Sinh viên nên làm gì?


Trường học giống như một xã hội thu nhỏ với rất nhiều yếu tố phức tạp, gây ảnh hưởng đến tâm lý các sinh viên. Vừa bước vào năm nhất, Trần Phương Dung, sinh viên Trường ĐH Ngoại thương TP.HCM, tâm sự: “Những năm cấp ba, tôi bị các bạn học xa lánh chỉ vì có ngoại hình không ưa nhìn. Đến bây giờ, khi bước vào ĐH, một môi trường mới, tôi vẫn cảm thấy tự ti và không có đủ dũng khí để làm quen mọi người xung quanh”.

Dung cho biết dù trải qua quá khứ không mấy tích cực và để lại trong cô nhiều nỗi ám ảnh, thế nhưng nữ sinh viên vẫn đang cố gắng từng ngày để thoát ra khỏi vỏ bọc an toàn của chính mình.

Là sinh viên chuyển từ ngành Nhật Bản học sang ngành báo chí, Đặng Nguyễn Thanh Trúc (sinh viên Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn TP.HCM) gặp khá nhiều khó khăn khi phải làm quen với những bạn học mới. “Vì vào lớp sau nên thoạt đầu tôi khá ngại ngùng khi nhìn mọi người trong lớp đã quen thân với nhau từ trước. Mỗi ngày đi học tôi thường ngồi ở một góc bàn cuối lớp, không có ai trò chuyện và làm bài tập cùng khiến tôi cảm thấy rất nản chí”, Trúc thổ lộ.

Khó hòa nhập với môi trường mới: Sinh viên nên làm gì? - Ảnh 1.

Sinh viên nên chuẩn bị tâm lý trước cho bản thân để có một sự tiếp nhận ít bỡ ngỡ khi vào ĐH

Việc khủng hoảng nhất đối với nữ sinh viên chính là tìm nhóm làm bài tập. Bởi hầu hết các bạn đều có sẵn nhóm và khá ngập ngừng khi phải nhận thêm một người mới vào nhóm. Dần dà như thế khiến cô có suy nghĩ nghỉ học.

Tính cách hướng nội cũng là một điểm yếu trong giao tiếp của Trúc. Tự nhận bản thân là một người hòa đồng, nữ sinh viên rất vui vẻ khi có người đến bắt chuyện. “Tuy nhiên tôi rất ít khi chủ động bắt chuyện với người lạ. Tôi đang cố gắng mỗi ngày để cải thiện điều đó”, Trúc hy vọng.

Xem trường ĐH là ngôi nhà thứ hai

Tuy nhiên không phải ai cũng rơi vào trạng thái “ác mộng” khi bước chân vào cánh cổng ĐH. Không ít sinh viên xem đây là ngôi nhà thứ hai để bản thân được “bung xõa” và sống đúng với chính mình nhất.

“Động lực lớn nhất để tôi chạy xe máy hơn 15 km mỗi ngày là để gặp các bạn ĐH. Nếu một ngày tôi không nói chuyện với các bạn, tôi sẽ cảm thấy ngột ngạt, khó chịu lắm!”, Khánh Linh (sinh viên Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn TP.HCM) chia sẻ. Đây có lẽ là lý do chung của hầu hết sinh viên thích đến trường.

Khó hòa nhập với môi trường mới: Sinh viên nên làm gì? - Ảnh 2.

Khánh Linh làm truyền thông trong một sự kiện do lớp tổ chức

Linh cho biết, thường ngày ở nhà chỉ có ông bà và bố mẹ, nhưng ở trường thì khác. Linh may mắn tìm thấy được những người bạn có thể thấu hiểu và chia sẻ về mọi thứ trong cuộc sống. Chơi với các bạn “hợp gu”, Khánh Linh đôi khi còn quên rằng bản thân đã là sinh viên năm 3 và sắp phải bước vào đời để “thực chiến”.

Không chỉ tìm thấy niềm vui đến từ bạn bè, môi trường ĐH còn là cái nôi sản sinh ra rất nhiều tài năng thông qua những hoạt động ngoại khóa như câu lạc bộ đội nhóm và chiến dịch tình nguyện.

Chẳng hạn, Lý Ái My (sinh viên năm 3 ngành báo chí Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn TP.HCM – Chủ nhiệm CLB Truyền thông REC) không thể giấu được niềm hạnh phúc khi cùng CLB kêu gọi được số tiền lớn để tổ chức chương trình Thắp sáng vùng cao, giúp đỡ cho các mảnh đời khó khăn vùng sâu vùng xa.

Ngoài ra, các hoạt động tại trường không chỉ cho sinh viên những trải nghiệm khó quên mà còn tôi luyện cho các bạn những kỹ năng mềm cần thiết như nói trước đám đông, giao tiếp hay làm việc nhóm… rất thiết thực cho tương lai sau này. Đối với Ái My, mỗi ngày đến trường là mỗi niềm vui khác nhau. Đi học giúp My trở nên năng động hơn, quen được nhiều bạn mới và quan trọng hơn hết, My có được những kỷ niệm đáng nhớ trong đời sinh viên của mình.

Tập tạo thói quen suy nghĩ tích cực

Thạc sĩ tâm lý Đặng Hoàng An (cựu giảng viên Trường ĐH Sư phạm TP.HCM) cho rằng sự tiếp nhận với một môi trường mới tùy thuộc vào nhiều yếu tố.

“Cấu trúc não bộ quy định nét tính chất của mỗi người là khác nhau. Những người hướng ngoại thì dễ dàng thích nghi hơn. Trong khi đó, những người sống nội tâm, ít nói sẽ gặp nhiều khó khăn hơn để hòa nhập với môi trường mới”, ông An chia sẻ. Ngoài ra, các yếu tố bên ngoài như thay đổi nền nếp sinh hoạt, lối sống mới và bạn bè mới cũng là những rào cản mà các bạn sinh viên thường gặp phải khi bước chân vào ĐH.

Theo ông An, các bạn sinh viên nên chuẩn bị tâm lý trước cho bản thân để có một sự tiếp nhận ít bỡ ngỡ. “Thay đổi về nhận thức, đừng tự tạo áp lực cho mình, hãy nghĩ rằng bất cứ một môi trường nào cũng đều là môi trường để mình học hỏi kiến thức, văn hóa từ bạn bè thầy cô. Từ đó, tích lũy kiến thức làm hành trang bước ra xã hội”, ông An nhắn nhủ. Đặc biệt, thái độ tích cực là một phẩm chất quan trọng cần được trau dồi.

Hòa nhập không phải câu chuyện ngày một ngày hai mà đó là cả cả hành trình dài cần có sự đồng hành cùng gia đình và nhà trường, theo thạc sĩ Hoàng An. Trường học không nên để sinh viên “bơi” trong một biển cả thông tin, mà nên tạo thông tin, hướng dẫn rõ ràng và cụ thể. Đồng thời, sinh viên nên tìm hiểu về sở trường và sở đoản để tham gia đúng câu lạc bộ, hoạt động trải nghiệm mà bản thân yêu thích.



Source link

Cùng chủ đề

Không chờ đến lúc quá mệt mới đi ngủ, nhưng làm sao để ngủ ngon hơn?

Giấc ngủ vốn là khái niệm quá đỗi quen thuộc với chúng ta. Thế nhưng, có nhiều thứ xoay quanh giấc ngủ hơn những gì mọi người thường nghĩ. Trên hết, làm thế nào để có một giấc ngủ ngon, giúp sạc đầy năng lượng mới là điều quan trọng.Ai cũng từng gặp rắc rối với giấc ngủTheo một nghiên cứu của...

Học thêm càng nhiều càng lóng ngóng ‘chuyện ngoài đời’

Nhiều người cho rằng thời gian học thêm giúp trẻ đạt điểm số cao hơn, đặc biệt là trong các kỳ thi. Nhưng nghiên cứu cho thấy học sinh vốn đã đến giới hạn của mình. Bất kỳ sự "bồi dưỡng" nào thêm sẽ tạo ra kết quả âm.Học thêm càng nhiều, càng mất kỹ năng xã hộiTerry Carolina Caetano, đồng tác...

Có nhiều cách khoe trên mạng không hề gây phản cảm

Một dòng chú thích bâng quơ không liên quan tới bức ảnh chụp chiếc vô lăng ô tô nhưng ai nấy đều gửi lời chúc mừng đến gia đình bạn tôi khi tậu được chiếc xe bốn bánh, tránh mưa, tránh nắng cho cả gia đình năm thành viên. "Có những người bảo tôi khoe của bất chấp. Nhưng thực sự...

Làm gì khi trẻ mộng du?

Con tôi 8 tuổi, tối ngủ có biểu hiện mộng du, đi lại, cười khóc, nói chuyện một mình, có nên đánh thức bé lúc đang mộng du. Tình trạng này nguy hiểm thế nào? (Thu Hằng, TP HCM) Trả lời:Mộng du là dạng rối loạn giấc ngủ, tâm thần kinh, trong đó người bệnh thực hiện các hành động đi lại, nói, hét lên khi đang ngủ. Mộng du thường diễn ra sau khi người bệnh chìm vào...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Đội tuyển Việt Nam: Đừng để người hâm mộ quay lưng !

Sau những thất bại liên tiếp của đội tuyển Việt Nam (VN) gần đây dưới thời HLV Troussier, điều khiến nhiều người lo lắng nhất không phải là số phận của vị HLV người Pháp mà là sự thờ ơ và quay lưng của người hâm mộ bóng đá VN với đội tuyển nước nhà. Trong những bình luận trên Báo Thanh Niên gần đây, nhiều độc giả cho rằng họ không còn mặn mà với những trận đấu của đội tuyển...

‘Vòng cung’ món ngon ăn ở trung tâm Tuy Hòa

Trong vòng bán kính vài cây số ở trung tâm TP.Tuy Hòa, có đầy đủ quán bán các món ngon của Phú Yên như cơm gà, bánh canh hẹ, cá nục hấp cuốn bánh tráng… Đến Tuy Hoà (Phú Yên) trong ngày làm thế nào để thưởng thức hết các đặc sản nức tiếng của vùng đất này là câu hỏi của nhiều người. Các "thổ địa" cho biết trong vòng cung vài cây số ngay trung tâm Tuy Hòa có...

Bài đọc nhiều

Học sinh Việt cần làm gì khi Australia siết thị thực du học

Học sinh và gia đình cần sớm chuẩn bị về tài chính, thành tích học tập và khả năng tiếng Anh nếu muốn du học Australia, sau khi nước này siết thị thực. Australia áp dụng quy định thị thực mới với sinh viên quốc tế từ 23/3, nhằm kiềm chế số người nhập cư. Sau đây là 5 lưu ý với du học sinh Việt Nam, theo các chuyên gia tuyển sinh:Nâng cao khả năng tiếng AnhAustralia sẽ...

“Kết sức mạnh – Nối yêu thương”

Ngày 23/3, tại Trường THCS Lương Yên (quận Hai Bà Trưng, Hà Nội), Trung tâm Truyền thông Thanh thiếu nhi (Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh) phối hợp cùng Tổ chức Cứu trợ trẻ em (SCI) tổ chức Chương trình truyền thông với chủ đề “Kết sức mạnh – Nối yêu thương”.  Sự kiện được chính các thành viên Câu lạc bộ Girls Decide - “Quyết định ở chúng mình” là các em học sinh nữ từ 11...

Nhận định đề thi đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia Hà Nội

Hơn 11.000 thí sinh dự đợt một kỳ thi đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia Hà Nội (HSA) để lấy kết quả xét tuyển vào khoảng 90 trường. Sáng 23/3, khuôn viên Đại học Quốc gia Hà Nội đông đúc phụ huynh, thí sinh đến thi đánh giá năng lực. Đây là đợt thi HSA đầu tiên trong năm nay, diễn ra tại 8 điểm thi ở Hà Nội, Thái Bình và Nam Định. So với...

Cùng chuyên mục

Nhiều cách ‘dụ’ trò mê sách

Phụ huynh đồng hành cùng conVới Trường tiểu học Lương Thế Vinh (quận Sơn Trà), có một phong trào thu hút không chỉ học sinh mà cả phụ huynh cùng tham gia mang tên "Đằng sau thành công của con là bóng dáng của bố mẹ". Theo đó, qua nhóm Facebook do nhà trường lập, phụ huynh sẽ quay và đăng tải lên...

Mất định hướng sau khi tốt nghiệp đại học, sinh viên cần làm gì?

Không chỉ riêng sinh viên năm cuối, sinh viên mới tốt nghiệp đại học cũng đối mặt với vô số vấn đề như không có mục tiêu, không có phương hướng, cảm thấy mông lung về công việc và cuộc sống.Dưới đây là một số bước giúp sinh viên vừa tốt nghiệp đại học lập kế hoạch hiệu quả hơn, tìm kiếm được công việc phù hợp với bản thân, mọi người có thể tham khảo thêm.Xác định...

Nhiều trường xét tuyển học bạ vào ngành Y khoa

Hai trường công lập và nhiều trường tư thục thông báo xét tuyển học bạ vào ngành Y khoa, có trường chỉ yêu cầu học lực lớp 12 loại giỏi trở lên. Trường Đại học Y Dược, Đại Thái Nguyên năm nay tuyển 600 sinh viên ngành Y khoa, trong đó 120 chỉ tiêu được xét bằng học bạ.Trường sử dụng ba tổ hợp gồm B00 (Toán, Hóa, Sinh), D07 (Toán, Hóa, Anh) và B08 (Toán, Sinh, Anh). Điểm...

Sinh viên năm cuối cần chuẩn bị những gì trước khi đi xin việc?

Để có thể ứng tuyển vào những vị trí việc làm phù hợp và được nhà tuyển dụng đánh giá cao, sinh viên năm cuối cần phải chuẩn bị mọi thứ thật kỹ trước khi cầm hồ sơ đi xin việc.Dưới đây là một số lưu ý dành cho sinh viên năm cuối trước khi đi xin việc, bạn có thể tham khảo thêm để có cho mình sự chuẩn bị tốt nhất.Đảm bảo bằng cấpCác trường đại...

Mới nhất

Bên trong căn cứ địa vang danh bốn bể ở TPHCM

Địa đạo Củ Chi được xây dựng hoàn toàn bằng sức người, với những công cụ thô sơ và dựa trên kinh nghiệm truyền thống, tri thức dân gian trong thời kỳ chiến tranh. Địa đạo Củ Chi là một hệ thống đường hầm phòng thủ trong lòng đất ở...

Đoàn đại biểu giải thưởng Lý Tự Trọng dâng hương tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh

TPO - Tại Khu di tích Quốc gia đặc biệt Kim Liên (huyện Nam Đàn, Nghệ An), đoàn công tác T.Ư Đoàn và các đại biểu đã bày tỏ lòng thành kính, biết ơn vô hạn công lao to lớn của Chủ tịch Hồ Chí Minh . ...

Hình dáng cầu vượt dài nhất cao tốc Bắc Nam sau hợp long

NGHỆ AN-Cầu Hưng Đức bắc qua sông Lam, nối Nghệ An và Hà Tĩnh, là cầu vượt sông dài nhất cao tốc Bắc Nam, dự kiến hoàn thành vào đầu tháng 5. Đức Hùng - Đỗ Nam Vnexpress.net Nguồn

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Phát triển Tiền Giang với “1 trọng tâm, 2 tăng cường, 3 đẩy mạnh”

Cùng tham dự hội nghị có: Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Nguyễn Văn Thắng; Bí thư Tỉnh ủy Tiền Giang Nguyễn Văn Danh; lãnh đạo các ban, bộ,...

Đoàn thanh niên Cục Hải quan Thanh Hóa sôi nổi các hoạt động tháng Thanh niên

(HQ Online) - Chào mừng kỷ niệm 93 năm ngày thành lập Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh (26/3/1931 – 26/3/2024), Đoàn thanh niên Cục Hải quan Thanh Hóa có nhiều hoạt động ý nghĩa, thiết thực, góp phần tạo khí thế thi đua sôi nổi nhằm hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao. ...

Mới nhất