Trang chủNewsNhân quyềnTriển lãm ảnh di sản thiên nhiên và văn hóa Việt Nam...

Triển lãm ảnh di sản thiên nhiên và văn hóa Việt Nam tại Geneva


Đại sứ Lê Thị Tuyết Mai bày tỏ mong muốn thông qua Triển lãm ảnh, bạn bè quốc tế hiểu thêm thực tế và thông điệp mạnh mẽ về đất nước Việt Nam đa dạng văn hóa.

Đại sứ Lê Thị Tuyết Mai và lãnh đạo một số  tổ chức quốc tế,  Phái đoàn các nước tại Triển lãm. (Nguồn: TTXVN)
Đại sứ Lê Thị Tuyết Mai và lãnh đạo một số tổ chức quốc tế, phái đoàn các nước tại Triển lãm. (Nguồn: TTXVN)

Ngày 11/12, tại Trụ sở Liên hợp quốc (LHQ) ở Geneva, Đại sứ Lê Thị Tuyết Mai, Trưởng Phái đoàn đại diện thường trực Việt Nam bên cạnh LHQ, Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) và các tổ chức quốc tế khác tại Geneva, cùng bà Tatiana Valovaya, Tổng giám đốc Văn phòng LHQ tại Geneva (UNOG) chủ trì Lễ khai mạc Triển lãm ảnh “Sắc màu văn hóa: Di sản thiên nhiên và văn hóa ở Việt Nam”.

Triển lãm ảnh được đồng tổ chức bởi Phái đoàn thường trực Việt Nam tại Geneva và Văn phòng LHQ tại Geneva, thu hút sự tham dự của nhiều Đại sứ, Trưởng Phái đoàn, và các đại diện của các nước, tổ chức quốc tế, cũng như thành viên các Đoàn các nước nhân dịp tham gia sự kiện cấp cao kỷ niệm 75 năm ngày thông qua Tuyên ngôn quốc tế nhân quyền.

Đại sứ Lê Thị Tuyết Mai, Trưởng Phái đoàn Việt Nam tại Geneva  phát biểu khai mạc Triển lãm. (Nguồn: TTXVN)
Đại sứ Lê Thị Tuyết Mai, Trưởng Phái đoàn Việt Nam tại Geneva phát biểu khai mạc Triển lãm. (Nguồn: TTXVN)

Phát biểu khai mạc, Đại sứ Lê Thị Tuyết Mai nêu bật tầm quan trọng của Triển lãm ảnh, thể hiện mối liên hệ sâu sắc giữa quyền con người và bảo tồn, phát triển di sản văn hóa và thiên nhiên, được tổ chức vào thời điểm cộng đồng quốc tế cùng kỷ niệm 75 năm ngày thông qua Tuyên ngôn quốc tế nhân quyền, nhìn lại các thành tựu, thách thức trong thúc đẩy bảo đảm quyền con người trong thời gian qua và cam kết hướng tới bảo đảm tốt hơn các quyền con người trong tương lai.

Đại sứ Lê Thị Tuyết Mai bày tỏ mong muốn thông qua Triển lãm ảnh này, bạn bè quốc tế hiểu thêm thực tế và thông điệp mạnh mẽ về đất nước Việt Nam đa dạng văn hóa, nơi chung sống hòa hợp và đoàn kết của cộng đồng 54 dân tộc anh em.

Các di sản văn hóa cùng với các di sản thiên nhiên được cộng đồng các dân tộc Việt Nam duy trì và phát triển trải qua hàng nghìn năm lịch sử dựng nước và giữ nước, trong đó có những di sản thế giới được công nhận bởi Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của LHQ (UNESCO).

Bản sắc văn hóa đa dạng cùng với các di sản thiên nhiên là nguồn lực quan trọng của các dân tộc, đóng góp cho đời sống năng động, thúc đẩy đổi mới sáng tạo và các ngành công nghiệp văn hóa, thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững.

Đại sứ Lê Thị Tuyết Mai cũng nhấn mạnh sự tham gia đóng góp chủ động, tích cực và trách nhiệm của Việt Nam vào công việc của Hội đồng Nhân quyền LHQ trên cương vị thành viên nhiệm kỳ 2023-2025. Việc Việt Nam chủ trì đề xuất, soạn thảo Nghị quyết về kỷ niệm 75 năm Tuyên ngôn quốc tế nhân quyền là một ví dụ điển hình, đã được Hội đồng Nhân quyền LHQ thông qua bằng đồng thuận tại Khóa họp lần thứ 52 vào tháng 2-3/2023.

Bà Tatiana Valovaya, Tổng giám đốc Văn phòng LHQ tại Geneva phát biểu khai mạc Triển lãm. (Nguồn: TTXVN)
Bà Tatiana Valovaya, Tổng giám đốc Văn phòng LHQ tại Geneva phát biểu khai mạc Triển lãm. (Nguồn: TTXVN)

Cùng khai mạc Triển lãm ảnh, bà Tatiana Valovaya, Tổng giám đốc UNOG hoan nghênh Việt Nam tổ chức Triển lãm lần này, đồng thời khẳng định, LHQ luôn chú trọng thúc đẩy đa dạng văn hóa, xem đây là nền tảng cho hòa bình, hợp tác và hiểu biết lẫn nhau giữa các quốc gia, góp phần tạo nên một thế giới hài hòa và thịnh vượng hơn.

Bà Tatiana Valovaya nhấn mạnh, bảo tồn di sản văn hóa là điều cấp thiết cho các thế hệ tương lai; các di sản vật thể và phi vật thể là những nguồn tài nguyên vô giá, đóng vai trò là chất xúc tác để đạt được các Mục tiêu phát triển bền vững (SDG).

Đồng thời, bà nhắc lại chuyến thăm Hà Nội, được đến tham quan làng gốm Bát Tràng, chứng kiến tầm quan trọng của việc bảo tồn và phát triển nghề gốm truyền thống, một minh chứng cho di sản đặc sắc của văn hóa Việt Nam.

Tổng giám đốc UNOG còn nhắc đến sự tham gia tích cực của phụ nữ Việt Nam trong các nỗ lực bảo tồn và phát triển đa dạng văn hóa cũng như thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững.

Bà Tatiana Valovaya cho rằng, Triển lãm lần này gồm nhiều hình ảnh đặc sắc, mang đến cái nhìn sống động về cuộc sống của nhiều cộng đồng dân tộc, tôn giáo khác nhau ở Việt Nam; phản ánh những giá trị văn hóa truyền thống lâu đời được truyền qua nhiều thế hệ, và làm nổi bật sự phát triển của những bản sắc độc đáo trong các cộng đồng này; khắc họa kết quả sự kiên trì bảo tồn di sản văn hóa của thế giới ở Việt Nam.

Lãnh đạo, đại diện các tổ chức quốc tế, các nước tại Geneva tham dự Khai mạc Triển lãm. (Nguồn: TTXVN)
Lãnh đạo, đại diện các tổ chức quốc tế, các nước tại Geneva tham dự khai mạc Triển lãm. (Nguồn: TTXVN)

Triển lãm ảnh “Sắc màu văn hóa: Di sản thiên nhiên và văn hóa ở Việt Nam” nằm trong khuôn khổ chương trình tuyên truyền về dân tộc và tôn giáo, nhằm tăng cường hiểu biết lẫn nhau, đối thoại và hợp tác, cũng như các cam kết vì các giá trị chung về quyền con người, vì hòa bình, phát triển và hạnh phúc cho mọi người.

Sự kiện được mở cửa cho công chúng từ ngày 10-12/12 tại Trụ sở LHQ ở Geneva, nhân dịp LHQ tổ chức sự kiện cấp cao kỷ niệm 75 năm thông qua Tuyên ngôn quốc tế nhân quyền.





Nguồn

Cùng chủ đề

Vì hoà bình – phát triển toàn cầu

Khoá họp đầu tiên trong năm 2024 của Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc (HĐNQ LHQ) đã "chạm" vào những thách thức mà thế giới đang phải đối mặt, đó là xung đột, biến đổi khí hậu, tác động của chuyển đổi số và trí tuệ nhân tạo (AI)...

Việt Nam phát biểu thay mặt Nhóm nòng cốt Nghị quyết về quyền con người và biến đổi khí hậu tại Khóa họp 55...

Biến đổi khí hậu ngày càng gây khó khăn cho việc sản xuất và tiếp cận lương thực, đặc biệt là ở những khu vực dễ bị tổn thương.

Việt Nam đại diện ASEAN phát biểu tại Khóa họp 55 Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc

Đại sứ Mai Phan Dũng khẳng định, ASEAN luôn coi trọng hợp tác trong lĩnh vực thủy sản, coi đây là một trong những ưu tiên của hội nhập kinh tế.

Việt Nam tái ứng cử Hội đồng Nhân quyền nhiệm kỳ 2026-2028

Phát biểu tại Phiên họp, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn cho rằng, sau hơn 75 năm thông qua Tuyên ngôn nhân quyền quốc tế, 30 năm thông qua Tuyên bố và Chương trình hành động Vienna về quyền con người, nhân loại vẫn đang phải đối mặt với nhiều thách thức như cạnh tranh chiến lược, xung đột vũ trang, biến đổi khí hậu, mất an ninh lương thực, năng lượng, nguồn nước và nhiều bất...

Vị thế Việt Nam ở Hội đồng Nhân quyền giúp đấu tranh những hoạt động xuyên tạc

Vị thế thành viên Hội đồng Nhân quyền góp phần giúp vận động các nước ủng hộ Việt Nam đấu tranh với những hoạt động xuyên tạc tình hình ở Việt Nam. Việt Nam cùng 13 quốc gia khác đảm nhiệm vị trí thành viên của Hội đồng nhân quyền nhiệm kỳ 2023-2025. Đây là lần thứ hai Việt Nam trúng cử vào Hội đồng Nhân quyền sau lần đầu vào năm 2013, nhiệm kỳ 2014-2016. Việc Việt Nam làm...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Số người thiệt mạng đang gia tăng; Iran, Triều Tiên lên tiếng; nhóm Hamas bày tỏ quan điểm

Tổng thống Iran Ebrahim Raisi ngày 23/3 đã kêu gọi cộng đồng quốc tế có hành động nghiêm khắc trừng phạt các thủ phạm trong vụ tấn công khủng bố diễn ra ngày 22/3 gần thủ đô Moscow của Nga. Hiện số người thiệt mạng đã lên tới 143 người.

Đa dạng và đầy sức sống

Liên hoan phim Pháp ngữ lần thứ 14 tại Việt Nam diễn ra từ 22-27/3 và mở cửa tự do cho công chúng. Đây là một trong chuỗi các sự kiện nhằm kỷ niệm Ngày quốc tế Pháp ngữ (20/3).

IS thừa nhận đứng sau, bất ngờ công bố ảnh những tay súng thực hiện vụ khủng bố ở Nga

Hãng tin Amaq của tổ chức khủng bố Nhà nước Hồi giáo (IS) đăng trên Telegram ngày 23/3 cho biết IS đã công bố một bức ảnh chụp những người mà chúng nói là 4 kẻ tấn công đứng sau vụ xả súng điên cuồng khiến ít nhất 143 người thiệt mạng tại phòng hòa nhạc Crocus City Hall ở thủ đô Moscow tối 22/3.

Bài đọc nhiều

Cùng chuyên mục

Vinh danh những cống hiến của người giữ rừng tại Vườn quốc gia Chư Yang Sin

Lần đầu tiên Trung tâm Hành động vì Động vật Hoang dã Việt Nam (WildAct) với sự đồng hành của Hiệp hội Vườn quốc gia và Khu bảo tồn thiên nhiên Việt Nam (VNPPA) và Ban quản lý Vườn quốc gia Chư Yang Sin tổ chức thành công giải thưởng "Người giữ rừng Chư Yang Sin'.

Phụ nữ tham chính để nhiều vấn đề quan trọng không bị lãng quên…

Chia sẻ với báo chí về bình đẳng giới và quyền của phụ nữ, Đại sứ Hilde Solbakken đã kể về câu chuyện của Na Uy và những trải nghiệm cá nhân khi là một nữ cán bộ ngoại giao.

Coi trọng đảm bảo các quyền con người trong công tác công an

Ý thức được ý nghĩa của cơ chế UPR, Bộ Công an luôn coi trọng quá trình thực hiện các khuyến nghị nhằm thúc đẩy bảo vệ quyền con người ở Việt Nam.

Tinh vi các thủ đoạn lừa đảo việc làm trực tuyến, nhiều người có trình độ cao cũng là nạn nhân

Nạn mua bán người đang diễn biến ngày một phức tạp. Trong đó, hình thức lừa đảo việc làm trực tuyến được các chuyên gia đặc biệt cảnh báo.

Từ kinh nghiệm của các quốc gia hạnh phúc, định hình lực lượng lao động tương lai của Việt Nam

Mô hình phúc lợi xã hội và quản trị lao động của các nước Bắc Âu có thể truyền cảm hứng cho các chiến lược phát triển thị trường lao động Việt Nam.

Mới nhất

Giao tran quanh bệnh viện Al Shifa ở Gaza, 170 tay súng thiệt mạng

Nhóm vũ trang Hamas cho biết lực lượng của mình đã tham chiến với quân đội Israel tại khu vực lân cận bệnh viện Al Shifa ở Thành phố Gaza,...

Sinh viên năm cuối cần chuẩn bị những gì trước khi đi xin việc?

Để có thể ứng tuyển vào những vị trí việc làm phù hợp và được nhà tuyển dụng đánh giá cao, sinh viên năm cuối cần phải chuẩn bị mọi thứ thật kỹ trước khi cầm hồ sơ đi xin việc.Dưới đây là một số lưu ý dành cho sinh viên năm cuối trước khi đi xin việc,...

Indonesia được khuyên giảm nhuệ khí của Việt Nam

Theo chuyên gia bóng đá Indonesia Aris Budi Sulistyo, HLV Shin Tae-yong nên cho các học trò đá chặt chẽ để giảm tính chiến đấu của Việt Nam ở lượt bốn, vòng loại hai World Cup 2026. "Chơi trên sân Mỹ Đình, Indonesia sẽ chịu áp lực lớn từ khán giả Việt Nam", Sulistyo nói với Bola. "Thầy trò...

Mới nhất

Hết rồi con ơi!