kế hoạch phát triển nguồn nhân lực 5 năm và hằng năm nhằm chuẩn bị đủ nguồn nhân lực có trình độ tay nghề cao theo các ngành nghề, lĩnh vực ưu tiên thu hút đầu tư.

Khu công nghiệp Cẩm Khê kết nối với Cao tốc Nội Bài – Lào Cai

Chủ động tiếp cận, đối thoại về hướng phát triển của tỉnh; giới thiệu những tiềm năng, thế mạnh và cơ hội, chính sách đầu tư tới các doanh nghiệp, các thị trường trọng điểm… chính là cách tỉnh Phú Thọ đang vận dụng để thu hút nguồn vốn đầu tư nước ngoài một cách hiệu quả. Hệ thống dữ liệu, thông tin, tài liệu xúc tiến đầu tư được chuẩn hóa từ cơ sở dữ liệu về cơ sở hạ tầng, hệ thống quy hoạch, chính sách, thủ tục đến quy trình đầu tư – Ông Trần Giang – Giám đốc Trung tâm Xúc tiến đầu tư, Sở Kế hoạch và Đầu tư khẳng định.

Phương thức xúc tiến đầu tư được đổi mới theo hướng kết hợp giữa tổ chức các hội nghị nhà đầu tư với tiếp cận trực tiếp. Tỉnh đã tổ chức nhiều đoàn công tác xúc tiến đầu tư trực tiếp với nhiều tập đoàn, doanh nghiệp lớn và các nhà đầu tư trong và ngoài nước.

Ông Kim Myung Hwan – Chủ tịch Công ty TNHH JNTC Vina (Khu công nghiệp Thụy Vân, thành phố Việt Trì) cho biết: Sau một thời gian đầu tư, kinh doanh tại Phú Thọ, chúng tôi nhận thấy những tiềm năng, lợi thế về nguồn nhân lực của tỉnh đồng thời được nhận hỗ trợ rất lớn từ phía các cơ quan chức năng của tỉnh. Do đó chúng tôi rất yên tâm tập trung đầu tư sản xuất, mở rộng dây chuyền để phát triển ổn định, bền vững tại Phú Thọ và sẵn sàng giới thiệu với các doanh nghiệp Hàn Quốc đến tìm hiểu môi trường đầu tư tại đây.

Gỡ “nghẽn” mặt bằng sạch

Nhận thấy mặt bằng sạch là băn khoăn lớn nhất của mọi nhà đầu tư, ngay từ đầu nhiệm kỳ, Phú Thọ chỉ đạo đẩy mạnh công tác giải phóng mặt bằng, từng bước gỡ nút thắt về đất đai “cản trở” doanh nghiệp đầu tư tại tỉnh. Quyết liệt trong chỉ đạo giải phóng mặt bằng ở tất cả các cấp, các ngành, các địa phương đã góp phần đẩy nhanh tiến độ hoàn thiện cơ sở hạ tầng một số khu, cụm công nghiệp, tạo quỹ đất thu hút các nhà đầu tư thứ cấp vào sản xuất, kinh doanh.

Dự án xây dựng, kinh doanh kết cấu hạ tầng Khu công nghiệp Cẩm Khê do Công ty cổ phần Xây dựng Đức Anh là chủ đầu tư được triển khai năm 2017 với diện tích quy hoạch 450ha, tổng vốn đầu tư xây dựng hơn 2.478 tỷ đồng. Thời gian qua, việc triển khai xây dựng bị chậm tiến độ do công tác giải phóng mặt bằng gặp nhiều khó khăn.

Chủ tịch UBND tỉnh Bùi Văn Quang và đoàn công tác kiểm tra thực địa Dự án xây dựng, kinh doanh kết cấu hạ tầng Khu công nghiệp Cẩm Khê (Tháng 10/2023)

Cùng chủ đầu tư giải quyết khó khăn này, UBND tỉnh, UBND huyện Cẩm Khê đã tổ chức nhiều cuộc kiểm tra, đánh giá, chỉ đạo quyết liệt công tác tháo gỡ khó khăn trong giải phóng mặt bằng với tinh thần “khó ở đâu, gỡ ở đó”. Huyện đã tập trung chỉ đạo đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác dân vận; phối hợp tốt với các tổ chức, đoàn thể để thực hiện tuyên truyền vận động Nhân dân; trực tiếp gặp gỡ, đối thoại với các hộ dân, nghe các kiến nghị, vướng mắc của nhân dân để phản ánh kịp thời đến chính quyền giải quyết. Đồng thời, đặc biệt quan tâm thực hiện chế độ, chính sách bồi thường, hỗ trợ tái định cư…, trong đó việc khảo sát, đánh giá giá trị thửa đất cũng được thực hiện thận trọng, chính xác, đúng chính sách và sát với thực tế thị trường.

Tạo điều kiện tối đa cho người dân, tuy nhiên huyện cũng kiên quyết cưỡng chế thu hồi đất đối với trường hợp không chấp hành quy định để dự án triển khai đúng tiến độ. Gần đây nhất, ngày 20/10/2023, UBND huyện Cẩm Khê tổ chức cưỡng chế thực hiện quyết định thu hồi đất đối với 2 hộ dân để giải phóng mặt bằng thực hiện dự án Khu tái định cư Đồng Bạc – 1 trong 5 khu tái định cư để phục vụ dự án.

Ông Nguyễn Đức Anh – Tổng Giám đốc Công ty cổ phần xây dựng Đức Anh cho biết: Tỉnh Phú Thọ cũng như chính quyền huyện Cẩm Khê đã luôn đồng hành cùng doanh nghiệp trong mọi hoạt động từ thủ tục giấy phép đầu tư đến quá trình triển khai thi công xây dựng, đặc biệt là trong khâu then chốt giải phóng mặt bằng. Đến nay, diện tích dự án đã ban hành thông báo thu hồi đất là 407,1ha; diện tích đã được phê duyệt phương án bồi thường 326,1ha, đạt 80% tổng diện tích phải thu hồi; diện tích đã giải phóng mặt bằng 317,6ha, đạt 97% diện tích đã được phê duyệt phương án bồi thường; diện tích đã được chuyển đổi mục đích và giao đất 139,5ha, đạt 43,2% diện tích đã giải phóng mặt bằng sạch. Trong đó, chủ đầu tư đã san lấp mặt bằng và xây dựng hạ tầng xong 100% phân kỳ giai đoạn 1 và 2; đã thực hiện san lấp mặt bằng 80% phân kỳ giai đoạn 3 và 10% phân kỳ giai đoạn 4; đồng thời thu hút 25 dự án vào đầu tư, xây dựng nhà máy.

Huyện Cẩm Khê đang huy động cả hệ thống chính trị cùng vào cuộc tổ chức giải phóng mặt bằng, phấn đấu sẽ hoàn thành công tác giải phóng mặt bằng bàn giao cho chủ đầu tư 183,4ha trong năm nay.

Tính chung toàn tỉnh, từ năm 2020 đến nay đã thu hồi 766,8ha đất, trong đó đã bàn giao trên 500 ha đất sạch các dự án trọng điểm. Cùng với đó, Phú Thọ còn có chính sách hỗ trợ đầu tư về kết nối hạ tầng khu công nghiệp và chi phí san lấp mặt bằng; cung cấp các dịch vụ liên quan đến điện, nước, viễn thông tới chân hàng rào khu, cụm công nghiệp, đường giao thông đến ngoài hàng rào các khu công nghiệp; hỗ trợ, tạo điều kiện cho doanh nghiệp xúc tiến đầu tư, xúc tiến thương mại. Nhờ đó nhiều dự án quy mô lớn, bàn giao nhanh mặt bằng, đảm bảo tiến độ dự án và nâng cao hiệu quả đầu tư.

Bài 2: “Giữ lửa” cải cách hành chính

Cải cách hành chính được Phú Thọ xác định là “chìa khóa” để cải thiện môi trường đầu tư một cách bền vững. Những kết quả Phú Thọ đạt được trên bảng xếp hạng các chỉ số đánh giá cũng như thành tựu kinh tế – xã hội chính là minh chứng rõ nhất cho những cố gắng, nỗ lực, đổi mới, sáng tạo tỉnh đã kiên trì thực hiện. “Để tạo đột phá về cải cách hành chính, tạo điều kiện cho doanh nghiệp phát triển, thời gian qua Phú Thọ thực hiện nhiều giải pháp đồng bộ để hỗ trợ cộng đồng doanh nghiệp, đặc biệt là chú trọng cải cách thủ tục hành chính, hiện đại hóa nền hành chính và nâng cao chất lượng phục vụ của đội ngũ cán bộ” – Đó là chia sẻ của ông Trịnh Thế Truyền – Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư.

Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh khang trang, hiện đại, hoạt động hiệu quả

Hành trình lâu dài

Không chỉ từ năm 2020 khi bắt đầu triển khai thực hiện Nghị quyết số 61-NQ/TU ngày 13/10/2021 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa XIX về “Cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư kinh doanh trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2020 – 2025”, mà cải cách hành chính luôn là nhiệm vụ trọng tâm của tỉnh Phú Thọ trong suốt nhiều năm qua. UBND tỉnh, các sở, ban, ngành, UBND cấp huyện đã chủ động thực hiện việc rà soát, đánh giá để phát hiện thủ tục hành chính, quy định hành chính không cần thiết, không phù hợp, là “rào cản” gây khó khăn cho doanh nghiệp, người dân để kịp thời kiến nghị cấp có thẩm quyền sửa đổi, thay thế, bãi bỏ hoặc rút ngắn thời gian thực hiện.

Chỉ tính từ năm 2021 đến nay, tỉnh đã phê duyệt phương án đơn giản hóa đối với 71 thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền của tỉnh trong các lĩnh vực tư pháp, nông nghiệp và nông thôn, giao thông vận tải, tài nguyên và môi trường, công thương, ngoại vụ, khoa học và công nghệ, văn hóa – thể thao và du lịch. Cùng với đó, tỉnh công bố mới và thay thế 1.220 thủ tục hành chính; sửa đổi, bổ sung 581 thủ tục hành chính; bãi bỏ 108 thủ tục hành chính không còn phù hợp thực tiễn tại địa phương…

Tất cả các quyết định công bố thủ tục hành chính đều công khai, được đăng tải trên hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính và Cổng Thông tin điện tử tỉnh. Trong đó, đi đầu trong cải cách thủ tục hành chính về đầu tư là Sở Kế hoạch và Đầu tư; Sở đã rút ngắn thời gian thực hiện thủ tục hành chính đối với 11/51 thủ tục. Giảm mạnh nhất là thời gian thực hiện thủ tục đầu tư theo quy định từ 40 ngày xuống còn 30 ngày, giảm 10 ngày so với quy định của Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

Đặc biệt, việc thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính trên địa bàn tỉnh luôn đạt kết quả cao và là “đột phá” trong công tác cải cách hành chính, giúp ngăn ngừa các hành vi nhũng nhiễu, tiêu cực, gây phiền hà cho doanh nghiệp trong giải quyết thủ tục hành chính.

Triển khai xây dựng chính quyền điện tử, chuyển đổi số bài bản, có trọng tâm trọng điểm, Phú Thọ đặc biệt chú trọng ứng dụng công nghệ thông tin trong việc giải quyết thủ tục hành chính. Đến hết năm 2023, có 1.121 thủ tục hành chính cung cấp dịch vụ công trực tuyến một phần và toàn trình đã tích hợp, công khai trên Cổng Dịch vụ Công quốc gia (tăng 474 dịch vụ so với năm 2022). Trong đó, dịch vụ công trực tuyến toàn trình là 681 dịch vụ, đạt 43,24%.

Chi cục Hải quan Phú Thọ ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động để tạo thuận lợi cho doanh nghiệp xuất nhập khẩu

Chỉ số cải cách hành chính (PAR INDEX) năm 2022 Phú Thọ xếp thứ 18/63 tỉnh, thành phố trong cả nước; trong đó xếp thứ 1/63 tỉnh, thành phố ở chỉ số thành phần Cải cách chế độ công vụ. Cũng trong năm 2022, theo đánh giá của Ban Chỉ đạo Cải cách Hành chính Chính phủ, Phú Thọ xếp thứ 8 cả nước về chỉ số hài lòng của người dân, tổ chức đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính (SIPAS), tăng 5 bậc so với năm 2021 và xếp thứ 2 khu vực Trung du và miền núi Bắc Bộ; là 1 trong 5 địa phương có mức độ hài lòng đối với việc cơ quan tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị cao nhất cả nước. Đây cũng năm thứ 5 liên tiếp Phú Thọ tăng bậc trên bảng xếp hạng này. Theo báo cáo Chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh (PAPI) năm 2022, Phú Thọ đứng thứ 10/61 tỉnh, thành phố và dẫn đầu trong 14 tỉnh Trung du và miền núi phía Bắc. Phân tích chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) có thể thấy điểm số PCI của Phú Thọ kể từ năm 2016 đến năm 2022 có xu hướng tăng tích cực. Riêng năm 2022, Phú Thọ đạt 66.30 điểm – số điểm cao nhất từ trước đến nay, xếp thứ 24/63 tỉnh, thành phố trong cả nước.

Trọng thực chất, tránh hình thức

Dù đạt nhiều kết quả quan trọng, tuy nhiên sau mỗi kỳ công bố kết quả PCI, PAR INDEX Phú Thọ đều phân tích chuyên sâu những thành công, hạn chế, đưa ra những cách làm hay, giải pháp tốt nhằm tiếp tục phát huy, thẳng thắn nhìn nhận những tồn tại, hạn chế, các chỉ số giảm điểm và giảm hạng, chỉ rõ đâu là điểm nghẽn, phân tích nguyên nhân cụ thể, gắn trách nhiệm của từng cá nhân, cơ quan, đơn vị để đưa ra giải pháp khắc phục một cách hiệu quả, thực chất để tạo dựng niềm tin của nhà đầu tư và cộng đồng doanh nghiệp.

Tinh thần cải cách được lan tỏa đến các cấp sở, ngành, địa phương với phương châm “lấy sự hài lòng của người dân và cộng đồng doanh nghiệp, nhà đầu tư làm thước đo hiệu quả công việc”. Đơn cử như tại huyện Tam Nông, thời điểm đầu khi mới bắt tay triển khai dịch vụ công trực tuyến gặp nhiều khó khăn do đây là nhiệm vụ mới và khó, khó không chỉ với doanh nghiệp, người dân mà cả với đội ngũ cán bộ. Thế nhưng huyện xác định khó không có nghĩa là không làm, mà làm lại càng phải kiên quyết hơn mới đạt hiệu quả. Đặc biệt, không để số hồ sơ trực tuyến chỉ là “con số báo cáo”, huyện yêu cầu đội ngũ công chức làm việc tại Bộ phận Một cửa các cấp phải cầm tay chỉ việc, hướng dẫn doanh nghiệp, người dân từng thao tác chứ không được làm thay. Mục tiêu huyện hướng đến là doanh nghiệp chỉ phải cung cấp thông tin, giấy tờ một lần.

Với tinh thần đó, huyện đã tự đầu tư trang thiết bị hiện đại để phục vụ công việc; xây dựng Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả ở 12 xã, thị trấn khang trang; tổ chức nhiều cuộc tập huấn cho đội ngũ cán bộ; đồng thời chú trọng công tác kiểm tra, giám sát.

Ông Nguyễn Anh Thắng – Phó Chánh Văn phòng HĐND và UBND huyện Tam Nông cho biết: Với phương châm đổi mới tư duy từ nền “hành chính quản lý” sang “hành chính phục vụ”, xây dựng chính quyền đồng hành, phục vụ, hướng tới sự hài lòng của doanh nghiệp và người dân, huyện Tam Nông đã thực hiện tốt cơ chế “một cửa liên thông”, tăng cường giải quyết thủ tục hành chính trên môi trường điện tử và số hoá hồ sơ. Đồng thời, chú trọng nâng cao trình độ chuyên môn, trách nhiệm, đạo đức công vụ, tinh thần làm việc và văn hóa ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức trong thực thi công vụ, nhất là đối với cán bộ tại bộ phận “một cửa”, “một cửa hiện đại” cấp huyện, cấp xã. Song song với đó, huyện thực hiện nghiêm việc rà soát, đơn giản hóa thủ tục hành chính, cắt giảm quy trình, thời gian, các loại giấy tờ không cần thiết, nhất là là các thủ tục thuộc lĩnh vực về đất đai, giải phóng mặt bằng…

Trong 6 tháng đầu năm 2023, toàn huyện Tam Nông tiếp nhận 10.251 hồ sơ của công dân đề nghị giải quyết thủ tục hành chính. Tỷ lệ hồ sơ thủ tục hành chính được tiếp nhận, giải quyết theo hình thức trực tuyến cấp huyện đạt trên 90%, cấp xã đạt trên 60%. Từ tháng 7/2023, huyện đã triển khai ứng dụng quyết mã QR đặt tại UBND huyện và 100% UBND các xã, thị trấn để tra cứu danh mục thủ tục hành chính một cách dễ dàng. Huyện cũng duy trì hoạt động của các tổ hỗ trợ cho cán bộ cấp xã nâng cao trình độ giải quyết hồ sơ trực tuyến và số hoá hồ sơ. Với những cách làm quyết liệt, Tam Nông là một trong số địa phương đứng đầu trong khối các huyện, thành, thị về chỉ số phục vụ người dân và doanh nghiệp.

Người dân đến thực hiện thủ tục hành chính tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả huyện Tam Nông

Ông Dương Văn Chanh – xã Hương Nộn, huyện Tam Nông chia sẻ: quét mã QR Danh mục thủ tục hành chính thuộc lĩnh vực Tài nguyên và Môi trường là có thể nhanh chóng tìm thấy thủ tục để sang nhượng đất đai mà tôi đang cần. Chỉ với thiết bị điện thoại thông minh, tôi có thể dễ dàng gửi hồ sơ và theo dõi quá trình xử lý hồ sơ trực tuyến. Tôi rất hài lòng về sự phục vụ của chính quyền hiện nay.

Để “lửa” cải cách hành chính được duy trì, hằng năm, UBND tỉnh tiến hành việc đánh giá, xếp loại chất lượng hoạt động đối với 20 sở, ban, ngành, 13 UBND cấp huyện, 5 đơn vị sự nghiệp thuộc UBND tỉnh và 8 cơ quan trung ương tổ chức theo ngành dọc. Trong đó đánh giá Chỉ số cải cách hành chính đối với 20 sở, ban, ngành và 13 UBND huyện, thành, thị. Từ đó kịp thời nắm bắt thực tế, nâng cao chất lượng hoạt động của bộ máy hành chính và hiệu quả của công tác cải cách hành chính của tỉnh.

Ông Đàm Đắc Tiến – Phó Chủ tịch Thường trực Hiệp hội Doanh nghiệp vừa và nhỏ tỉnh chia sẻ: Cộng đồng doanh nghiệp đánh giá rất cao quyết tâm chính trị của tỉnh khi triển khai khảo sát và đánh giá thực chất chất lượng giải quyết thủ tục hành chính phục vụ người dân, doanh nghiệp. Đặc biệt, bên cạnh những kết quả tích cực, tỉnh đã trực tiếp chỉ rõ những điểm hạn chế, nêu cao trách nhiệm người đứng đầu sở, ban, ngành, địa phương trong công tác cải cách. Điều này chắc chắn sẽ thúc đẩy công tác cải cách hành chính trong tỉnh ngày càng mạnh mẽ, đi vào thực chất, giúp cải thiện mối quan hệ giữa doanh nghiệp với các cơ quan Nhà nước, tăng khả năng tiếp cận các nguồn lực, dự án. Cộng đồng doanh nghiệp chúng tôi sẽ ngày càng có thêm nhiều thuận lợi trong hoạt động sản xuất, kinh doanh nhờ sự hỗ trợ, tạo điều kiện của tỉnh trong công tác giải quyết thủ tục hành chính, từ đó tiếp tục đồng hành cùng tỉnh trên mọi chặng đường phát triển.

Bài 3: Sát cánh khi doanh nghiệp gặp khó

Không chỉ chú trọng xúc tiến, thu hút tư vấn cho nhà đầu tư, chủ đầu tư, xây dựng biểu tiến độ cụ thể từ khi thực hiện thủ tục đầu tư đến khi khởi công dự án, Phú Thọ còn “theo sát” chân nhà đầu tư trong suốt quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh trên địa bàn tỉnh. “Xác định sức hấp dẫn của môi trường đầu tư nằm ở chính các doanh nghiệp đầu tư thành công tại tỉnh, tạo nên động lực thu hút các doanh nghiệp khác, Phú Thọ luôn quan tâm hỗ trợ, đồng hành cùng doanh nghiệp thông qua việc ban hành nhiều cơ chế, chính sách hỗ trợ doanh nghiệp chuyển đổi số, tiếp cận vay vốn, đào tạo nhân lực, mở rộng thị trường, xây dựng và phát triển thương hiệu…” – Ông Nguyễn Ngọc Hanh – Trưởng Ban Quản lý các khu công nghiệp của tỉnh khẳng định.

Chủ tịch UBND tỉnh Bùi Văn Quang kiểm tra tiến độ triển khai dự án khu đô thị Âu Cơ, thị xã Phú Thọ

Tiếp xúc, lắng nghe, giải quyết dứt điểm vướng mắc

Giai đoạn từ năm 2020 đến nay, các doanh nghiệp đang cùng một lúc phải đối mặt với nhiều thách thức do tình hình thế giới phức tạp, khó khăn; hậu quả của dịch COVID-19 để lại khá nặng nề; sức tiêu thụ của thị trường trong nước và xuất khẩu đều giảm sút; chi phí đầu vào, vận hành, hoạt động, sản xuất đều tăng cao trong khi khả năng hấp thụ vốn của doanh nghiệp hạn chế. Đây là giai đoạn doanh nghiệp “cần” sự hỗ trợ từ phía các cơ quan chuyên môn, chính quyền các cấp. Cũng là giai đoạn tỉnh đẩy mạnh thực hiện các cuộc tiếp xúc, gặp gỡ để nắm bắt và cùng doanh nghiệp tìm giải pháp gỡ khó.

Lãnh đạo tỉnh đã triển khai nhiều cuộc kiểm tra, làm việc với doanh nghiệp, nhà đầu tư; các đơn vị, địa phương trong tỉnh thường xuyên gặp gỡ, đối thoại với doanh nghiệp thông qua các hội nghị chuyên đề, các buổi tiếp dân. Đáng chú ý, 100% cơ quan, đơn vị đã công khai số điện thoại đường dây nóng, đến nay đã tiếp nhận 647 tin phản ánh, câu hỏi, kiến nghị của người dân và doanh nghiệp; tỷ lệ giải quyết đạt 80 – 90%.

Dễ thấy nhất là từ đầu năm 2023, trước những phản ánh của doanh nghiệp thuộc lĩnh vực bất động sản gặp rất nhiều khó khăn, UBND tỉnh đã nghiên cứu và ban hành nhiều văn bản chỉ đạo đẩy mạnh các giải pháp tháo gỡ và thúc đẩy thị trường bất động sản trên địa bàn tỉnh phát triển an toàn, lành mạnh, bền vững. Tỉnh cũng thực hiện rà soát các dự án bất động sản để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc về pháp lý, thủ tục chuẩn bị đầu tư, khơi thông nguồn vốn; đồng thời tổ chức các cuộc họp, làm việc trực tiếp với các doanh nghiệp để kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong triển khai thực hiện dự án.

Chủ tịch UBND tỉnh Phú Thọ đã ban hành Quyết định số 1059/QĐ-UBND ngày 25/5/2023 về việc thành lập Tổ công tác đặc biệt để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, hỗ trợ hiệu quả các doanh nghiệp, nhà đầu tư, dự án đầu tư trên địa bàn. Trong đó, phân công các Phó Chủ tịch UBND tỉnh căn cứ nhiệm vụ, quyền hạn, lĩnh vực công tác, dự án được phân công, bố trí thời gian trực tiếp đi kiểm tra, làm việc với các nhà đầu tư, cơ quan, đơn vị liên quan về tình hình, giải pháp tháo gỡ, khó khăn vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ các dự án. Ngoài ra, từ quý II/2023, HĐND tỉnh cũng đã thực hiện giám sát về việc quản lý, đầu tư, xây dựng các dự án khu đô thị mới, dự án phát triển khu nhà ở trên địa bàn. Đây là cơ sở để rà soát, tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc đối với các dự án bất động sản.

Những “động thái” quyết liệt, đồng bộ của tỉnh đã nhận được sự ghi nhận của công đồng doanh nghiệp. Ông Nguyễn Đại Dương – Tổng Giám đốc Công ty cổ phần bất động sản Đại Việt 19 cho biết: Khó khăn về kinh tế đã khiến hoạt động của Công ty bị ảnh hưởng rất nhiều. Nhưng nhờ có các giải pháp khơi thông nguồn vốn của Chính phủ nói chung và tỉnh Phú Thọ nói riêng, hiện nay thị trường bất động sản đã có dấu hiệu tích cực.

Tiếp tục đổi mới phương thức lãnh đạo, chỉ đạo; triển khai đồng bộ hơn, quyết liệt hơn các giải pháp gỡ khó cho doanh nghiệp, ngày 21/8/2023, UBND tỉnh đã ban hành Văn bản số 3216/UBND-KTTH về việc tiếp, làm việc định kỳ để tiếp nhận các phản ánh, kịp thời giải quyết, tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc, hỗ trợ hiệu quả doanh nghiệp, nhà đầu tư. Theo đó, bắt đầu từ tháng 9/2023, Chủ tịch UBND tỉnh sẽ tiếp, làm việc với doanh nghiệp, nhà đầu tư định kỳ 1 lần/tháng tại Văn phòng UBND tỉnh và tổ chức tiếp, làm việc tại doanh nghiệp để nắm bắt, hiểu rõ hơn tình hình hoạt động và tháo gỡ kịp thời các vướng mắc trong sản xuất, kinh doanh.

Đây cũng là hoạt động cụ thể để thực hiện Nghị quyết 41-NQ/TW ngày 10/10/2023 của Bộ Chính trị và Nghị quyết số 58/NQ-CP ngày 21/4/2023 của Chính phủ về một số chính sách, giải pháp trọng tâm hỗ trợ doanh nghiệp chủ động thích ứng, phục hồi nhanh và phát triển bền vững đến năm 2025 cũng như Công điện số 470/CĐ-TTg ngày 26/5/2023 của Thủ tướng Chính phủ về việc tiếp tục thực hiện quyết liệt, hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.

Cùng doanh nghiệp chuyển đổi và phát triển

Không chỉ gỡ khó trước mắt, để các doanh nghiệp trụ vững trước sự biến động khó lường của thị trường cũng như vững bước trong quá trình hội nhập kinh tế mạnh mẽ hiện nay, Phú Thọ đang đẩy mạnh hỗ trợ, tạo điều kiện cho doanh nghiệp chuyển đổi số.

Nhân viên VNPT Phú Thọ giới thiệu giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp chuyển đổi số

Hội nghị Đẩy mạnh chuyển đổi số trong doanh nghiệp tỉnh Phú Thọ năm 2023 là hoạt động đầu tiên triển khai hoạt động chuyển đổi số ở quy mô toàn tỉnh với sự tham gia của hơn 120 doanh nghiệp. Đây có thể coi là bước khởi động quan trọng cho quá trình chuyển đổi số của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh. Tại hội nghị, Chủ tịch UBND tỉnh Bùi Văn Quang đã giao nhiệm vụ cho các sở, ngành trong việc tham mưu triển khai hoạt động hỗ trợ chuyển đổi số cho các doanh nghiệp nhằm cụ thể hóa cam kết mạnh mẽ của tỉnh Phú Thọ trong việc đồng hành cùng doanh nghiệp.

Ngay sau hội nghị, tỉnh đã tiến hành khảo sát, đánh giá nhu cầu và khả năng thực hiện chuyển đổi số của các doanh nghiệp. Nhận thấy nhiều doanh nghiệp đã quan tâm đến chuyển đổi số nhưng còn mơ hồ về cách làm, thiếu nguồn lực, tỉnh đã đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền, tư vấn cụ thể và đưa ra các giải pháp phù hợp cho từng doanh nghiệp có nhu cầu. Đồng thời lựa chọn các doanh nghiệp đang hoạt động hiệu quả để hỗ trợ chuyển đổi số, lấy kết quả và kinh nghiệm để nhân rộng trên toàn tỉnh.

Từ nhiều năm nay, Công ty cổ phần Toyota Phú Thọ đã chú trọng ứng dụng các giải pháp công nghệ hiện đại để quản trị, điều hành như: Tổng đài 3C (tổng đài chăm sóc khách hàng tự động; phục vụ công tác kinh doanh bán hàng); chữ ký số, hoá đơn điện tử, hợp đồng điện tử… Từ đó, giúp doanh nghiệp vận hành hoạt động sản xuất kinh doanh một cách trôi chảy, tiết kiệm chi phí, nâng cao sức cạnh tranh trên thị trường.

Công ty cổ phần Toyota Phú Thọ sử dụng giải pháp phần mềm quản trị tổng thể doanh nghiệp trong quản lý điều hành

Anh Dương Văn Minh – Phó trưởng Phòng Kế toán, Công ty cổ phần Toyota Phú Thọ cho biết: “Công ty chúng tôi sử dụng giải pháp phần mềm quản trị tổng thể doanh nghiệp với các phân hệ: Phần mềm quản lý tài chính kế toán, quản lý bán hàng, quản lý mua hàng, quản lý tồn kho… đã đem lại thuận tiện cho nhà quản lý cũng như khách hàng. Ngoài ra, với việc sử dụng phân hệ phần mềm quản lý bán hàng đã tự động hoá toàn bộ quy trình bán hàng của doanh nghiệp cũng đã giúp hoạt động bán hàng có hiệu quả hơn, tăng sự hài lòng của khách hàng, tăng tính cạnh tranh của doanh nghiệp. Hiện nay Công ty đang được đơn vị chuyên môn hỗ trợ truyền thông trên website để giới thiệu, quảng bá sản phẩm để mở rộng thêm thị trường”.

Với sự hỗ trợ, tạo mọi điều kiện của chính quyền địa phương, cộng đồng doanh nghiệp, doanh nhân trên địa bàn tỉnh ngày phát triển cả về số lượng, chất lượng và quy mô, có đóng góp quan trọng, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của tỉnh giai đoạn 2021 – 2023 đạt bình quân 7,29%; quy mô kinh tế năm 2023 đạt trên 100.000 tỷ đồng, đứng thứ 3 trong 14 tỉnh Vùng trung du và miền núi phía Bắc; thu ngân sách trên địa bàn liên tục tăng cao; các lĩnh vực văn hóa, xã hội có nhiều khởi sắc, đời sống của Nhân dân tiếp tục được cải thiện; diện mạo đô thị, nông thôn ngày càng khang trang.

Kiên trì thực hiện khâu đột phá “Cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư kinh doanh”, nửa nhiệm kỳ qua Phú Thọ đã tạo được niềm tin trong công đồng doanh nghiệp. Về phía doanh nghiệp, hiện thực hóa khát vọng phát triển của của tỉnh đã trở thành động lực khiến đội ngũ doanh nhân phải nỗ lực nhiều hơn nữa, hướng tới mục tiêu đưa Phú Thọ trở thành tỉnh phát triển hàng đầu vùng Trung du và miền núi phía Bắc như Nghị quyết Đại hội Đảng bộ lần thứ XIX nhiệm kỳ 2020 – 2025 đã đề ra.

Khánh Trang – Huyền Trang – Thu Hương

Vietnam.vn

Cùng chủ đề

Nửa nhiệm kỳ, Tiên Phước hỗ trợ hơn 39 tỷ đồng phát triển kinh tế vườn, kinh tế trang trại | BÁO QUẢNG NAM...

(QNO) - Sáng nay 14/6, Huyện ủy Tiên Phước tổ chức hội nghị sơ kết giữa nhiệm kỳ thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XVII (nhiệm kỳ 2020 - 2025). Trưởng ban Dân vận Tỉnh ủy Huỳnh Thị Thùy Dung đến dự. ...

Tiên Yên: Những kết quả nổi bật nửa nhiệm kỳ

Thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XXV, nhiệm kỳ 2020-2025, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc huyện Tiên Yên đã phát huy tinh thần đoàn kết, nỗ lực, đổi mới, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm, lựa chọn đúng trọng tâm, trọng điểm, sử dụng hiệu quả nguồn lực để phát triển. Sau nửa nhiệm kỳ, với quyết tâm chính trị cao nhất, huyện đã...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Không chỉ Maldives, Phuket hay Bali, thiên đường nghỉ dưỡng hạng sang đang gọi tên Phú Quốc

“MỘT HÒN ĐẢO NGÀN TRẢI NGHIỆM, VỪA SANG TRỌNG VỪA KHÁC BIỆT, LÀ NƠI LÝ TƯỞNG MÀ DU KHÁCH NÊN LỰA CHỌN CHO KỲ NGHỈ CỦA MÌNH” NHỮNG DÒNG MÔ TẢ NGẮN CỦA TRANG TIN UY TÍN NƯỚC PHÁP DEMOTIVATEUR ĐÃ PHẦN NÀO PHÁC HỌA CHÂN DUNG PHÚ QUỐC - “ĐIỂM ĐẾN DU LỊCH BIỂN ĐẢO SANG TRỌNG HÀNG ĐẦU CHÂU Á” HIỆN NAY. Hòn đảo của những khu nghỉ dưỡng sang trọng Tại lễ trao giải World Travel Awards khu...

Lễ vía Quán Thế Âm Bồ Tát đản sinh tại núi Bà Đen, Tây Ninh

TỪ NGÀY 28-30/3 (NHẰM NGÀY 19-21/2 M LỊCH), LỄ VÍA QUÁN THẾ M BỒ TÁT ĐẢN SINH SẼ ĐƯỢC TỔ CHỨC THIÊNG LIÊNG TRÊN ĐỈNH NÚI BÀ ĐEN, TÂY NINH. Dịp này, chương trình nghệ thuật quy mô mang tên “Tây Ninh – khúc hát tự hào” do báo Nhân Dân kết hợp với UBND Tỉnh tổ chức cũng sẽ diễn ra tối 30/3 ngay khu vực quảng trường ga đi cáp treo tại chân núi Bà Đen, với sự...

Bài đọc nhiều

Thủ tướng Phạm Minh Chính khảo sát các công trình, dự án tại tỉnh Tiền Giang

* Đê kè biển Gò Công, tỉnh Tiền Giang có tổng chiều dài 15,8km; có nhiệm vụ đảm bảo an toàn tính mạng, tài sản của Nhà nước và khoảng 600 ngàn hộ dân, bảo vệ gần 54 ngàn ha đất tự nhiên trong đó có khoảng 43 ngàn ha đất canh tác của huyện, thị xã ven biển của tỉnh gồm: Gò Công Đông, Gò Công Tây, thị xã Gò Công và một phần huyện Chợ Gạo....

Đội tàu bay thương mại đăng ký quốc tịch Việt Nam đang giảm

Số lượng máy bay đăng ký quốc tịch Việt Nam tính đến ngày 15/3/2024 là 222 chiếc, trong đó tàu bay thương mại còn 203 chiếc, giảm 6 chiếc so tháng 2/2024 và giảm 21 chiếc máy bay so với cùng kỳ năm 2023. Dự báo cung tải và giá vé hàng không nội địa sẽ khá căng thẳng trong đọt cao điểm hè 2024. Theo...

Chó thả rông rượt vận động viên tập luyện tại giải Vô địch Quốc gia marathon

Những ngày qua, nhiều đoàn, vận động viên chuyên nghiệp trên khắp cả nước đã quy tụ về Phú Yên để tập luyện, chuẩn bị cho giải chạy.Nhiều vận động viên đánh giá, Phú Yên có cung đường chạy rộng thênh thang, cảnh quan hùng vỹ và khí hậu khí mát mẻ. Tuy nhiên, trong quá trình tập luyện, các đoàn và vận động viên gặp nhiều tình huống “dở khóc dở cười” với chó, mèo thả rông.Chó...

Sắc xanh phủ rộng, cổ phiếu ngân hàng, chứng khoán, bán lẻ dẫn dắt

Sắc xanh phủ rộng, cổ phiếu ngân hàng, chứng khoán, bán lẻ dẫn dắtĐà tăng lan toả ở phần đông các mã chứng khoán cùng sự trỗi dậy của nhóm ngân hàng, chứng khoán, bán lẻ đã giúp VN-Index tăng tới 18 điểm. Tăng ấn tượng Bất chấp một lượng lớn cổ phiếu trong phiên giao dịch đột biến ngày 18/3 trước đó trở về...

Kon Tum: Tập trung nguồn lực hỗ trợ phát triển kinh tế – xã hội 2 xã đặc biệt khó khăn Mường Hoong và...

Xã Ngọc Linh giảm tỷ lệ hộ nghèo mỗi năm từ 10% trở lên; thu nhập bình quân đầu người tăng ít nhất 5 triệu đồng/người/năm. Bảo đảm 100% hộ DTTS có đất ở, đất sản xuất. Củng cố, kiện toàn nâng cao chất lượng hoạt động các hợp tác xã, tổ hợp tác, mỗi thôn có ít nhất 1 tổ hợp tác; thành lập và duy trì 2 tổ liên kết cánh đồng Sâm và 3...

Cùng chuyên mục

Mới nhất

Bắc Kinh yêu cầu Manila ngừng khiêu khích ở Biển Đông

Người phát ngôn Bộ Quốc phòng Trung Quốc Ngô Khiêm ngày 24/3 cảnh báo Manila cần chấm dứt các hành vi "vi phạm và khiêu khích' gần Bãi Cỏ Mây ở Biển Đông.

Ngộ độc cơm gà ở Nha Trang: Cấp nhiều dữ liệu cho công an, kiểm tra camera quán

Theo ông Trịnh Ngọc Hiệp - phó giám đốc Sở Y tế Khánh Hòa, cơ quan chuyên môn của sở đã cung cấp cho cơ quan điều tra số liệu, thông tin các mẫu bệnh phẩm của bệnh nhân."Sở cũng sẽ phối hợp...

YG phủ nhận chuyện chi hàng trăm tỉ đồng để tái kí hợp đồng với Blackpink

Ngày 21.3, tin đồn bắt đầu lan truyền rằng chi phí gia hạn hợp đồng của Blackpink với YG Entertainment cho các hoạt động nhóm của họ hơn 30 tỉ won (22,5 triệu USD).Một cư dân mạng cũng cáo buộc hãng này đã gia hạn hợp đồng với nhóm nhạc nữ với giá khoảng 10 tỉ won (7,5...

Ấn tượng Đoàn Việt Nam tại Liên hoan Thanh niên Thế giới 2024

NDO - “Việt Nam, Hồ Chí Minh! Việt Nam, Hồ Chí Minh!”. Vẫy tay chào Đoàn Việt Nam, người xem đứng hai bên đường hát theo ca khúc ca ngợi đất nước, con người và vị lãnh tụ kính yêu của dân tộc Việt Nam. Áo xanh Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh tạo nên...

Mới nhất