Trang chủVăn hóa - Xã hộiGiáo dụcThu nhập giảng viên trường công cao hơn trường tư, vì sao?

Thu nhập giảng viên trường công cao hơn trường tư, vì sao?


CÓ GIẢNG VIÊN THU NHẬP 60 – 70 TRIỆU ĐỒNG/THÁNG

Chẳng hạn, Trường ĐH Kinh tế TP.HCM hiện đang áp dụng 3 mức thu nhập với giảng viên (GV) tính theo số năm công tác. Ở năm đầu tiên, GV có trình độ thạc sĩ thu nhập từ 20 – 25 triệu đồng/tháng, tiến sĩ 25 – 30 triệu đồng/tháng, PGS 45 – 50 triệu đồng/tháng và GS 50 – 55 triệu đồng/tháng. Thu nhập này tăng thêm 5 triệu đồng/tháng tính từ năm thứ hai và tiếp tục thêm 5 – 10 triệu từ năm thứ ba trở đi. Như vậy, GV học hàm GS có thể nhận

60 – 70 triệu đồng/tháng. Mức thu nhập bình quân gồm lương, thu nhập từ trường, phụ cấp, phúc lợi, thưởng tết, thù lao từ hoạt động giảng dạy nghiên cứu.

Thu nhập giảng viên trường công cao hơn trường tư, vì sao ?  - Ảnh 1.

Trường ĐH Bách khoa TP.HCM áp dụng chính sách thu nhập mới cho cán bộ GV theo hướng tăng lên

Thạc sĩ Nguyễn Thị Thu Hà, Phó trưởng phòng Tổ chức – Hành chính Trường ĐH Công nghiệp TP.HCM, cho biết hiện nay toàn trường có gần 400 GV có trình độ, học hàm, học vị từ tiến sĩ trở lên. Trường có chế độ nhằm thu hút các GS, PGS và tiến sĩ giỏi trong và ngoài nước cũng như duy trì được đội ngũ GV giỏi, học hàm, học vị cao và có năng lực làm việc tại trường. Thu nhập bình quân đầu người tăng dần qua các năm. Cụ thể, năm 2020 là 22 triệu đồng/tháng, năm 2021 là 24 triệu đồng/tháng, năm 2022 là 27 triệu đồng/tháng, dự kiến năm 2023 tăng lên 31 triệu đồng/tháng.

Từ tháng 4 năm nay, Trường ĐH Bách khoa TP.HCM cũng áp dụng chính sách thu nhập mới cho cán bộ GV tính từ 3 khoản: lương cơ bản theo hệ số nhà nước, lương vị trí việc làm và chế độ phúc lợi lễ tết. Theo đó, tiền lương áp dụng cho GV ở mức 13,4 đến gần 45 triệu đồng/tháng (cao hơn nhiều so với ngạch chuyên viên trong khoảng trên 8 – 18,4 triệu đồng/tháng). Trong đó, các GS được trả thu nhập cao nhất ở mức gần 45 triệu đồng/tháng; PGS trên 39 triệu đồng/tháng; tiến sĩ trên 24,4 triệu đồng/tháng; thạc sĩ gần 17 triệu đồng/tháng; trợ giảng, nghiên cứu viên và kỹ sư cùng nhận mức 13,4 triệu đồng/tháng.

Tiến sĩ Nguyễn Tấn Trần Minh Khang, Phó hiệu trưởng Trường ĐH Công nghệ thông tin TP.HCM, cho hay thu nhập GV của trường tăng từ 30 – 50% so với trước khi thực hiện cơ chế tự chủ. Hiện thu nhập bình quân của GV từ 25 – 45 triệu đồng/tháng. Không chỉ vậy, chương trình tuyển dụng đặc biệt của trường công khai mức thu nhập từ 25 – 55 triệu đồng/tháng với GV.

Trong khi đó, theo phó hiệu trưởng một trường ĐH ngoài công lập tại TP.HCM, không tính đội ngũ quản lý thì hiện thu nhập bình quân của GV đang ở mức 20 – 30 triệu đồng/tháng.

Một trường ĐH ngoài công lập thuộc một tập đoàn giáo dục tại TP.HCM hiện cũng trả thu nhập ổn định cho GV từ 12 đến trên 20 triệu đồng/tháng tùy học hàm, học vị. Mức này chưa tính tiền dạy ngoài giờ tiêu chuẩn và thêm khoảng 10 triệu

đồng/người các khoản chế độ khác. Phó hiệu trưởng một trường ĐH ngoài công lập khác thông tin GV không phụ trách thêm công tác quản lý chuyên môn thì thu nhập cứng bình quân từ 19 – 25 triệu đồng/tháng.

Như vậy, có thể thấy thu nhập bình quân GV nhiều trường ĐH công lập hiện không chỉ bằng mà thậm chí còn cao hơn cả trường tư.

Thu nhập giảng viên trường công cao hơn trường tư, vì sao?
 - Ảnh 2.

Cùng với chế độ thu nhập tốt, một số trường ĐH công lập còn có chính sách đãi ngộ đặc biệt ban đầu để thu hút và giữ chân lâu dài với GV giỏi

THU NHẬP GIẢNG VIÊN BÌNH QUÂN TĂNG 20,8%

Tình hình tăng thu nhập GV chỉ diễn ra tại các trường ĐH đã thực hiện cơ chế tự chủ, ở đó các trường thực hiện chính sách thu học phí cao. Theo báo cáo của Bộ GD-ĐT, từ năm 2018 – 2021 tổng thu của các trường này đa phần tăng lên, trong đó tổng thu ngoài ngân sách nhà nước cấp chi thường xuyên (chủ yếu là học phí) cũng tăng thêm. Theo đó, thu nhập bình quân của GV và cán bộ quản lý tăng mạnh, cụ thể tăng 20,8% đối với GV và 18,7% đối với cán bộ quản lý. Mức tăng còn cao hơn với 23 trường thí điểm tự chủ theo Nghị quyết số 77: thu nhập GV tăng trung bình 26,1%; thu nhập cán bộ quản lý tăng trung bình 24,5%. Năm 2021, khoảng 1/3 GV các trường tự chủ có thu nhập trên 200 triệu đồng/năm; 5,97% GV có thu nhập trên 300 triệu đồng/năm.

Mới đây nhất, kết quả khảo sát một số trường ĐH của nhóm chuyên gia Ngân hàng Thế giới cũng cho thấy sự đóng góp của hộ gia đình đang là nguồn thu quan trọng nhất của các trường ĐH công lập. Năm 2017, ngân sách nhà nước chiếm 24% và học phí 57% tổng nguồn thu. Nhưng năm 2021, đóng góp hộ gia đình tăng vọt lên 77% và ngân sách chỉ còn 9%.

CHI MẠNH ĐỂ THU HÚT NGƯỜI GIỎI

Cùng với chế độ thu nhập tốt, một số trường ĐH công lập còn có chính sách đãi ngộ đặc biệt ban đầu để thu hút và giữ chân lâu dài với GV giỏi. Ví dụ, Trường ĐH Kinh tế TP.HCM hiện chỉ tuyển ứng viên có trình độ tiến sĩ làm GV. Với ứng viên trúng tuyển có trình độ tiến sĩ, tốt nghiệp từ các trường ĐH uy tín, cam kết làm việc lâu dài (tối thiểu 12 năm), sẽ nhận được mức tài trợ ban đầu lên tới 100 triệu đồng.

Tiến sĩ Bùi Quang Hùng, Phó hiệu trưởng Trường ĐH Kinh tế TP.HCM, cho biết nhờ chế độ đãi ngộ này trường đã tuyển được nhiều ứng viên từ nước ngoài về. Trong năm 2022, trường đã tuyển được 10 tiến sĩ tốt nghiệp từ các trường tốp 500 thế giới.

Tự chủ ĐH không phải chi phí đào tạo tính hết vào học phí

Theo PGS-TS Phan Thanh Bình, nguyên Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội, trong luật, quan điểm về trách nhiệm của nhà nước với phát triển giáo dục ĐH được thể hiện rõ ràng. Giáo dục ĐH là lĩnh vực được Chính phủ ưu tiên đầu tư. Luật đã cho phép tính đúng và tính đủ chi phí đào tạo. Khi tính đúng, tính đủ, nhà nước với điều kiện kinh tế của mình thì xác định được mức lo đến đâu và phần còn lại các thành phần khác đóng góp.

PGS Thanh Bình cho rằng trách nhiệm của nhà nước với giáo dục ĐH cần thể hiện qua đầu tư ngân sách, phần còn lại do xã hội và người học đóng góp. Không một nước nào nhà nước có thể lo hoàn toàn cho giáo dục ĐH nên việc xã hội hóa là tất yếu. Nhưng cần nhìn rõ chi phí đào tạo vì không đổ hết gánh nặng cho người học.

Theo tinh thần của luật Giáo dục ĐH, cũng theo PGS Bình, tự chủ không phải là các trường tự lo về tài chính, mà là để các trường tăng thêm điều kiện đảm bảo chất lượng giáo dục. Do đó, không phải khi trường ĐH tự chủ là bị cắt hết kinh phí và chi phí đào tạo tính hết vào học phí. Nhà nước vẫn phải đầu tư cho phát triển, cho đảm bảo chất lượng đào tạo.

Tương tự, Trường ĐH Công nghiệp TP.HCM cũng có chính sách thưởng nhằm thu hút GV có trình độ cao về trường. Cụ thể, GS được nhận 300 triệu đồng, PGS 200 triệu đồng, tiến sĩ 100 triệu đồng. Ngoài ra, hằng tháng các GV có trình độ cao được nhận thêm tiền phụ cấp theo các mức khác nhau: 8 triệu đồng/tháng với GS, 6 triệu đồng/tháng với PGS và 5 triệu đồng/tháng với tiến sĩ.

Theo một lãnh đạo Trường ĐH Bách khoa TP.HCM, trường còn dành 20% kinh phí cho các đơn vị để trưởng các đơn vị được toàn quyền sử dụng cấp phát cho nhân viên trong đơn vị mình, tùy thuộc vào việc nhân viên thực hiện những công việc cho sự phát triển của đơn vị.

Từ năm 2021, Trường ĐH Bách khoa Hà Nội đã triển khai cơ chế đột phá nhằm thu hút, tuyển dụng GV xuất sắc. Đề án này hướng tới thu hút khoảng 30 GV có thành tích nghiên cứu khoa học xuất sắc. Các GV này về công tác tại trường được đảm bảo thu nhập cạnh tranh, cơ hội thể hiện và phát triển năng lực giảng dạy, nghiên cứu. Ngoài ra, trường còn tài trợ kinh phí để thực hiện đề tài trọng điểm từ 200 – 500 triệu đồng/năm.

Trường ĐH Công nghiệp thực phẩm TP.HCM cũng có chế độ đãi ngộ ban đầu với cán bộ, GV có học vị tiến sĩ về trường nhận công tác ở mức 75 triệu đồng. Mức này tăng lên 150 triệu đồng với PGS và 200 triệu đồng với GS. 



Source link

Cùng chủ đề

Dịch vụ “chạy sô” cà số xe ô tô, kiếm hàng trăm triệu đồng mỗi tháng

Anh Tân cũng cho hay, cà số khung, số máy phải dùng loại giấy chuyên dụng. Một số trường hợp số khung số máy của xe ở vị trí phức tạp, khó với tới, người cà phải chui vào gầm xe, lách tay vào những khe động cơ xe để làm, rất khó khăn.Người lành nghề thì mất khoảng 5-15 phút, còn không quen thì mất 1-2 giờ mới cà xong các bộ số xe."Để kịp làm thủ...

Lương, thu nhập tăng thêm của cán bộ, công chức, viên chức Thủ đô

Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) sau khi tiếp thu, chỉnh lý gồm 7 chương và 55 điều (giảm 4 điều so với dự thảo Luật trình Quốc hội, trong đó, đã tiếp thu, chỉnh lý trong...

Hà Nội sẽ được chủ động hơn về quyết biên chế, chi thu nhập?

Sáng nay 14/3, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về việc giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự án Luật Thủ đô (sửa đổi). Một trong những vấn đề trình xin ý kiến là về quản lý biên chế, thu nhập tăng thêm. Về quản lý biên chế, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng cho biết, việc có cơ chế để thành phố Hà Nội được chủ động hơn về biên chế, bảo đảm...

Trồng thứ khoai lang vỏ trắng, ăn bở tơi, nông dân một xã của tỉnh Điện Biên thu 120 triệu đồng/ha

Clip: Người dân xã Thanh An, huyện Điện Biên thu hoạch khoai lang.Người tiên phong đưa khoai lang trắng về trồng trên đất Thanh AnCách đây 5 năm, sau khi đi thăm quan nhiều mô hình nông nghiệp...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Bài đọc nhiều

Gần 12.000 cơ sở mầm non giáo dục kiến thức an toàn giao thông

Hơn 9,6 triệu trẻ tại gần 12.000 cơ sở mầm non cả nước được giáo dục các kiến thức về an toàn giao thông qua chương trình "Tôi yêu Việt Nam". Ngày 22/3, tại Nha Trang, Công ty Honda Việt Nam (HVN) phối hợp cùng Bộ Giáo dục & Đào tạo và Ủy ban An toàn giao thông quốc gia tổ chức Hội nghị tổng kết chương trình "Tôi yêu Việt Nam" trong cấp học mầm non giai đoạn...

‘Shark’ Thủy là ai, kinh doanh ra sao dẫn đến nợ học phí?

Thời điểm sau dịch COVID-19 cũng là lúc Apax Leaders bắt đầu đối mặt với những thách thức về tài chính "hụt" nguồn thu học phí trong thời gian nghỉ dịch, trả lương giáo viên, duy trì hệ thống mặt bằng số lượng "khủng" rộng khắp cả nước.Việc quá nhiều phụ huynh muốn rút học phí đã đóng...

Cùng chuyên mục

Trường đại học Luật TP.HCM tăng học phí cao nhất 165 triệu đồng/năm

Đối với học phí hệ chính quy văn bằng 2: sẽ bằng 1,17 lần của học phí hệ chính quy văn bằng 1. Học phí các lớp vừa học vừa làm: bằng mức thu học phí các lớp hệ chính quy (văn bằng 1 và văn bằng 2). Học phí chương trình thạc sĩ: bằng 1,2 lần của học...

Hàng trăm phụ huynh cho con nghỉ học, treo băng rôn để phản đối sáp nhập trường

Chiều 27/3, theo yêu cầu của phụ huynh, 457 học sinh Trường Tiểu học Nguyễn Bá Ngọc, thị trấn Triệu Sơn, huyện Triệu Sơn (Thanh Hóa) đồng loạt nghỉ học để phản đối việc sáp nhập vào Trường Tiểu học Lê Văn Tám.Phụ huynh cho con nghỉ vì cho rằng việc sáp nhập trường khiến con em họ phải đi học xa hơn, việc đi qua tỉnh lộ rất nguy hiểm.“Việc đưa đón các cháu đi học chủ...

Lịch thi lớp 10 trường chuyên Khoa học Tự nhiên năm 2024

Năm 2024, trường THPT chuyên Khoa học Tự nhiên (HSGS) tuyển 525 học sinh, chia đều cho 5 khối chuyên, tăng 105 so với năm ngoái. Chiều 27/3, trường THPT chuyên Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội, công bố kế hoạch tuyển sinh lớp 10 năm nay. Trường dừng tuyển các lớp chất lượng cao theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo và tăng chỉ tiêu hệ chuyên.Năm khối chuyên Toán, Lý,...

Đề xuất UBND TP.HCM hỗ trợ tài chính cho Trường quốc tế Mỹ AISVN

Ngày 26-3, Sở Giáo dục và Đào tạo có văn bản gửi UBND TP.HCM đề xuất phương án hỗ trợ về tài chính đối với trường Tiểu học, Trung học cơ sở và Trung học phổ thông Quốc Tế Mỹ (Trường quốc tế Mỹ AISVN).Sở Giáo dục và Đào tạo báo cáo trong quá trình hoạt động Trường quốc tế Mỹ -...

Mới nhất

Cần cơ chế rõ ràng, cam kết cụ thể về tài chính, công nghệ cho năng lượng tái tạo

(Chinhphu.vn) - Sáng 27/3, tại Trụ sở Chính phủ, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà tiếp bà Mary L.Schapiro, Phó Chủ tịch Liên minh Tài chính Glasgow vì mục tiêu giảm phát thải ròng khí nhà kính bằng 0 (GFANZ). Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà trao đổi với bà Mary L.Schapiro về những yêu cầu hỗ trợ của Việt...

Phát triển y tế Cần Thơ trở thành trung tâm vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Ngày 27/3, UBND TP Cần Thơ và Trường Đại học Y Dược Cần Thơ tổ chức Hội nghị ký kết hợp tác, tạo điều kiện thuận lợi cho hai bên phát huy tiềm năng, lợi thế để xây dựng và phát triển y tế thành phố thực sự trở thành trung tâm của vùng Đồng bằng sông Cửu...

Việt Nam lần đầu có tiêu chuẩn cơ sở về thang máy

Phát biểu tại buổi họp báo ngày 27/3/2024, tại Hà Nội, ông Nguyễn Hải Đức, Chủ tịch Hiệp hội Thang máy Việt Nam cho biết thang máy có thể bị trục trặc, sự cố ở bất cứ đâu, từ nhà ở, chung cư tới các tòa văn phòng, trung tâm thương mại. Mặc dù không nằm trong danh...

Thượng tướng Hoàng Xuân Chiến tiếp Tùy viên Quân sự Cam-pu-chia tại Việt Nam

(Bqp.vn) - Sáng 27/3, tại Trụ sở Bộ Quốc phòng, Thượng tướng Hoàng Xuân Chiến, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng đã tiếp Thiếu tướng Leang Sovannara, Tùy viên Quân sự Cam-pu-chia tại Việt Nam. Thượng tướng Hoàng Xuân Chiến tiếp Tùy viên Quân sự Cam-pu-chia tại Việt Nam. Tại buổi tiếp, thay mặt lãnh đạo Bộ...

Đề nghị Hoa Kỳ sớm công nhận quy chế kinh tế thị trường của Việt Nam

(Chinhphu.vn) – Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang đề nghị các nghị sĩ Hoa Kỳ có tiếng nói mạnh mẽ để Chính phủ Hoa Kỳ sớm công nhận quy chế kinh tế thị trường của Việt Nam và đưa Việt Nam ra khỏi danh sách các nước hạn chế xuất khẩu công nghệ cao. Phó Thủ tướng tiếp Đoàn nghị...

Mới nhất