Trang chủChính trịNgoại giaoQuan hệ Việt Nam-Nam Phi: Vẫn còn nhiều dư địa để phát...

Quan hệ Việt Nam-Nam Phi: Vẫn còn nhiều dư địa để phát triển

Cách đây 30 năm, Việt Nam và Nam Phi chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao. Kể từ đó đến nay, quan hệ hữu nghị truyền thống giữa hai nước đã không ngừng phát triển.

Ngày Phở Việt Nam lần đầu được tổ chức tại Nam Phi. Ảnh: Hồng Minh - TTXVN

Ngày Phở Việt Nam lần đầu được tổ chức tại Nam Phi. Ảnh: Hồng Minh – TTXVN

Tuy nhiên, theo Đại sứ Việt Nam tại Nam Phi Hoàng Sỹ Cường, hai nước còn nhiều dư địa để tăng cường hợp tác hiệu quả, thực chất, không chỉ giúp quan hệ song phương ngày càng đi vào chiều sâu, mà còn góp phần vào sự hợp tác, phát triển quan hệ giữa hai khu vực Đông Nam Á và miền Nam châu Phi.

Những dấu mốc quan trọng

Việt Nam và Nam Phi chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao vào ngày 22/12/1993. Tuy nhiên, quan hệ hữu nghị giữa hai nước đã có từ trước đó rất lâu, với dấu mốc lịch sử là cuộc gặp giữa đại diện Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và đại diện Đảng Đại hội Dân tộc Phi (ANC) vào năm 1955 nhân Hội nghị Bandung ở Indonesia – hội nghị đánh dấu sự ra đời của Phong trào Không Liên kết.

Sau khi thiết lập quan hệ ngoại giao, dựa trên nền tảng truyền thống quan hệ tốt đẹp, xuất phát từ nhu cầu và sự quan tâm, nỗ lực của hai bên, quan hệ giữa hai nước đã phát triển tốt đẹp trên tất cả các kênh đảng, nhà nước, giao lưu nhân dân; tăng cường hợp tác nhiều mặt, có kết quả tốt.

Cụ thể, sau khi Chiến tranh Việt Nam kết thúc, năm 1978, Chủ tịch ANC Oliver Tambo đã dẫn đầu đoàn đại biểu Đảng thăm Việt Nam để tìm hiểu kinh nghiệm đấu tranh của Việt Nam trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước.

Chưa đầy một năm sau khi hai nước thiết lập quan hệ ngoại giao, tháng 5/1994, Phó Chủ tịch Nước Nguyễn Thị Bình đã có chuyến công du Nam Phi để dự lễ nhậm chức của Tổng thống Nelson Mandela. Sau đó, tháng 3/1995, Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Mạnh Cầm đã có chuyến thăm chính thức Nam Phi lần đầu tiên.

Tháng 11/2004, Thủ tướng Phan Văn Khải thăm chính thức Nam Phi. Trong chuyến thăm này, Việt Nam và Nam Phi đã ký Tuyên bố chung về Hợp tác và Phát triển; Hiệp định về việc thiết lập Diễn đàn Đối tác về Hợp tác Kinh tế, Khoa học, Kỹ thuật và Văn hoá; Hiệp định về miễn thị thực đối với hộ chiếu ngoại giao và hộ chiếu công vụ; và thông báo về việc thiết lập Uỷ ban Thương mại chung Việt Nam – Nam Phi.

Ba năm sau đó, tháng 5/2007, Tổng thống Nam Phi Thabo Mbeki thăm chính thức Việt Nam lần đầu tiên. Trong chuyến thăm hai bên đã ký Hiệp định hợp tác giữa hai Bộ Ngoại giao và Biên bản cuộc hợp lần thứ nhất Diễn đàn đối tác liên chính phủ về kinh tế, khoa học, kỹ thuật và văn hoá.

Bốn năm sau khi ký hiệp định thương mại song phương, vào tháng 11/2004, hai bên đã ký Tuyên bố chung về Đối tác vì hợp tác và phát triển, Hiệp định thành lập Diễn đàn Đối tác liên chính phủ về hợp tác kinh tế, thương mại, văn hoá, khoa học kỹ thuật, Thoả thuận thành lập Ủy ban Thương mại Hỗn hợp và Thoả thuận hợp tác giữa hai Phòng Thương mại và Công nghiệp.

Tiếp đó, tháng 5/2007, nhân chuyến thăm Việt Nam của Tổng thống Nam Phi hai bên đã ra Tuyên bố chung giữa nước CHXHCN Việt Nam và nước Cộng hòa Nam Phi, ký Hiệp định miễn thị thực cho người mang hộ chiếu ngoại giao và công vụ, Hiệp định hợp tác giữa Bộ Ngoại giao Việt Nam và Bộ Ngoại giao Nam Phi, Biên bản phiên họp thứ nhất Uỷ ban liên Chính phủ Việt Nam – Nam Phi.

Sau đó, hai bên đã duy trì tốt đà hợp tác chính trị-ngoại giao thông qua các hoạt động trao đổi đoàn các cấp, đặc biệt là cấp cao, trên các kênh Đảng, Nhà nước, Quốc hội, các bộ, ngành, địa phương, khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho giao lưu nhân dân nhằm nâng cao tình đoàn kết và sự hiểu biết lẫn nhau. Việc trao đổi đoàn thường xuyên đã giúp duy trì và củng cố sự tin cậy, trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm, góp phần định hướng cho hợp tác cụ thể của các bộ ngành, đoàn thể, địa phương, doanh nghiệp hai bên.

Mặt khác, Việt Nam và Nam Phi cũng phối hợp rất tốt trong tham vấn lập trường và ủng hộ nhau trên nhiều diễn đàn quốc tế đa phương quan trọng (Liên hợp quốc, Phong trào Không Liên kết, Hợp tác NAM-NAM…). Gần đây, Việt Nam đã tích cực thúc đẩy, góp phần vào việc Nam Phi chính thức được công nhận là Đối tác đối thoại theo lĩnh vực/ngành của Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) vào tháng 7/2023, mở ra cơ hội để Nam Phi tăng cường quan hệ và thâm nhập sâu hơn vào thị trường Đông Nam Á phát triển năng động. Về phần mình, Nam Phi cũng đã ủng hộ Việt Nam trở thành quan sát viên của Liên minh châu Phi trong năm 2022. Năm 2023, Nam Phi với tư cách là Chủ tịch luân phiên nhóm BRICS, đã mời Việt Nam tham dự Hội nghị thượng đỉnh BRICS mở rộng (ngày 24/8/2023), thể hiện quan hệ tốt đẹp đồng thời coi trọng vị trí, vai trò của Việt Nam.

Theo Đại sứ Việt Nam tại Nam Phi Hoàng Sỹ Cường, những kết quả tốt đẹp trong quan hệ giữa hai nước ba thập kỷ qua đã tạo nền tảng cho phát triển quan hệ hợp tác thời gian tới. Đại sứ tin rằng hai nước còn nhiều dư địa để tăng cường hợp tác hiệu quả, thực chất, không chỉ giúp quan hệ song phương ngày càng đi vào chiều sâu, mà còn góp phần vào sự hợp tác, phát triển quan hệ giữa hai khu vực Đông Nam Á và miền Nam châu Phi.

Đưa quan hệ đi vào chiều sâu

Nam Phi hiện là đối tác thương mại lớn nhất và cũng là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam tại châu Phi. Trong khoảng 15 năm qua, kim ngạch thương mại hai chiều đã tăng hơn 6 lần, từ 192 triệu USD năm 2007 lên gần 1,3 tỷ USD vào năm 2022. Đặc biệt, trao đổi thương mại giữa hai nước vẫn được duy trì trong suốt thời gian đại dịch COVID-19. Điều này cho thấy cơ cấu trao đổi hàng hóa giữa hai nền kinh tế khá ổn định, có sự bổ sung cho nhau.

Đại sứ Việt Nam tại Nam Phi, Hoàng Sỹ Cường. Ảnh Hoàng Minh-TTXVN

Đại sứ Việt Nam tại Nam Phi Hoàng Sỹ Cường. Ảnh: Hoàng Minh-TTXVN

Việt Nam chủ yếu xuất khẩu sang Nam Phi các mặt hàng điện thoại và linh kiện, dệt may, giày dép, hàng nông sản (cà phê, gạo, điều, tiêu). Ở chiều ngược lại, Nam Phi chủ yếu xuất khẩu sang Việt Nam trái cây (nho, táo, lê), gỗ, khoáng sản, hóa chất.

Tuy nhiên, Đại sứ Hoàng Sỹ Cường cho rằng hiệu quả quan hệ kinh tế giữa hai nước hiện chưa xứng tầm với quan hệ chính trị.

Để từng bước nâng hiệu quả thực chất trong quan hệ, nhất là về kinh tế, Đại sứ Hoàng Sỹ Cường đề xuất hai bên cần kiên trì, quyết tâm thúc đẩy hợp tác trên các mặt, nhất là những lĩnh vực hai bên có thế mạnh và nhu cầu, có khả năng bổ sung cho nhau cao để tập trung tăng chiều sâu hợp tác cùng có lợi trên các lĩnh vực khai khoáng, nông nghiệp, năng lượng, giáo dục đào tạo, thương mại, logistics, tài chính ngân hàng… và trong các lĩnh vực mới như chuyển đổi số, kinh tế xanh. Hai bên cần tiếp tục thúc đẩy các biện pháp để tạo thuận lợi cho hàng hóa từng bên tiếp cận thị trường của nhau, đồng thời tạo thêm cơ hội cho doanh nghiệp hai bên tiếp cận, tăng cường hợp tác đầu tư.

Về nông nghiệp, hai bên xác định đây là lĩnh vực giàu tiềm năng cần tiếp tục đẩy mạnh hợp tác trên cơ sở triển khai hoặc ký mới các văn kiện hợp tác, qua đó góp phần đáp ứng nhu cầu ở mỗi nước cũng như đóng góp đảm bảo an ninh lương thực của thế giới. Bên cạnh đó, hai bên cần nghiên cứu mở rộng hợp tác về khoa học nông nghiệp.

Mặt khác, hai bên cần tiếp tục nâng cao hiệu quả hoạt động của Diễn đàn đối tác liên Chính phủ Việt Nam-Nam Phi, Ủy ban Thương mại hỗn hợp Việt Nam-Nam Phi và các cơ chế hợp tác chuyên ngành khác. Đặc biệt, cần quan tâm rà soát để cập nhật, đàm phán, ký kết các văn kiện hợp tác song phương trên các lĩnh vực, bảo đảm khả thi, thiết thực.

Hơn thế nữa, theo Đại sứ Hoàng Sỹ Cường, hai bên cần đẩy mạnh hợp tác địa phương, phát triển du lịch, giao lưu văn hóa, giao lưu nhân dân giữa hai nước hơn nữa.

Về chính trị, Đại sứ Hoàng Sỹ Cường cho rằng trong thời gian tới, hai nước cần tiếp tục tăng cường trao đổi đoàn, đặc biệt là cấp cao, trên tất cả các kênh, hình thức đa dạng hơn; đồng thời tiếp tục phát huy tốt tham vấn, phối hợp, hợp tác trên các diễn đàn đa phương, nhất là tại Liên hợp quốc, Phong trào Không liên kết và hợp tác Nam – Nam, để không ngừng củng cố và xây dựng sự tin cậy chính trị./.

Thu Vân

Cùng chủ đề

Triển vọng tích cực của kinh tế Việt Nam

Nền kinh tế Việt Nam được các chuyên gia nhận định đi đúng hướng với triển vọng dài hạn tích cực. ...

Đội tuyển Indonesia thiếu người, HLV Shin Tae-yong khẩn cấp bổ sung

Đội tuyển Indonesia thiếu hụt lực lượng do thẻ phạt và vấn đề sức khỏe. HLV Shin Tae-yong buộc phải gọi khẩn cấp 2 cầu thủ Muhammad Ferrari và Rachmat Irianto. Bộ đôi này sẽ bay sang Việt Nam chiều nay 24/3.Trước đó, HLV Shin Tae-yong đã gọi thêm thủ môn Ernando Ari. Thủ thành của Persebaya Surabaya bay sang Việt Nam tối 23/3. Đội tuyển Indonesia đang gặp nhiều vấn đề về lực lượng. 5 cầu thủ bị...

VFF: ‘CĐV Việt Nam không bắn pháo hoa cạnh khách sạn tuyển Indonesia’

"Hình ảnh pháo hoa được một tài khoản đăng trên mạng gây ra hiểu lầm. Vị vị trí đốt pháo hoa được xác định cách sân tập của đội Indonesia khoảng 3km và không liên quan đến sự kiện đội tuyển Indonesia đến Việt Nam thi đấu ngày 26/3. Đó là điểm vui chơi giải trí và hoạt động đốt pháo hoa cũng thường xuyên được tổ chức", VFF lên tiếng trước thông tin CĐV Việt Nam bắn...

HLV Shin Tae-yong: Một số cầu thủ Indonesia bị ốm nghiêm trọng

"Tình trạng của các cầu thủ không tốt lắm. Một số người bị ốm nghiêm trọng. Tôi không biết họ dính virus gì", HLV Shin Tae-yong chia sẻ sau khi có mặt ở Hà Nội. Đội tuyển Indonesia đến Việt Nam chiều ngày 23/3 để chuẩn bị cho trận lượt về gặp tuyển Việt Nam tại vòng loại World Cup 2026. Theo truyền thông Indonesia, HLV Shin Tae-yong không mang đủ quân số do một số cầu thủ bị...

Việt Nam lập kỳ tích tại giải billiard đồng đội thế giới

ĐỨC-Trần Quyết Chiến và Bao Phương Vinh giúp Việt Nam thắng cựu vô địch Bỉ, để lần đầu vào bán kết giải carom 3 băng đồng đội thế giới. Sau ba kỳ liên tiếp bị loại ở tứ kết, Việt Nam cuối cùng cũng sẽ được đứng trên bục huy chương đồng đội thế giới lần đầu tiên. Cơ thủ 29 tuổi Phương Vinh trong lần đầu dự giải, với tư cách đương kim vô địch thế giới, tỏa sáng...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Ba hoạt động nổi bật về ngoại giao kinh tế của TP. Hồ Chí Minh

Trong lĩnh vực ngoại giao kinh tế, năm 2023, Thành phố Hồ Chí Minh có ba hoạt động nổi bật. Chủ tịch UBND Thành phố Hồ Chí Minh Phan Văn Mãi phát biểu tại một hội nghị của Sở Ngoại vụ TP. Hồ Chí Minh. Ảnh: Xuân Khu - TTXVN Các hoạt động này bao gồm: triển khai hoạt động của Nhóm Công tác chung Thành phố Hồ Chí Minh - Ngân hàng Thế giới (HWG); triển khai Tổ Công tác...

Ngoại giao kinh tế trong một năm đầy thách thức

Năm 2023 là một năm đầy khó khăn với nền kinh tế Việt Nam. Tuy nhiên, nền kinh tế Việt Nam vẫn duy trì đà tăng trưởng tích cực. Tính chung cả năm, tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của nước ta tăng 5,05% so với năm 2022. Đây là thành quả của sự nỗ lực của tất cả các cấp, ngành, từ Trung ương đến địa phương, trong đó ngành ngoại giao có những đóng góp quan trọng. Ngoại...

Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn: Các hoạt động ngoại giao kinh tế góp phần thúc đẩy tăng trưởng

Theo Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn, các hoạt động ngoại giao kinh tế đã góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, xuất khẩu tăng 6-7%, thu hút đầu tư FDI trên 28 tỷ USD. Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn. Ảnh TTXVN phát Năm 2023 đánh dấu hoạt động đối ngoại sôi động và nhiều dấu ấn trong bối cảnh thế giới có nhiều biến động. Trước thềm năm mới 2024, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao...

Bài đọc nhiều

Cùng chuyên mục

EU sẽ nhận hậu quả nếu “khai tử” dòng “nhiên liệu xanh” của Nga qua Ukraine

Việc ngừng vận chuyển khí đốt của Nga quá cảnh Ukraine vào cuối năm nay sẽ dẫn đến hậu quả đáng báo động đối với các nước Liên minh châu Âu (EU) vốn hoàn toàn phụ thuộc vào nguồn cung cấp nhiên liệu này.

Tăng cường cơ hội hợp tác giữa Việt Nam và các nước

Trong đó, Thứ trưởng Nguyễn Minh Hằng đã có các cuộc làm việc với Thứ trưởng Ngoại giao Thổ Nhĩ Kỳ Burak Akcapar; Chủ tịch Ủy ban Kinh tế đối ngoại Thổ Nhĩ Kỳ (DEIK) Nail Olpak, Phó Chủ tịch Hội đồng kinh doanh Thổ Nhĩ Kỳ - Việt Nam Reha Denemec và Lãnh sự danh dự Việt Nam tại Istanbul Ali Telzolmez. Thứ trưởng Ngoại giao Thổ Nhĩ Kỳ Burak Akcapar khẳng định, chuyến thăm chính thức Thổ...

Giá vàng trong nước “lật đổ” mức đỉnh cũ, vàng thế giới tìm được động lực mới, tiếp đà bứt phá trong tuần này?

Giá vàng hôm nay 4/3/2024, trong nước và thế giới đều đang neo khá chắc ở mức cao chưa từng thấy. Giá vàng miếng SJC sau khi đạt đỉnh mới hiện đang xuống sát ngưỡng 80 triệu đồng/lượng. Giá vàng thế giới đã tìm được động lực mới, tăng mạnh trong phiên cuối tuần. Giới chuyên gia dự báo thế nào về thị trường trong nước và thế giới tuần này?

Giá tiêu hôm nay 4/3/2024, doanh nghiệp tăng mua đẩy giá đi lên, tin vui với tiêu Việt xuất khẩu, kỳ vọng từ thị...

Giá tiêu hôm nay 4/3/2024 tại thị trường trong nước tăng nhẹ ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 93.000 – 95.500 đồng/kg.

Từng “hụt hơi”, xuất khẩu cá tra bất ngờ lấy lại đà tăng tốc

Đối lập gam màu buồn của xuất khẩu cá tra Việt Nam năm 2023, 2 tháng đầu năm nay, đa số các thị trường chính đều ghi nhận loại cá tỷ USD này lấy đà tăng trở lại.

Mới nhất

Không chỉ Maldives, Phuket hay Bali, thiên đường nghỉ dưỡng hạng sang đang gọi tên Phú Quốc

“MỘT HÒN ĐẢO NGÀN TRẢI NGHIỆM, VỪA SANG TRỌNG VỪA KHÁC BIỆT, LÀ NƠI LÝ TƯỞNG MÀ DU KHÁCH NÊN LỰA CHỌN CHO KỲ NGHỈ CỦA MÌNH” NHỮNG DÒNG MÔ TẢ NGẮN CỦA TRANG TIN UY TÍN NƯỚC PHÁP DEMOTIVATEUR ĐÃ PHẦN NÀO PHÁC HỌA CHÂN DUNG PHÚ QUỐC - “ĐIỂM ĐẾN DU LỊCH BIỂN ĐẢO SANG TRỌNG HÀNG...

Váy dạ hội lộ nội y tràn ngập Hoa hậu Hòa bình Thái Lan

21/03/2024 | 14:19 TPO - Loạt váy dạ hội lộ nội y táo bạo của thí sinh Hoa hậu Hòa bình Thái Lan 2024 gây chú ý...

Nhiều yếu tố thúc đẩy xuất khẩu cà phê tăng cao trong năm 2024

Các thông tin cũng cho thấy, tiêu thụ hạt cà phê toàn cầu trong giai đoạn 2023-2024 sẽ tăng 20% tính từ năm 2013-2014, trong đó châu Á tăng nhiều nhất."Giá cà phê sẽ tiếp tục neo ở mức cao, đặc biệt, nếu các nền kinh tế lớn trên thế giới tiếp tục giảm lãi suất, xuất khẩu...

Mới nhất