Trang chủVăn hóa - Xã hộiY tếPhải làm gì khi vết bầm trên da kéo dài?

Phải làm gì khi vết bầm trên da kéo dài?


Vết bầm tím xảy ra khi các mạch máu dưới da bị vỡ, khiến máu tụ lại. Nguyên nhân bầm tím thường gặp là do va chạm, chấn thương gây ra. Thậm chí, chỉ cần ấn hay hút một lực đủ mạnh là da cũng có thể bị bầm tím, theo chuyên trang sức khỏe Healthline (Mỹ).

Phải làm gì khi vết bầm trên da kéo dài không biến mất ? - Ảnh 1.

Vết bầm kéo dài không khỏi, đặc biệt là khi không rõ nguyên nhân, thì người mắc cần đến bác sĩ kiểm tra ngay

Một số người sẽ đặc biệt dễ bị bầm tím hơn người khác. Ban đầu, vết bầm có thể có màu đỏ hoặc tím. Nhưng qua vài ngày, vết bầm bắt đầu dần chuyển sang màu nâu, xanh lá cây và vàng, cuối cùng hồi phục và biến mất hoàn toàn trên da.

Thông thường, vết bầm tím sẽ tự biến mất trong vòng 2 tuần mà không cần điều trị. Nếu vết bầm nhiều ngày mà không khỏi thì có thể là dấu hiệu cảnh báo vấn đề tiềm ẩn đang xảy ra bên trong cơ thể.

Chẳng hạn, những người có mức độ tiểu cầu trong máu bất thường hoặc có vấn đề về đông máu thì họ rất dễ bị bầm tím. Vết bầm cũ chưa lành thì vết bầm mới lại xuất hiện.

Nguyên nhân nồng độ tiểu cầu và đông máu gặp vấn đề thường là do bất thường sức khỏe hoặc tác dụng phụ của thuốc. Thuốc chống đông máu, thuốc kháng kết tập tiểu cầu và thuốc giảm đau aspirin đều có thể ảnh hưởng đến quá trình đông máu, từ đó khiến da dễ bầm tím. Một đặc điểm khác để nhận diện người bị thiếu tiểu cầu nữa là vị trí các vết bầm dai dẳng sẽ dễ xuất hiện ở chân và bắp chân.

Những vấn đề khác có thể gây thiếu hụt tiểu cầu là mang thai, thiếu máu, lá lách to, uống nhiều rượu bia, vi khuẩn xâm nhập vào máu, nhiễm HIV và bệnh lupus.

Ngoài ra, bầm tím không khỏi còn có thể là dấu hiệu của những nghiêm trọng như bệnh leukemia, một loại ung thư máu. Nếu vết bầm tím bỗng dưng xuất hiện không rõ nguyên nhân ở dưới móng tay, móng chân và sau 2 tuần không khỏi thì cần đến bệnh viện kiểm tra.

Với hầu hết trường hợp, vết bầm tím trên da là không đáng ngại. Nếu vết bầm có nguyên nhân do va chạm mạnh thì sẽ gây sưng đau. Người mắc có thể điều trị tại nhà bằng cách chườm lạnh, chườm ấm và uống các loại thuốc giảm đau không kê đơn nếu cần thiết, theo Healthline.



Source link

Cùng chủ đề

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Bài đọc nhiều

Người đàn ông có 4 quả thận

Hà NộiBệnh nhân 35 tuổi đi khám sỏi thận do đau dữ dội vùng thắt lưng, bác sĩ phát hiện có 4 quả thận trong cơ thể của anh, được coi là hiếm gặp. Ngày 22/3, TS.BS Nguyễn Đình Liên, Trưởng khoa Phẫu thuật Thận tiết niệu và Nam học, Bệnh viện E, cho biết người bệnh nhập viện khi đau dữ dội vùng thắt lưng, bụng chướng, tiểu buốt, tiểu ra máu. Kết quả kiểm tra phát hiện...

Những lưu ý khi ăn sứa biển để tránh bị ngộ độc

Sứa biển là loài nhuyễn thể thân mềm, nguồn thực phẩm phong phú từ biển, dễ chế biến thành món ngon được nhiều người ưa chuộng.Sứa có nhiều ở Việt Nam, giá trị dinh dưỡng cao. Trong 100g sứa có 12,3g chất đạm, 0,1g chất béo, 3,9g chất đường, 182mg canxi, 9,5mg sắt, 132mg iode.Sứa nhiều protein, giàu chất oxy hóa, đặc biệt sứa chứa omega 3 và omega 6, pholyphenol, giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tim...

6 dấu hiệu cảnh báo bạn bị cao huyết áp, tuyệt đối không bỏ qua

Cao huyết áp là căn bệnh phổ biến và nguy hiểm, nhưng hầu hết các triệu chứng bệnh cao huyết áp đều không có biểu hiện rõ ràng, cường độ xuất hiện cũng khác nhau, tùy theo mức...

Thiếu sức bền gây ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của trẻ

Đừng chủ quan khi trẻ mệt mỏiTheo Tổng cục Thống kê, mức sinh năm 2023 của Việt Nam ước tính là 1,96 con/phụ nữ và được dự báo sẽ tiếp tục giảm trong những năm tiếp theo. Các...

Hội chứng Mallory Weiss – VnExpress Sức khỏe

Hội chứng Mallory Weiss đặc trưng bởi xuất huyết tiêu hóa cấp tính do vết rách niêm mạc tại thực quản hoặc gần dạ dày hay kết hợp cả hai do áp lực ổ bụng tăng mạnh và đột ngột. Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi PGS.TS Nguyễn Anh Tuấn, Chủ nhiệm Khoa Phẫu thuật ống tiêu hóa, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108. Đặc điểm- Hội chứng Mallory Weiss chiếm khoảng 8-15% số trường hợp...

Cùng chuyên mục

Uống một ly rượu có thực sự làm tăng nguy cơ ung thư vú?

Theo nghiên cứu, tất cả các loại đồ uống có cồn đều làm tăng nguy cơ ...

Những lưu ý khi ăn sứa biển để tránh bị ngộ độc

Sứa biển là loài nhuyễn thể thân mềm, nguồn thực phẩm phong phú từ biển, dễ chế biến thành món ngon được nhiều người ưa chuộng.Sứa có nhiều ở Việt Nam, giá trị dinh dưỡng cao. Trong 100g sứa có 12,3g chất đạm, 0,1g chất béo, 3,9g chất đường, 182mg canxi, 9,5mg sắt, 132mg iode.Sứa nhiều protein, giàu chất oxy hóa, đặc biệt sứa chứa omega 3 và omega 6, pholyphenol, giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tim...

Trời nắng nóng, trẻ em miền Tây vào viện nhiều hơn

Các bệnh thường gặp thời điểm nắng nóngTại khoa khám Bệnh viện Nhi đồng Cần Thơ, hiện nay mỗi ngày khu khám tiếp nhận khoảng 1.600 - 1.900 lượt bệnh nhân đến khám. Trong đó khoảng 700 trường hợp liên quan đến nhiễm khuẩn hô hấp (chiếm tỉ lệ 40 - 45% lượng bệnh khám), nhiễm khuẩn đường ruột khoảng 200 trường...

Dưới 35 tuổi có nên chụp nhũ ảnh tầm soát ung thư vú?

Tôi 32 tuổi, đi khám phát hiện u ở ngực, siêu âm kết quả BIRADS 2, lành tính. Tôi có nên chụp nhũ ảnh để tầm soát ung thư vú? (Ngọc Duyên, Đăk Lăk) Trả lời:Chụp nhũ ảnh là kỹ thuật sử dụng tia X để khảo sát ngực nhằm tầm soát hoặc chẩn đoán ung thư vú, có giá trị tầm soát ung thư vú không triệu chứng. Phương tiện này giúp phát hiện các dấu hiệu mà...

Mới nhất

Mới nhất