Trang chủNewsNhân quyềnPhát triển điện gió ngoài khơi hướng tới mục tiêu giảm phát...

Phát triển điện gió ngoài khơi hướng tới mục tiêu giảm phát thải


a13.jpg
TS Nguyễn Linh Ngọc – Chủ tịch Hội Nước sạch & Môi trường Việt Nam – nguyên Thứ trưởng Bộ TN&MT phát biểu tại Diễn đàn

Đây là nhận định của các chuyên gia tại hội thảo Diễn đàn “Điện gió và mục tiêu Net Zero vào năm 2050” diễn ra sáng ngày 26/5, tại Hà Nội. TS Nguyễn Linh Ngọc – Chủ tịch Hội Nước sạch & Môi trường Việt Nam – nguyên Thứ trưởng Bộ TN&MT cho rằng, với mục tiêu này, Việt Nam hoàn toàn có thể đạt trung hòa các-bon ngành năng lượng nói riêng và trung hòa các-bon nói chung đến năm 2050, tạo nền móng phát triển công nghiệp điện gió và mang tới giải pháp dài hạn cho chiến lược phát triển kinh tế của Việt Nam.

Theo TS Nguyễn Linh Ngọc, định hướng quan trọng của Việt Nam trong những thập kỷ tới là hướng tới nền kinh tế carbon thấp, tăng trưởng xanh. Trong nỗ lực của Việt Nam để đạt được mục tiêu đã cam kết về phát thải ròng bằng “0” vào năm 2050, điện gió là một yếu tố đóng góp chính vào cơ cấu năng lượng. Quy hoạch Điện VIII (PDP8) dự báo rằng, không phải điện mặt trời mà là năng lượng điện gió sẽ thúc đẩy giai đoạn tiếp theo của quá trình chuyển đổi năng lượng tái tạo của Việt Nam.

Với trọng tâm chuyển dịch sang năng lượng tái tạo, điện gió được kỳ vọng sẽ là nhóm được đầu tư nhiều nhất tại Việt Nam. Củng cố cho việc phát triển sản lượng nhóm điện gió là các giới hạn của nhóm năng lượng mặt trời và thủy điện, mở đường cho điện gió chiếm vị trí trung tâm trong phát triển năng lượng tái tạo.

Đánh giá về sự thay đổi các nguồn điện, TS. Dư Văn Toán, Chuyên gia năng lượng tái tạo, Viện nghiên cứu biển và hải đảo (Bộ TN&MT) cho biết, Việt Nam là một trong 10 quốc gia dẫn đầu thế giới về đầu tư vào nguồn điện sử dụng năng lượng tái tạo (điện gió và điện mặt trời). Để hướng tới mục tiêu Net Zero vào năm 2050, tỷ trọng công suất NLTT sẽ tăng dần: Năm 2020 đạt 25%; 2030 đạt gần 32%, năm 2045 đạt gần 58%.

a25.jpg
TS. Dư Văn Toán, Chuyên gia năng lượng tái tạo, Viện nghiên cứu biển và hải đảo (Bộ TN&MT) phát biểu tại Diễn đàn

Đối với điện gió ngoài khơi, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã hoàn thiện xong dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 40/2016/NĐ-CP ngày 15/5/2016 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tài nguyên, môi trường biển và hải đảo và Nghị định số 11/2021/NĐ-CP; trong đó có các quy định về cấp phép điều tra, khảo sát để xây dựng dự án ĐGNK. Dự thảo mới đã bổ sung quy định về hồ sơ, trình tự thẩm định, ban hành văn bản chấp thuận đo đạc, quan trắc, đánh giá tài nguyên biển.

Tuy nhiên, để phát triển năng lượng điện gió đạt được như mục tiêu quy hoạch, TS. Dư Văn Toán kiến nghị cần xây dựng Khung pháp lý cho năng lượng tái tạo và ĐGNK, bao gồm: Luật năng lượng tái tạo (điện mặt trời, gió ngoài khơi, sóng…); các văn bản nghị định , thông tư quy định về NLTT, ĐGNK, các vấn đề bảo vệ môi trường, trung hòa các bon; Tiêu chuẩn quốc gia, quy định kỹ thuật, chính sách quản lý, tái chế và thu gom rác thải từ năng lượng tái tạo (tấm pin mặt trời, tuabin gió, tuabin sóng..). Bên cạnh đó, Nhà nước cần có lộ trình phát triển dài hạn NLTT, ĐGNK; quy hoạch năng lượng, quy hoạch điện, quy hoạch không gian biển dài hạn, gắn với các ngành kinh tế khác.

a34.jpg
Ông Lương Quang Huy, Trưởng phòng Giảm nhẹ phát thải khí nhà kính và bảo vệ tầng ô zôn, Cục Biến đổi khí hậu – Bộ TN&MT chia sẻ về các chính sách giảm nhẹ phát thải khí nhà kính

Phát biểu tại diễn đàn, ông Lương Quang Huy, Trưởng phòng Giảm nhẹ phát thải khí nhà kính và bảo vệ tầng ô zôn, Cục Biến đổi khí hậu – Bộ TN&MT cho biết: Theo Báo cáo đóng góp do quốc gia tự quyết định (NDC) cập nhật, NDC cập nhật đã đưa ra mục tiêu giảm phát thải đến năm 2030 là 43,5% nếu có hỗ trợ quốc tế, đồng nghĩa với việc Việt Nam sẽ phải giảm khoảng 400 triệu tấn CO2 so với kịch bản phát triển thông thường. Việt Nam đã cam kết quốc tế về phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050 và tham gia Tuyên bố toàn cầu về chuyển từ than sang năng lượng sạch, Cam kết giảm phát thải khí Mê tan toàn cầu. Đây là những áp lực rất lớn cho quá trình phát triển điện lực của Việt Nam. Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 đã quy định về việc thực hiện giảm phát thải khí nhà kính và cụ thể hóa trong các văn bản hướng dẫn thi hành luật, đặc biệt là trong Nghị định 06/2022-NĐ-CP.

Điện gió ngoài khơi được xem như giải pháp đột phá nhằm đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia, giảm phụ thuộc vào nhiên liệu nhập khẩu, giảm phát thải khí nhà kính. Lĩnh vực này cũng giúp tạo việc làm, thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội của địa phương và cải thiện đời sống của người dân. Với các nỗ lực đầu tư vào hệ thống truyền tải cũng như điều độ thông minh, điện gió hoàn toàn có thể trở thành nguồn chủ đạo của hệ thống năng lượng Việt Nam trong tương lai – ông Huy khẳng định.

a46.jpg
Ông Nguyễn Việt Dũng – Phó Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Halcom Việt Nam chia sẻ về những thách thức với nhà đầu tư điện gió ngoài khơi

Chia sẻ về những thách thức với nhà đầu tư ĐGNK, ông Nguyễn Việt Dũng – Phó Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Halcom Việt Nam cho biết, khó khăn rõ rệt nhất là chính sách liên quan chưa rõ ràng, như thời gian phê duyệt Quy hoạch điện VIII kéo dài, việc đàm phán hợp đồng giá bán điện, chưa có văn bản, quy định hướng dẫn cụ thể bước triển khai các dự án NLTT sau Quy hoạch điện VIII được phê duyệt. Các mức ưu đãi đầu tư hiện cũng chưa thu hút nhà đầu tư nước ngoài. Việc phát điện lên lưới còn phụ thuộc khả năng truyền tải hệ thống điện Quốc gia. Thời gian áp dụng giá điện FIT ngắn, khó khăn cho quá trình đàm phán vốn vay các dự án NLTT có công suất lớn, thời gian xây dựng dài…

Nguồn lực tài chính là một cấu phần quan trọng của chuyển dịch Năng lượng, việc khơi thông nguồn vốn cho các dự án sản xuất năng lượng tái tạo trong đó có điện gió và hỗ trợ doanh nghiệp, các nhà đầu tư tham gia hoạt động ứng phó với biến đổi khí hậu, quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường thực hiện các mục tiêu tăng trưởng xanh của Việt Nam.

42.jpg
PGS. TS Bùi Thị An, Viện trưởng Viện Tài nguyên môi trường và phát triển cộng đồng phát biểu tại Diễn đàn

Theo PGS. TS Bùi Thị An, Viện trưởng Viện Tài nguyên môi trường và phát triển cộng đồng, việc thực hiện quy hoạch điện 8 đảm bảo phát triển năng lượng tái tạo, trong đó có điện gió là một quá trình dài. Chính phủ cần đánh giá thực trạng về vấn đề năng lượng năm vừa qua bất cập ra sao, khó khăn do đâu, điện sản xuất ra không bán được, thiếu truyền tải. Bà Phạm Thị An đề nghị Bộ Công Thương cần minh bạch giá điện than để có căn cứ so sánh chi phí giá với ĐGNK. Nếu làm được điều này, Quy hoạch điện VIII có thể nói sẽ tháo gỡ về vấn đề môi trường trong quá trình chuyển đổi năng lượng, đảm bảo mục tiêu Net Zero vào năm 2050.



Nguồn

Cùng chủ đề

Lý do loạt dự án điện khí bế tắc, hơn 10 năm chỉ 1 dự án vận hành

Trung bình mất 7,5 năm mới xong 1 dự án Bộ Công Thương vừa gửi Thủ tướng Chính phủ báo cáo tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc để thực hiện các dự án điện khí và điện gió ngoài khơi trong Quy hoạch điện VIII. Theo Quy hoạch điện VIII, tổng quy mô công suất các dự án nhà máy điện khí được đầu tư xây dựng và đưa vào vận hành đến năm 2030 là 30.424 MW (23...

Cựu Thứ trưởng Hoàng Quốc Vượng bị bắt: Từng chủ tịch 2 tập đoàn lớn

Ngày 2/1/2024, Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an đã ra quyết định khởi tố bị can, lệnh bắt bị can để tạm giam, lệnh khám xét chỗ ở về tội “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ” quy định tại Điều 356 Bộ luật Hình sự, đối với ông Hoàng Quốc Vượng (sinh năm 1963), từng là Thứ trưởng Bộ Công Thương. Đây là diễn biến mới khi Cơ quan điều...

Chưa đảm bảo yêu cầu, phải hoàn thiện thêm

Văn phòng Chính phủ vừa có văn bản truyền đạt thông báo kết luận của Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà tại cuộc họp về dự thảo kế hoạch thực hiện Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn 2050 (Quy hoạch điện 8). Kết luận nêu rõ: Mặc dù đã rất nỗ lực, cố gắng trong quá trình xây dựng, hoàn thiện, song dự thảo kế hoạch thực hiện Quy hoạch...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Tạo điều kiện cho kiều bào về nước đầu tư mạnh mẽ hơn trong lĩnh vực nhà ở và bất động sản

Tại Hội nghị, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng, Chủ nhiệm Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài nhấn mạnh, Hội nghị được tổ chức đúng ngày 26/3 - tròn 20 năm Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết...

Quảng Bình điều động, chỉ định Bí thư Huyện ủy Tuyên Hóa và Bí thư Huyện ủy Quảng Trạch

Dự các lễ công bố có các đồng chí: Vũ Đại Thắng - Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh; Trần Vũ Khiêm - Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng ban Tổ chức Tỉnh ủy; Hoàng Xuân...

Bình Định trao nhiều thỏa thuận hợp tác tại Hội nghị xúc tiến đầu tư 2024

Thông tin từ Trung tâm Xúc tiến đầu tư tỉnh Bình Định (thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư) cho biết, tại hội nghị, Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch - UBND tỉnh Bình Định - Tổng Công ty hàng không Việt Nam -...

Đường sắt tốc độ cao có thể đóng góp khoảng 1 điểm % tăng trưởng GDP mỗi năm

Gia tăng thị phần vận tải hàng hoá đường dàiTheo GS.TS. Lã Ngọc Khuê, nguyên Thứ trưởng Bộ GTVT, ngoài mục tiêu vận tải hành khách, tuyến đường sắt tốc độ cao phải tăng thị phần vận tải hàng hoá đường dài có như vậy mới...

Chuẩn bị cho việc hoàn thành nhiệm vụ lập pháp của Kỳ họp thứ 7, Quốc hội Khoá XV

Phát biểu khai mạc Hội nghị, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nêu rõ, theo Luật Tổ chức Quốc hội, Quy chế làm việc, từ đầu nhiệm kỳ đến nay, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã rất quan tâm và định kỳ tổ chức...

Bài đọc nhiều

Cùng chuyên mục

Người nặng lòng với văn hóa của dân tộc Bru-Vân kiều ở làng Chênh Vênh

Để níu giữ những nét đẹp văn hóa truyền thống của dân tộc mình, ông Hồ Văn Lý còn tích cực tham gia các lớp truyền dạy văn hóa phi vật thể do các cấp triển khai tại địa phương. Bằng tình yêu và trách nhiệm, Hồ Văn Lý đã chung sức cùng chính quyền địa phương bảo tồn, phát huy những giá trị văn hóa đặc sắc của đồng bào Bru-Vân Kiều.Với ông Lý, khi đàn...

Cỏ vuông tôm xuất ngoại và chuyện ai cũng được làm việc

Gần hai năm nay, cỏ năn tượng, một loại cỏ vốn mọc hoang tại vùng Đồng bằng sông Cửu Long đã giúp tăng thu nhập cho người dân bản địa theo cách thức phù hợp với năng lực và điều kiện thời gian của họ. Hợp tác xã Lanh Trắng cùng phụ nữ Sà Phìn "dệt" cuộc sống ấm no Plan International Việt...

Vinh danh những cống hiến của người giữ rừng tại Vườn quốc gia Chư Yang Sin

Lần đầu tiên Trung tâm Hành động vì Động vật Hoang dã Việt Nam (WildAct) với sự đồng hành của Hiệp hội Vườn quốc gia và Khu bảo tồn thiên nhiên Việt Nam (VNPPA) và Ban quản lý Vườn quốc gia Chư Yang Sin tổ chức thành công giải thưởng "Người giữ rừng Chư Yang Sin'.

Haruna Ishimaru – cô gái Nhật Bản muốn cải thiện sinh kế cho người dân tộc thiểu số trẻ

"Khi tôi còn nhỏ, tôi thường được nghe người ta nói rằng phụ nữ không cần phải có thu nhập, rằng bạn càng sớm kết hôn với ai đó thì càng tốt. Tôi luôn đặt câu hỏi về quan điểm này vì họ không nói những điều tương tự với các bạn nam. Do dự án này hướng đến giới trẻ đang phải đối mặt với các vấn đề về bình đẳng giới nên tôi nghĩ đây là dự...

Nâng cao chất lượng giáo dục cho trẻ em dân tộc thiểu số và trẻ em khuyết tật

Ngày 21/03, tại Bộ Giáo dục và Đào tạo, lễ khởi động dự án “Nâng cao chất lượng giáo dục cho trẻ em dân tộc thiểu số và trẻ em khuyết tật tại Việt Nam” được tổ chức với sự tham gia của đại diện Bộ Giáo dục và Đào tạo, Quỹ Nippon, Quỹ Đối tác Giáo dục Toàn cầu (GPE), Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam và Tổ chức Cứu trợ Trẻ em cùng nhiều chuyên...

Mới nhất

WB đồng hành thiết thực trong quá trình đổi mới của Việt Nam

Chiều 27/3, tại Phủ Chủ tịch, Quyền Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân tiếp bà Carolyn Turk, Giám đốc quốc gia Ngân hàng Thế giới (WB) tại Việt Nam đến chào từ biệt, kết thúc nhiệm kỳ công tác.Tại buổi tiếp, Quyền Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân chúc mừng bà Carolyn Turk đã có một...

Tuyên phạt Chủ tịch Tân Hoàng Minh 8 năm tù

Theo đó, Hội đồng xét xử (HĐXX) đã tuyên phạt bị cáo Đỗ Anh Dũng (Chủ tịch Hội đồng quản trị, kiêm Tổng Giám đốc Công ty Tân Hoàng Minh) 8 năm tù, Đỗ Hoàng Việt (con trai bị cáo Dũng, Phó Tổng Giám đốc Công ty Tân Hoàng Minh) 3 năm tù. 8 bị cáo thuộc Công ty...

Thương vụ có thể giúp ông Trump giải cơn khát tài chính

Cựu tổng thống có thêm nguồn tiền để giải quyết các chi phí pháp lý khi mạng xã hội được lên sàn chứng khoán. Các cổ đông Tập đoàn Sáp nhập Thế giới Kỹ thuật số (DWAC), công ty chuyên mua lại và sáp nhập, cuối tuần qua đã hoàn tất thỏa thuận sáp nhập Tổ hợp Truyền thông...

Mới nhất