Trang chủKhoa học - Công nghệKhoa họcThảm họa môi trường tiềm ẩn từ 2,5 tỷ pin mặt trời

Thảm họa môi trường tiềm ẩn từ 2,5 tỷ pin mặt trời


Dù được coi là vũ khí giúp giảm thải carbon, pin mặt trời chỉ có tuổi thọ 25 năm, đặt ra vấn đề lớn về rác thải và tái chế.





Xe nâng thả các tấm pin mặt trời xuống thành đống lớn. Ảnh: BBC/Laurent Julliand

Xe nâng thả các tấm pin mặt trời xuống thành đống lớn. Ảnh: BBC/Laurent Julliand

“Thế giới đã lắp đặt hơn 1 terawatt điện mặt trời. Pin mặt trời thường có công suất khoảng 400 W, nên nếu tính cả mái nhà lẫn các trang trại điện mặt trời, có thể có tới 2,5 tỷ tấm pin”, BBC hôm 3/6 dẫn lời tiến sĩ Rong Deng, chuyên gia về tái chế pin mặt trời tại Đại học New South Wales.

Theo chính phủ Anh, có hàng chục triệu tấm pin mặt trời ở nước này. Nhưng cơ sở hạ tầng chuyên dụng để loại bỏ và tái chế chúng vẫn còn thiếu. Các chuyên gia năng lượng đang kêu gọi chính phủ hành động khẩn cấp nhằm ngăn chặn nguy cơ xảy ra thảm họa môi trường toàn cầu từ loại thiết bị này.

Công suất sản xuất điện mặt trời của thế giới đã tăng 22% vào năm 2021. Khoảng 13.000 tấm pin mặt trời được lắp đặt ở Anh mỗi tháng – hầu hết là trên mái nhà của các hộ gia đình. Nếu xu hướng tăng trưởng hiện nay vẫn tiếp diễn, khối lượng pin mặt trời phế thải sẽ rất lớn, theo Ute Collier, phó giám đốc Cơ quan Năng lượng Tái tạo Quốc tế (IRENA).

“Đến năm 2030, chúng tôi nghĩ rằng sẽ có khoảng 4 triệu tấn phế thải, mức này vẫn xử lý được. Nhưng đến năm 2050, chúng ta có thể có tới hơn 200 triệu tấn trên toàn cầu”, Collier cho biết. Trong khi đó, thế giới đang sản xuất tổng cộng khoảng 400 triệu tấn nhựa mỗi năm.

Các chuyên gia hy vọng một bước tiến quan trọng sẽ xảy ra cuối tháng 6, khi nhà máy đầu tiên trên thế giới hướng đến tái chế hoàn toàn pin mặt trời chính thức mở cửa tại Pháp. Chủ sở hữu của nhà máy là công ty chuyên tái chế điện mặt trời ROSI. Công ty này hy vọng, cuối cùng có thể tách chiết và tái sử dụng 99% các bộ phận của một tấm pin.

Ngoài tái chế mặt kính và khung nhôm, nhà máy mới có thể thu hồi gần như mọi vật liệu quý trong pin mặt trời, ví dụ như bạc và đồng, thường nằm trong số những vật liệu khó tách chiết nhất.

Các nhà khoa học Anh đang cố gắng phát triển công nghệ tương tự ROSI. Năm ngoái, nhóm nghiên cứu tại Đại học Leicester thông báo, họ đã tìm ra cách chiết xuất bạc từ pin mặt trời nhờ sử dụng một dạng nước muối.

Nhưng đến nay, ROSI là công ty duy nhất trong lĩnh vực tái chế pin mặt trời mở rộng quy mô hoạt động lên mức công nghiệp. Thêm vào đó, công nghệ này rất đắt. Ở châu Âu, các nhà nhập khẩu hoặc nhà sản xuất pin mặt trời phụ trách xử lý khi chúng không còn sử dụng được. Nhiều công ty trong số đó thích nghiền vụn chúng hơn vì cách này rẻ hơn nhiều.

Thu Thảo (Theo BBC)




Source link

Cùng chủ đề

Việt Nam có thể thu hút được 10 tỷ USD/năm từ các nhà đầu tư xanh

Trả lời phỏng vấn của VietNamNet, Giáo sư Hà Dương Minh, nhà khoa học người Pháp gốc Việt chuyên nghiên cứu về môi trường và phát triển, đã bày tỏ quan điểm về những chiến lược, chính sách và sáng kiến quan trọng mà Việt Nam nên ưu tiên để đạt được sự phát triển bền vững đồng thời duy trì phúc lợi xã hội và thúc đẩy hợp tác quốc tế. Giáo sư đánh giá như thế nào về...

Việt Nam có thể trở thành nhân tố chủ chốt trong chuyển đổi năng lượng sạch

VietNamNet có cuộc trao đổi với bà Holly Lindquist Thomas, Giám đốc Văn phòng về Các vấn đề Đa phương thuộc Vụ Đông Á và Thái Bình Dương, Bộ Ngoại giao Mỹ về mối quan hệ đối tác Mekong-Mỹ cũng như sự hợp tác của Việt Nam và Mỹ trong lĩnh vực ứng phó với biến đổi khí hậu. Thưa bà Holly Lindquist Thomas, bà đánh giá thế nào về quan hệ đối tác Mekong-Mỹ trong việc ứng phó...

Nhà máy điện đi dộng ‘đóng gói’ hơn 240 tấm pin mặt trời

Startup Áo Solar Container trình làng hệ thống quang năng di động SolarCont chứa 240 tấm pin mặt trời xếp gọn thành khối hộp lớn tương đương container tiêu chuẩn. Nhà máy điện đi dộng 'đóng gói' hơn 240 tấm pin mặt trời Hệ thống pin mặt trời SolarCont. Video: Solar Container Hệ thống SolarCont có thể được vận chuyển đến bất cứ nơi nào trên thế giới và triển khai như một nhà máy điện độc lập với lưới...

Công ty Italy lưu trữ năng lượng tái tạo bằng khí cầu khổng lồ

Công ty Energy Dome đang sử dụng khí cầu chứa carbon dioxide để lưu trữ năng lượng từ sức gió và ánh sáng mặt trời, qua đó đảm bảo nguồn cung cấp điện. Nguyên mẫu lưu trữ năng lượng bằng khí cầu của Energy Dome ở Ottana. Ảnh: DNYUZ Ở Ottana, Sardinia, trên khu đất bỏ hoang thuộc nhà máy hóa dầu cũ, một công nghệ mới đang thành hình, có thể giúp làm chậm tốc độ biến đổi khí...

Thúc đẩy hợp tác các dự án cảng biển xanh giữa Việt Nam và Đan Mạch

Với chủ trương chuyển đổi nhanh sang năng lượng tái tạo, Việt Nam sẵn sàng tạo điều kiện để APM Terminals triển khai thí điểm dự án cảng biển xanh. Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà tiếp ông Keith Svendsen, Giám đốc điều hành toàn cầu APM Terminals. (Nguồn: TTXVN) Trưa 18/3, tại trụ sở Chính phủ, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà tiếp Giám đốc điều hành toàn cầu Công ty APM Terminals Keith Svendsen. Tại buổi tiếp, Phó Thủ tướng...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

‘Quật mộ trùng ma’ thu 160 tỷ đồng sau 10 ngày ra rạp Việt

"Exhuma: Quật mộ trùng ma" tạo cơn sốt với doanh thu 160 tỷ đồng, trở thành phim kinh dị ăn khách nhất phòng vé Việt. Theo Box Office Vietnam - đơn vị quan sát phòng vé độc lập, tối 24/3, phim đạt mốc 160 tỷ đồng sau 10 ngày ra mắt trong nước. Tác phẩm vượt qua Quỷ cẩu - phim Việt ra rạp tháng 12/2023, trở thành phim kinh dị có doanh thu cao nhất tại thị trường...

Lãi suất tăng có thể xóa sổ các công ty ‘zoombie’ tại Nhật Bản 

Việc Nhật Bản chấm dứt lãi suất âm có thể khiến các công ty "zoombie" phải đóng cửa sau giai đoạn chính sách tiền tệ siêu nới lỏng. Khái niệm "zoombie" hay còn gọi là các công ty xác sống ám chỉ các doanh nghiệp vật lộn tồn tại chỉ để trả nợ. Số này tăng mạnh sau giai đoạn Covid-19, do chính phủ cung cấp gói kích thích tài chính khổng lồ cho các công ty nhỏ và...

Nga điều tiêm kích chặn oanh tạc cơ Mỹ

Tiêm kích MiG-31 Nga xuất kích chặn hai oanh tạc cơ B-1B của Mỹ trên biển Barents, buộc máy bay của Washington quay đầu. "Ngày 24/3, Nga phát hiện một nhóm mục tiêu trên biển Barents hướng về biên giới Liên bang Nga. Tiêm kích MiG-31 thuộc lực lượng phòng không phản ứng nhanh đã xuất kích để nhận dạng và ngăn mục tiêu xâm phạm biên giới Nga", Bộ Quốc phòng Nga cho biết.Theo Bộ Quốc phòng Nga,...

Bài đọc nhiều

Lò phản ứng hạt nhân Đà Lạt đã khai thác 70.000 giờ

Lò phản ứng hạt nhân Đà Lạt vận hành với công suất 500 kWt từ năm 1984, sử dụng cho nghiên cứu khoa học, phân tích mẫu, sản xuất thuốc phóng xạ cho y tế, công nghiệp và đào tạo nhân lực. Thông tin được Bộ trưởng Khoa học và Công nghệ Huỳnh Thành Đạt nói trong bài phát biểu tại lễ kỷ niệm 40 năm ngày khánh thành công trình khôi phục và mở rộng lò phản ứng...

Hai nhà khoa học được tôn vinh tài năng trẻ TP HCM

Với nhiều công trình nghiên cứu, công bố quốc tế Hà Quý Tân và Đoàn Châu Thành Vinh, đều 24 tuổi, được tôn vinh Tài năng trẻ TP HCM lĩnh vực khoa học - kỹ thuật, tối 23/3. Tân hiện làm việc tại Đại học Bách khoa TP HCM khoa Khoa học ứng dụng, theo đuổi nghiên cứu về kỹ thuật y sinh. Anh là tác giả và đồng tác giả ba bài báo danh mục ISI/Scopus, hai bài...

Máy hát đĩa bỏ túi đầu tiên trên thế giới

Máy hát đĩa bỏ túi Mikiphone nhỏ gọn với đường kính 11,5 cm và độ dày 4,7 cm ra đời cách đây khoảng 100 năm, hoạt động không cần pin. Máy hát đĩa bỏ túi Mikiphone. Ảnh: Rare Historical Photos Những năm 1920, rất lâu trước khi các thiết bị hiện đại chiếm lĩnh cuộc sống thường nhật, một phát minh nhỏ tiện dụng đã mang âm nhạc đến túi của mọi người theo nghĩa đen. Phát minh xưa cũ...

Nguyên mẫu máy bay chở khách siêu thanh 2.100 km/h bay thử

MỹNguyên mẫu XB-1 của máy bay chở khách siêu thanh Overture hoàn thành mọi mục tiêu thử nghiệm, bao gồm đạt độ cao 2.170 m và tốc độ 440 km/h. Nguyên mẫu máy bay chở khách siêu thanh 2.100 km/h bay thử Máy bay trình diễn XB-1 cất cánh. Video: Boom Supersonic Boom Supersonic, startup hàng không có trụ sở tại Mỹ, phát triển máy bay siêu thanh Overture với khả năng di chuyển nhanh hơn đáng kể so với các...

Sinh viên thiết kế chip đo tốc độ xe, sóng não

Chip tích hợp vào camera đo tốc độ xe, chip trong thiết bị đo sóng não hỗ trợ giấc ngủ… là các ý tưởng của sinh viên tham gia cuộc thi Thiết kế vi mạch TP HCM. Sáng 24/3, Khu công nghệ cao TP HCM phối hợp Thành đoàn tổ chức vòng loại cuộc thi Thiết kế vi mạch cho đô thị thông minh lần 1 với sự tham gia của 29 nhóm dự án của các bạn trẻ...

Cùng chuyên mục

Sinh viên thiết kế chip đo tốc độ xe, sóng não

Chip tích hợp vào camera đo tốc độ xe, chip trong thiết bị đo sóng não hỗ trợ giấc ngủ… là các ý tưởng của sinh viên tham gia cuộc thi Thiết kế vi mạch TP HCM. Sáng 24/3, Khu công nghệ cao TP HCM phối hợp Thành đoàn tổ chức vòng loại cuộc thi Thiết kế vi mạch cho đô thị thông minh lần 1 với sự tham gia của 29 nhóm dự án của các bạn trẻ...

Nguyên mẫu máy bay chở khách siêu thanh 2.100 km/h bay thử

MỹNguyên mẫu XB-1 của máy bay chở khách siêu thanh Overture hoàn thành mọi mục tiêu thử nghiệm, bao gồm đạt độ cao 2.170 m và tốc độ 440 km/h. Nguyên mẫu máy bay chở khách siêu thanh 2.100 km/h bay thử Máy bay trình diễn XB-1 cất cánh. Video: Boom Supersonic Boom Supersonic, startup hàng không có trụ sở tại Mỹ, phát triển máy bay siêu thanh Overture với khả năng di chuyển nhanh hơn đáng kể so với các...

Hai nhà khoa học được tôn vinh tài năng trẻ TP HCM

Với nhiều công trình nghiên cứu, công bố quốc tế Hà Quý Tân và Đoàn Châu Thành Vinh, đều 24 tuổi, được tôn vinh Tài năng trẻ TP HCM lĩnh vực khoa học - kỹ thuật, tối 23/3. Tân hiện làm việc tại Đại học Bách khoa TP HCM khoa Khoa học ứng dụng, theo đuổi nghiên cứu về kỹ thuật y sinh. Anh là tác giả và đồng tác giả ba bài báo danh mục ISI/Scopus, hai bài...

Hội chứng cực hiếm khiến con người trông thấy mặt quỷ

Lần đầu tiên, các nhà khoa học tái tạo những gì bệnh nhân mắc hội chứng prosopometamorphopsia (PMO) khi nhìn gương mặt người khác. Gương mặt biến dạng mà Sharrah trông thấy khi nhìn mọi người. Ảnh: Antônio Mello Vào một sáng mùa đông cách đây 3 năm, Victor Sharrah thức dậy và trông thấy bạn cùng phòng đi vào nhà tắm. Tuy nhiên, khi Sharrah nhìn vào gương mặt người bạn, ông rất hoảng hốt vì những đường nét...

Lò phản ứng hạt nhân Đà Lạt đã khai thác 70.000 giờ

Lò phản ứng hạt nhân Đà Lạt vận hành với công suất 500 kWt từ năm 1984, sử dụng cho nghiên cứu khoa học, phân tích mẫu, sản xuất thuốc phóng xạ cho y tế, công nghiệp và đào tạo nhân lực. Thông tin được Bộ trưởng Khoa học và Công nghệ Huỳnh Thành Đạt nói trong bài phát biểu tại lễ kỷ niệm 40 năm ngày khánh thành công trình khôi phục và mở rộng lò phản ứng...

Mới nhất

Ấn tượng Đoàn Việt Nam tại Liên hoan Thanh niên Thế giới 2024

NDO - “Việt Nam, Hồ Chí Minh! Việt Nam, Hồ Chí Minh!”. Vẫy tay chào Đoàn Việt Nam, người xem đứng hai bên đường hát theo ca khúc ca ngợi đất nước, con người và vị lãnh tụ kính yêu của dân tộc Việt Nam. Áo xanh Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh tạo nên...

Mở ra cơ hội phát triển cho du lịch Hà Nội

Việc khai thác lợi thế sẵn có về vị trí, địa hình, hạ tầng, dịch vụ sẽ mở ra những cơ hội lớn để thúc đẩy phát triển du lịch thể thao, thu hút ngày càng nhiều hơn du khách đến Hà Nội.

Tàu hàng đâm vào đá, 9 thuyền viên nguy cấp trên biển Cù Lao Chàm

Thông tin với VietNamNet, tối nay (24/3), Trung tâm phối hợp tìm kiếm cứu nạn Hàng hải Việt Nam cho biết: Đơn vị vừa tổ chức cứu hộ thành công 9 thuyền viên của tàu chở xi măng bị nạn trên vùng biển Cù Lao Chàm. XEM CLIP: Theo đó, vào hồi 5h15 hôm nay, tàu Giang Anh 18 do...

Lễ hội Nghinh Ông Sông Đốc 2024

Từ ngày 23-25/3 (ngày 14-16/2 âm lịch), tại thị trấn Sống Đốc, huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau diễn ra Lễ hội Nghinh Ông, trong đó phần lễ chính...

Mới nhất