Trang chủChính trịNgoại giaoQuan hệ Việt Nam-Hà Lan: Điển hình cho mối quan hệ năng...

Quan hệ Việt Nam-Hà Lan: Điển hình cho mối quan hệ năng động và hiệu quả

Trong những năm gần đây, quan hệ Việt Nam-Hà Lan đang phát triển hết sức mạnh mẽ. Phát biểu trong cuộc hội đàm với Thủ tướng Vương quốc Hà Lan Mark Rutte tại Hà Nội vào đầu tháng 11/2023, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã đánh giá cao mối quan hệ hữu nghị, chân thành và đối tác tin cậy giữa hai nước, đồng thời coi đây là điển hình cho mối quan hệ năng động, hiệu quả và thiết thực.

Thủ tướng Phạm Minh Chính và Thủ tướng Hà Lan Mark Rutte. Ảnh: Dương Giang-TTXVN

Thủ tướng Phạm Minh Chính cũng cho biết hai nước quyết tâm cùng hợp tác, phát triển tự cường và bền vững, đóng góp tích cực cho hòa bình, ổn định và phát triển ở khu vực và trên thế giới.

Sự đồng điệu Á-Âu

Mặc dù chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao từ ngày 9/4/1973 nhưng theo Thủ tướng Mark Rutte, hai nước có mối quan hệ lâu đời từ hơn 400 năm trước khi các thương thuyền của Hà Lan cập cảng Hội An. Trong thời gian Việt Nam tiến hành cuộc đấu tranh chống Mỹ cứu nước, nhiều người Hà Lan đã xuống đường biểu tình để phản đối chiến tranh, đồng thời lập Ủy ban Y tế Hà Lan-Việt Nam để giúp đỡ nhân đạo cho Việt Nam.

Từ những năm 1990, mối quan hệ hai nước đã được củng cố và tăng cường. Hà Lan xem Việt Nam là đối tác ưu tiên và chính sách thúc đẩy hợp tác với Việt Nam đã nhận được sự ủng hộ và thống nhất cao của chính giới cũng như cộng đồng doanh nghiệp Hà Lan.

Rất nhiều chuyến thăm, trao đổi đoàn đã được thực hiện giữa lãnh đạo cấp cao hai nước, qua đó tạo cơ sở tăng cường quan hệ hữu nghị tin cậy và hợp tác tốt đẹp trên tất cả các lĩnh vực.

Tiêu biểu là chuyến thăm Hà Lan của Thủ tướng Phan Văn Khải (tháng 10/2001), Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng (tháng 9/2011), Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc (tháng 7/2017), Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân (tháng 3/2018), Thủ tướng Phạm Minh Chính (tháng 12/2022)… Ở chiều ngược lại, nhiều thành viên Hoàng gia và lãnh đạo Chính phủ Hà Lan đã tới thăm Việt Nam, trong đó đáng chú ý có chuyến thăm của Thủ tướng Wim Kok (tháng 6/1995), Thái tử Willem Alexander (tháng 10/2005 và tháng 3/2011), Hoàng hậu Máxima Zorreguieta Cerruti (tháng 5/2017),  Thủ tướng Mark Rutte (tháng 6/2014, tháng 4/2019)…

Qua các chuyến thăm, nhiều cơ chế hợp tác song phương đã được hai nước thông qua và hoạt động rất hiệu quả. Hai bên đã ký kết nhiều hiệp định, thỏa thuận hợp tác quan trọng, tạo cơ sở pháp lý thúc đẩy quan hệ song phương trên nhiều lĩnh vực, tập trung vào các lĩnh vực ưu tiên gồm: thích ứng với biến đổi khí hậu và quản lý nước, nông nghiệp, dầu khí, kinh tế biển và dịch vụ hậu cần.

Đáng chú ý, tháng 10/2010, hai nước đã thiết lập Đối tác chiến lược về thích ứng với biến đổi khí hậu và quản lý nước. Sau đó, hai bên đã thiết lập Đối tác chiến lược về nông nghiệp bền vững và an ninh lương thực vào tháng 6/2014 và thiết lập quan hệ đối tác toàn diện vào tháng 4/2019.

Trên diễn đàn quốc tế đa phương và khu vực, nhất là trong khuôn khổ Liên Hợp Quốc, ASEM, ASEAN-EU, Việt Nam và Hà Lan luôn dành cho nhau sự ủng hộ và hợp tác tích cực. Hai nước đã ủng hộ lẫn nhau ứng cử vào các cơ quan của LHQ như Hội đồng Bảo an, Hội đồng Nhân quyền, ECOSOC.

Hà Lan cũng ủng hộ Việt Nam thúc đẩy quan hệ với EU, chia sẻ lập trường về việc giải quyết vấn đề tranh chấp ở Biển Đông bằng luật pháp quốc tế. Ngược lại, Việt Nam giúp Hà Lan tăng cường quan hệ và tiếp cận với thị trường ASEAN dễ dàng hơn.

Đối tác kinh tế quan trọng

Không chỉ trong lĩnh vực chính trị, trong những năm gần đây, quan hệ giữa Việt Nam-Hà Lan còn phát triển mạnh mẽ trong nhiều lĩnh vực khác, đặc biệt là kinh tế, thương mại và đầu tư. Hà Lan hiện là đối tác thương mại lớn thứ hai của Việt Nam tại châu Âu và là nhà đầu tư lớn nhất của EU tại Việt Nam. Trao đổi thương mại giữa hai nước đạt 8,37 tỷ USD năm 2021, tăng gần 10% so với một năm trước đó. Con số này tiếp tục tăng mạnh lên 11,1 tỷ USD vào năm 2022, tăng 32,6% so với năm 2021.

Thủ tướng Hà Lan Mark Rutte nói chuyện cùng những người bạn Việt Nam. Ảnh Lâm Khánh - TTXVN

Thủ tướng Hà Lan Mark Rutte nói chuyện cùng những người bạn Việt Nam. Ảnh Lâm Khánh – TTXVN

Hiện nay, Việt Nam xuất khẩu sang Hà Lan chủ yếu các mặt hàng máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện; máy móc thiết bị; điện thoại, linh kiện; hàng dệt may; giày dép; các mặt hàng nông, thủy sản như rau quả, hạt điều, cà phê, hạt tiêu, gạo; sản phẩm hóa chất, sản phẩm chất dẻo. Ở chiều ngược lại, Hà Lan xuất khẩu sang Việt Nam thực phẩm, thức ăn gia súc và nguyên liệu, hóa chất và sản phẩm hóa chất, dược phẩm, sản phẩm chất dẻo, máy móc, thiết bị…

Một trong những nhân tố quan trọng góp phần thúc đẩy quan hệ kinh tế giữa hai nước phát triển mạnh mẽ như vậy là Hiệp định Thương mại Tự do giữa Liên minh châu Âu-Việt Nam (EVFTA). Bắt đầu có hiệu lực từ tháng 8/2020, hiệp định này đã tạo ra nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp hai nước mở rộng quan hệ hợp tác, đồng thời giúp cho nhiều mặt hàng nông sản của Việt Nam tiếp cận thị trường EU với mức thuế suất ưu đãi.

Về đầu tư, tính đến tháng 9/2023, Hà Lan là nhà đầu tư lớn nhất trong số các nước thành viên Liên minh châu Âu (EU) ở Việt Nam. Các doanh nghiệp Hà Lan đang sở hữu 431 dự án, với tổng vốn đăng ký đạt 14,19 tỷ USD.

Một số dự án đầu tư đáng chú ý của Hà Lan tại Việt Nam gồm: nhà máy điện Mông Dương trị giá 2,1 tỷ USD và nhà máy điện Phú Mỹ 3 trị giá 410 triệu USD (thực chất là đầu tư của Hoa Kỳ thông qua văn phòng tại Hà Lan); Công ty Pepsico Việt Nam trị giá 180 triệu USD. Các dự án đầu tư của Hà Lan chủ yếu tập trung tại các tỉnh phía Nam như TP Hồ Chí Minh, Bà Rịa-Vũng Tàu, Đồng Nai, Bình Dương… Nhiều tập đoàn lớn của Hà Lan đang hoạt động rất hiệu quả ở Việt Nam như Heineken (bia Heineken, Tiger, Bivina), Unilever (chất tẩy rửa, hoá mỹ phẩm, kem Wall), Royal Dutch Shell (khai thác và phân phối dầu khí), Foremost (sữa), Akzo Nobel Coating (hoá dược), Philips (điện tử)…

Về hợp tác phát triển, trong nhiều thập kỷ qua, Hà Lan là một trong những nhà tài trợ phát triển chính thức lớn nhất của EU cho Việt Nam. Hợp tác giữa hai nước trong giai đoạn đầu chủ yếu tập trung vào lĩnh vực hợp tác phát triển khi Chính phủ Hà Lan viện trợ cho Việt Nam khắc phục hậu quả chiến tranh, hỗ trợ kỹ thuật để phát triển khu vực nông nghiệp.

Tháng 6/1999, Hà Lan đã xếp Việt Nam vào danh sách các nước ưu tiên nhận viện trợ phát triển. Tháng 10/2000, hai nước ký Hiệp định khung về hợp tác phát triển. Viện trợ của Hà Lan trong giai đoạn này tập trung vào ba lĩnh vực gồm lâm nghiệp và đa dạng sinh học; y tế và quản lý nhà nước.

Ngoài ngân sách song phương hàng năm, Hà Lan còn triển khai một số chương trình hỗ trợ cho Việt Nam như ORET/MILIEV (giao dịch xuất khẩu hỗ trợ phát triển chính thức), PSOM (chương trình hợp tác với các thị trường mới hình thành), ORIO (chương trình hỗ trợ phát triển cơ sở hạ tầng cho các nước đang phát triển, đã chính thức chấm dứt vào cuối năm 2016), DRIVE (từ 2017 đến nay, là chương trình tiếp nối khi Chương trình ORIO kết thúc, nhằm cung cấp vốn viện trợ Hà Lan cho các dự án trong lĩnh vực đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng tại Việt Nam, với mục tiêu làm mềm lãi suất cho các khoản vay ưu đãi của Chính phủ Hà Lan cho Chính phủ Việt Nam), NICHE (sáng kiến tăng cường năng lực giáo dục), PPP (đối tác công tư), G2G (các sáng kiến hợp tác giữa hai Chính phủ)…

Bên cạnh đó, Hà Lan cũng cung cấp một số viện trợ dưới hình thức phi chính phủ thông qua Ủy ban Y tế Hà Lan-Việt Nam. Đây là tổ chức đã dành cho Việt Nam nhiều sự hỗ trợ trong lĩnh vực y tế, sức khỏe cộng đồng, phát triển sinh kế cho người dân nghèo ở nông thôn từ năm 1968 đến nay.

Từ tháng 1/2014, Hà Lan đã chuyển quan hệ với Việt Nam sang “đối tác thương mại” đặt trọng tâm thúc đẩy thương mại và đầu tư với Việt Nam nhằm góp phần tăng trưởng kinh tế và việc làm của Hà Lan. Tuy vậy, Hà Lan vẫn tiếp tục tài trợ cho nhiều tổ chức xã hội tại Việt Nam hoạt động trong lĩnh vực xã hội và kinh tế.

Cùng với việc đẩy mạnh quan hệ hợp tác thương mại, đầu tư, Việt Nam và Hà Lan đang tích cực mở rộng hợp tác trên nhiều lĩnh vực khác. Đặc biệt, hai bên đã thiết lập Quan hệ Đối tác chiến lược về Thích ứng với biến đổi khí hậu và Quản lý nước từ năm 2010. Hoạt động nổi bật nhất trong những năm đầu hợp tác giữa hai nước là việc hoàn thiện Kế hoạch Đồng bằng sông Cửu Long với tầm nhìn dài hạn, đưa ra nhiều khuyến nghị, tập trung giải quyết các vấn đề quản lý tài nguyên nước, thích ứng với biến đổi khí hậu nhằm đưa Đồng bằng Sông Cửu Long trở thành một khu vực kinh tế phát triển bền vững.

Hiện nay, Hà Lan tiếp tục chia sẻ kinh nghiệm, nguồn nhân lực, các công nghệ hỗ trợ Việt Nam giải quyết các vấn đề cấp bách như chống khô hạn, mặn xâm nhập, đặc biệt là xử lý vấn đề sụt lún và xói mòn bờ sông, bờ biển…

Hai nước cũng hợp tác mạnh mẽ trên lĩnh vực nông nghiệp. Trong khuôn khổ Đối tác chiến lược về biến đổi khí hậu và nông nghiệp bền vững, hai bên đã triển khai nhiều chương trình, dự án hợp tác mang định hướng trung và dài hạn. Hà Lan hiện là nhà đầu tư lớn vào ngành nông nghiệp Việt Nam và đang từng bước giúp Việt Nam xây dựng nền sản xuất nông nghiệp bền vững, gia tăng giá trị hàng hóa xuất khẩu trong lĩnh vực rau-hoa quả, làm vườn, chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản.

Trong lĩnh vực hợp tác giáo dục-đào tạo, Hà Lan đã giúp Việt Nam trong nhiều dự án, gồm: Chương trình hợp tác liên đại học Việt Nam-Hà Lan, Chương trình học bổng của Chính phủ Hà Lan và Chương trình học bổng Huygens với số lượng từ 30-50 học bổng/năm. Từ tháng 8/2002, Hà Lan đưa Việt Nam vào danh sách được hưởng quy chế đặc biệt trong hợp tác đào tạo đại học. Nhiều đại học, viện nghiên cứu Việt Nam đã thiết lập quan hệ hợp tác đào tạo nghiên cứu chặt chẽ với các đối tác Hà Lan.

Trong cuộc hội đàm ở Hà Nội hôm 2/11, Thủ tướng Phạm Minh Chính và người đồng cấp Hà Lan Mark Rutte đã nhất trí tăng cường tin cậy chính trị thông qua trao đổi đoàn cấp cao, tiếp tục triển khai hiệu quả các cơ chế và thỏa thuận hợp tác song phương, đồng thời nghiên cứu thiết lập các cơ chế mới nhằm làm sâu sắc hợp tác chuyên ngành giữa hai nước. Hai thủ tướng cũng khẳng định kinh tế – thương mại là trụ cột quan trọng trong quan hệ hai nước, nhất trí tiếp tục triển khai đầy đủ, hiệu quả EVFTA.

Bên cạnh đó, các lãnh đạo hai nước cũng nhất trí tiếp tục đẩy mạnh khuôn khổ Đối tác chiến lược về thích ứng với biến đổi khí hậu, quản lý nước, nông nghiệp bền vững, góp phần chung tay ứng phó với các thách thức toàn cầu, nhất là hợp tác trong các lĩnh vực khai thác cát ngoài khơi, phát triển kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, đô thị ứng phó với biến đổi khí hậu, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao về biến đổi khí hậu và quản lý tài nguyên nước, thủy lợi, phòng chống thiên tai…

Hai bên cũng nhất trí khai thác tối đa các tiềm năng hợp tác hai nước về công nghệ cao, sản xuất vi mạch điện tử, thiết bị bán dẫn, xây dựng nền tảng số và hệ sinh thái viễn thông, chuyển đổi số, phát triển nguồn nhân lực trong lĩnh vực này; nhất trí mở rộng hợp tác trong các lĩnh vực tiềm năng như thăm dò, khai thác bền vững các khoáng sản quan trọng; quốc phòng – an ninh; hải quan; hàng hải; logistic; đẩy mạnh giao lưu nhân dân…

Nhân dịp này, các bộ, ngành, hiệp hội hai nước đã ký kết 4 văn kiện hợp tác gồm: Trao Sách cam Hà Lan; Thỏa thuận về việc thực hiện Hiệp định giữa Việt Nam và Hà Lan về hợp tác và hỗ trợ hành chính lẫn nhau trong lĩnh vực hải quan; Quyết định viện trợ không hoàn lại của Hà Lan cho chương trình Thúc đẩy xuất khẩu sang thị trường EU thông qua nền tảng thương mại điện tử dành cho doanh nghiệp do phụ nữ làm chủ tại Việt Nam; Ý định thư về hợp tác thăm dò và khai thác bền vững các khoáng sản quan trọng.

Theo giới phân tích, trên nền tảng của mối quan hệ bạn bè tin cậy, có chung quyết tâm chính trị, có tiềm năng và nhu cầu hợp tác, có lợi ích tương hợp và kinh tế tương hỗ, mối quan hệ tốt đẹp giữa hai nước Việt Nam-Hà Lan chắc chắn sẽ tiếp tục đơm hoa kết trái, đưa quan hệ đối tác toàn diện giữa hai nước ngày càng đi vào chiều sâu và thực chất./.

Thu Vân

Cùng chủ đề

Thuyền máy công thức 1 của đội Bình Định

Trưa ngày 24/03, Ban lãnh đạo tỉnh Bình Định và Chủ tịch công ty Bình Định F1 đã trực tiếp xuống khu vực đua để cùng đội trưởng Jonas Andersson mở thùng container thuyền máy công thức 1 của đội Bình Định - Việt Nam. Những con thuyền đấu trị giá hơn 18 tỷ của đội Bình Định - Việt Nam đã cập bến Đầm Thị Nại vào ngày 24/3/2024. Đây là lần đầu tiên khán giả hâm mộ...

Lãi suất tăng có thể xóa sổ các công ty ‘zoombie’ tại Nhật Bản 

Việc Nhật Bản chấm dứt lãi suất âm có thể khiến các công ty "zoombie" phải đóng cửa sau giai đoạn chính sách tiền tệ siêu nới lỏng. Khái niệm "zoombie" hay còn gọi là các công ty xác sống ám chỉ các doanh nghiệp vật lộn tồn tại chỉ để trả nợ. Số này tăng mạnh sau giai đoạn Covid-19, do chính phủ cung cấp gói kích thích tài chính khổng lồ cho các công ty nhỏ và...

Nga điều tiêm kích chặn oanh tạc cơ Mỹ

Tiêm kích MiG-31 Nga xuất kích chặn hai oanh tạc cơ B-1B của Mỹ trên biển Barents, buộc máy bay của Washington quay đầu. "Ngày 24/3, Nga phát hiện một nhóm mục tiêu trên biển Barents hướng về biên giới Liên bang Nga. Tiêm kích MiG-31 thuộc lực lượng phòng không phản ứng nhanh đã xuất kích để nhận dạng và ngăn mục tiêu xâm phạm biên giới Nga", Bộ Quốc phòng Nga cho biết.Theo Bộ Quốc phòng Nga,...

Bắc Kinh yêu cầu Manila ngừng khiêu khích ở Biển Đông

Người phát ngôn Bộ Quốc phòng Trung Quốc Ngô Khiêm ngày 24/3 cảnh báo Manila cần chấm dứt các hành vi "vi phạm và khiêu khích' gần Bãi Cỏ Mây ở Biển Đông.

Ấn tượng Đoàn Việt Nam tại Liên hoan Thanh niên Thế giới 2024

NDO - “Việt Nam, Hồ Chí Minh! Việt Nam, Hồ Chí Minh!”. Vẫy tay chào Đoàn Việt Nam, người xem đứng hai bên đường hát theo ca khúc ca ngợi đất nước, con người và vị lãnh tụ kính yêu của dân tộc Việt Nam. Áo xanh Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh tạo nên một màu sắc đặc trưng trong lễ diễu hành. Đoàn Việt Nam tham...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Ba hoạt động nổi bật về ngoại giao kinh tế của TP. Hồ Chí Minh

Trong lĩnh vực ngoại giao kinh tế, năm 2023, Thành phố Hồ Chí Minh có ba hoạt động nổi bật. Chủ tịch UBND Thành phố Hồ Chí Minh Phan Văn Mãi phát biểu tại một hội nghị của Sở Ngoại vụ TP. Hồ Chí Minh. Ảnh: Xuân Khu - TTXVN Các hoạt động này bao gồm: triển khai hoạt động của Nhóm Công tác chung Thành phố Hồ Chí Minh - Ngân hàng Thế giới (HWG); triển khai Tổ Công tác...

Ngoại giao kinh tế trong một năm đầy thách thức

Năm 2023 là một năm đầy khó khăn với nền kinh tế Việt Nam. Tuy nhiên, nền kinh tế Việt Nam vẫn duy trì đà tăng trưởng tích cực. Tính chung cả năm, tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của nước ta tăng 5,05% so với năm 2022. Đây là thành quả của sự nỗ lực của tất cả các cấp, ngành, từ Trung ương đến địa phương, trong đó ngành ngoại giao có những đóng góp quan trọng. Ngoại...

Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn: Các hoạt động ngoại giao kinh tế góp phần thúc đẩy tăng trưởng

Theo Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn, các hoạt động ngoại giao kinh tế đã góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, xuất khẩu tăng 6-7%, thu hút đầu tư FDI trên 28 tỷ USD. Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn. Ảnh TTXVN phát Năm 2023 đánh dấu hoạt động đối ngoại sôi động và nhiều dấu ấn trong bối cảnh thế giới có nhiều biến động. Trước thềm năm mới 2024, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao...

Bài đọc nhiều

Cùng chuyên mục

EU sẽ nhận hậu quả nếu “khai tử” dòng “nhiên liệu xanh” của Nga qua Ukraine

Việc ngừng vận chuyển khí đốt của Nga quá cảnh Ukraine vào cuối năm nay sẽ dẫn đến hậu quả đáng báo động đối với các nước Liên minh châu Âu (EU) vốn hoàn toàn phụ thuộc vào nguồn cung cấp nhiên liệu này.

Tăng cường cơ hội hợp tác giữa Việt Nam và các nước

Trong đó, Thứ trưởng Nguyễn Minh Hằng đã có các cuộc làm việc với Thứ trưởng Ngoại giao Thổ Nhĩ Kỳ Burak Akcapar; Chủ tịch Ủy ban Kinh tế đối ngoại Thổ Nhĩ Kỳ (DEIK) Nail Olpak, Phó Chủ tịch Hội đồng kinh doanh Thổ Nhĩ Kỳ - Việt Nam Reha Denemec và Lãnh sự danh dự Việt Nam tại Istanbul Ali Telzolmez. Thứ trưởng Ngoại giao Thổ Nhĩ Kỳ Burak Akcapar khẳng định, chuyến thăm chính thức Thổ...

Giá vàng trong nước “lật đổ” mức đỉnh cũ, vàng thế giới tìm được động lực mới, tiếp đà bứt phá trong tuần này?

Giá vàng hôm nay 4/3/2024, trong nước và thế giới đều đang neo khá chắc ở mức cao chưa từng thấy. Giá vàng miếng SJC sau khi đạt đỉnh mới hiện đang xuống sát ngưỡng 80 triệu đồng/lượng. Giá vàng thế giới đã tìm được động lực mới, tăng mạnh trong phiên cuối tuần. Giới chuyên gia dự báo thế nào về thị trường trong nước và thế giới tuần này?

Giá tiêu hôm nay 4/3/2024, doanh nghiệp tăng mua đẩy giá đi lên, tin vui với tiêu Việt xuất khẩu, kỳ vọng từ thị...

Giá tiêu hôm nay 4/3/2024 tại thị trường trong nước tăng nhẹ ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 93.000 – 95.500 đồng/kg.

Từng “hụt hơi”, xuất khẩu cá tra bất ngờ lấy lại đà tăng tốc

Đối lập gam màu buồn của xuất khẩu cá tra Việt Nam năm 2023, 2 tháng đầu năm nay, đa số các thị trường chính đều ghi nhận loại cá tỷ USD này lấy đà tăng trở lại.

Mới nhất

Không chỉ Maldives, Phuket hay Bali, thiên đường nghỉ dưỡng hạng sang đang gọi tên Phú Quốc

“MỘT HÒN ĐẢO NGÀN TRẢI NGHIỆM, VỪA SANG TRỌNG VỪA KHÁC BIỆT, LÀ NƠI LÝ TƯỞNG MÀ DU KHÁCH NÊN LỰA CHỌN CHO KỲ NGHỈ CỦA MÌNH” NHỮNG DÒNG MÔ TẢ NGẮN CỦA TRANG TIN UY TÍN NƯỚC PHÁP DEMOTIVATEUR ĐÃ PHẦN NÀO PHÁC HỌA CHÂN DUNG PHÚ QUỐC - “ĐIỂM ĐẾN DU LỊCH BIỂN ĐẢO SANG TRỌNG HÀNG...

Váy dạ hội lộ nội y tràn ngập Hoa hậu Hòa bình Thái Lan

21/03/2024 | 14:19 TPO - Loạt váy dạ hội lộ nội y táo bạo của thí sinh Hoa hậu Hòa bình Thái Lan 2024 gây chú ý...

Nhiều yếu tố thúc đẩy xuất khẩu cà phê tăng cao trong năm 2024

Các thông tin cũng cho thấy, tiêu thụ hạt cà phê toàn cầu trong giai đoạn 2023-2024 sẽ tăng 20% tính từ năm 2013-2014, trong đó châu Á tăng nhiều nhất."Giá cà phê sẽ tiếp tục neo ở mức cao, đặc biệt, nếu các nền kinh tế lớn trên thế giới tiếp tục giảm lãi suất, xuất khẩu...

Mới nhất