Trang chủDestinationsThái BìnhThống nhất tổ chức lấy phiếu tín nhiệm một lần trong mỗi...

Thống nhất tổ chức lấy phiếu tín nhiệm một lần trong mỗi nhiệm kỳ


Theo Nghị quyết về việc lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội, Hội đồng nhân dân bầu hoặc phê chuẩn (sửa đổi) vừa được thông qua, Quốc hội, Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện tổ chức lấy phiếu tín nhiệm một lần trong mỗi nhiệm kỳ vào kỳ họp cuối năm thứ ba của nhiệm kỳ.

Quốc hội biểu quyết thông qua Nghị quyết về việc lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội, Hội đồng nhân dân bầu hoặc phê chuẩn (sửa đổi). (Ảnh: DUY LINH).

Chiều 23/6, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 5, Quốc hội tiến hành biểu quyết thông qua Nghị quyết về việc lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội, Hội đồng nhân dân bầu hoặc phê chuẩn (sửa đổi).

Không lấy phiếu tín nhiệm với người chờ nghỉ hưu

Sau khi nghe Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội Hoàng Thanh Tùng trình bày Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Nghị quyết về việc lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội, Hội đồng nhân dân bầu hoặc phê chuẩn (sửa đổi), Quốc hội đã biểu quyết thông qua Nghị quyết này.

Kết quả cho thấy, có 470 đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết tán thành, (chiếm tỷ lệ 95,14%). Như vậy, với đa số đại biểu tham gia biểu quyết tán thành, Quốc hội đã chính thức thông qua Nghị quyết về việc lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội, Hội đồng nhân dân bầu hoặc phê chuẩn (sửa đổi).

Kết quả biểu quyết thông qua Nghị quyết về việc lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội, Hội đồng nhân dân bầu hoặc phê chuẩn (sửa đổi). (Ảnh: DUY LINH).

Theo Nghị quyết, Quốc hội lấy phiếu tín nhiệm đối với những người giữ các chức vụ: Chủ tịch nước, Phó Chủ tịch nước; Chủ tịch Quốc hội, Phó Chủ tịch Quốc hội, Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc, Chủ nhiệm Ủy ban của Quốc hội; Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, các thành viên khác của Chính phủ; Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tổng Kiểm toán nhà nước.

Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện lấy phiếu tín nhiệm đối với những người giữ các chức vụ: Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Trưởng Ban của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện; Chủ tịch Ủy ban nhân dân, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân, các Ủy viên Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện.

Quốc hội, Hội đồng nhân dân bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội, Hội đồng nhân dân bầu hoặc phê chuẩn trong các trường hợp quy định tại Điều 13 của Nghị quyết này. Trường hợp một người đồng thời giữ nhiều chức vụ quy định tại khoản 1 hoặc khoản 2 Điều này, thì việc lấy phiếu tín nhiệm được thực hiện một lần đối với tất cả các chức vụ đó.

Nghị quyết nêu rõ không lấy phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 13 đã có thông báo nghỉ công tác chờ nghỉ hưu hoặc được bổ nhiệm, bầu cử trong năm lấy phiếu tín nhiệm.

Quang cảnh phiên họp của Quốc hội chiều 23/6. (Ảnh: DUY LINH).

Việc lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động giám sát của Quốc hội, Hội đồng nhân dân; nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của bộ máy nhà nước; góp phần đánh giá uy tín và kết quả thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được giao của người được lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm, giúp họ thấy được mức độ tín nhiệm của mình để tiếp tục phấn đấu, rèn luyện, nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác; làm cơ sở để cơ quan, tổ chức có thẩm quyền xem xét quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, bố trí, sử dụng cán bộ.

Về nguyên tắc, việc lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm là bảo đảm quyền và đề cao trách nhiệm của đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân trong việc lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm; bảo đảm quyền báo cáo, giải trình của người được lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm.

Đồng thời, bảo đảm dân chủ, khách quan, công tâm, công khai, minh bạch; đánh giá đúng thực chất kết quả thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn và phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống của người được lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm; bảo đảm sự ổn định và hiệu quả hoạt động của bộ máy nhà nước, sự lãnh đạo của Đảng trong công tác cán bộ.

Về thời hạn và thời điểm tổ chức lấy phiếu tín nhiệm, Quốc hội, Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện tổ chức lấy phiếu tín nhiệm một lần trong mỗi nhiệm kỳ vào kỳ họp cuối năm thứ ba của nhiệm kỳ.

Chỉ lấy phiếu tín nhiệm tại Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện

 

Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội Hoàng Thanh Tùng. (Ảnh: DUY LINH).

Trước đó, báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về việc lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội, Hội đồng nhân dân bầu hoặc phê chuẩn (sửa đổi), Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng nêu rõ: Về đối tượng lấy phiếu tín nhiệm (Điều 2), có ý kiến đề nghị không quy định việc lấy phiếu tín nhiệm đối với cán bộ cấp xã để bảo đảm thống nhất với phạm vi đối tượng được lấy phiếu tín nhiệm theo Quy định số 96-QĐ/TW.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội tiếp thu ý kiến nêu trên và chỉnh lý khoản 2 Điều 2 của dự thảo Nghị quyết theo hướng việc lấy phiếu tín nhiệm chỉ được thực hiện tại Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện.

Về việc không lấy phiếu tín nhiệm đối với người mắc bệnh hiểm nghèo có xác nhận của cơ sở y tế và không điều hành công tác từ 6 tháng trở lên, qua thảo luận, có ý kiến tán thành với dự thảo Nghị quyết và đề nghị bổ sung trường hợp nghỉ điều hành công tác từ 6 tháng trở lên vì lý do khác (không phải là vì lý do sức khỏe). Ngược lại, một số ý kiến đề nghị cần bám sát Quy định số 96-QĐ/TW về các trường hợp không lấy phiếu tín nhiệm để bảo đảm chặt chẽ, tránh bị lạm dụng.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội thấy rằng, lấy phiếu tín nhiệm là một kênh giám sát quan trọng của Quốc hội và Hội đồng nhân dân; kết quả lấy phiếu tín nhiệm được sử dụng để đánh giá cán bộ, làm cơ sở cho công tác quy hoạch, điều động, bổ nhiệm, giới thiệu cán bộ ứng cử, miễn nhiệm và thực hiện chế độ, chính sách đối với cán bộ. Quy định số 96-QĐ/TW đã xác định cụ thể các trường hợp không thực hiện lấy phiếu tín nhiệm.

Vì vậy, tiếp thu ý kiến đại biểu Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã chỉnh lý quy định tại khoản 5 Điều 2 của dự thảo Nghị quyết theo hướng không lấy phiếu tín nhiệm đối với người đã có thông báo nghỉ công tác chờ nghỉ hưu hoặc được bổ nhiệm, bầu cử trong năm lấy phiếu tín nhiệm.

Về hệ quả của việc lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm (Điều 12, Điều 17), có ý kiến tán thành với dự thảo Nghị quyết và cho rằng, cần có cơ chế cho người có phiếu tín nhiệm thấp chủ động xin từ chức, bổ sung thời hạn xin từ chức… Ngược lại, cũng có ý kiến đề nghị cần thực hiện bỏ phiếu tín nhiệm luôn để bảo đảm tính nghiêm minh.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội báo cáo như sau: Các quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 12 của dự thảo Nghị quyết đã thể hiện nhất quán và đầy đủ tinh thần của Quy định số 96-QĐ/TW về việc sử dụng kết quả lấy phiếu tín nhiệm và yêu cầu tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng.

Để phù hợp với phạm vi điều chỉnh, dự thảo Nghị quyết không quy định quá chi tiết tất cả các trường hợp về xử lý hệ quả của việc lấy phiếu tín nhiệm cũng như thời hạn để người được lấy phiếu tín nhiệm xin từ chức mà nội dung này sẽ thực hiện theo các quy định khác có liên quan của Đảng và Nhà nước.

Đối với ý kiến đề nghị quy định người được bỏ phiếu tín nhiệm có quá nửa tổng số phiếu đánh giá “không tín nhiệm” thì Quốc hội, Hội đồng nhân dân xem xét miễn nhiệm ngay tại kỳ họp đó mà không chờ đến kỳ họp sau, Ủy ban Thường vụ Quốc hội báo cáo như sau: Việc dự thảo Nghị quyết quy định việc xem xét miễn nhiệm đối với người có quá nửa tổng số phiếu đánh giá “không tín nhiệm” có thể được thực hiện tại kỳ họp đó hoặc kỳ họp gần nhất là để bảo đảm tính linh hoạt trong việc thực hiện các quy trình về công tác nhân sự.

Quy định như vậy cũng phù hợp với thực tiễn hoạt động của Hội đồng nhân dân ở địa phương, khi kỳ họp của Hội đồng nhân dân thường chỉ diễn ra trong thời gian rất ngắn.

Mặt khác, tại Điều 19 của dự thảo Nghị quyết đã bổ sung quy định về trách nhiệm báo cáo kết quả lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm của Hội đồng nhân dân đến cấp có thẩm quyền quản lý cán bộ và cơ quan cấp trên trực tiếp để thực hiện giám sát, nên các vấn đề về công tác cán bộ sẽ được theo sát và xử lý sớm nhất có thể, hạn chế để xảy ra tình trạng cán bộ có tín nhiệm thấp vẫn tiếp tục giữ chức vụ trong thời gian dài sau đó.

Nghị quyết về việc lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội, Hội đồng nhân dân bầu hoặc phê chuẩn (sửa đổi) gồm 22 điều và 7 Phụ lục kèm theo, sẽ chính thức có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2023.

Theo: nhandan.vn





Source link

Cùng chủ đề

Bổ nhiệm Viện trưởng chỉ còn 2 tháng trước tuổi nghỉ hưu

Ngày 1/3/2024, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam ban hành Quyết định số 111/QĐ- KHXH bổ nhiệm PGS.TS Lê Phước Minh (Viện trưởng Viện Nghiên cứu Châu Phi và Trung Đông) giữ chức vụ Viện trưởng Viện Nghiên cứu Nam Á, Tây Á và Châu Phi. Được biết, ông Lê Phước Minh đã có thông báo đủ tuổi nghỉ hưu vào ngày 1/5/2024. Như vậy, quyết định bổ nhiệm với ông Minh diễn ra chỉ...

Không để phát sinh “giấy phép con” trong thi hành pháp luật

Sáng 7/3, tại Hội nghị toàn quốc lần thứ hai triển khai luật, nghị quyết của Kỳ họp thứ 6 và Kỳ họp bất thường lần thứ 5, Quốc hội khóa XV, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định nhấn mạnh, 19 luật, nghị quyết được thông qua quy định những nội dung rất quan trọng. Khái quát những nội dung mới, nổi bật của 9 luật, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định cho rằng,...

Nên tăng trợ cấp một lần cho người lao động khi nghỉ hưu

Theo quy định hiện hành, tại Điều 58 Luật BHXH năm 2014, người lao động có thời gian đóng BHXH bắt buộc cao hơn số năm tương ứng với tỷ lệ hưởng lương hưu 75% khi nghỉ hưu, ngoài lương hưu còn được hưởng trợ cấp một lần. Mức trợ cấp một lần được tính theo số năm đóng BHXH cao hơn số năm tương ứng với tỷ lệ hưởng lương hưu 75%. Cứ mỗi năm đóng bảo hiểm...

Các nội dung Quốc hội quyết định tại Kỳ họp bất thường thứ 5 có ý nghĩa căn cơ, lâu dài

Báo cáo tại phiên họp, Tổng Thư ký Quốc hội Bùi Văn Cường cho biết, Kỳ họp bất thường lần thứ 5 mặc dù diễn ra trong 2,5 ngày vào thời điểm ngay sau Tết Dương lịch và...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Bảng xếp hạng U23 Đông Nam Á 2023

Bảng xếp hạng U23 Đông Nam Á 2023 ...

Thành phố: Tổ chức điểm “Ngày hội toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc”

Thành phố: Tổ chức điểm "Ngày hội toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc” ...

Trong tuần, xử lý phạt nguội 23 trường hợp

Trong tuần, xử lý phạt nguội 23 trường hợp ...

Quỳnh Phụ: Tập huấn phương pháp rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo

Quỳnh Phụ: Tập huấn phương pháp rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo ...

Hơn 185.000 liều vắc-xin 5 trong 1 được phân bổ cho gần 50 tỉnh, thành phố

Hơn 185.000 liều vắc-xin 5 trong 1 được phân bổ cho gần 50 tỉnh, thành phố ...

Bài đọc nhiều

Cùng chuyên mục

Bảng xếp hạng U23 Đông Nam Á 2023

Bảng xếp hạng U23 Đông Nam Á 2023 ...

Thành phố: Tổ chức điểm “Ngày hội toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc”

Thành phố: Tổ chức điểm "Ngày hội toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc” ...

Trong tuần, xử lý phạt nguội 23 trường hợp

Trong tuần, xử lý phạt nguội 23 trường hợp ...

Quỳnh Phụ: Tập huấn phương pháp rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo

Quỳnh Phụ: Tập huấn phương pháp rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo ...

Hơn 185.000 liều vắc-xin 5 trong 1 được phân bổ cho gần 50 tỉnh, thành phố

Hơn 185.000 liều vắc-xin 5 trong 1 được phân bổ cho gần 50 tỉnh, thành phố ...

Mới nhất

Cần cơ chế rõ ràng, cam kết cụ thể về tài chính, công nghệ cho năng lượng tái tạo

(Chinhphu.vn) - Sáng 27/3, tại Trụ sở Chính phủ, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà tiếp bà Mary L.Schapiro, Phó Chủ tịch Liên minh Tài chính Glasgow vì mục tiêu giảm phát thải ròng khí nhà kính bằng 0 (GFANZ). Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà trao đổi với bà Mary L.Schapiro về những yêu cầu hỗ trợ của Việt...

Phát triển y tế Cần Thơ trở thành trung tâm vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Ngày 27/3, UBND TP Cần Thơ và Trường Đại học Y Dược Cần Thơ tổ chức Hội nghị ký kết hợp tác, tạo điều kiện thuận lợi cho hai bên phát huy tiềm năng, lợi thế để xây dựng và phát triển y tế thành phố thực sự trở thành trung tâm của vùng Đồng bằng sông Cửu...

Việt Nam lần đầu có tiêu chuẩn cơ sở về thang máy

Phát biểu tại buổi họp báo ngày 27/3/2024, tại Hà Nội, ông Nguyễn Hải Đức, Chủ tịch Hiệp hội Thang máy Việt Nam cho biết thang máy có thể bị trục trặc, sự cố ở bất cứ đâu, từ nhà ở, chung cư tới các tòa văn phòng, trung tâm thương mại. Mặc dù không nằm trong danh...

Thượng tướng Hoàng Xuân Chiến tiếp Tùy viên Quân sự Cam-pu-chia tại Việt Nam

(Bqp.vn) - Sáng 27/3, tại Trụ sở Bộ Quốc phòng, Thượng tướng Hoàng Xuân Chiến, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng đã tiếp Thiếu tướng Leang Sovannara, Tùy viên Quân sự Cam-pu-chia tại Việt Nam. Thượng tướng Hoàng Xuân Chiến tiếp Tùy viên Quân sự Cam-pu-chia tại Việt Nam. Tại buổi tiếp, thay mặt lãnh đạo Bộ...

Đề nghị Hoa Kỳ sớm công nhận quy chế kinh tế thị trường của Việt Nam

(Chinhphu.vn) – Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang đề nghị các nghị sĩ Hoa Kỳ có tiếng nói mạnh mẽ để Chính phủ Hoa Kỳ sớm công nhận quy chế kinh tế thị trường của Việt Nam và đưa Việt Nam ra khỏi danh sách các nước hạn chế xuất khẩu công nghệ cao. Phó Thủ tướng tiếp Đoàn nghị...

Mới nhất