Trang chủNewsNhân quyềnThách thức và giải pháp trong công tác hỗ trợ trẻ em...

Thách thức và giải pháp trong công tác hỗ trợ trẻ em trải qua xâm hại tình dục


Ngày 26/10, tại Hà Nội, Tổ chức Hagar quốc tế tại Việt Nam tổ chức toạ đàm “Thách thức và giải pháp trong công tác hỗ trợ trẻ em trải qua xâm hại tình dục”. Sự kiện đã thu hút nhiều cán bộ làm công tác bảo vệ và chăm sóc trẻ em ở trung ương và địa phương cùng tham gia.

Phát biểu khai mạc, bà Giang Thị Thu Thủy – Giám đốc Điều hành Tổ chức Hagar quốc tế tại Việt Nam cho biết, trẻ em là đối tượng dễ bị tổn thương, việc bị xâm hại tình dục không chỉ ảnh hưởng đến tuổi thơ mà cả cuộc đời sau này của các em bởi những sang chấn, tổn thương tâm lý lâu dài.

Bà Giang Thị Thu Thủy – Giám đốc Điều hành Tổ chức Hagar quốc tế tại Việt Nam phát biểu khai mạc tọa đàm.

Bà Giang Thị Thu Thủy – Giám đốc Điều hành Tổ chức Hagar quốc tế tại Việt Nam phát biểu khai mạc tọa đàm.

“Là tổ chức đi đầu trong công tác hỗ trợ cho những người trải qua bạo lực, xâm hại và bị buôn bán, trực tiếp cung cấp hỗ trợ cho các nạn nhân các nhu cầu về tâm lý, y tế, văn hóa và giáo dục, trong đó có trẻ em trải qua xâm hại tình dục, chúng tôi nhận thấy dù có mạnh đến đâu cũng không thể độc lập, tự giải quyết đơn lẻ mà cần có sự chung tay vào cuộc, sự phối hợp của các cơ quan ban ngành, tổ chức để cùng nhau tạo ra sự ảnh hưởng sâu rộng có tác động tích cực đến trẻ em và cộng đồng”, bà Giang Thị Thu Thủy chia sẻ.

Thực trạng trẻ em bị xâm hại tình dục

Theo số liệu của Bộ Công an, từ tháng 6/2018 đến năm 2020, toàn quốc phát hiện 4.795 vụ xâm hại trẻ em với 4.914 em bị xâm hại (581 nam, 4.333 nữ). Riêng năm 2020, xảy ra 1.945 vụ với 2.008 trẻ em bị xâm hại.

Bà Nguyễn Thuận Hải – Trưởng Tổng đài quốc gia Bảo vệ trẻ em 111 cho biết, trong 9 tháng đầu năm 2023, số cuộc gọi đến 111 là 238.500 cuộc (năm 2021 là 507.861 cuộc, năm 2022 là 368.346 cuộc). Trong đó, có 92 ca gọi đến cần hỗ trợ, can thiệp về xâm hại tình dục (năm 2021 là 205 ca, năm 2022 là 170 ca). Đáng lưu ý, có tới 83 trẻ em dưới 16 tuổi bị xâm hại tình dục có nhu cầu cần được hỗ trợ.

Bà Nguyễn Thuận Hải - Trưởng Tổng đài quốc gia Bảo vệ trẻ em 111 báo cáo các ca trẻ em bị xâm hại tình dục đã được 111 hỗ trợ trong các năm gần đây.

Bà Nguyễn Thuận Hải – Trưởng Tổng đài quốc gia Bảo vệ trẻ em 111 báo cáo các ca trẻ em bị xâm hại tình dục đã được 111 hỗ trợ trong các năm gần đây.

Phân tích tổng số 467 ca gọi đến có nhu cầu hỗ trợ, can thiệp xâm hại tình dục trong các năm 2021, 2022 và 9 tháng đầu năm 2023, số ca trẻ em bị xâm hại (dưới 16 tuổi) là 440 ca, với 442 trẻ em. Trong 442 trẻ em bị xâm hại tình dục có 426 trẻ em gái (chiếm 96,4%) và 16 trẻ em trai (chiếm 3,6%). Nhiều trẻ em tuổi còn rất nhỏ đã bị xâm hại tình dục (14 trẻ em từ 0-3 tuổi, 33 trẻ em từ 4-6 tuổi). Điển hình như trường hợp bé gái 5 tuổi ở Bà Rịa – Vũng Tàu bị xâm hại dẫn đến tử vong; bé gái 2 tuổi ở Bình Thuận bị xâm hại tình dục bởi người quen của gia đình. Có tới 28,2% thủ phạm xâm hại tình dục trẻ em là người thân của trẻ.

Ths. Tô Thị Hạnh – Cố vấn chương trình Hỗ trợ dựa trên sự hiểu biết về sang chấn tâm lý của Tổ chức Hagar quốc tế tại Việt Nam cũng cho biết, qua thực tiễn hỗ trợ của tổ chức này đối với 39 trẻ em và 51 người trên 18 tuổi bị xâm hại tình dục trong 5 năm qua, thủ phạm xâm hại tình dục trẻ em chủ yếu là cha, cha dượng, người quen biết của gia đình, hàng xóm, bạn quen qua mạng, bạn trai…

Ths. Tô Thị Hạnh - Cố vấn chương trình Hỗ trợ dựa trên sự hiểu biết về sang chấn tâm lý của Tổ chức Hagar quốc tế tại Việt Nam chia sẻ kinh nghiệm hỗ trợ trẻ em bị xâm hại tình dục của Hagar.

Ths. Tô Thị Hạnh – Cố vấn chương trình Hỗ trợ dựa trên sự hiểu biết về sang chấn tâm lý của Tổ chức Hagar quốc tế tại Việt Nam chia sẻ kinh nghiệm hỗ trợ trẻ em bị xâm hại tình dục của Hagar.

Đa số các vụ xâm hại trẻ em thường diễn ra ở các khu vực vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số với diễn biến phức tạp. Các đối tượng thực hiện hành vi xâm hại trẻ em ở nhiều lứa tuổi, thành phần xã hội khác nhau nhưng phần lớn trình độ văn hóa thấp, nhận thức pháp luật và xã hội còn hạn chế. Nạn nhân thường là trẻ dưới 16 tuổi và chủ yếu là trẻ em gái.

Hệ quả của việc bị xâm hại đối với nạn nhân là trẻ em không dừng lại ở những tổn thương trước mắt mà còn có thể để lại ảnh hưởng lâu dài tới cuộc sống sau này.

Mặt khác, trẻ em trải qua xâm hại tình dục có nguy cơ tăng gấp 2-3 lần tái trở thành nạn nhân khi trưởng thành.

Những khó khăn đối với cán bộ địa phương khi hỗ trợ trẻ em bị xâm hại tình dục

Tại tọa đàm, bà Trần Thanh Huyền – Cán bộ Hội liên hiệp phụ nữ tỉnh Yên Bái cho biết, theo số liệu của ngành Lao động – Thương binh & Xã hội tỉnh Yên Bái, trong 9 tháng đầu năm 2023, trên địa bàn tỉnh ghi nhận 13 vụ xâm hại trẻ em (trong đó 11 vụ trẻ em bị xâm hại tình dục). Các vụ xâm hại chủ yếu xảy ra ở vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số. 

Bà Trần Thanh Huyền - Cán bộ Hội liên hiệp phụ nữ tỉnh Yên Bái trình bày một số thách thức và giải pháp trong công tác hỗ trợ trẻ em trải qua xâm hại tình dục tại địa phương.

Bà Trần Thanh Huyền – Cán bộ Hội liên hiệp phụ nữ tỉnh Yên Bái trình bày một số thách thức và giải pháp trong công tác hỗ trợ trẻ em trải qua xâm hại tình dục tại địa phương.

Theo bà Trần Thanh Huyền, trẻ em dân tộc thiểu số bị xâm hại tình dục đối diện rất nhiều khó khăn. Các em không nói được tiếng phổ thông, thậm chí mẹ các em cũng vậy. Hội Phụ nữ muốn hỗ trợ tâm lý hoặc cung cấp các kiến thức về kỹ năng sống cho trẻ bị xâm hại gặp không ít khó khăn, phải nhờ tới người phiên dịch.

Ngoài ra, khi hỗ trợ trẻ em bị xâm hại tình dục, cán bộ Hội Phụ nữ địa phương cũng gặp phải một số khó khăn phổ biến như một số trẻ bị xâm hại tình dục ở địa bàn vùng sâu, vùng xa, giao thông đi lại khó khăn, các gia đình ưu tiên nhiều hơn về những khó khăn vật chất, chưa ưu tiên hỗ trợ tinh thần cho trẻ. Nhận thức của cha mẹ, người chăm sóc trẻ và cộng đồng còn nhiều hạn chế. Trong khi đó, cán bộ Hội phải kiêm nhiệm nhiều công việc khác.

Để giảm thiểu thấp nhất trẻ em bị xâm hại tình dục, theo bà Trần Thanh Huyền, cần có sự phối hợp chặt chẽ liên ngành giữa các đoàn thể với các cơ quan chức năng. Cần tăng cường công tác phòng ngừa, nâng cao nhận thức về xâm hại tình dục và luật pháp liên quan; lồng ghép vào chương trình kỹ năng sống trong trường học. Nhận diện và can thiệp sớm giúp tăng niềm tin vào pháp luật và góp phần vào giảm hậu quả liên quan đến thể chất, tinh thần… của trẻ và gia đình. Nâng cao kiến thức và kỹ năng cho đội ngũ trong hệ thống bảo vệ trẻ em để hỗ trợ kịp thời, đặc biệt là các hoạt động như sơ cứu tâm lý ban đầu và giảm sự kỳ thị, tái sang chấn cho trẻ.

Các đại biểu tham dự tọa đàm cùng chụp ảnh lưu niệm.

Các đại biểu tham dự tọa đàm cùng chụp ảnh lưu niệm.

Hợp tác cùng một số địa phương trong công tác hỗ trợ trẻ em trải qua xâm hại tình dục, Ths. Tô Thị Hạnh cho biết, thời gian qua, Hagar đã nỗ lực tham vấn về quyền và pháp lý cho trẻ và gia đình; phòng ngừa tái sang chấn với trẻ trước, trong và sau khi trẻ tham gia vào quá trình y tế, pháp lý và quay trở lại trường học, thúc đẩy niềm tin vào công lý cho trẻ và gia đình thông qua các cuộc họp trao đổi giữa gia đình và chính quyền …

Sau khi được hỗ trợ dựa trên hiểu biết về sang chấn, trẻ đã có niềm tin và có mối quan hệ kết nối với người trợ giúp; trẻ sẵn sàng chia sẻ với người hỗ trợ và kết nối được với bên thứ ba (công an, bác sĩ, luật sư và kết nối lại với người chăm sóc); trẻ thấy được tôn trọng, được hiểu; trẻ chấp nhận sự việc đã xảy ra trong quá khứ; trẻ hiểu về quyền, lợi ích và nhìn nhận hợp lý sau sự việc.

“Mỗi một lần tiếp xúc giữa người hỗ trợ với trẻ có thể như một lần giúp làm se vết thương, như nhỏ một dung dịch khử trùng hay giúp băng vết thương – hạn chế tiếp xúc với khói bụi độc hại”, Ths. Tô Thị Hạnh chia sẻ.

Buổi toạ đàm với chủ đề “Thách thức và giải pháp trong công tác hỗ trợ trẻ em trải qua xâm hại tình dục” được tổ chức với mục đích nâng cao nhận thức và thúc đẩy tinh thần hợp tác, phối hợp liên ngành trong công tác bảo vệ và hỗ trợ trẻ em trải qua xâm hại tình dục. Đây là cơ hội để những người làm công tác bảo vệ và chăm sóc trẻ em cùng nhau chia sẻ kinh nghiệm và thảo luận các giải pháp mang tính đột phá để tăng cường hiệu quả trong công tác phối hợp, tạo môi trường thuận lợi để trẻ em có thể tiếp cận các dịch vụ hỗ trợ phù hợp dựa trên nguyên tắc tôn trọng quyền trẻ em, lấy trẻ em làm trung tâm, hỗ trợ dựa trên sự hiểu biết về sang chấn… để có thể đồng hành, hàn gắn và chữa lành vết thương tâm lý.

Nguyễn Huyền



Source link

Cùng chủ đề

Một bệnh viện ở TP.HCM đã tiếp nhận 528 trẻ em có thai trong năm

1,5 trẻ em mang thai đến bệnh viện mỗi ngàyTheo thống kê từ bệnh viện nói trên, trong gần 43.600 ca sinh và bỏ thai tại bệnh viện năm 2023, đã có tới 528 ca là trẻ vị thành niên. Nghĩa là cứ mỗi ngày có 1,5 trẻ vị thành niên mang thai đến bệnh viện này để sinh hoặc bỏ thai.Tuy...

Bắt 7 đối tượng xâm hại tình dục bé gái 15 tuổi

Liên quan đến vụ bé gái T.T.N.Y. (15 tuổi, ở Cà Mau) bị nhiều người xâm hại tình dục, tối 15-3, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Cà Mau đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can, bắt tạm giam 7 đối tượng liên quan. Đáng chú ý hơn, trong 7 đối tượng bị bắt, có đến 6 đối tượng có quan hệ họ hàng với nạn nhân. Trước đó, ngày 15-2,...

Tạo chuyển biến thực sự đối với những vấn đề tồn tại trong công tác trẻ em

Cần tạo chuyển biến thực sự đối với những vấn đề trong công tác trẻ em như xâm hại, bạo lực học đường, tai nạn thương tích, an toàn trên không gian mạng...

Đà Nẵng phát động Tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới năm...

Ngày 14/11, UBND TP Đà Nẵng tổ chức Lễ phát động Thánh hành động vì bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới năm 2023. Lạng Sơn: Phát động Tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giớiVai trò của báo chí trong việc nâng cao nhận thức cộng đồng, thúc đẩy bình đẳng giới Dịp này, UBND thành phố trao...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Để người khuyết tật tiếp cận dễ dàng khi số hóa các dịch vụ hành chính công

Ngày 24/2, tại Hà Nội, mạng lưới sinh viên khiếm thị Việt Nam tổ chức lễ “Khởi động dự án hành chính công với người khuyết tật tại Việt Nam".Số liệu đưa ra tại Hội thảo cho thấy, hiện Việt Nam có khoảng 7 triệu người khuyết tật, chiếm hơn 7% dân số từ 2 tuổi trở lên, trong đó người khuyết tật nặng và đặc biệt nặng chiếm khoảng 28%.Để giúp nhóm đối tượng là người khuyết...

Đà Nẵng trao 300 thùng hàng gia đình cho người dân ảnh hưởng bởi mưa lũ

Cùng chung niềm vui ấy, chị Nguyễn Thị Việt (phường Hoà Khánh Nam) vừa nhận phần quà từ chương trình cho biết, chị có 5 người con, chồng mất sớm, hoàn cảnh gia đình rất khó khăn. Hàng ngày, chị phải đi bán vé số và bán trái cây nhưng cũng không đủ trang trải cuộc sống và lo cho các con.“Hôm nay được nhận phần quà dụng cụ học tập cho các con và thùng hàng gia...

Hàng trăm thẻ BHYT được tặng cho học sinh khó khăn tại Đắk Nông

Trước đó, phòng An ninh kinh tế, Công an tỉnh Đắk Nông phối hợp với Công ty TNHH MTV khai thác công trình thủy lợi Đắk Nông và các nhà hảo tâm trao tặng 175 thẻ bảo hiểm y tế (BHYT) cho các em học sinh có hoàn cảnh khó khăn ở huyện này.Các em học sinh được tặng thẻ BHYT thuộc các trường tiểu học: Hà Huy Tập, Y Jút và Trần Phú, xã Tâm Thắng, huyện...

Bài đọc nhiều

Vinh danh những cống hiến của người giữ rừng tại Vườn quốc gia Chư Yang Sin

Lần đầu tiên Trung tâm Hành động vì Động vật Hoang dã Việt Nam (WildAct) với sự đồng hành của Hiệp hội Vườn quốc gia và Khu bảo tồn thiên nhiên Việt Nam (VNPPA) và Ban quản lý Vườn quốc gia Chư Yang Sin tổ chức thành công giải thưởng "Người giữ rừng Chư Yang Sin'.

Cùng chuyên mục

Vinh danh những cống hiến của người giữ rừng tại Vườn quốc gia Chư Yang Sin

Lần đầu tiên Trung tâm Hành động vì Động vật Hoang dã Việt Nam (WildAct) với sự đồng hành của Hiệp hội Vườn quốc gia và Khu bảo tồn thiên nhiên Việt Nam (VNPPA) và Ban quản lý Vườn quốc gia Chư Yang Sin tổ chức thành công giải thưởng "Người giữ rừng Chư Yang Sin'.

Phụ nữ tham chính để nhiều vấn đề quan trọng không bị lãng quên…

Chia sẻ với báo chí về bình đẳng giới và quyền của phụ nữ, Đại sứ Hilde Solbakken đã kể về câu chuyện của Na Uy và những trải nghiệm cá nhân khi là một nữ cán bộ ngoại giao.

Coi trọng đảm bảo các quyền con người trong công tác công an

Ý thức được ý nghĩa của cơ chế UPR, Bộ Công an luôn coi trọng quá trình thực hiện các khuyến nghị nhằm thúc đẩy bảo vệ quyền con người ở Việt Nam.

Tinh vi các thủ đoạn lừa đảo việc làm trực tuyến, nhiều người có trình độ cao cũng là nạn nhân

Nạn mua bán người đang diễn biến ngày một phức tạp. Trong đó, hình thức lừa đảo việc làm trực tuyến được các chuyên gia đặc biệt cảnh báo.

Từ kinh nghiệm của các quốc gia hạnh phúc, định hình lực lượng lao động tương lai của Việt Nam

Mô hình phúc lợi xã hội và quản trị lao động của các nước Bắc Âu có thể truyền cảm hứng cho các chiến lược phát triển thị trường lao động Việt Nam.

Mới nhất

Đề xuất học sinh, sinh viên làm thêm không quá 20 tiếng mỗi tuần

Học sinh, sinh viên từ 15 tuổi trở lên được làm việc bán thời gian nhưng không quá 20 giờ mỗi tuần trong năm học, theo dự thảo Luật việc làm sửa đổi. Đây là lần đầu tiên Bộ Lao động Thương binh và Xã hội đề xuất quản lý việc làm bán thời gian của học sinh, sinh...

Thanh Hoá tăng cường cải cách hành chính và cải thiện môi trường đầu tư

Thanh Hoá tăng cường cải cách hành chính và cải thiện môi trường đầu tưUBND tỉnh Thanh Hoá cho biết vừa có quyết định kiện toàn Ban Chỉ đạo đẩy mạnh cải cách hành chính, cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh tỉnh. ...

Thế Giới Di Động dự tính phát hành cổ phiếu ESOP không quá 2%

Công ty cổ phần Đầu tư Thế Giới Di Động mới công bố tờ trình đại hội đồng cổ đông thường niên phương án phát hành cổ phiếu cho ban điều hành và cán bộ chủ chốt (ESOP) nếu hoàn thành vượt 110% kế hoạch lợi nhuận sau thuế. ...

Doãn Hải My lần đầu đăng ảnh bầu

Người đẹp Doãn Hải My nói hạnh phúc khi mang thai con đầu lòng năm Rồng, lần đầu đăng ảnh bầu bên chồng - cầu thủ Đoàn Văn Hậu. Tối 23/3, Doãn Hải My lần đầu xác nhận tin vui sau bốn tháng kết hôn với Đoàn Văn Hậu. "Tôi hạnh phúc xen lẫn cảm giác bỡ ngỡ trong...

Mới nhất