Trang chủNewsThời sựThế giới sẽ ra sao khi loạt xung đột bùng nổ và...

Thế giới sẽ ra sao khi loạt xung đột bùng nổ và kéo dài?


Tình hình thế giới đang diễn biến vô cùng phức tạp với hai cuộc xung đột lớn bùng nổ liên tiếp giữa Nga – Ukraine tại châu Âu và Israel – Hamas tại Trung Đông. Các sự kiện này đã gây ra nhiều sự thay đổi đối với trật tự thế giới, cũng như tác động tới xu hướng vận động của địa chính trị toàn cầu. Câu hỏi đặt ra là liệu các sự kiện này sẽ tác động thế nào tới tình hình thế giới?

Dai dẳng xung đột Nga – Ukraine

Vào tháng 2/2022, cả thế giới chấn động trước thông tin Nga tiến hành chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine. Phát biểu thông báo về sự kiện, Tổng thống Nga Vladimir Putin cho biết ông phát động chiến dịch này để đáp lại lời đề nghị hỗ trợ an ninh từ Cộng hòa tự xưng Donestsk (DPR) và Lugansk (LPR). Mục tiêu mà Nga đề ra bao gồm phi quân sự hóa, phi quốc xã hóa và trung lập hóa ở Ukraine.

Thời gian đầu chiến dịch, các lực lượng của Moskva đã nhanh chóng tiến về phía thủ đô Kiev của Ukraine. Tuy nhiên, sau đó vài tháng, Nga đã có sự điều chỉnh, chuyển trọng tâm sang miền Đông Ukraine. Kể từ đó tới nay, chiến dịch quân sự của Moskva đã vấp phải sự phản kháng quyết liệt từ các lực lượng Ukraine.

Xung đột Ukraine vẫn chưa có dấu hiệu hạ nhiệt sau gần 2 năm. (Ảnh: AP)

Xung đột Ukraine vẫn chưa có dấu hiệu hạ nhiệt sau gần 2 năm. (Ảnh: AP)

21 tháng đã qua, xung đột giữa Nga và Ukraine đến nay vẫn chưa có dấu hiệu hạ nhiệt. Diễn biến trên thực địa vẫn hết sức khốc liệt, không chỉ tiêu tốn nhiều nguồn lực, mà còn gây ra những mất mát khó có thể đong đếm cho cả hai phía, đồng thời để lại những “vết sẹo” kinh tế – xã hội sâu sắc.

Bên cạnh đó, những nỗ lực trung gian hoà giải, tìm kiếm một thoả thuận ngừng bắn giữa Nga và Ukraine vẫn chưa thành công. Khả năng đàm phán hòa bình chấm dứt xung đột trong tương lai khó có thể xảy ra. Thậm chí, theo các chuyên gia, khó có thể dự báo thời điểm của một cuộc đàm phán như vậy, cũng như kết quả do lập trường của các bên hoàn toàn khác nhau. Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky trước đó cũng từng tuyên bố sẽ không đàm phán với Nga chừng nào ông Putin vẫn tiếp tục nắm quyền.

Những tháng gần đây, Ukraine đã phát động một đợt phản công nhằm giành lại các khu vực đang bị Nga kiểm soát. Tuy nhiên, kết quả cuộc phản công này không thật sự như những gì Kiev kỳ vọng. Diễn biến chiến sự vẫn là sự giằng co giữa 2 bên.

Các nhà quan sát đã dự đoán một vài kịch bản cho cuộc xung đột này. Trong đó, kịch bản đầu là hai bên đạt được một thoả thuận ngừng bắn khi cuộc xung đột lâm vào bế tắc kéo dài. Thế nhưng, đây có thể chưa phải sự kết thúc mà giống như một đợt “đóng băng” xung đột. Kịch bản thứ hai, lạc quan hơn, là Nga và Ukraine đạt được một thoả thuận hoà bình để chính thức khép lại cuộc xung đột dai dẳng gần 2 năm.

Tuy nhiên, điều này vẫn khó có thể đạt được trong thời gian ngắn khi hai bên đều đưa ra những quan điểm có phần đối lập. Cụ thể, Nga mong muốn phi hạt nhân, phi vũ trang và trung lập hoá Ukraine. Còn Ukraine muốn Nga rút hoàn toàn quân khỏi các vùng lãnh thổ nước này.

Thế giới vẫn đang cần tìm kiếm một giải pháp để chấm dứt xung đột ở Ukraine. (Ảnh: AP)

Thế giới vẫn đang cần tìm kiếm một giải pháp để chấm dứt xung đột ở Ukraine. (Ảnh: AP)

Kể từ khi xung đột bắt đầu, Nga đã sáp nhập 4 khu vực ở Ukraine vào lãnh thổ bao gồm Donetsk, Luhansk, Zaporizhzhia và Kherson. Một số nhà phân tích cho rằng Nga có thể có sự điều chỉnh đối với mục tiêu chiến dịch ban đầu.

Cụ thể, Moskva sẽ chấp nhận một “chiến thắng” hoặc tuyên bố “chiến thắng” theo cách riêng của mình dưới hình thức một thỏa thuận hòa bình, trong đó có thể Nga kiểm soát được nhiều vùng lãnh thổ hơn so với trước khi cuộc xung đột diễn ra. Tuy nhiên, kịch bàn này cũng khó có thể xảy ra, đặc biệt khi Ukraine tuyên bố sẽ giành lại toàn bộ lãnh thổ, bao gồm cả bán đảo Crimea được sáp nhập vào Nga từ năm 2014.

Có thể thấy, để chấm dứt cuộc xung đột dai dẳng hiện nay giữa Nga và Ukraine, thế giới, đặc biệt là phương Tây sẽ cần đạt được một sự thỏa hiệp hoặc dùng những lực đẩy tác động từ bên ngoài để tạo lối thoát cho các bên.

Xung đột Israel – Hamas khó đoán định

Trong khi thế giới còn đang “nín thở” dõi theo diễn biến tại Ukraine, ngày 7/10/2023 – sự kiện gây chấn động khác đã xảy ra tại dải Gaza. Cụ thể, vào ngày 7/10, lực lượng Hamas đã bất ngờ tấn công cộng đồng người Israel gần khu vực dải Gaza, châm ngòi cho một trong những cuộc đụng độ vũ trang đẫm máu nhất ở khu vực suốt nhiều năm qua. Đáp trả hành động trên, Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu tuyên bố sẽ khiến Hamas trả giá và phát động một chiến dịch tấn công toàn diện nhằm vào lực lượng này với tuyên bố sẽ “quét sạch Hamas”.

Theo tờ Foreign Policy, sau 16 năm nắm quyền, Hamas đã xây dựng được tầm ảnh hưởng nhất định ở dải Gaza. Theo đó, các chuyên gia trong khu vực đã đặt câu hỏi về khả năng Israel “quét sạch” toàn bộ nhóm chiến binh này. Ngay cả khi Israel thành công trong việc lật đổ Hamas, cuộc xung đột cũng sẽ để lại khoảng trống về mặt quản lý và chính trị cũng như một cuộc khủng hoảng nhân đạo ở quy mô không tưởng tại dải Gaza.

Dải Gaza bị tàn phá sau gần 2 tháng giao tranh. (Ảnh: Reuters)

Dải Gaza bị tàn phá sau gần 2 tháng giao tranh. (Ảnh: Reuters)

Mới đây, sau nhiều tuần đàm phán dưới sự trung gian của Qatar, chính phủ Israel và Hamas đã đạt được bước đột phá ngoại giao lớn về ngừng bắn để trao đổi con tin và đưa hàng viện trợ vào Gaza.

Dù vậy, thoả thuận này vẫn khiến nhiều người lo lắng. Nguyên nhân là vì trong đợt trao đổi này, chỉ có 50 con tin bị giữ ở Gaza được thả, chủ yếu là phụ nữ và trẻ em, để đổi lấy 150 người Palestine bị cầm tù ở Israel. Nhiều gia đình không biết liệu con em họ có nằm trong đợt trao đổi lần này hay không.

Bên cạnh đó, hiện chưa có gì chắc chắn rằng lệnh ngừng bắn và trao đổi con tin có được hiện thực hóa hay không bởi vẫn còn nhiều nguy cơ xảy ra sự cố làm gián đoạn thoả thuận này.

Nhìn lại lịch sử xung đột giữa Israel và Hamas trong nhiều năm qua, đây không phải lần đầu tiên xảy ra đụng độ lớn giữa hai bên. Theo Reuters, kể từ khi Israel rút quân khỏi dải Gaza năm 2005, giữa Israel và các nhóm vũ trang Palestine, bao gồm Hamas và Jihad đã xảy ra nhiều lần xung đột với mức độ khác nhau. Trước cuộc xung đột hiện nay, giữa Israel và Hamas đã xảy ra 4 lần đụng độ vào các năm: 2008, 2012, 2014 và 2021.

Cuộc xung đột đẫm máu nhất là năm 2014, kéo dài 7 tuần, khiến hơn 2.000 người Palestine và 74 người Israel (trong đó có 68 binh sĩ) thiệt mạng. Theo Al Jazeera, Hamas đã giành quyền kiểm soát khu vực dải Gaza từ năm 2007 từ phong trào Fatah trong cuộc bầu cử quốc hội. Fatah và Hamas là hai phong trào có vai trò chủ đạo ở Palestine, nhưng mỗi bên lại theo đuổi lập trường khác nhau trong vấn đề Israel cho dù đều nhắm tới đích thành lập một nhà nước Palestine theo đường biên giới năm 1967.

Trong khi Hamas chủ trương đối đầu với Israel bằng vũ lực và không công nhận Israel, không đàm phán với Nhà nước Do Thái thì Fatah theo đuổi con đường đàm phán hòa bình. Lực lượng Hamas đi theo hệ tư tưởng Hồi giáo trong khi Fatah theo thế tục. Hệ lụy của thực trạng chia rẽ này đó là các cuộc xung đột không thể ngăn chặn xảy ra thường xuyên giữa Hamas và Israel với quy mô và mức độ khác nhau.

Để tìm kiếm một giải pháp giải quyết dứt điểm xung đột tại dải Gaza vốn không phải điều dễ dàng. Một số chuyên gia cho rằng, một cách tối ưu nhất cho vấn đề này có thể là thành lập một nhà nước Palestine tại khu vực xung đột. Giải pháp này đã được đưa ra từ lâu những cũng đã bị “bỏ quên” trong những năm gần đây.

Thế giới sẽ ra sao?

Với hai cuộc xung đột lớn đang diễn ra, cùng với nhiều nguy cơ xung đột cục bộ tiềm ẩn ở nhiều khu vực, tình hình thế giới trong thời gian tới đang được nhiều nhà phân tích quan tâm.

Theo đó, kề từ khi Nga phát động chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine vào năm 2022, các nhà quan sát nhận định trật tự thế giới đang trong quá trình chuyển đổi sâu sắc. Cụ thể, tháng 6/2022 – 4  tháng sau khi phát động “chiến dịch quân sự đặc biệt” ở Ukraine, Tổng thống Nga Putin tuyên bố: “Trật tự thế giới đơn cực đã kết thúc!”, ám chỉ trật tự thế giới do Mỹ dẫn dắt sau khi Liên Xô sụp đổ.

Trong gần nửa thế kỷ từ khi Chiến tranh Lạnh kết thúc đến nay, thế giới trở nên hỗn loạn với các cuộc chiến tranh đẫm máu ở Vùng Vịnh Ba Tư, khu vực Balkan, Afghanistan, Iraq… Theo đó, cuộc xung đột Ukraine đã làm thay đổi cán cân quyền lực phương, làm thay đổi các ưu tiên trong chính sách đối ngoại của Mỹ.

Bên cạnh đó, với việc xung đột tiếp tục nổ ra ở dải Gaza giữa Israel – một đồng minh thân thiết của Mỹ – và lực lượng Hamas, Washington tiếp tục phải điều chỉnh lại các chính sách để cân bằng sự hỗ trợ cho cả Israel và Ukraine.

Các cuộc xung đột cũng dẫn đến sự thay đổi trong cục diện quan hệ quốc tế, đưa Trung Quốc và Nga tới gần nhau hơn vì chung lập trường đối lập với Mỹ. Đồng thời, hàng loạt trung tâm mới của một trật tự thế giới đa cực đang tiếp tục nổi lên bao gồm các quốc gia đơn lẻ, như Ấn Độ, Nhật Bản; các tổ chức khu vực, như Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), Tổ chức Hợp tác Thượng Hải (SCO), Nhóm các nền kinh tế mới nổi (BRICS),… Chính sự liên kết mối quan hệ Nga – Trung Quốc cùng sự nổi lên của những trung tâm quyền lực mới trên bản đồ địa – chính trị thế giới đang thúc đẩy một trật tự thế giới mới đa cực.

Nhóm các nền kinh tế mới nổi (BRICS) họp ngày 21/11 về vấn đề dải Gaza. (Ảnh: New York Times)

Nhóm các nền kinh tế mới nổi (BRICS) họp ngày 21/11 về vấn đề dải Gaza. (Ảnh: New York Times) 

Cục diện này cũng đưa thế giới rơi vào cảnh “đa cực hỗn loạn”, trong đó, các vấn đề như năng lượng, dữ liệu, kết cấu hạ tầng, di cư đều có thể được sử dụng như một loại vũ khí. Địa – chính trị trở thành một vấn đề mấu chốt và mọi sự vận động của thế giới đều xoay quanh vấn đề này.

Do đó, xu hướng thế giới trong tương vẫn sẽ có những sự đối đầu, mâu thuẫn và tiềm ẩn nguy cơ xung đột. Tuy nhiên, hợp tác vẫn sẽ là xu hướng xuyên suốt và là động lực để các quốc gia cùng giải quyết các vấn đề.

Kông Anh



Nguồn

Cùng chủ đề

Thiếu hụt đạn dược trong xung đột với Nga, Ukraine tăng cường sản xuất vũ khí “cây nhà lá vườn”

Trong bối cảnh xung đột Nga-Ukraine vẫn tiếp diễn, Kiev đang nỗ lực tự sản xuất vũ khí kết hợp với sự hỗ trợ của phương Tây để đáp ứng nhu cầu trên thực địa.

Palestine có Nội các mới

Ngày 28/3, Palestine công bố việc thành lập Nội các mới trong bối cảnh cộng đồng quốc tế gây sức ép ngày một tăng trong vấn đề cải tổ.

Châu Á tiếp tục là động lực tăng trưởng của thế giới

Bất chấp sự phục hồi chậm của nền kinh tế toàn cầu, tăng trưởng kinh tế châu Á năm nay dự kiến sẽ đạt 4,5%. ...

NATO chưa sẵn sàng điều quân tới Ukraine; Nga nói về khả năng huy động thêm quân

Thông tin chiến sự Nga nói hạ 210 UAV Ukraine. Các lực lượng phòng không Nga đã bắn hạ 210 UAV và 21 tên lửa được phóng từ Hệ thống rốc két pháo binh cơ động cao (HIMARS) và hệ thống rốc két phóng loạt Vampire do Czech sản xuất trong ngày qua. Phía Nga cũng cho biết, các hệ thống phòng không trong ngày đã bắn hạ 18 quả rốc két gần thành phố Belgorod...

Việt Nam hoan nghênh Nghị quyết về việc ngừng bắn tại Dải Gaza

(ĐCSVN) - Việt Nam hoan nghênh Nghị quyết 2728 về việc ngừng bắn tại Dải Gaza được Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc thông qua ngày 25/3/2024 và kêu gọi các bên liên quan thực hiện ngay lập tức Nghị quyết nhằm hướng đến một lệnh ngừng bắn lâu dài và bền vững tại khu vực.   Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Phạm Thu Hằng. Ngày 27/3, trả lời câu hỏi của phóng viên đề nghị cho biết...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Mưa đá dữ dội trút xuống Hà Giang, hơn 1.200 ngôi nhà bị hỏng mái

Video: Nhà cửa, hoa màu tan hoang sau trận mưa đá ở Hà Giang chiều tối 28/3Thông tin từ Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Hà Giang, trận mưa đá kéo dài chiều tối 28/3 khiến 1.291 ngôi nhà tại các xã Bạch Đích, Phú Lũng, Thắng Mố, Sủng Cháng, Sủng Thài, Hữu Vinh (huyện Yên Minh) và một số xã tại huyện Mèo Vạc bị hư hỏng mái.Dông, lốc kèm...

Vụ phản đối sáp nhập vì trường mới xa hơn 2km: 400 học sinh vẫn nghỉ học

Ông Phạm Trọng Dũng - Hiệu trưởng trường Tiểu học Nguyễn Bá Ngọc, thị trấn Triệu Sơn cho biết, sáng nay toàn trường chỉ có 52 học sinh đến lớp học. Còn hơn 400 học sinh khác vẫn chưa được phụ huynh cho đến lớp.Trước đó, chiều 27/3, phụ huynh học sinh trường tiểu học Nguyễn Bá Ngọc đồng loạt cho 457 học sinh nghỉ học để phản đối chủ trương sáp nhập với trường tiểu học Lê...

5 động tác tập với ghế giúp đốt cháy mỡ bụng hiệu quả

Mỡ bụng trở thành vấn đề phổ biến ảnh hưởng đến cả ngoại hình và sức khỏe. Do yêu cầu công việc, học tập và giải trí nên phần lớn người trẻ có thói quen ngồi nhiều hàng giờ trước bàn học hay máy vi tính.Khi ngồi, lượng mỡ sẽ tập trung lại ở phần bụng. Hãy xem chúng ta có thể làm gì để hạn chế mỡ bụng nhé.1. Kéo gốiĐộng tác kéo gối là bài tập...

Thủ tướng yêu cầu khẩn trương tháo gỡ vướng mắc cho các công trình trọng điểm

Sáng 29/3, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo Nhà nước các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành Giao thông vận tải (Ban Chỉ đạo) chủ trì họp Phiên thứ 10 của Ban Chỉ đạo.Về việc sử dụng cát biển, trên cơ sở kết quả thí điểm sử dụng cát biển làm nền đường giao thông, các địa phương chỉ đạo các chủ đầu tư chủ động nghiên cứu để triển...

1.500 vận động viên tham dự Aqua Warriors Ha Long Bay

Aqua Warriors Ha Long Bay là một trong những giải Aquathlon phong trào đầu tiên được tổ chức ở Việt Nam. Năm nay, giải thu hút 1.500 vận động viên tham dự. Năm nay, Aqua Warriors Ha Long Bay mở rộng thành sự kiện quốc tế khi có sự xuất hiện của 30 vận động viên nước ngoài. Trong buổi họp chiều 28/3, đại diện Bolt Events - đơn vị tổ chức giải - và các cơ quan liên...

Bài đọc nhiều

Thủ tướng phát lệnh khởi công Vành đai 3 Tp.HCM và 2 tuyến cao tốc

Sáng 18/6, tại Tp.Hồ Chí Minh, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự Lễ và phát lệnh khởi công đồng loạt xây dựng 3 dự án giao thông quan trọng quốc gia. Đó là đường Vành đai 3 Thành phố Hồ Chí Minh; đường bộ cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu (giai đoạn 1) và cao tốc Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột (giai đoạn 1). Sự kiện được tổ chức theo hình thức trực tuyến...

Trao chứng nhận 121 món ẩm thực tiêu biểu Việt Nam

Ngày 29/9, tại Hà Nội, Hiệp hội Văn hóa ẩm thực Việt Nam (VCCA) tổ chức trao chứng nhận 121 món ẩm thực tiêu biểu giai đoạn I- 2022 và công bố giai đoạn II - 2023 Đề án “Xây dựng và phát triển Văn hóa ẩm thực Việt Nam thành thương hiệu quốc gia”. Với sứ mệnh tìm kiếm, phục dựng, bảo tồn, phát huy và phát triển nền văn hoá ẩm thực Việt Nam lên tầm cao mới,...

Ngoại giao cây tre Việt Nam trong chuyến thăm Trung Quốc của Tổng Bí thư

Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình từng tâm sự: "Khi trao đổi với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, tôi thấy rằng nói càng nhiều càng thấy thú vị và càng thấy thân thiết". Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. Ảnh: TTXVN Trong lễ giới thiệu cuốn sách Xây dựng và phát triển nền đối ngoại, ngoại giao Việt Nam toàn diện, hiện đại, mang đậm bản sắc “cây...

Việt Nam lọt top điểm đến rẻ nhất thế giới năm 2024

Tạp chí du lịch nổi tiếng Condé Nast Traveler liệt kê 21 điểm đến rẻ nhất dành cho du khách năm 2024, trong đó có Việt Nam. Du khách bất ngờ nhận quà khi ghé thăm Đà Nẵng, Việt Nam vào đầu năm 2024. Ảnh: Thuỳ Trang Theo Condé Nast Traveler, nhiều yếu tố cần cân nhắc khi lên kế hoạch cho một kỳ nghỉ, từ việc tìm địa điểm du lịch giá rẻ, sự an toàn của điểm đến cho tới các...

Bánh mì Việt Nam được vinh danh ‘ngon nhất thế giới’

Bánh mì đứng đầu trong bảng xếp hạng 100 món bánh mì kẹp ngon nhất thế giới của chuyên trang ẩm thực Taste Atlas. Bánh mì Việt Nam được đánh giá cao nhất với 4,6/5 sao trong 100 món bánh mì kẹp ngon nhất thế giới (Top 100 sandwiches in the world), do chuyên trang ẩm thực nổi tiếng Taste Atlas công bố ngày 15/3. Một món bánh mì kẹp chà bông và không thể thiếu pate. Ảnh: Bích Phương Chuyên trang ẩm...

Cùng chuyên mục

Tập trung triển khai các công trình, dự án giao thông trọng điểm

Sáng 29/3, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo Nhà nước các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành giao thông vận tải (Ban Chỉ đạo), chủ trì họp phiên thứ 10 của Ban Chỉ đạo. Phiên họp được thực hiện theo hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến giữa đầu cầu Trụ sở Chính phủ với đầu cầu 46 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đang có...

Mưa đá dữ dội trút xuống Hà Giang, hơn 1.200 ngôi nhà bị hỏng mái

Video: Nhà cửa, hoa màu tan hoang sau trận mưa đá ở Hà Giang chiều tối 28/3Thông tin từ Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Hà Giang, trận mưa đá kéo dài chiều tối 28/3 khiến 1.291 ngôi nhà tại các xã Bạch Đích, Phú Lũng, Thắng Mố, Sủng Cháng, Sủng Thài, Hữu Vinh (huyện Yên Minh) và một số xã tại huyện Mèo Vạc bị hư hỏng mái.Dông, lốc kèm...

Nghiên cứu đầu tư đường sắt kết nối sân bay Tân Sơn Nhất và Long Thành

Ngày 29/3, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo Nhà nước các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành giao thông vận tải (Ban Chỉ đạo) chủ trì họp phiên thứ 10 của Ban Chỉ đạo. Kết luận cuộc họp, Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu rõ, triển khai các dự án trọng điểm GTVT có ý nghĩa rất lớn, trước hết là thực hiện mục tiêu Nghị quyết Đại...

Bí thư Yên Bái yêu cầu đẩy lùi tình trạng “tham nhũng vặt”, thu hồi tài sản bị thất thoát

Theo báo cáo, từ sau phiên họp thứ 7 (tháng 12.2023) đến nay, BCĐ đã chủ động, tích cực tham mưu giúp Ban Thường vụ Tỉnh uỷ Yên Bái lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện PCTNTC trên địa bàn, nhất là các vụ án, vụ việc có tính chất nghiêm trọng, phức tạp.Ngoài ra, BCĐ phối hợp thực hiện tốt công tác kiểm tra, giám sát, thanh tra, điều tra, truy tố, xét xử; tiếp...

Mới nhất

Thủ tướng: Nỗ lực thực hiện ‘6 hơn’ trong triển khai các dự án trọng điểm GTVT

(Chinhphu.vn) - Ngày 29/3, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo Nhà nước các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành giao thông vận tải (Ban Chỉ đạo) chủ trì họp phiên thứ 10 của Ban Chỉ đạo. 29/03/2024  13:58 Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh: Triển khai các dự án trọng điểm...

Phát huy trí tuệ và đổi mới sáng tạo của thanh niên Bộ Khoa học và Công nghệ

Tuổi trẻ Bộ KH&CN xung kích, sáng tạo Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định, thanh niên là rường cột, là chủ nhân tương lai của đất nước và luôn quan tâm giáo dục, bồi dưỡng, rèn luyện để thanh niên Việt Nam tham gia tích cực, có hiệu quả vào sự nghiệp cách mạng. Tư tưởng đó của...

Ngày 29/3/1954: Đại tướng Võ Nguyên Giáp gửi thư cho cán bộ và chiến sĩ trước đợt tấn công vào khu Đông tập đoàn...

Hơn mười ngày lao động và chiến đấu gian khổ sau đợt tiến công thứ nhất, trận địa tiến công và bao vây của ta đã cơ bản hoàn thành. Trên một trăm kilômét đường hào cùng với hàng vạn hầm hố bao kín trận địa trung tâm của địch. Ta chính thức chấp nhận sự thách thức từ...

Mưa đá dữ dội trút xuống Hà Giang, hơn 1.200 ngôi nhà bị hỏng mái

Video: Nhà cửa, hoa màu tan hoang sau trận mưa đá ở Hà Giang chiều tối 28/3Thông tin từ Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Hà Giang, trận mưa đá kéo dài chiều tối 28/3 khiến 1.291 ngôi nhà tại các xã Bạch Đích, Phú Lũng, Thắng Mố, Sủng Cháng, Sủng...

Vụ phản đối sáp nhập vì trường mới xa hơn 2km: 400 học sinh vẫn nghỉ học

Ông Phạm Trọng Dũng - Hiệu trưởng trường Tiểu học Nguyễn Bá Ngọc, thị trấn Triệu Sơn cho biết, sáng nay toàn trường chỉ có 52 học sinh đến lớp học. Còn hơn 400 học sinh khác vẫn chưa được phụ huynh cho đến lớp.Trước đó, chiều 27/3, phụ huynh học sinh trường tiểu học Nguyễn Bá Ngọc...

Mới nhất