Trang chủVăn hóa - Xã hộiGiáo dụcPhải chăng học sinh đang học 'toán không tư duy' ?

Phải chăng học sinh đang học ‘toán không tư duy’ ?


CÓ MỘT LOẠI TOÁN “KHÔNG TƯ DUY” ?

TS Nguyễn Phi Lê (Trường Công nghệ thông tin và truyền thông, ĐH Bách khoa Hà Nội) từng là một học sinh (HS) giỏi toán, đoạt huy chương bạc kỳ thi toán quốc tế IMO 2000 mà không phải học thêm quá nhiều. Vì thế, khi con còn ở bậc tiểu học, TS Lê không nghĩ rằng con mình cần phải đi học thêm toán nói chung và “toán tư duy” nói riêng, dù khi đó trong thị trường dạy học thêm đã bắt đầu xuất hiện nhiều trung tâm quảng cáo dạy “toán tư duy”. Tuy nhiên, khi con lên lớp 5, và sau này thi vào lớp 10, thì TS Lê đã buộc phải cho con đi học thêm môn toán, vì có thế mới có thể đỗ vào các trường chuyên lớp chọn.

Phải chăng học sinh đang học 'toán không tư duy' ? - Ảnh 1.

Nhiều phụ huynh cho con theo học toán tư duy ngay từ nhỏ với mong muốn trẻ học tốt môn toán

“Ví dụ, gần đây, sau kỳ thi vào lớp 10 chuyên toán Trường THPT chuyên Khoa học tự nhiên của Trường ĐH Khoa học tự nhiên, ĐH Quốc gia Hà Nội, các thầy cô và các em HS đã bàn tán rất nhiều về một câu hỏi hình học. Một thầy giáo giỏi chuyên dạy về hình cho biết thầy đã ngồi làm bài này trong 3 – 4 tiếng đồng hồ. Vậy mà HS lớp 9 phải làm bài đó trong một thời gian ngắn. Với đề thi đó, nếu một bạn không đi luyện thi, chưa từng làm dạng bài tương tự, thì chắc chắn không làm được bài. Một HS có tư duy rất tốt đi chăng nữa không thể

làm một bài rất khó có dạng bài lạ trong một thời gian ngắn. Muốn làm một bài như thế các em cần có nhiều thời gian”, TS Lê chia sẻ.

TS Lê cũng cho biết, khi thấy con của mình đi học thêm quá nhiều, bà đã khuyên con là nên dành nhiều thời gian tự học, vì có như vậy trí não người học mới có thời gian để thẩm thấu kiến thức, giúp người học tự chủ, và có khả năng tự lập sau này khi đối mặt với các vấn đề cần phải giải quyết. Tuy nhiên, con của bà đã không an tâm, vì sợ sẽ không có khả năng cạnh tranh với bạn bè trong một cuộc đua mà thế mạnh thuộc về những HS chịu khó “cày” trong các lớp luyện thi.

Theo GS Lê Anh Vinh, Viện trưởng Viện Khoa học Giáo dục VN, nhiều nhà toán học rất dị ứng khi ai đó nói “toán tư duy”. Vì nói thế hóa ra là có “toán không tư duy”? Nhưng thực tế là cách dạy học hiện nay có rất nhiều kiểu dạy toán không dạy tư duy, mà chỉ là học tính. Khi lên lớp, thầy cô thường chủ yếu dạy HS làm bài tập theo mẫu (thường gọi toán theo dạng). Với cách dạy này, HS khi đã từng giải một dạng toán nào đó, khi gặp lại thì thường làm bài rất nhanh, không cần nghĩ ngợi gì cả.

Phải chăng học sinh đang học 'toán không tư duy' ? - Ảnh 2.

chương trình giáo dục phổ thông mới hướng đến toán gắn với thực tiễn, đến ứng dụng, giải quyết câu hỏi học toán để làm gì, chứ học toán không chỉ là làm bài tập

KHI VIỆC HỌC TOÁN KHÔNG CÒN ĐÚNG BẢN CHẤT HỌC TOÁN

Theo TS Vũ Thị Ngọc Hà, Viện Toán ứng dụng và tin học, ĐH Bách khoa Hà Nội, môn khoa học nào cũng thúc đẩy phát triển và hoàn thiện tư duy trong mỗi đứa trẻ, người ta gọi là “sự đa dạng của các lĩnh vực nền tảng”, chứ không phải chỉ học toán mới phát triển tư duy.

Tuy nhiên trong nội tại toán học, các bài toán đặt ra luôn gắn với thực tiễn. Để trải qua được, đứa trẻ phải đi qua các bước là xây dựng bài toán dựa trên sự phân tích các định luật của hiện tượng tự nhiên, rồi sử dụng tư duy logic, tư duy sáng tạo… để giải quyết bài toán đặt ra. Trong quá trình trên, đôi khi kích thích cả trí tưởng tượng, tính phản biện mới có thể giải quyết được bài toán đưa ra.

“Nội tại toán học nghe có vẻ như là môn học kích thích sự tư duy hoàn hảo nhất. Nên sự ra đời của các trung tâm “toán tư duy” là điều dễ hiểu trong tình hình hiện nay khi chúng ta phải đối diện với việc thành thục với một module kiến thức nhất định của mỗi môn học trong thời gian rất ngắn, không chỉ riêng toán học, để đối diện với thi cử. Từ đó tạo nên việc học toán không còn đúng với bản chất của “học toán” nữa”, TS Ngọc Hà nhận xét.

GS Lê Anh Vinh cho biết, ban đầu chính ông cũng dị ứng với từ “toán tư duy”. Về sau tìm hiểu thì thấy hóa ra là vẫn tồn tại khá phổ biến cách dạy toán không tư duy. GS Vinh bình luận: “Nếu nói ở đây dạy toán, chứ không phải dạy toán không tư duy, thì nghe nó nặng nề quá. Cho nên, khi ai hay nơi nào đó giới thiệu là mình dạy toán tư duy, nghĩa là họ muốn nói mình dạy toán đúng nghĩa của từ dạy toán. Cho nên “toán tư duy” xuất phát từ việc người ta mong muốn dạy toán cho HS phải suy nghĩ và có khả năng ứng dụng trong cuộc sống, chứ không phải dạy toán theo dạng, để HS đạt điểm thật tốt trong kỳ thi. Phụ huynh cũng nên cân nhắc, vì khi họ giới thiệu như thế nghĩa là không phải dạy HS học toán để làm bài tốt, mà là dạy HS suy nghĩ”.

CẦN PHẢI ĐỔI MỚI VIỆC THI CỬ

TS Ngọc Hà cho rằng, để việc học toán trở về đúng bản chất của nó thì cần phải cho HS “học chậm”, bởi “học chậm” chính là kích thích sự phát triển tư duy của mỗi đứa trẻ một cách hoàn hảo nhất.

Khi đứng trước một bài toán, HS phải có thời gian (rất lâu) để nhận diện các hiện tượng tự nhiên, từ đó tìm kiếm các đại lượng, các quy luật để đưa ra được mối liên hệ các đại lượng với nhau bằng các biểu thức, sau đó là tìm kiếm công cụ phương pháp để giải quyết vấn đề đặt ra. Như vậy, để xây dựng một chương trình gọi là “toán tư duy” rất khó. Nhưng giảng dạy càng khó hơn, vì bên cạnh việc dẫn dắt “chậm rất chậm”, người thầy phải đủ kiến thức tổng quan ở mức độ cao. Việc giảng dạy lại phải linh hoạt và phù hợp với tố chất năng lực trong mỗi HS. Điều đó rất khó thực hiện khi đối diện với áp lực thành tích học phải có giải, điểm số rồi kỳ vọng của cha mẹ, trên thời gian của đứa trẻ…

Dạy để HỌC SINH suy nghĩ chứ không phải tính toán

GS Lê Anh Vinh vẫn thường nói vui với các giáo viên toán: dạy để HS suy nghĩ 10 phút còn khó hơn là dạy để các em ngồi tính toán cả tiếng đồng hồ. Nếu đi học mà chỉ là nhận một phiếu bài tập rồi ngồi tính toán làm sao thật nhanh, thật giỏi, thì hết giờ học không có gì đọng lại trong đầu HS. Khi gặp những tình huống mới, HS không suy nghĩ được, không vận dụng được những gì đã học để giải quyết vấn đề. Tuy nhiên, đây là vấn đề có tính hệ thống, từ câu chuyện thi cử, kiểm tra, rồi các dạng bài tập, khiến cho khi dạy người ta bỏ hết những phần phát triển tư duy, chỉ tập trung vào phần dạy cho HS tính toán, làm bài tập.

Đặc biệt, để việc dạy toán là dạy tư duy thì cần đến sự đồng bộ của cả một hệ thống: chương trình, sách giáo khoa, thời gian từng giờ từng phút, từng môn học, hệ thống thi cử, tâm lý xã hội…

Phải chăng học sinh đang học 'toán không tư duy' ? - Ảnh 4.

Thí sinh lớp 9 TP.HCM trong phòng thi môn toán kỳ thi tuyển sinh lớp 10 vừa qua. Đề toán kỳ thi này có nhiều bài thực tế.

Theo GS Vinh, chương trình giáo dục phổ thông mới hướng đến toán gắn với thực tiễn, đến ứng dụng, giải quyết câu hỏi học toán để làm gì, chứ học toán không chỉ là làm bài tập.

TS Phi Lê cho rằng, bà ủng hộ việc các HS học thêm những môn mà mình ham thích, có khả năng, nhưng là học theo cách để nâng cao khả năng sáng tạo, khả năng suy nghĩ. Còn học thêm theo kiểu luyện thi như hiện nay thì không mấy ích lợi cho người học. “Vấn đề là ở cách ra đề hiện nay nó khiến cho người học nếu chưa từng học dạng bài được ra trong đề thi thì sẽ thành người “thua cuộc”. Môi trường thi cử hiện nay có sự cạnh tranh không bình đẳng giữa HS học “tư duy” và HS học luyện thi. Muốn tư duy thì mất nhiều thời gian, và chấp nhận rủi ro là không biết nhiều dạng bài. Đây là “động lực” khiến HS bị”ép” đi học thêm.

Vậy việc thi cử phải làm thế nào để phát triển được tư duy của HS, đề thi không đánh đố, vừa đúng với nội dung đã được dạy trong nhà trường phổ thông, vừa phát hiện được những HS có tư duy tốt”, TS Phi Lê nói. 



Source link

Cùng chủ đề

Chính phủ yêu cầu rà soát phương pháp định giá sách giáo khoa

Ngày 20-3, Chính phủ ban hành nghị quyết 32/NQ-CP ban hành kế hoạch thực hiện nghị quyết số 686/NQ-UBTVQH15 ngày 18-9-2023 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội giám sát chuyên đề về việc thực hiện nghị quyết số 88/2014/QH13 và nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông.Chính phủ yêu...

Những nguyên nhân khiến học sinh không thích Toán

Việt dạy Toán lệ thuộc vào sách, cung cấp công thức để nhanh chóng giải bài tập mà thiếu sự dẫn dắt, khiến nhiều học sinh không yêu thích môn học này. Các ý kiến trên được nêu tại sự kiện "Ngày Toán học quốc tế: Playing with Math", hôm 14/3 do Viện Toán học tổ chức.PGS.TS Chu Cẩm Thơ, Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam, nhận định nhiều trẻ dù chưa biết gì về Toán đã thấy...

Trung Quốc tiếp tục đổi mới giáo dục phổ thông

Ngành giáo dục của Trung Quốc đang đổi mới liên tục với nhu cầu ngày càng tăng về các dịch vụ giáo dục đa dạng. Một trong số đó là vấn đề giảm tải chương trình và vấn đề dạy và học thêm. Theo Bộ Giáo dục Trung Quốc, nước này sẽ thúc đẩy sự phát triển cân bằng, chất lượng cao và gia tăng sự hội nhập giữa thành thị...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Bài đọc nhiều

Truyền hình trực tiếp tư vấn tuyển sinh 2024 trên VTV2

Chiều 23/3, chương trình do Ban Khoa giáo- Đài Truyền hình Việt Nam thực hiện, được truyền hình trực tiếp từ Trung tâm Truyền hình Việt Nam tại Tp.HCM. Đơn vị đồng hành cùng chương trình gồm: Trường ĐH Công nghệ Tp.HCM (HUTECH); Trường ĐH Kinh tế - Tài chính Tp.HCM (UEF); Trường Đại học Gloustershire Việt Nam. Tham dự chương trình có: ông Huỳnh Văn Chương, Cục trưởng Cục Quản lý Chất lượng, Bộ Giáo dục và Đào tạo;...

Vụ Trường quốc tế AISVN: Có một khoảng trống pháp lý

* Phụ huynh có thể làm gì để đòi quyền lợi của mình trong tình huống này, thưa ông?- Khi trường tuyên bố đóng cửa, phụ huynh có quyền đòi lại phần học phí chưa sử dụng để có thể chuyển sang học trường khác. Nếu phần học phí đã đóng và đã bị sử dụng, cần phải có cơ quan thanh...

Nữ sinh ở Hà Nội bị đánh hội đồng, quỳ gối van xin

Đoạn clip lan truyền trên mạng ghi lại cảnh một nữ sinh mặc áo đồng phục cấp 2 bị nhóm nam nữ vây kín, liên tục chửi bới, lôi áo, giật tóc, thậm chí đạp vào đầu nhiều lần. Mặc cho nữ sinh này quỳ gối van xin "em xin lỗi hai chị, lần sau em không thế nữa...", vẫn không ai can thiệp, giúp đỡ.Những người có hành vi đánh đập nữ sinh này chủ yếu là...

Cùng chuyên mục

Trường đại học Việt Nam quá chật chội

Tuy nhiên vì chuẩn chỉ có 2,8m² nên việc nhiều trường đạt cũng không có gì lạ. Điều lạ là có một số trường chưa đạt chuẩn này. Đáng chú ý cả ba trường mà chúng tôi thống kê có diện tích sàn dưới chuẩn đều là các trường công lập."Yêu cầu chỉ 2,8m² mà nhiều trường kêu tôi thấy cũng lạ....

Sở thích và năng khiếu không cùng ’hệ’, chọn ngành thế nào?

Chia sẻ thêm về ngành thiết kế đồ họa, ThS Nguyễn Trần Ngọc Phương, giám đốc marketing và phát triển thương hiệu Trường đại học Công nghệ TP.HCM, cho hay ngành này thuộc lĩnh vực nghệ thuật ứng dụng, là sự kết hợp giữa ý tưởng sáng tạo và khả năng cảm nhận thẩm mỹ, thông qua các thủ pháp đồ họa,...

Nhiều cơ hội cho sinh viên làm việc tại tổ chức phi chính phủ

Ngày 25-3, nhiều tổ chức xã hội, tổ chức phi chính phủ (NGO), các đại học trong và ngoài nước đã có mặt tại Trường đại học Khoa học xã hội và Nhân văn (Đại học Quốc gia TP.HCM), đưa ra nhiều góc nhìn xây dựng nguồn nhân lực trẻ ngành công tác xã hội. Từ năm 2016, ngày 25-3 được Thủ tướng...

Đề thi văn học sinh giỏi ở Quảng Nam bị cộng đồng mạng chê ‘rối rắm’, Sở Giáo dục nói gì?

Trao đổi với Tuổi Trẻ Online, ông Thái Viết Tường - giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Quảng Nam - cho hay sẽ cho kiểm tra rồi trao đổi lại.Trong khi đó ông Lê Văn Hiệp - chuyên viên phòng giáo dục trung học, cán bộ phụ trách môn văn của Sở Giáo dục và Đào tạo - nói...

Hà Nội khảo sát thi tốt nghiệp THPT 101.000 học sinh lớp 12

Nhằm giúp học sinh chuẩn bị tốt cho kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội sẽ tổ chức khảo sát học sinh lớp 12 toàn thành phố trong hai ngày 5 và 6-4.Có khoảng 101.000 học sinh lớp 12 năm học 2023 - 2024 đang học tập tại các trường THPT, trung tâm giáo...

Mới nhất

Mới nhất