Trang chủNewsNhân quyềnVì hoà bình - phát triển toàn cầu

Vì hoà bình – phát triển toàn cầu


Khoá họp đầu tiên trong năm 2024 của Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc (HĐNQ LHQ) đã “chạm” vào những thách thức mà thế giới đang phải đối mặt, đó là xung đột, biến đổi khí hậu, tác động của chuyển đổi số và trí tuệ nhân tạo (AI)…

Trong thế giới toàn cầu hoá, tác động của xung đột, biến đổi khí hậu tới các quyền con người, quyền công dân rất hiện hữu, Việt Nam – thành viên tích cực, trách nhiệm của HĐNQ LHQ đã khẳng định quyết tâm “đóng góp cho hòa bình, phát triển toàn cầu và bảo đảm tất cả quyền con người cho tất cả mọi người”.

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tham dự với tư cách khách mời chính của Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF) tại phiên Đối thoại chính sách “Việt Nam: Định hướng tầm nhìn toàn cầu”, ngày 16/1. (Nguồn:  TTXVN)
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tham dự với tư cách khách mời chính của Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF) tại phiên Đối thoại chính sách “Việt Nam: Định hướng tầm nhìn toàn cầu”, ngày 16/1. (Nguồn: TTXVN)

1. Thật tự hào khi, ngay trong những tháng đầu năm 2024, tại Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF) ở Davos (Thụy Sỹ) – nơi tập trung các nhà lãnh đạo quốc gia cùng hàng trăm tập đoàn kinh tế hàng đầu thế giới tham dự, hai từ Việt Nam nhắc đến “không chỉ là một ngôi sao ở khu vực Đông Á mà còn đang trong quá trình chuyển đổi thành một quốc gia có ảnh hưởng kinh tế ở tầm thế giới”; là “điển hình tiêu biểu cho cải cách và phát triển, được quốc tế đánh giá là hình mẫu về phát triển kinh tế nhanh và bền vững”.

Vai trò, vị thế quốc tế, thành tựu, tầm nhìn và triển vọng phát triển của Việt Nam đã được cộng đồng quốc tế thừa nhận sau những nỗ lực không ngừng nghỉ của gần 40 năm đổi mới, nhất là sự quan tâm ngày càng cao đối với người nghèo, các nhóm dễ bị tổn thương, thể hiện cam kết mạnh mẽ để không bỏ lại ai phía sau.

Đặc biệt các chính sách hỗ trợ, tạo điều kiện cho người khuyết tật theo Công ước quốc tế về quyền của người khuyết tật (CRPD) mà Việt Nam tham gia từ ngày 22/11/2007. Mỗi năm, Nhà nước đã chi khoảng 15.000 tỷ đồng để hỗ trợ, giải quyết trợ cấp xã hội hằng tháng cho khoảng trên 1 triệu người khuyết tật.

Với Chiến lược phát triển kinh tế xã hội giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045, Việt Nam cũng đã thực hiện nhiều sáng kiến nhằm dỡ bỏ các rào cản, mở ra nhiều cơ hội, bảo đảm sự tham gia hiệu quả của các nhóm dễ bị tổn thương trong khám phá, đổi mới và phát triển bền vững quốc gia.

Những thành tựu tăng trưởng kinh tế năm 2023 đạt (trên 5%) là minh chứng cho hiệu quả của những quyết sách vĩ mô đúng đắn. Duy trì sự tăng trưởng kinh tế đồng nghĩa với cơ hội để Việt Nam tiếp tục bảo vệ và thúc đẩy tốt hơn các quyền con người, rõ nét nhất là tỷ lệ hộ nghèo liên tục giảm xuống còn 3%; chi tiêu an sinh xã hội được ưu tiên cao và duy trì ở mức gần 3% GDP trong nhiều năm.

Cùng với việc bảo đảm quyền con người trong nước, năm 2023, Việt Nam tiếp tục xuất khẩu trên 8 triệu tấn gạo, góp phần bảo đảm an ninh lương thực và quyền tiếp cận lương thực cho hàng triệu người ở các khu vực trên thế giới.

Từ một quốc gia chịu ảnh hưởng mạnh mẽ nhất từ biến đổi khí hậu, thời gian qua, Việt Nam đã chủ động nâng cao khả năng thích ứng với sạt lở, hạn hán, thiên tai, đồng thời, triển khai sáng kiến mới về phát triển bền vững 1 triệu ha lúa chuyên canh chất lượng cao và phát thải thấp, để vừa phù hợp với xu thế phát triển bền vững, vừa phát huy vai trò quan trọng của Việt Nam trong bảo đảm an ninh lương thực toàn cầu.

Khóa họp lần thứ 55 của Hội đồng Nhân quyền LHQ diễn ra từ ngày 26/2-5/4, xem xét 10 đề mục, thảo luận về các vấn đề như quyền của người khuyết tật, quyền trẻ em, chống hận thù tôn giáo, đối thoại với các báo cáo viên đặc biệt…

Trải qua một năm đầy biến động với những tác động của kinh tế thế giới, các kết quả đạt được về tăng trưởng GDP đã giúp Việt Nam được đánh giá là hình mẫu mới khi vừa duy trì các động lực tăng trưởng cũ vừa chuyển hướng chiến lược sang các động lực tăng trưởng mới như trí tuệ nhân tạo (AI), công nghệ ô tô, công nghệ bán dẫn và hệ sinh thái…

Liên tiếp trong những tháng đầu năm, những tin về xuất khẩu, đặc biệt là xuất khẩu gạo và thu hút vốn đầu tư nước ngoài (FDI) của Việt Nam đang tiếp thêm đà làm ấm nóng nền kinh tế trước những biến động của nền kinh tế thế giới.

Đại diện Việt Nam phát biểu tại phiên khai mạc khoá họp 55 Hội đồng Nhân quyền LHQ ngày 26/2, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đã chia sẻ: “Điều chúng tôi rút ra được trong nhiều năm qua đó là quyền con người của người dân có thể được đảm bảo tốt nhất khi có hòa bình, ổn định và tôn trọng luật pháp quốc tế, trong đó Nhà nước đặt người dân vào trung tâm trong mọi chính sách của mình để bảo đảm phát triển toàn diện và bền vững.

Điều này cũng đúng ở cấp độ toàn cầu nhằm thúc đẩy việc thụ hưởng mọi quyền con người cho tất cả mọi người.”. Đồng thời, đại diện Việt Nam cũng chia sẻ những nỗ lực gần đây của Việt Nam như thông qua Lộ trình hiện thực hóa các Mục tiêu Phát triển bền vững đến năm 2030, thực hiện các cam kết về biến đổi khí hậu tại Hội nghị LHQ về biến đổi khí hậu (COP) trong đó có việc triển khai Quan hệ đối tác chuyển đổi năng lượng công bằng (JETP).

Việt Nam luôn coi trọng và triển khai nhiều biện pháp cụ thể nhằm bảo vệ quyền con người, đồng thời chia sẻ thông tin về việc hoàn thành báo cáo quốc gia theo Cơ chế Rà soát định kỳ phổ quát (UPR) chu kỳ IV. Việt Nam đã nộp báo cáo UPR chu kỳ 4, với gần 90% khuyến nghị được thực hiện đầy đủ, bao gồm cả thông tin chuyến thăm Việt Nam gần đây của Báo cáo viên đặc biệt về Quyền phát triển.

Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn phát biểu tại Phiên họp cấp cao Khóa họp 55 Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc, ngày 26/2 tại Geneva, Thụy Sỹ. (Ảnh: Nhất Phong)
Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn phát biểu tại Phiên họp cấp cao Khóa họp 55 Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc, ngày 26/2 tại Geneva, Thụy Sỹ. (Ảnh: Nhất Phong)

2. Đã đến lúc tất cả công dân toàn cầu phải chung tay, cần những nỗ lực cấp thiết để bảo đảm quyền con người trước muôn vàn rủi ro hiện nay là một trong những thông điệp được các nhà lãnh đạo LHQ nhấn mạnh tại phiên họp cấp cao Khóa họp lần thứ 55 HĐNQ LHQ.

Chủ tịch Đại hội đồng LHQ Dennis Francis đã đặc biệt nhấn mạnh điều này khi nhắc đến thực trạng 75 năm sau khi Tuyên ngôn quốc tế Nhân quyền được thông qua, xung đột, tác động của biến đổi khí hậu, bao gồm cả mối đe dọa hiện hữu do mực nước biển dâng đã khiến 300 triệu người rất cần được giúp đỡ, hỗ trợ nhân đạo, trong đó có khoảng 114 triệu người là người tị nạn.

Đặc biệt là cuộc khủng hoảng ở Trung Đông, với hơn 90% dân số của khu vực bị ảnh hưởng, đã phải di dời và hiện đang “đứng bên bờ vực của nạn đói và bị mắc kẹt trong vực sâu thảm họa sức khỏe cộng đồng”. Nỗi đau khổ của dân thường vô tội ở Gaza đã lên đến “đỉnh điểm không thể chịu đựng được”.

Để giúp đỡ những người dễ bị tổn thương nhất, không chỉ ở Gaza mà còn ở Ukraine, Haiti, Yemen, Sudan…, Chủ tịch Đại hội đồng LHQ nhấn mạnh: “Chúng ta không được làm các nạn nhân thất vọng – những nạn nhân của vi phạm nhân quyền… Chúng ta không bao giờ được phép thất bại”.

Phiên họp cấp cao Khóa họp lần thứ 55 Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc (HĐNQ LHQ) tại Geneva
Phiên họp cấp cao Khóa họp lần thứ 55 HĐNQ LHQ tại Geneva. (Nguồn: Getty Images)

Quyết tâm không thất bại trước các vấn đề vi phạm nhân quyền đang diễn ra trên toàn cầu cần có sự chung tay của tất cả các quốc gia và HĐNQ là một phần của tiến trình to lớn này.

Trong bối cảnh thế giới vẫn đang chứng kiến nhiều cuộc khủng hoảng diễn ra cùng một lúc, những vấn đề ưu tiên hàng đầu cần được tập trung đó là: (i) bảo đảm sự thụ hưởng đầy đủ các quyền kinh tế, xã hội và văn hóa, bao gồm quyền phát triển; (ii) bảo vệ các nhóm dễ bị tổn thương; (iii) kêu gọi các quốc gia thực hiện sự tôn trọng và hiểu biết lẫn nhau, thúc đẩy lòng bao dung, bao trùm, đoàn kết và tôn trọng sự đa dạng, đối thoại và hợp tác nhằm đảm bảo tất cả các quyền con người cho tất cả mọi người như nêu tại Nghị quyết 52/19 do Việt Nam chủ trì đề xuất kêu gọi các quốc gia thúc đẩy tôn trọng và hiểu biết lẫn nhau, khoan dung, bao trùm, thống nhất và trân trọng sự khác biệt, đối thoại, hợp tác và đoàn kết quốc tế trong thúc đẩy và bảo vệ quyền con người.

Với tư cách là thành viên HĐNQ LHQ và là nước bảo trợ chính cho Nghị quyết nói trên, đại diện Việt Nam khẳng định đã và sẽ tiếp tục hợp tác với tất cả các quốc gia thành viên để thúc đẩy nhiệm vụ đó. Cuối năm nay, Việt Nam cùng với Bangladesh và Philippines sẽ trình dự thảo nghị quyết thường niên về thúc đẩy và bảo vệ quyền con người trong bối cảnh biến đổi khí hậu tại Kỳ họp thứ 56.

Đẩy mạnh đối thoại, tìm kiếm giải pháp chung toàn diện, đáp ứng lợi ích của các nước đang phát triển trong vấn đề biển đổi khí hậu, thúc đẩy bình đẳng giới, bảo vệ quyền của các nhóm dễ bị tổn thương, hỗ trợ nhân đạo cho người dân trong xung đột, xử lý nguyên nhân gốc rễ của tình trạng phân biệt đối xử, phân biệt chủng tộc và các hệ quả của chủ nghĩa thực dân là những vấn đề đương đại cần có có sự chung ý chí, chung lợi ích và chung tay của tất cả các quốc gia.





Nguồn

Cùng chủ đề

Hàn Quốc đẩy mạnh phát triển năng lượng hạt nhân

Theo hãng tin Yonhap, ngày 22-3, Bộ Khoa học, Công nghệ thông tin và Truyền thông Hàn Quốc cho biết, nước này sẽ thúc đẩy ngành năng lượng hạt nhân phát triển, để tham gia các nỗ lực toàn cầu nhằm mở rộng việc sử dụng điện hạt nhân làm nguồn năng lượng sạch. Tuyên bố trên được đưa ra tại Hội nghị Năng lượng hạt nhân năm 2024 ở...

Bắc Băng Dương đối mặt nguy cơ không còn băng vào những năm 2030

Theo một nghiên cứu mới được công bố trên tạp chí Nature Reviews Earth and Environment, độ dày lớp băng ở Bắc Băng Dương đang giảm đáng kể so với những quan sát vào năm 1978. Băng biển thay đổi theo mùa. Tuy nhiên, mỗi năm, lượng băng vào mùa hè lại giảm đi bởi sự nóng lên toàn cầu do con người gây ra. Các nhà nghiên cứu cho biết, băng biển thường ở mức thấp nhất vào...

Châu Á gặp khó với nhiều điểm nghẽn lương thực

Nguyên nhân khiến giá đường tiếp tục đà tăng trên toàn thế giới MC13: Các nước G-33 đề xuất giải pháp đảm bảo an ninh lương thực lâu dài Trong những năm gần đây, an ninh lương thực toàn cầu phải hứng chịu những cuộc khủng hoảng chồng chéo do xung đột, căng thẳng địa chính trị, biến đổi khí hậu và đại dịch Covid-19, dẫn đến tình trạng gián đoạn nguồn...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

IS thừa nhận đứng sau, bất ngờ công bố ảnh những tay súng thực hiện vụ khủng bố ở Nga

Hãng tin Amaq của tổ chức khủng bố Nhà nước Hồi giáo (IS) đăng trên Telegram ngày 23/3 cho biết IS đã công bố một bức ảnh chụp những người mà chúng nói là 4 kẻ tấn công đứng sau vụ xả súng điên cuồng khiến ít nhất 143 người thiệt mạng tại phòng hòa nhạc Crocus City Hall ở thủ đô Moscow tối 22/3.

Trung Quốc lại “nổi đóa”, yêu cầu Philippines chấm dứt ngay hành vi xâm phạm, khiêu khích ở Biển Đông

Ngày 23/3, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho rằng Philippines nên ngay lập tức chấm dứt hành vi xâm phạm và khiêu khích của quốc gia Đông Nam Á này cũng như không làm phá hoại hòa bình và ổn định ở Biển Hoa Nam (Biển Đông).

Vị trí đặc biệt của Việt Nam trong chính sách đối ngoại của Phần Lan

Trải qua 51 năm thiết lập quan hệ ngoại giao, quan hệ hữu nghị truyền thống và hợp tác nhiều mặt giữa Việt Nam và Phần Lan được duy trì, phát triển tốt đẹp. Nhận lời mời của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Chủ tịch Quốc hội Phần Lan Jussi Halla-aho sẽ thăm chính thức Việt Nam từ ngày 24-26/3. Nhân dịp này, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội Đôn Tuấn Phong trả lời phỏng...

Bài đọc nhiều

Vinh danh những cống hiến của người giữ rừng tại Vườn quốc gia Chư Yang Sin

Lần đầu tiên Trung tâm Hành động vì Động vật Hoang dã Việt Nam (WildAct) với sự đồng hành của Hiệp hội Vườn quốc gia và Khu bảo tồn thiên nhiên Việt Nam (VNPPA) và Ban quản lý Vườn quốc gia Chư Yang Sin tổ chức thành công giải thưởng "Người giữ rừng Chư Yang Sin'.

Cùng chuyên mục

Vinh danh những cống hiến của người giữ rừng tại Vườn quốc gia Chư Yang Sin

Lần đầu tiên Trung tâm Hành động vì Động vật Hoang dã Việt Nam (WildAct) với sự đồng hành của Hiệp hội Vườn quốc gia và Khu bảo tồn thiên nhiên Việt Nam (VNPPA) và Ban quản lý Vườn quốc gia Chư Yang Sin tổ chức thành công giải thưởng "Người giữ rừng Chư Yang Sin'.

Phụ nữ tham chính để nhiều vấn đề quan trọng không bị lãng quên…

Chia sẻ với báo chí về bình đẳng giới và quyền của phụ nữ, Đại sứ Hilde Solbakken đã kể về câu chuyện của Na Uy và những trải nghiệm cá nhân khi là một nữ cán bộ ngoại giao.

Coi trọng đảm bảo các quyền con người trong công tác công an

Ý thức được ý nghĩa của cơ chế UPR, Bộ Công an luôn coi trọng quá trình thực hiện các khuyến nghị nhằm thúc đẩy bảo vệ quyền con người ở Việt Nam.

Tinh vi các thủ đoạn lừa đảo việc làm trực tuyến, nhiều người có trình độ cao cũng là nạn nhân

Nạn mua bán người đang diễn biến ngày một phức tạp. Trong đó, hình thức lừa đảo việc làm trực tuyến được các chuyên gia đặc biệt cảnh báo.

Từ kinh nghiệm của các quốc gia hạnh phúc, định hình lực lượng lao động tương lai của Việt Nam

Mô hình phúc lợi xã hội và quản trị lao động của các nước Bắc Âu có thể truyền cảm hứng cho các chiến lược phát triển thị trường lao động Việt Nam.

Mới nhất

U23 Việt Nam kết thúc tập huấn ở Tajikistan bằng kết quả hòa

Thầy trò Moulay Azzeggouarh cầm hòa 0-0 cùng đội chủ nhà U23 Tajikistan ở trận tái đấu diễn ra vào tối 23-3 (giờ Việt Nam), qua đó khép lại chuyến tập huấn trên nước bạn với chuỗi kết quả tích cực. Càng cuối trận, tốc độ trận đấu bị giảm dần...

Việt Nam lập kỳ tích tại giải billiard đồng đội thế giới

ĐứcTrần Quyết Chiến và Bao Phương Vinh giúp Việt Nam thắng cựu vô địch Bỉ, để lần đầu vào bán kết giải carom 3 băng đồng đội thế giới. Sau ba kỳ liên tiếp bị loại ở tứ kết, Việt Nam cuối cùng cũng sẽ được đứng trên bục huy chương đồng đội thế giới lần đầu tiên. Cơ...

Tạo điều kiện cho doanh nghiệp của Pháp tìm hiểu, hợp tác đầu tư tại Đà Nẵng

Tại buổi tiếp, Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng Lê Trung Chinh bày tỏ vui mừng vì mối quan hệ Việt Nam-Pháp ngày càng được củng cố và phát triển. Theo Chủ tịch Lê Trung Chinh, hiện thành phố Đà Nẵng đang tập trung ưu tiên phát triển các lĩnh vực trọng tâm như:...

Báo chí Argentina xướng danh Sapa trong số các thị trấn nhỏ đẹp nhất thế giới

Ngày 10/3, tờ Infobae của Argentina đưa tin Sa Pa là một trong 16 thị trấn nhỏ đẹp nhất thế giới cùng với Grindelwald (Thụy Sĩ), Alberobello (Italy) và Esperanza (Australia). Trên chuyên mục Xu hướng Mới, Infobae dẫn kết quả bình chọn của Tạp chí Du lịch Times Out với các điểm đến hấp dẫn năm 2024....

Mới nhất