Trang chủNewsKinh tếRõ thêm cơ chế xử lý vướng mắc tại dự án BOT...

Rõ thêm cơ chế xử lý vướng mắc tại dự án BOT giao thông


Nguyên tắc cao nhất khi xử lý các khó khăn khách quan tại một số dự án BOT giao thông là phải bảo đảm “lợi ích hài hòa, rủi ro chia sẻ”; công khai, minh bạch và tuyệt đối không để lợi dụng, trục lợi chính sách.





Dự án BOT xây dựng tuyến đường Thái Nguyên - Chợ Mới
Dự án BOT xây dựng tuyến đường Thái Nguyên – Chợ Mới.

Không hỗ trợ quá 75% chi phí đầu tư

Trao đổi với phóng viên Báo Đầu tư vào chiều ngày 20/3, ông Nguyễn Viết Huy, Phó cục trưởng Cục Đường cao tốc Việt Nam xác nhận, Bộ Giao thông – Vận tải (GTVT) vừa có Tờ trình số 2451/TTr – BGTVT gửi Chính phủ giải pháp xử lý khó khăn, vướng mắc tại một số dự án đầu tư kết cấu hạ tầng giao thông theo hình thức BOT.

Được biết, với gần 150 trang A4, gồm tờ trình và 7 phụ lục, đây là tờ trình được Bộ GTVT nghiên cứu, chuẩn bị công phu nhất từ trước đến nay, trên cơ sở tiếp thu ý kiến chỉ đạo của lãnh đạo Chính phủ và các bộ, ngành liên quan gồm: Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Bộ Tư pháp, Bộ Công an, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) và Thanh tra Chính phủ. Bộ GTVT mong muốn cấp có thẩm quyền thông qua để sớm xử lý dứt điểm các vướng mắc tại một số dự án BOT giao thông, trong đó có 8 dự án BOT do Bộ GTVT quản lý.

“Trong thời gian vừa qua, Bộ GTVT đã trực tiếp trao đổi với các bên liên quan (nhà đầu tư, doanh nghiệp, ngân hàng…) để có giải pháp giải quyết theo hướng cùng nhau khắc phục tồn tại, bất cập, giảm tối đa thiệt hại và theo nguyên tắc lợi ích hài hòa, rủi ro chia sẻ; tính toán, đánh giá đầy đủ và làm rõ về lợi ích và mức độ chia sẻ của các bên”, ông Nguyễn Viết Huy nói.

Trước đó, thực hiện kết luận của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ GTVT phối hợp với các địa phương đánh giá toàn diện các dự án BOT giao thông trong cả nước. Trên cơ sở đó, xây dựng nguyên tắc, giải pháp xử lý khó khăn, vướng mắc dự án BOT giao thông và đề xuất áp dụng giải pháp để xử lý vướng mắc tại một số dự án BOT do Bộ GTVT quản lý.

Đồng thời, Bộ đã làm việc với Thường trực Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, các nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án, các ngân hàng cung cấp tín dụng, hoàn chỉnh và trình Chính phủ tại Tờ trình số 4405/TTr- BGTVT ngày 27/4/2023.

Tại Tờ trình số 2451, Bộ GTVT đã đề ra một số nguyên tắc xử lý khó khăn, vướng mắc dự án BOT giao thông, trong đó nhấn mạnh việc xử lý phải bảo đảm đúng thẩm quyền; ưu tiên áp dụng giải pháp xử lý theo quy định của hợp đồng dự án đã ký kết. Trường hợp sử dụng ngân sách nhà nước, ưu tiên bổ sung vốn nhà nước tham gia, hỗ trợ để tiếp tục thực hiện hợp đồng.

Bên cạnh đó, Bộ GTVT xác định, vốn ngân sách nhà nước chỉ được sử dụng để xử lý khó khăn, vướng mắc cho các dự án BOT do nguyên nhân khách quan, cơ quan nhà nước vi phạm việc thực hiện hợp đồng, các bên đã áp dụng các giải pháp theo quy định của hợp đồng nhưng vẫn không khả thi. Đặc biệt, trong mọi trường hợp, không sử dụng ngân sách nhà nước để xử lý khó khăn, vướng mắc do lỗi chủ quan của nhà đầu tư/doanh nghiệp dự án.

Để bảo đảm nguyên tắc “lợi ích hài hòa, rủi ro chia sẻ”, trong trường hợp sửa đổi hợp đồng, bổ sung vốn nhà nước hỗ trợ, nhà đầu tư cần xem xét giảm 50% tỷ suất lợi nhuận so với tỷ suất lợi nhuận trong hợp đồng dự án.

Ngân hàng cung cấp tín dụng xem xét giảm lãi suất vốn vay trong giai đoạn khai thác đối với khoản vay đầu tư dự án theo hướng không vượt quá lãi suất tối đa đối với tiền gửi bằng đồng Việt Nam của tổ chức và cá nhân theo quyết định của NHNN tại thời điểm đàm phán; đồng thời giữ nguyên nhóm nợ, tái cấu trúc khoản vay đầu tư dự án phù hợp với doanh thu, khả năng trả nợ của doanh nghiệp dự án.

Trường hợp bổ sung vốn nhà nước, trên cơ sở tính toán phương án tài chính, các bên xác định mức vốn nhà nước cần bổ sung bảo đảm nguyên tắc vốn nhà nước bổ sung tối thiểu, bảo đảm doanh thu của dự án đủ bù đắp chi phí quản lý vận hành và bảo trì công trình dự án theo hợp đồng dự án, thanh toán lãi vay theo hợp đồng tín dụng để các bên tiếp tục thực hiện hợp đồng.

Mức vốn nhà nước bổ sung tối đa bảo đảm tổng mức vốn nhà nước tham gia thực hiện dự án không vượt quá 70% tổng vốn đầu tư của dự án BOT được xác định theo giá trị đã được quyết toán hoặc kiểm toán đến thời điểm tính toán.

Trường hợp chấm dứt hợp đồng, sử dụng vốn nhà nước để thanh toán, nhà đầu tư, ngân hàng cung cấp tín dụng cần có giải pháp chia sẻ, giảm tối đa mức vốn nhà nước đề nghị thanh toán. Trong đó, ưu tiên bố trí vốn nhà nước để thực hiện thủ tục chấm dứt hợp đồng đối với các dự án BOT khi nhà đầu tư và ngân hàng cung cấp tín dụng thống nhất giải pháp chia sẻ tối đa không tính lợi nhuận vốn chủ sở hữu và lãi vay vốn vay trong giai đoạn khai thác trong mức vốn nhà nước đề nghị thanh toán.

Việc chấm dứt hợp đồng trước thời hạn chỉ được áp dụng đối với các dự án đã hoàn thành, đưa vào khai thác nhưng không được thu phí hoàn vốn; dự án bị sụt giảm doanh thu thu phí do nguyên nhân khách quan; đã áp dụng giải pháp sửa đổi hợp đồng, bổ sung vốn nhà nước nhưng vẫn không khả thi để tiếp tục thực hiện hợp đồng; dự án tiềm ẩn nguy cơ gây mất an ninh, trật tự.

Rõ vai, rõ thẩm quyền

Trên cơ sở các nguyên tắc xử lý khó khăn, vướng mắc dự án BOT nêu trên, Bộ GTVT đề xuất giải pháp xử lý khó khăn, vướng mắc 8 dự án BOT do Bộ quản lý. Đây là những dự án không đảm bảo phương án tài chính do gặp những khó khăn, vướng mắc khách quan, không thuộc trách nhiệm của nhà đầu tư.

“Số lượng dự án BOT cần phải xử lý là rất nhỏ so với con số 140 dự án BOT được triển khai trước khi Luật PPP có hiệu lực. Nếu không có giải pháp xử lý dứt điểm sẽ ảnh hưởng rất lớn đến các doanh nghiệp dự án, đặc biệt là các tổ chức tín dụng và mức độ tín nhiệm, môi trường thu hút đầu tư, đặc biệt là chủ trương của Đảng, chính sách của nhà nước về thu hút nguồn lực xã hội theo phương thức PPP”, lãnh đạo Bộ GTVT đánh giá.

Cũng tại Tờ trình số 2451, Bộ GTVT kiến nghị Chính phủ thống nhất giải pháp xử lý khó khăn, vướng mắc đối với 8 dự án BOT do Bộ quản lý và trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội thông qua phương án sử dụng khoảng 10.650 tỷ đồng từ nguồn vốn tăng thu, tiết kiệm chi ngân sách trung ương năm 2023 để triển khai thực hiện.

Trường hợp không thể cân đối đủ từ nguồn vốn tăng thu, tiết kiệm chi ngân sách trung ương năm 2023, báo cáo Quốc hội cho phép sử dụng nguồn vốn dự phòng đầu tư công trung hạn để xử lý.

Bên cạnh đó, Bộ GTVT đề xuất Chính phủ chỉ đạo NHNN rà soát các quy định, cho phép các ngân hàng thực hiện giải pháp giữ nguyên nhóm nợ đối với các khoản vay tín dụng đầu tư các dự án BOT giao thông, nhằm kịp thời tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp và ngân hàng cung cấp tín dụng.

Đối với các cơ chế thuộc thẩm quyền của Quốc hội, Bộ GTVT báo cáo Chính phủ xem xét trình Quốc hội cho phép bổ sung vốn nhà nước hỗ trợ các dự án BOT đã đưa vào khai thác bị sụt giảm doanh thu do nguyên nhân khách quan (không do lỗi của nhà đầu tư), đã áp dụng các giải pháp theo quy định hợp đồng nhưng vẫn không khả thi; mức vốn nhà nước tham gia hỗ trợ tối đa 70% tổng vốn đầu tư xác định theo kết quả kiểm toán, quyết toán.

Cho phép bố trí nguồn vốn nhà nước thanh toán các chi phí hợp lý, hợp pháp theo kết quả kiểm toán, quyết toán và thực hiện chấm dứt hợp đồng trước thời hạn đối với các dự án BOT ký kết hợp đồng trước thời điểm Luật PPP có hiệu lực, nhưng không được thu phí để hoàn vốn, dự án bị sụt giảm doanh thu do nguyên nhân khách quan, bổ sung vốn nhà nước để tiếp tục thực hiện hợp đồng không khả thi, dự án tiềm ẩn nguy cơ gây mất an ninh trật tự cao.

Trường hợp không thể cân đối đủ từ nguồn vốn tăng thu, tiết kiệm chi ngân sách trung ương năm 2023, Chính phủ kiến nghị Quốc hội cho phép sử dụng nguồn vốn dự phòng đầu tư công trung hạn để sớm xử lý dứt điểm khó khăn, vướng mắc đối với 8 dự án BOT do Bộ quản lý.








Nguồn

Cùng chủ đề

Hàng loạt dự án BOT sụt giảm doanh thu

49 trong số 53 dự án BOT có mức doanh thu dưới phương án tài chính, trong đó 4 dự án chưa tới 30%, các bên liên quan có thể phải đàm phán sửa đổi hợp đồng. Theo báo cáo của Bộ Giao thông Vận tải, trong 53 dự án BOT do Bộ quản lý thì đến tháng 10/2023 có 4 dự án doanh thu vượt so với phương án tài chính, 26 dự án đạt 70-100%, 19 dự...

“Phao cứu sinh” cho Dự án BOT cao tốc Bắc Giang

Dự án BOT cao tốc Bắc Giang - Lạng Sơn đang ở thế đường cùng khi doanh thu phí của công trình này chỉ đạt khoảng 30% phương án tài chính được duyệt, không đủ trả chi phí lãi vay cho ngân hàng tài trợ vốn. Sau 4 năm đưa vào khai thác, Dự án BOT cao tốc Bắc Giang - Lạng Sơn đang gặp...

Tìm lối cho Dự án BOT Quốc lộ 51

Khó có một cái kết có hậu cho Dự án BOT Đầu tư xây dựng mở rộng Quốc lộ 51 đoạn từ Km0+900 đến Km 73+600 do đang tồn tại nhiều khác biệt lớn về quan điểm giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền và doanh nghiệp dự án. Dự án BOT Quốc lộ 51 có lịch sử phức tạp hơn các dự án...

Dừng hợp đồng BOT dự án 3.800 tỷ nối Hải Phòng

Tại Văn bản số 383/BC-UBND, UBND Tp.Hải Phòng thông tin, do những khó khăn, vướng mắc của nhà đầu tư nên Dự án đầu tư xây dựng tuyến đường bộ ven biển đoạn qua địa bàn Tp.Hải Phòng và 9 km trên địa bàn tỉnh Thái Bình (Dự án đường ven biển nối Hải Phòng - Thái Bình) chưa thể hoàn thành trong năm 2023. Hiện nhà đầu tư đang rà soát, xác định chính xác, cụ...

“Khi chim sẻ hoang mang thì đại bàng cũng lo lắng”

Bộ GTVT đang làm việc với nhà đầu tư 8 dự án BOT Sáng 7/11, tham gia tranh luận với Bộ trưởng Bộ GTVT, đại biểu Nguyễn Quang Huân (Bình Dương) tranh luận về giải pháp cho 8 dự án BOT thua lỗ là sẽ giảm lợi nhuận chủ đầu tư, đàm phán giảm lợi nhuận vốn của ngân hàng. Ông Huân cho rằng đây sẽ là cuộc đàm phán không cân bằng vì bản chất của ngân hàng...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Dòng ngân hàng còn nhiều dư địa, có thể dẫn dắt VN-Index đi lên

Dòng ngân hàng còn nhiều dư địa, có thể dẫn dắt VN-Index đi lênNgoài NIM tăng, việc mặt bằng lãi suất thấp giúp tín dụng dễ đưa vào nền kinh tế hơn, trong khi nợ xấu giảm nền kinh tế phục hồi. Đây là 3 yếu tố lớn tác động tích cực, nhờ đó, hoạt động kinh doanh của ngân hàng tích cực. Ông Lã...

Cơ hội lớn để Bình Phước đón “sóng” đầu tư từ châu Âu

Với nguồn tài nguyên đất đai dồi dào, Bình Phước có cơ hội đón “sóng” đầu tư từ châu Âu vào các dự án nông nghiệp công nghệ cao quy mô lớn và dự án năng lượng tái tạo. Doanh nghiệp EU quan tâm nông nghiệp, năng lượng tái tạo Vừa qua, hàng trăm lãnh đạo doanh nghiệp châu Âu hội tụ tại Bình Phước để...

Đòn bẩy trong đầu tư khu dưỡng lão cao cấp

Xu hướng già hóa dân số và tốc độ gia tăng số lượng người giàu, siêu giàu tại Việt Nam là đòn bẩy chủ đạo cho hoạt động đầu tư xây dựng các dự án bất động sản dưỡng lão cao cấp. Thị trường đầu tư bệnh viện an dưỡng, dưỡng lão cao cấp tại Việt Nam bắt đầu xuất hiện những “tên tuổi” với vai...

Bài đọc nhiều

Nhìn thấy gì từ sự cố VNDirect bị tấn công?

Hàng nghìn tỷ đồng bị kẹt không thể giao dịch khi VNDirect bị tấn công. Điều này cho thấy "lỗ hổng" bảo mật của dịch vụ tài chính. Nhà đầu tư nên làm gì? ...

Đề xuất điều chỉnh mức lương tối thiểu tăng 6% từ ngày 1/7/2024

Đề xuất điều chỉnh mức lương tối thiểu tăng 6% từ ngày 1/7/2024Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đang dự thảo Nghị định quy định mức lương tối thiểu đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động. Theo đó, Bộ đề xuất điều chỉnh mức lương tối thiểu tăng 6% so với mức hiện hành để áp dụng từ ngày 1/7/2024. ...

VNDirect “thất thủ” – Sống còn chuyện đảm bảo an ninh thông tin

VNDirect “thất thủ” - Sống còn chuyện đảm bảo an ninh thông tin So với vụ tấn công xảy ra tại một công ty chứng khoán cách đây gần 3 năm, sự cố tấn công xảy ra tại VNDirect nghiêm trọng hơn khi việc dừng toàn bộ hệ thống và thời gian phục hồi dịch vụ dài hơn. Hàng rào chống tấn công của VNDirect...

Sắp xếp ba chi nhánh thành ba công ty mới trong năm 2024

ĐHĐCĐ Biwase: Sắp xếp ba chi nhánh thành ba công ty mới trong năm 2024Sáng ngày 25/3, CTCP - Tổng công ty Nước - Môi trường Bình Dương (Biwase, mã BWE - sàn HoSE) tổ chức Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2024. Bên cạnh Báo cáo của Hội đồng quản trị, của Tổng giám đốc về kết quả kinh doanh trong năm...

Hàn Quốc thông báo tái kiểm tra ớt cay nhập khẩu từ Việt Nam

(HQ Online) - Theo Thương vụ Việt Nam tại Hàn Quốc, Thương vụ đã nhận được thư của Bộ An toàn Thực phẩm và Dược phẩm Hàn Quốc (MFDS) thông báo về việc tái chỉ định các thực phẩm nhập khẩu phải kiểm tra khi vào Hàn Quốc. Ớt tươi Việt Nam được xuất khẩu trở lại vào Trung Quốc Xuất khẩu ớt sang Hàn Quốc cần nghiêm quy định về dư...

Cùng chuyên mục

Dòng ngân hàng còn nhiều dư địa, có thể dẫn dắt VN-Index đi lên

Dòng ngân hàng còn nhiều dư địa, có thể dẫn dắt VN-Index đi lênNgoài NIM tăng, việc mặt bằng lãi suất thấp giúp tín dụng dễ đưa vào nền kinh tế hơn, trong khi nợ xấu giảm nền kinh tế phục hồi. Đây là 3 yếu tố lớn tác động tích cực, nhờ đó, hoạt động kinh doanh của ngân hàng tích cực. Ông Lã...

Cơ hội lớn để Bình Phước đón “sóng” đầu tư từ châu Âu

Với nguồn tài nguyên đất đai dồi dào, Bình Phước có cơ hội đón “sóng” đầu tư từ châu Âu vào các dự án nông nghiệp công nghệ cao quy mô lớn và dự án năng lượng tái tạo. Doanh nghiệp EU quan tâm nông nghiệp, năng lượng tái tạo Vừa qua, hàng trăm lãnh đạo doanh nghiệp châu Âu hội tụ tại Bình Phước để...

Đòn bẩy trong đầu tư khu dưỡng lão cao cấp

Xu hướng già hóa dân số và tốc độ gia tăng số lượng người giàu, siêu giàu tại Việt Nam là đòn bẩy chủ đạo cho hoạt động đầu tư xây dựng các dự án bất động sản dưỡng lão cao cấp. Thị trường đầu tư bệnh viện an dưỡng, dưỡng lão cao cấp tại Việt Nam bắt đầu xuất hiện những “tên tuổi” với vai...

Tập đoàn Novatek tiếp cận thị trường LNG tại Việt Nam

Novatek, Tập đoàn sản xuất khí tự nhiên lớn nhất Liên bang Nga cho biết đang quan tâm đến nhiều dự án trong lĩnh vực LNG tại Việt Nam. Thứ trưởng Bộ Công thương Nguyễn Sinh Nhật Tân làm việc với đại diện Tập đoàn Novatek. Thứ trưởng Bộ Công thương Nguyễn Sinh Nhật Tân vừa làm việc với lãnh đạo Tập đoàn Novatek, Liên bang...

Thủ tướng chủ trì họp Tiểu ban Kinh tế – Xã hội Đại hội XIV của Đảng

Phiên họp nhằm thảo luận về Đề cương Báo cáo đánh giá 5 năm thực hiện Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2021 - 2030, phương hướng, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2026 - 2030 (Đề cương Báo cáo).Cùng tham dự phiên họp có: Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn; Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ...

Mới nhất

Tập đoàn Novatek tiếp cận thị trường LNG tại Việt Nam

Novatek, Tập đoàn sản xuất khí tự nhiên lớn nhất Liên bang Nga cho biết đang quan tâm đến nhiều dự án trong lĩnh vực LNG tại Việt Nam. Thứ trưởng Bộ Công thương Nguyễn Sinh Nhật Tân làm việc với đại diện Tập đoàn...

Đoàn Thanh niên Bộ Công Thương tổ chức gặp mặt truyền thống cựu cán bộ Đoàn Thanh niên qua các thời …

Tham dự Chương trình có đồng chí Lê An Hải, Phó Bí thư Thường trực Đảng uỷ Bộ; đồng chí Hà Mai Anh, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Tuyên giáo Đảng uỷ Bộ; đồng chí Đỗ Quyết Thắng, đại diện Ban Dân vận Đảng uỷ Bộ. Về phía cựu cán bộ Đoàn, có bác Phùng Thị Mai Ân,...

Khơi dậy và phát huy những điểm mạnh của tuổi trẻ Khối các cơ quan Trung ương

Chiều 26/3, tại Đài Truyền hình Việt Nam, Ban Thường vụ Đoàn Khối các cơ quan Trung ương tổ chức Kỷ niệm 93 năm Ngày thành lập Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh và Đối thoại giữa Bí thư Đảng ủy Khối các cơ quan Trung ương; Bí thư thường trực Trung ương Đoàn với cán...

Đội tuyển Việt Nam thảm bại trước Indonesia ngay trên sân nhà

Bước vào trận tái đấu với tuyển Indonesia trên sân Mỹ Đình, HLV Philippe Troussier đã có 3 sự điều chỉnh so với trận lượt đi trong đội hình xuất phát. Đáng chú ý là sự thay đổi ở hàng công, với sự xuất hiện của Nguyễn Tiến Linh và Khuất Văn Khang. Tuy nhiên, ngay ở phút thứ...

‘Vua tôm’ Minh Phú tính mở rộng thị phần trong nước

Hơn 99% lượng tôm Minh Phú bán mỗi năm là xuất khẩu, nên doanh nghiệp tính tăng "độ phủ" tại thị trường nội địa khi đưa hàng vào siêu thị. Chia sẻ này được ông Lê Văn Quang - Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm CEO Tập đoàn Thủy sản Minh Phú, nêu bên lề lễ ký hợp...

Mới nhất