Trang chủVăn hóa - Xã hộiY tếThực trạng thiếu giáo viên trầm trọng ở nhiều địa phương

Thực trạng thiếu giáo viên trầm trọng ở nhiều địa phương



Các đại biểu đã chia sẻ kết quả giáo dục cũng như những tồn tại, bất cập từ thực tế như thiếu giáo viên, quá tải trường lớp, thiếu thiết bị học tập…

GD
Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị Tổng kết năm học 2022-2023, triển khai nhiệm vụ năm học 2022-2023 của ngành giáo dục.

Chiều 18/8, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) đã tổ chức Hội nghị Tổng kết năm học 2022-2023, triển khai nhiệm vụ năm học 2022-2023 theo hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến. Hội nghị đã có sự tham dự của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Phó thủ tướng Trần Hồng Hà và hàng trăm đại biểu là đại diện ủy ban nhân dân các tỉnh, thành, đại diện các bộ, ngành và các sở giáo dục và đào tạo trên cả nước.

Thực trạng thiếu giáo viên dù có chính sách thu hút

Tại Hội nghị, lãnh đạo ủy ban nhân dân các tỉnh thành đã chia sẻ những kết quả giáo dục cũng như những tồn tại, bất cập từ thực tế địa phương, những khó khăn trong thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới. Những vấn đề chủ yếu được đặt ra là thiếu giáo viên, quá tải trường lớp, thiếu phòng học kiên cố, thiếu nhà công vụ cho giáo viên, thiếu trang thiết bị học tập phục vụ chương trình giáo dục phổ thông mới.

Phát biểu tại Hội nghị, ông Đỗ Đức Duy, Bí thư Tỉnh ủy Yên Bái đã chia sẻ về tình trạng thiếu nhiều giáo viên và khó khăn trong công tác tuyển dụng, đặc biệt là ở địa bàn đặc biệt khó khăn.

Ông Duy cho rằng, tổng số giáo viên của tỉnh hiện mới đạt 86,5% so với định mức. Từ năm 2021 đến nay, tỉnh đã tổ chức nhiều đợt tuyển dụng, bình quân 2 đợt/năm, với tổng chỉ tiêu tuyển là 2.532, song số đăng ký chỉ là 1.359 (chiếm 53,7%). Số trúng tuyển cũng chỉ là 726, chỉ chiếm 53,4% số dự tuyển và chỉ chiếm gần 29% tổng số chỉ tiêu tuyển.

Ông Duy đưa ra dẫn chứng: “Giáo viên Tiếng Anh và Tin học mặc dù thu hút tuyển mới lên vùng cao với mức hỗ trợ 100 triệu đồng/trường hợp nhưng chúng tôi vẫn chưa tuyển mới được trường hợp nào”.

Do đó, ông Đỗ Đức Duy kiến nghị, Chính phủ tiếp tục quan tâm, giao bổ sung biên chế giáo viên cho tỉnh đảm bảo đủ định mức theo quy định. Đồng thời, tỉnh cũng kiến nghị nghiên cứu, bổ sung các chính sách đãi ngộ, hỗ trợ đặc thù đối với giáo viên, nhân viên tại các địa bàn đặc biệt khó khăn… để tạo điều kiện thu hút, tuyển dụng, giữ chân người đang công tác. Bên cạnh đó, tỉnh kiến nghị Chính phủ tiếp tục quan tâm nâng cao chế độ lương và phụ cấp để giúp giáo viên yên tâm, gắn bó với nghề.

Trong khi đó, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau Nguyễn Minh Luân cũng cho biết, đội ngũ giáo viên của tỉnh thiếu rất nhiều, nhất là các môn Ngoại ngữ, Tin học, Âm nhạc, Mỹ thuật, Giáo dục quốc phòng. Cà Mau dự kiến phân 600 biên chế viên chức cho ngành giáo dục, tuy nhiên hiện nay số được giao này lại không có nguồn tuyển, nên cũng khó khăn. Trong khi đó, số giáo viên tăng cường từ miền Bắc vào (15-20 năm trước) giờ đây cũng có nguyện vọng chuyển đi địa phương khác; mỗi năm khoảng 200 người.

Đưa ra giải pháp, ông Luân nói: “Trung ương cũng cần có các chương trình kiên cố hóa trường lớp, đặc biệt là nhà công vụ cho giáo viên để giáo viên yên tâm, gắn bó dạy học và công tác”.

Đại diện tỉnh Kon Tum cũng cho biết tỉnh nay vẫn còn thiếu 836 giáo viên. Đời sống vật chất và tinh thần đối với hầu hết các nhà giáo đang công tác tại các xã ở vùng sâu, vùng xa còn khó khăn. Do đó, lãnh đạo tỉnh Kon Tum kiến nghị rà soát, ban hành cơ chế chính sách đặc thù đối với đội ngũ giáo viên công tác tại vùng khó khăn, vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số như: Chính sách thu hút, chính sách về tiền lương, phụ cấp nghề…

Thực trạng thiếu giáo viên trầm trọng ở nhiều địa phương
Hội nghị có sự tham dự của hàng trăm đại biểu theo cả hình thức trực tiếp và trực tuyến.

Đã có nhiều nỗ lực của ngành Giáo dục

Tại Hội nghị, Bộ trưởng GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn cho hay, năm học 2022 – 2023 là một năm học nhiều khó khăn và thách thức với ngành giáo dục, khi vừa phải tiếp tục cùng với cả nước khắc phục, nỗ lực vượt qua khó khăn do hậu quả của đại dịch Covid-19, vừa phải củng cố, nâng cao chất lượng các hoạt động giáo dục và đào tạo.

Toàn ngành đã nỗ lực và đạt những kết quả tích cực, nhưng vẫn còn một số khó khăn, tồn tại, hạn chế như tình trạng thiếu giáo viên; tình trạng thiếu trường lớp, quá tải tại các trường học tại các thành phố lớn, các khu đông dân cư; công tác hỗ trợ tâm lý học sinh; tình trạng bạo lực học đường, mất an toàn vệ sinh thực phẩm trong trường…

Theo đó, Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn đề nghị các đại biểu chia sẻ ý kiến phát biểu, thảo luận của các đại biểu đánh giá về những kết quả, cũng như những tồn tại, hạn chế, bất cập của ngành Giáo dục trong năm học vừa qua; trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm đã làm được của địa phương và trên cơ sở đó tham góp các giải pháp để thực hiện hiệu quả nhiệm vụ năm học tới.

Bộ GD&ĐT cũng nhìn nhận còn tình trạng thiếu giáo viên các cấp học mầm non, phổ thông công lập ở nhiều địa phương trên cả nước. Theo thống kê sơ bộ trên cơ sở dữ liệu ngành, hiện nay cả nước còn thiếu 118.253 giáo viên, tăng thêm 11.308 người thiếu so với năm học 2021 – 2022 (cấp mầm non tăng 7.887 người, cấp tiểu học tăng 169 người, cấp THCS tăng 1.207 người, cấp THPT tăng 2.045 người).

Lắng nghe các ý kiến và phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ghi nhận những nỗ lực của ngành, khẳng định những kết quả của giáo dục và đào tạo trong năm học 2022-2023 vừa qua đã góp phần quan trọng vào sự phát triển chung của đất nước.

Thủ tướng Phạm Minh Chính cũng chỉ ra những khó khăn, tồn tại của ngành. Đồng thời, lưu ý Bộ GD&ĐT một số vấn đề. Đó là, không để ma túy xâm nhập trường học; đảm bảo khắc phụ bạo lực học đường; hệ thống sách giáo khoa cần phải đổi mới nhưng phải đảm bảo chuẩn mực và phải ổn định phát triển; chú trọng nâng cao hơn nữa chất lượng giáo dục đại học, cao đẳng, giáo dục thường xuyên; rà soát môn giáo dục công dân trong trường phổ thông, tăng thời lượng nếu cần thiết để đảm bảo thực chất và hiệu quả; có giải pháp khắc phục tình trạng thiếu giáo viên mầm non, thiếu trường học ở vùng sâu vùng xa.





Nguồn

Cùng chủ đề

Mở rộng hợp tác giữa Việt Nam-Philippines trong lĩnh vực giáo dục

Phát biểu tại buổi tiếp, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải khẳng định, Việt Nam luôn coi trọng quan hệ Đối tác Chiến lược với Philippines, mong muốn hai bên tiếp tục thúc đẩy hợp tác trên tất cả các lĩnh vực chính trị, kinh tế, quốc phòng an ninh cũng như văn hóa, giáo dục, giao lưu nhân dân, đồng thời, thúc đẩy các lĩnh vực hợp tác mới trên kênh nghị viện. Phó Chủ...

Có thể giải thể trường đại học không đạt chuẩn

Từ nay tới năm 2028, các trường đại học phải đạt tiêu chuẩn của Bộ Giáo dục, nếu không có thể bị đình chỉ tuyển sinh và giải thể. Thông tin được Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Hoàng Minh Sơn nêu tại Hội nghị tập huấn triển khai thông tư 01 về chuẩn cơ sở giáo dục đại học, ngày 22/3.Thông tư này được Bộ ban hành hồi tháng 2 với 6 tiêu chuẩn để bảo...

Chuyển tiền thưởng Tết, 20-11 rồi đòi lại: Hiệu trưởng nói ‘vì phong trào của trường’

Hiệu trưởng: "Tôi không tư lợi cá nhân"Trao đổi với Tuổi Trẻ Online chiều cùng ngày, ông Nguyễn Giang Nam - hiệu trưởng Trường tiểu học Kim Liên - cho biết với cương vị là người quản lý, ông rất buồn khi xảy ra sự...

Từ đề minh họa thi tốt nghiệp THPT năm 2024, ôn thi thế nào?

Ở phần làm văn, câu 1 là phần yêu cầu học sinh viết đoạn văn 200 chữ trình bày về suy nghĩ và ý nghĩa của thái độ sống tích cực. Yêu cầu này không đánh đố học sinh mà vẫn liên kết được với phần đọc hiểu ở trên, lại có tính giáo dục và rất phù hợp với học sinh trong...

Đề tham khảo môn Lịch sử thi tốt nghiệp THPT 2024

2024 là năm cuối cùng thực hiện dạy học và thi theo Chương trình giáo dục phổ thông năm cũ. Do đó, đề thi tốt nghiệp THPT năm 2024 về cơ bản giữ ổn định cấu trúc như các năm trước đó.Về nội dung, đề thi bảo đảm khoa học, chính xác theo chuẩn kiến thức, kỹ năng của Chương trình giáo dục phổ thông 2006. Nội dung đề thi có độ phân hóa cao hơn, đặc biệt...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Trung Quốc lại “nổi đóa”, yêu cầu Philippines chấm dứt ngay hành vi xâm phạm, khiêu khích ở Biển Đông

Ngày 23/3, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho rằng Philippines nên ngay lập tức chấm dứt hành vi xâm phạm và khiêu khích của quốc gia Đông Nam Á này cũng như không làm phá hoại hòa bình và ổn định ở Biển Hoa Nam (Biển Đông).

Vị trí đặc biệt của Việt Nam trong chính sách đối ngoại của Phần Lan

Trải qua 51 năm thiết lập quan hệ ngoại giao, quan hệ hữu nghị truyền thống và hợp tác nhiều mặt giữa Việt Nam và Phần Lan được duy trì, phát triển tốt đẹp. Nhận lời mời của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Chủ tịch Quốc hội Phần Lan Jussi Halla-aho sẽ thăm chính thức Việt Nam từ ngày 24-26/3. Nhân dịp này, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội Đôn Tuấn Phong trả lời phỏng...

Tổng thống Putin nói sẽ trừng phạt thích đáng những kẻ khủng bố, tuyên bố quốc tang

Ngày 23/3, Tổng thống Nga Vladimir Putin gọi những gì xảy ra tại phòng hòa nhạc Crocus City Hall ở thủ đô Moscow tối 22/3 là cuộc tấn công khủng bố đẫm máu, đồng thời tuyên bố một ngày quốc tang.

Bài đọc nhiều

Người đàn ông có 4 quả thận

Hà NộiBệnh nhân 35 tuổi đi khám sỏi thận do đau dữ dội vùng thắt lưng, bác sĩ phát hiện có 4 quả thận trong cơ thể của anh, được coi là hiếm gặp. Ngày 22/3, TS.BS Nguyễn Đình Liên, Trưởng khoa Phẫu thuật Thận tiết niệu và Nam học, Bệnh viện E, cho biết người bệnh nhập viện khi đau dữ dội vùng thắt lưng, bụng chướng, tiểu buốt, tiểu ra máu. Kết quả kiểm tra phát hiện...

6 dấu hiệu cảnh báo bạn bị cao huyết áp, tuyệt đối không bỏ qua

Cao huyết áp là căn bệnh phổ biến và nguy hiểm, nhưng hầu hết các triệu chứng bệnh cao huyết áp đều không có biểu hiện rõ ràng, cường độ xuất hiện cũng khác nhau, tùy theo mức...

Thiếu sức bền gây ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của trẻ

Đừng chủ quan khi trẻ mệt mỏiTheo Tổng cục Thống kê, mức sinh năm 2023 của Việt Nam ước tính là 1,96 con/phụ nữ và được dự báo sẽ tiếp tục giảm trong những năm tiếp theo. Các...

Món ăn giúp chắc xương khớp

Cá hồi, hạt lanh cung cấp axit béo omega-3, giảm viêm ở các khớp; rau bina, ớt chuông đỏ, cải xoăn giàu vitamin C, giúp xương khỏe mạnh. Tập thể dục, ăn uống cân bằng và duy trì tư thế tốt là những thói quen giữ cho khớp linh hoạt, hoạt động trơn tru. Duy trì các khớp khỏe mạnh giúp ngăn ngừa hoặc trì hoãn các bệnh viêm khớp khởi phát.Một số chất dinh dưỡng dưới đây còn...

Những lưu ý khi ăn sứa biển để tránh bị ngộ độc

Sứa biển là loài nhuyễn thể thân mềm, nguồn thực phẩm phong phú từ biển, dễ chế biến thành món ngon được nhiều người ưa chuộng.Sứa có nhiều ở Việt Nam, giá trị dinh dưỡng cao. Trong 100g sứa có 12,3g chất đạm, 0,1g chất béo, 3,9g chất đường, 182mg canxi, 9,5mg sắt, 132mg iode.Sứa nhiều protein, giàu chất oxy hóa, đặc biệt sứa chứa omega 3 và omega 6, pholyphenol, giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tim...

Cùng chuyên mục

Uống một ly rượu có thực sự làm tăng nguy cơ ung thư vú?

Theo nghiên cứu, tất cả các loại đồ uống có cồn đều làm tăng nguy cơ ...

Những lưu ý khi ăn sứa biển để tránh bị ngộ độc

Sứa biển là loài nhuyễn thể thân mềm, nguồn thực phẩm phong phú từ biển, dễ chế biến thành món ngon được nhiều người ưa chuộng.Sứa có nhiều ở Việt Nam, giá trị dinh dưỡng cao. Trong 100g sứa có 12,3g chất đạm, 0,1g chất béo, 3,9g chất đường, 182mg canxi, 9,5mg sắt, 132mg iode.Sứa nhiều protein, giàu chất oxy hóa, đặc biệt sứa chứa omega 3 và omega 6, pholyphenol, giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tim...

Trời nắng nóng, trẻ em miền Tây vào viện nhiều hơn

Các bệnh thường gặp thời điểm nắng nóngTại khoa khám Bệnh viện Nhi đồng Cần Thơ, hiện nay mỗi ngày khu khám tiếp nhận khoảng 1.600 - 1.900 lượt bệnh nhân đến khám. Trong đó khoảng 700 trường hợp liên quan đến nhiễm khuẩn hô hấp (chiếm tỉ lệ 40 - 45% lượng bệnh khám), nhiễm khuẩn đường ruột khoảng 200 trường...

Dưới 35 tuổi có nên chụp nhũ ảnh tầm soát ung thư vú?

Tôi 32 tuổi, đi khám phát hiện u ở ngực, siêu âm kết quả BIRADS 2, lành tính. Tôi có nên chụp nhũ ảnh để tầm soát ung thư vú? (Ngọc Duyên, Đăk Lăk) Trả lời:Chụp nhũ ảnh là kỹ thuật sử dụng tia X để khảo sát ngực nhằm tầm soát hoặc chẩn đoán ung thư vú, có giá trị tầm soát ung thư vú không triệu chứng. Phương tiện này giúp phát hiện các dấu hiệu mà...

Mới nhất

“Kết sức mạnh – Nối yêu thương”

Ngày 23/3, tại Trường THCS Lương Yên (quận Hai Bà Trưng, Hà Nội), Trung tâm Truyền thông Thanh thiếu nhi (Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh) phối hợp cùng Tổ chức Cứu trợ trẻ em (SCI) tổ chức Chương trình truyền thông với chủ đề “Kết sức mạnh – Nối yêu thương”.  Sự kiện được chính các thành...

Từng là công nhân vệ sinh môi trường, Đen Vâu trở thành Gương mặt trẻ tiêu biểu

Tối 23/3, Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh và Quỹ Hỗ trợ Tài năng trẻ Việt Nam tổ chức lễ trao giải Gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu năm 2023. Hội đồng xét tặng Giải thưởng Gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu năm 2023 đã chọn ra 10 gương mặt xuất sắc nhất để trao giải...

Uống một ly rượu có thực sự làm tăng nguy cơ ung thư vú?

Theo nghiên cứu, tất cả các loại ...
18:51:29

Phượng tím Đà Lạt – vẻ đẹp của sự hoài niệm

Đến với Đà Lạt vào dịp này, du khách sẽ được chiêm ngưỡng màu tím của hoa phượng nhuộm khắp các con đường, góc phố. Đây là loài hoa đặc trưng của Đà Lạt mang vẻ đẹp gợi nhớ những hoài niệm, mộng mơ làm ngất ngây người dân và du khách thập phương. Nguồn gốc xuất xứ của...

Mới nhất