Trang chủNewsThời sựNước lớn nể trọng Việt Nam hơn

Nước lớn nể trọng Việt Nam hơn

Khoảnh khắc cả phòng họp Đại hội đồng với đại diện của hơn 190 nước vỗ tay không ngớt khi kết quả số phiếu kỷ lục dành cho Việt Nam được công bố vẫn khiến nhiều người tự hào về hai chữ Việt Nam trên trường quốc tế.
Đại sứ Đặng Đình Quý giơ ngón tay cái sau khi kết quả Việt Nam trúng cử Hội đồng Bảo an với số phiếu kỷ lục vào tháng 6-2019. Ngồi cạnh ông là Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Lê Hoài Trung - Ảnh: AFP

Đại sứ Đặng Đình Quý giơ ngón tay cái sau khi kết quả Việt Nam trúng cử Hội đồng Bảo an với số phiếu kỷ lục vào tháng 6-2019. Ngồi cạnh ông là Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Lê Hoài Trung – Ảnh: AFP

Đã gần 2 năm sau khi Việt Nam kết thúc thành công nhiệm kỳ Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc, khoảnh khắc cả phòng họp Đại hội đồng với đại diện của hơn 190 nước vỗ tay không ngớt khi kết quả số phiếu kỷ lục dành cho Việt Nam được công bố vẫn khiến nhiều người tự hào về hai chữ Việt Nam trên trường quốc tế.

Đại sứ Đặng Đình Quý, nguyên thứ trưởng Bộ Ngoại giao, trưởng Phái đoàn đại diện thường trực Việt Nam tại Liên Hiệp Quốc (2018 – 2022), là người đã có mặt trong giờ phút ấy.

Ông cũng là trưởng phái đoàn Việt Nam tại Liên Hiệp Quốc trong cả hai lần nước ta đảm nhận ghế chủ tịch luân phiên Hội đồng Bảo an.

Đậm dấu ấn Việt Nam

* Thưa ông, khoảnh khắc công bố kết quả Việt Nam nhận được 192/193 phiếu ủng hộ để lần thứ hai trở thành Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc đã để lại nhiều cảm xúc với người cả trong và ngoài nước. Ông có thể chia sẻ thêm về quá trình dẫn đến kết quả tuyệt vời này và đánh giá của bạn bè quốc tế?

– 192/193 là số phiếu kỷ lục trong lịch sử 74 năm của Liên Hiệp Quốc. Các nước bỏ phiếu cho Việt Nam là vì Việt Nam có lịch sử chống ngoại xâm rất hào hùng, vì độc lập tự do của dân tộc mình và cũng vì giá trị chung của nhân loại.

Đó còn là vì Việt Nam là một trong số ít nước thành công trong phát triển sau khi giành được độc lập và vì họ kỳ vọng Việt Nam sẽ đảm nhiệm vai trò tích cực hơn vào công việc chung của cộng đồng quốc tế.

Nhưng để có được kết quả ấy, chúng ta đã kiên trì vận động 10 năm liền, ngay từ sau khi kết thúc nhiệm kỳ đầu Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an (năm 2008 – 2009).

Chúng ta vận động để họ “nhường” mình thành ứng cử viên duy nhất của khu vực châu Á – Thái Bình Dương, vận động để họ bỏ phiếu cho mình mà không yêu cầu đánh đổi phiếu, không đặt điều kiện.

Hai năm đảm nhiệm vị trí Ủy viên không thường trực lần thứ hai, chúng ta đã tích cực góp phần bảo vệ hòa bình và an ninh quốc tế. Các hoạt động đó đã để lại dấu ấn khá rõ nét trong hoạt động của Hội đồng Bảo an, ngay trong giai đoạn thế giới phải đối mặt với thách thức chưa từng có là COVID-19.

Bạn bè quốc tế đánh giá Việt Nam thế nào thì khó biết chính xác. Tuy nhiên, cảm nhận của tôi là những việc chúng ta làm tại Hội đồng Bảo an trong nhiệm kỳ thứ hai Ủy viên không thường trực đã làm cho nước lớn nể trọng hơn, bạn bè quý mến hơn.

Nguồn: Bộ Ngoại giao - Dữ liệu: DUY LINH

Nguồn: Bộ Ngoại giao – Dữ liệu: DUY LINH

* Trong thời gian ông làm trưởng phái đoàn Việt Nam tại Liên Hiệp Quốc, Việt Nam đã hai lần đảm nhận ghế chủ tịch luân phiên Hội đồng Bảo an. Có câu chuyện nào khiến ông nhớ nhất trong quãng thời gian này không?

– Làm chủ tịch luân phiên là trách nhiệm nhưng cũng là vinh dự lớn. Do thứ tự abc, nhiệm kỳ nào cũng có một số nước Ủy viên không thường trực chỉ được đảm nhận vị trí này một lần.

Việt Nam may mắn được hai lần. Lần đầu chúng ta ngồi vào ghế chủ tịch (tháng 1-2020) cũng là ngày đầu bắt đầu nhiệm kỳ Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an. Trùng hợp đó cũng là ngày đầu tiên Liên Hiệp Quốc bước vào năm thứ 75 kể từ khi ra đời.

Ngồi ghế chủ tịch, điều hành theo kịch bản nhưng cầm búa gõ cũng là một việc khá áp lực, nhất là khi các nước có ý kiến khác nhau, khác các kịch bản đã định.

Tháng 4-2021, lần thứ hai chúng ta làm chủ tịch đúng lúc COVID-19 hoành hành dữ dội ở New York. Cả tháng Hội đồng Bảo an họp trực tuyến. Chủ tịch điều hành họp trực tuyến, đàm phán văn bản trực tuyến, vận động hành lang cũng trực tuyến. Lúc nào cũng sợ rớt mạng.

May cho Việt Nam, tất cả các cuộc họp trong tháng chủ tịch, đường truyền đều tốt, liên lạc giữa New York và Hà Nội luôn thông suốt (trong khi một số nước lớn lại luôn bị trục trặc tín hiệu).

Tháng chủ tịch thứ hai của chúng ta cũng rất thành công, Hội đồng Bảo an đã thông qua hai tuyên bố chủ tịch và một nghị quyết quan trọng về “bảo vệ cơ sở hạ tầng thiết yếu đối với dân thường”, mang đậm dấu ấn Việt Nam.

* Mặc dù 10 nước không thường trực Hội đồng Bảo an được đánh giá cao về vai trò, cũng có ý kiến cho rằng các nước này đóng vai trò như trung gian hòa giải, điều phối quan hệ giữa 5 nước thường trực Hội đồng Bảo an. Ông nghĩ gì về nhận định này?

Hòa giải thì có nhưng khó có thể nói là điều phối quan hệ giữa 5 nước thường trực. Trong một số vấn đề và ở một số thời điểm khi các nước thường trực có quan điểm khác nhau, các nước không thường trực phân công nhau tiếp xúc, vận động từng nước thường trực, “ngoại giao con thoi” để họ tìm được mẫu số chung.

Ví dụ điển hình là khi các cơ chế hỗ trợ nhân đạo xuyên biên giới Syria hết hiệu lực mà các nước thường trực có quan điểm khác nhau.

Nếu không gia hạn hoạt động của các cơ chế này thì hàng triệu người Syria sẽ bị đe dọa tính mạng do thiếu thuốc thang, lương thực, các nước không thường trực đã nỗ lực thuyết phục, thậm chí là lôi kéo tổng thư ký tạo sức ép.

Cuối cùng, cơ chế được gia hạn bởi có sự đoàn kết của các ủy viên không thường trực, 10 nước bỏ phiếu thuận trong khi 5 nước thường trực đều bỏ phiếu trắng.

Những nữ quân nhân Việt Nam lên đường thực hiện nhiệm vụ gìn giữ hòa bình Liên Hiệp Quốc tại Abyei và Nam Sudan năm 2022 - Ảnh: NAM TRẦN

Những nữ quân nhân Việt Nam lên đường thực hiện nhiệm vụ gìn giữ hòa bình Liên Hiệp Quốc tại Abyei và Nam Sudan năm 2022 – Ảnh: NAM TRẦN

Chỉ có lợi ích dân tộc

* Trong quá trình xử lý các công việc tại Hội đồng Bảo an, làm thế nào để Việt Nam dung hòa giữa vấn đề lợi ích quốc gia và lợi ích quốc tế, thưa ông?

– Năm 1964, Bác Hồ nói với cán bộ ngoại giao là: Làm gì cũng vì lợi ích dân tộc mà làm. Trong xử lý các vấn đề đối ngoại, lợi ích quốc gia – dân tộc vừa là gốc vừa là mục tiêu để định hướng hành động.

Có điều, phải xử lý hài hòa giữa lợi ích cụ thể và lợi ích toàn diện, lợi ích ngắn hạn và lợi ích dài hạn. Công việc ở Hội đồng Bảo an liên quan đến lợi ích trực tiếp của các nước lớn, các nước bạn bè, nhất là những nước ở các khu vực xung đột. Việc xác định lợi ích do vậy càng phải hài hòa.

* Nhiều người vẫn tin rằng đằng sau các cuộc họp, các kết quả được thông qua tại Liên Hiệp Quốc là kết quả của quá trình vận động hành lang, có qua có lại về sự ủng hộ. Ông có thể chia sẻ thêm nguyên tắc cơ bản của Việt Nam trong các cuộc tiếp xúc như vậy?

– Tôi cho rằng chúng ta phải cố gắng xử lý hài hòa. Nguyên tắc đối ngoại là vì lợi ích quốc gia – dân tộc và phù hợp với luật pháp quốc tế.

Nếu giữ nguyên tắc mà làm cho nước nào không bằng lòng với mình thì phải giải thích để họ thông cảm và khi có dịp làm được điều gì tốt cho họ thì cố gắng mà làm.

Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Antonio Guterres trò chuyện với chiến sĩ "Mũ nồi xanh" Việt Nam trong chuyến thăm Việt Nam tháng 10-2022. Ông dành nhiều tình cảm cho những người lính thuộc Lực lượng gìn giữ hòa bình - Ảnh: NGUYỄN KHÁNH

Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Antonio Guterres trò chuyện với chiến sĩ “Mũ nồi xanh” Việt Nam trong chuyến thăm Việt Nam tháng 10-2022. Ông dành nhiều tình cảm cho những người lính thuộc Lực lượng gìn giữ hòa bình – Ảnh: NGUYỄN KHÁNH

* Hiện nay, cạnh tranh nước lớn ngày càng gay gắt, đặt các nước nhỏ vào tình thế khó xử hoặc buộc phải chọn bên. Là một nước có vị trí địa chiến lược, theo ông, Việt Nam đã xoay xở giữa các cuộc cạnh tranh của các nước lớn ra sao?

– Tôi thấy điều gì cũng có hai mặt. Các nước lớn cạnh tranh cũng tạo ra cơ hội vì khi cạnh tranh thì họ cần tập hợp bạn bè. Chúng ta làm bạn với tất cả các bên vì lợi ích quốc gia – dân tộc của mình trên cơ sở luật pháp quốc tế.

Xoay xở thế nào thì thiên biến vạn hóa. Đủ thực lực, bản lĩnh và vận dụng tốt bài học của ngoại giao Hồ Chí Minh về “dĩ bất biến, ứng vạn biến”, tôi tin chúng ta sẽ xử lý hài hòa quan hệ với các nước lớn.

Ngoại giao cần cái bắt tay, cái ôm

* Các sự cố phi truyền thống như COVID-19 ảnh hưởng thế nào đến các hoạt động ngoại giao đa phương truyền thống, thưa ông?

Có chứ. Ngoại giao là tiếp xúc, trao đổi, tranh thủ, đàm phán… và vận động hành lang. Cần có giao lưu, tương tác thông qua ngôn ngữ, cử chỉ, phong thái và cả những cảm nhận. Những điều này phải gặp trực tiếp, làm trực tiếp mới có hiệu quả. Một ánh mắt, một cái bắt tay, một cái ôm… có thể thay cho rất nhiều lời nói, chữ viết. Nhưng vì COVID-19, ta phải tìm phương cách khác để làm việc.

Tôi còn nhớ tháng 3-2020, tháng Trung Quốc làm chủ tịch, Hội đồng Bảo an mất gần 2 tuần mới thống nhất được phương thức họp trực tuyến, nhất là phương thức bỏ phiếu. Về cơ bản thì Hội đồng Bảo an hoàn thành các nhiệm vụ của mình, song cũng không thể tiến hành nhiều hoạt động cần thiết, nhất là các chuyến đi thực địa tại các khu vực xung đột.

111

Trong hai năm nhận trọng trách Ủy viên không thường trực, Việt Nam đã tham gia tất cả các hoạt động của Hội đồng Bảo an, hoàn thành tốt trách nhiệm chủ tịch hai ủy ban trực thuộc cơ quan này.

Việt Nam cũng đưa ra sáng kiến, chủ trì soạn thảo, đàm phán và trình Hội đồng Bảo an thông qua 2 nghị quyết, 3 tuyên bố Chủ tịch Hội đồng Bảo an.

Đặc biệt, trong tháng đầu tiên đảm nhận ghế chủ tịch luân phiên Hội đồng Bảo an (tháng 1-2020), Việt Nam đã lập kỷ lục về số bài phát biểu trong một phiên thảo luận mở của hội đồng với 111 bài phát biểu trong 3 buổi, 3 ngày quanh chủ đề: “Thượng tôn Hiến chương trong gìn giữ hòa bình và an ninh quốc tế”.

Việc đưa ra chủ đề này trong tháng đầu tiên của năm kỷ niệm lần thứ 75 Liên Hiệp Quốc ra đời là lý do quan trọng thu hút được số lượng kỷ lục bài phát biểu.

Tuoitre.vn

Cùng chủ đề

Liên Hiệp Quốc thông qua nghị quyết về trí tuệ nhân tạo

Đại Hội đồng Liên Hiệp Quốc lần đầu thông qua nghị quyết về bảo vệ nhân quyền, bảo vệ dữ liệu cá nhân và giám sát các rủi ro do trí tuệ nhân tạo (AI) gây ra. Nghị quyết do Mỹ bảo trợ được thông qua hôm 21/3 với sự đồng thuận của hơn 120 quốc gia thành viên mà không cần bỏ phiếu. Nghị quyết đặt mục tiêu thúc đẩy các hệ thống AI an toàn, bảo mật...

Hội đồng Bảo an sẽ bỏ phiếu về nghị quyết ngừng bắn ở Gaza của Mỹ

Nate Evans, người phát ngôn của phái đoàn Mỹ tại Liên hợp quốc, cho biết hôm thứ Năm rằng nghị quyết này là kết quả của “nhiều vòng tham vấn” với các thành viên của Hội đồng Bảo an gồm 15 ghế. Nghị quyết đánh dấu sự cứng rắn...

Người dân biểu tình đòi Thủ tướng từ chức, Mỹ “ra tay”, Liên hợp quốc hối Hội đồng Bảo an hành động khẩn

Ngày 8/3, người dân Haiti đã xuống đường biểu tình yêu cầu Thủ tướng Ariel Henry từ chức, trong bối cảnh tình hình an ninh của quốc gia Caribbean này vẫn đang trong tình trạng khẩn cấp.

Liên Hiệp Quốc đưa ra cảnh báo sau một báo cáo về nguồn gốc COVID-19

Tiến sĩ Filippa Lentzos, phó giáo sư khoa học và an ninh quốc tế tại King's College London, cho biết điều quan trọng là phải thừa nhận đại dịch có thể do các nhà khoa học gây ra.Sự cố liên quan nghiên cứu khoa họcNhận xét được đưa ra sau khi Liên Hiệp Quốc công bố báo cáo từ Lực lượng Đặc...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

03:53:23

Xem những tay đua mô tô nước giỏi nhất thế giới tranh tài trên đầm Thị Nại

Hàng ngàn người đổ về Gò Thì Thùng ở xã vùng cao An Xuân (huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên) xem hội đua ngựa, nhiều du khách quyết định đu lên cây để tiện cho việc theo dõi những màn tranh tài của các "kỵ sĩ". Tuoitre.vn Nguồn

Super Junior L.S.S yêu Việt Nam, sẽ tiếp tục cùng mọi người già đi

Còn với Siwon, ngoài cảm kích ra, anh còn muốn đáp trả lại lại những tình cảm đáng trân quý ấy như một sứ mệnh cần phải làm."Mỗi năm tình cảm của tôi và các bạn fan ngày càng lớn và càng sâu đậm hơn. Một mối quan hệ gần 20 năm quả thực không dễ để bắt gặp ngoài đời, vậy...

Bé nhỏ tuổi bị nhồi máu não, cha mẹ cần chú ý biểu hiện

Mới đây, các bác sĩ khoa hồi sức tích cực - chống độc Bệnh viện Sản Nhi tỉnh Phú Thọ vừa điều trị thành công một trường hợp bé trai 7 tuổi bị nhồi máu não. Bệnh nhi H.Đ.H. được đưa vào nhập viện trong tình trạng yếu liệt tứ chi kèm theo khó nói.Được biết trước đó 5 ngày, bé xuất...

Bài đọc nhiều

Hơn 3.000 người tập diễu binh kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ

HÀ NỘI-Hàng nghìn người thuộc nhiều đơn vị quân đội tham gia hợp luyện diễu binh, chuẩn bị cho lễ kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ, ngày 22/3. Buổi diễn tập tại Trung tâm Huấn luyện quân sự Quốc gia 4 với hơn 3.000 người, thuộc nhiều lực lượng quân đội như Khối nữ Quân nhạc, khối sĩ quan Lục quân, Hải quân, Phòng không - Không quân, Biên phòng, Cảnh sát biển, nữ sĩ quan Quân...

Thủ tướng Phạm Minh Chính khảo sát các công trình, dự án tại tỉnh Tiền Giang

* Đê kè biển Gò Công, tỉnh Tiền Giang có tổng chiều dài 15,8km; có nhiệm vụ đảm bảo an toàn tính mạng, tài sản của Nhà nước và khoảng 600 ngàn hộ dân, bảo vệ gần 54 ngàn ha đất tự nhiên trong đó có khoảng 43 ngàn ha đất canh tác của huyện, thị xã ven biển của tỉnh gồm: Gò Công Đông, Gò Công Tây, thị xã Gò Công và một phần huyện Chợ Gạo....

Việt Nam là quốc gia cởi mở về thể chế số

Theo Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng, Việt Nam là quốc gia cởi mở trong xây dựng thể chế, lắng nghe ý kiến doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp nước ngoài. Chiều 21/3, tại trụ sở Bộ TT&TT, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng đã có buổi tiếp đoàn Hội đồng kinh doanh Hoa Kỳ - ASEAN (USABC). Đây là khối các doanh nghiệp có nhiều ý kiến đóng góp nhất với Bộ TT&TT về các vấn đề xây dựng thể chế,...

Tấn công khủng bố tại Nga: đã có hơn 60 người thiệt mạng

NDO - Ngày 22/3, truyền thông Nga dẫn số liệu ban đầu của Trung tâm quan hệ công chúng thuộc Cơ quan an ninh liên bang Nga (FSB) cho biết, hơn 60 người thiệt mạng và hơn 100 người bị thương trong vụ tấn công khủng bố tại phòng hòa nhạc "Crocus City Hall" ở Krasnogorsk, ngoại ô Moskva. Hiện trường vụ nổ súng ở ngoại ô Moskva. (Ảnh: RIA Novosti) Theo các nguồn tin trên truyền thông Nga, vụ tấn công khủng...

Thành phố Điện Biên Phủ sau 70 năm chiến thắng lịch sử

NDO - Cùng ngắm thành phố Điện Biên Phủ từ trên cao ngày nay đã phát triển và đổi mới cùng với đó là những địa danh ghi dấu những chiến thắng lịch sử của dân tộc Việt Nam ta 70 năm về trước. Nhìn từ trên cao "lòng chảo" Điện Biên sau 70 năm giải phóng giờ đây đã khoác lên mình 1 diện mạo mới với những ngôi nhà, những ánh đèn của các khu đô thị sầm uất. Nơi...

Cùng chuyên mục

Thanh tra nêu trách nhiệm một loạt sở, ngành Hà Nội về chậm xác định giá đất

Về vấn đề này, Thanh tra TP Hà Nội đã ban hành 10 Kết luận thanh tra về nội dung chậm xác định giá đất cụ thể làm căn cứ tính tiền sử dụng đất, tiền thuê đất đối với 10 Dự án.Các dự án này bao gồm: (1) ­Dự án Tổ hợp văn phòng và nhà ở Housinco Tân Triều tại ô đất CT5, khu đô thị mới Tây Nam Kim Giang I, xã Tân Triều, huyện...

Lễ trao Giải thưởng Gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu năm 2023

Tối 23/3, tại Hà Nội, Ban Chấp hành Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh đã tổ chức Lễ trao Giải thưởng Gương mặt trẻ Việt Nam tiẻu biểu năm 2023. Quyền Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân tham dự buổi lễ. Cùng dự có lãnh đạo các Ban, Bộ ngành Trung ương, lãnh đạo Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh cùng các gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu và triển vọng được tuyên dương dịp...

Nạn nhân kể lại khoảnh khắc kinh hoàng trong vụ khủng bố nhà hát ở Moscow

Tối ngày 22/3, Natalya vừa cởi áo khoác và đang đứng xếp hàng tại lối vào khán phòng hòa nhạc 6.200 chỗ ngồi ở ngoại ô Thủ đô Moscow, nơi một nhóm nhạc rock thời Liên Xô chuẩn bị biểu diễn. "Tôi vừa định bước vào trong thì tiếng...

Gặp sự cố khi bay, vận động viên dù lượn tử vong

Một vận động viên tham gia giải dù lượn bất ngờ rơi từ trên không xuống đất, chấn thương nặng. Dù được tích cực cấp cứu nhưng nạn nhân đã tử vong. Ngày 24-3, nguồn tin của Báo SGGP xác nhận, một vận động viên tham gia giải dù lượn "Khám phá đại ngàn - Sa Thầy 2024" (tỉnh Kon Tum) gặp sự cố bay, tử vong. Thông tin...

‘Vòng cung’ món ngon ăn ở trung tâm Tuy Hòa

Trong vòng bán kính vài cây số ở trung tâm TP.Tuy Hòa, có đầy đủ quán bán các món ngon của Phú Yên như cơm gà, bánh canh hẹ, cá nục hấp cuốn bánh tráng… Đến Tuy Hoà (Phú Yên) trong ngày làm thế nào để thưởng thức hết các đặc sản nức tiếng của vùng đất này là câu hỏi của nhiều người. Các "thổ địa" cho biết trong vòng cung vài cây số ngay trung tâm Tuy Hòa có...

Mới nhất

Ngắm dàn ‘quái thú’ tranh tài tại cuộc đua mô tô nước thế giới

TPO - Những chiếc mô tô nước có giá hàng chục ngàn đến hàng trăm ngàn USD đã hội tụ đầy đủ tại đầm Thị Nại (TP Quy Nhơn, tỉnh Bình Định) để tham gia tranh tài tại Giải đua mô tô nước thế giới UIM-ABP Aquabike World Championship diễn ra từ ngày 23/3. Đến chiều 21/3, 62 tay đua...

Nạn nhân kể lại khoảnh khắc kinh hoàng trong vụ khủng bố nhà hát ở Moscow

Tối ngày 22/3, Natalya vừa cởi áo khoác và đang đứng xếp hàng tại lối vào khán phòng hòa nhạc 6.200 chỗ ngồi ở ngoại ô Thủ đô Moscow, nơi...

Gặp sự cố khi bay, vận động viên dù lượn tử vong

Một vận động viên tham gia giải dù lượn bất ngờ rơi từ trên không xuống đất, chấn thương nặng. Dù được tích cực cấp cứu nhưng nạn nhân đã tử vong. Ngày 24-3, nguồn tin của Báo SGGP xác nhận, một vận động viên tham gia giải dù lượn...

Điều động, bổ nhiệm nhiều cán bộ chủ chốt 2 tỉnh, thành phía Nam

TPO - Trong tuần qua, 2 tỉnh, thành phía Nam là TPHCM, Bình Thuận đã triển khai nhiều quyết định điều động, chỉ định và bổ nhiệm cán bộ chủ chốt. Chủ tịch TPHCM bổ nhiệm cán bộ chủ chốt Ngày 21/3, Phó Chủ tịch UBND TPHCM Ngô Minh Châu chủ trì Lễ trao quyết định cán bộ. Tại buổi lễ, Phó...

Mới nhất