Trang chủNewsThế giớiTrung Quốc nỗ lực xích lại gần châu Âu trước thềm bầu...

Trung Quốc nỗ lực xích lại gần châu Âu trước thềm bầu cử Mỹ


Trung Quốc được cho là đang cố gắng tận dụng mối lo lắng của châu Âu về tương lai bầu cử Mỹ để xích lại gần hơn với khu vực.

Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị cuối tuần qua đã gửi một thông điệp rõ ràng tới châu Âu rằng dù thế giới có thay đổi thế nào, Trung Quốc vẫn sẽ “nhất quán và ổn định”.

Tuyên bố của ông Vương trong bài phát biểu tại Hội nghị An ninh Munich hôm 17/2 được đưa ra trong bối cảnh các lãnh đạo châu Âu đang thận trọng theo dõi cuộc bầu cử sắp tới tại Mỹ, lo ngại khả năng cựu tổng thống Donald Trump trở lại Nhà Trắng có thể ảnh hưởng tới mối quan hệ đối tác giữa họ với Washington.





Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị phát biểu tại Diễn đàn An ninh Munich, Đức, hôm 18/2. Ảnh: AFP

Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị phát biểu tại một phiên họp trong khuôn khổ Diễn đàn An ninh Munich, Đức, hôm 18/2. Ảnh: AFP

Những lo ngại đó càng bùng lên sau khi cựu tổng thống Trump nói rằng ông sẽ không bảo vệ các đồng minh NATO không chi đủ tiền cho quốc phòng, một lời cảnh báo nguy hiểm đối với nhiều người ở châu Âu khi xung đột Nga – Ukraine vẫn căng thẳng.

Bình luận từ cựu tổng thống Mỹ đã tạo ra bối cảnh không thể tốt hơn cho Ngoại trưởng Trung Quốc khi Bắc Kinh đang cố gắng tìm cách sửa chữa mối quan hệ với châu Âu. Nỗ lực này càng trở nên cấp bách hơn bởi những khó khăn kinh tế trong nước và những xích mích đang diễn ra với Mỹ.

“Cho dù thế giới thay đổi thế nào, Trung Quốc, với tư cách là một quốc gia lớn có trách nhiệm, sẽ giữ các nguyên tắc và chính sách chính của mình nhất quán và ổn định, đồng thời đóng vai trò là sức mạnh bền bỉ giữ vững ổn định trong một thế giới hỗn loạn”, ông Vương nói tại Munich, khẳng định Trung Quốc và châu Âu cần “tránh xa những phiền nhiễu về địa chính trị cũng như ý thức hệ” để hợp tác cùng nhau.

Lời kêu gọi của ông Vương có thể được một số lãnh đạo châu Âu lắng nghe, nhưng để thực sự hàn gắn rạn nứt không phải nhiệm vụ dễ dàng với Trung Quốc. Một trong những thách thức lớn nhất là mối quan hệ kiên định giữa nước này với Nga.

“Thông điệp ông Vương gửi tới các chủ nhà châu Âu là không được phép để những khác biệt về địa chính trị cản trở hợp tác”, Noah Barkin, chuyên gia cấp cao tại tổ chức tư vấn Quỹ German Marshall của Mỹ (GMF), nhận xét. “Nhưng điều không được nói ra là Trung Quốc chưa sẵn sàng thay đổi những quan điểm và chính sách khiến người châu Âu lo lắng nhất, cụ thể là mối quan hệ ngày càng sâu sắc với Nga và các hoạt động thương mại của nước này”.

Kể từ khi Nga phát động chiến dịch tại Ukraine hai năm trước, Tổng thống Nga Vladimir Putin và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã tích cực tăng cường quan hệ song phương khi cả hai đều phải đối mặt căng thẳng gia tăng với phương Tây. Trung Quốc cũng nổi lên như một huyết mạch quan trọng cho nền kinh tế Nga đang bị trừng phạt.

Ở châu Âu, điều này làm dấy lên mối lo ngại về tham vọng toàn cầu của Trung Quốc và thúc đẩy Liên minh châu Âu (EU) điều chỉnh lại chính sách với Bắc Kinh.

Ông Vương đã nỗ lực trấn an những lo ngại của châu Âu vào cuối tuần qua, mô tả mối quan hệ giữa Trung Quốc với Nga là một phần trong nỗ lực nhằm hợp tác “cùng các nước lớn” để giải quyết những thách thức toàn cầu.

“Nga là nước láng giềng lớn nhất của Trung Quốc”, ông nói, lặp lại những tuyên bố lâu nay rằng quan hệ giữa họ không phải là liên minh và không “nhắm vào bất kỳ bên thứ ba nào”.

“Mối quan hệ Trung – Nga phát triển ổn định, đáp ứng lợi ích chung của hai nước” và “phục vụ cho sự ổn định chiến lược của khu vực châu Á – Thái Bình Dương cũng như thế giới”, ông cho biết thêm.

Khi được chủ tịch hội nghị Christoph Heusgen hỏi rằng liệu Trung Quốc có nên làm nhiều hơn để kiềm chế Nga không, Ngoại trưởng Vương đã phản bác lại điều mà ông cho là những nỗ lực “đổ lỗi cho Trung Quốc hoặc chuyển trách nhiệm về cuộc khủng hoảng Ukraine sang Trung Quốc”. Ông nói rằng Bắc Kinh vẫn làm việc “không ngừng nghỉ” để kết thúc các cuộc đàm phán hòa bình.

Giới quan sát đánh giá với bối cảnh như hiện nay, những nỗ lực của ông Vương nhằm xoa dịu những lo ngại của châu Âu khó lòng tác động tới EU.

“Chừng nào xung đột ở Ukraine còn tiếp diễn, các chính sách của EU đối với Trung Quốc vẫn sẽ có mối liên kết chặt chẽ với cách hành động của Mỹ. Rất có thể, châu Âu sẽ cùng với Mỹ tăng cường các hạn chế xuất khẩu các công nghệ quan trọng vì họ coi an ninh kinh tế của liên minh là điều tối quan trọng”, Yu Jie, chuyên gia cấp cao về Trung Quốc tại tổ chức nghiên cứu Chatham House ở London, bình luận.

EU đang xem xét một loạt biện pháp giúp khối giảm rủi ro cho chuỗi cung ứng, bảo vệ các công nghệ quan trọng và giữ thị trường của mình khỏi những gì họ coi là hàng hóa Trung Quốc “rẻ tiền một cách giả tạo”. Trong khi đó, Bắc Kinh đánh giá chính sách của châu Âu bị ảnh hưởng quá mức bởi Washington.

Ông Vương cũng lên tiếng phản đối các biện pháp như vậy ở Munich, cảnh báo rằng “những ai cố gắng đóng cửa với Trung Quốc dưới danh nghĩa ‘giảm rủi ro’ sẽ mắc phải một sai lầm lịch sử”.

Theo giới chuyên gia, bài phát biểu của ông Vương khó có thể tác động đến khối EU nói chung nhưng Trung Quốc sẽ đạt được nhiều thành công hơn khi nỗ lực ổn định quan hệ với một số quốc gia EU riêng lẻ, những nước muốn thúc đẩy hợp tác kinh tế và đang hoài nghi về cuộc bầu cử sắp tới tại Mỹ.

Theo Liu Dongshu, phó giáo sư tại Đại học Thành phố Hong Kong, trong các cuộc họp ở châu Âu, ông Vương có thể “sử dụng ‘nhân tố Trump’ để chỉ ra rằng việc hoàn toàn đứng về phía Mỹ không mang lại lợi ích tốt nhất cho các nước châu Âu”.

Khi còn là tổng thống, ông Trump không chỉ bày tỏ hoài nghi về mạng lưới các đồng minh của Mỹ ở châu Âu mà còn áp đặt thuế quan đối với thép và nhôm châu Âu, khiến EU phải đáp trả bằng những biện pháp tương tự.

“Ông Vương Nghị có thể chỉ ra rằng nếu ông Trump trở thành tổng thống thì châu Âu sẽ gặp vấn đề nếu không có mối quan hệ tốt đẹp với Trung Quốc. Ông ấy muốn thuyết phục các nước châu Âu trung lập hơn”, Liu nói.

“Các quốc gia châu Âu sẽ tập trung nhiều hơn vào việc giữ mối quan hệ với Trung Quốc ổn định, một phần để tránh nguy cơ xảy ra xung đột thương mại trên hai mặt trận với cả Bắc Kinh và Washington, nếu ông Trump trở lại Nhà Trắng”, Barkin từ Quỹ German Marshall, nhận định. “Cơn ác mộng tồi tệ nhất của Trung Quốc là một mặt trận thống nhất xuyên Đại Tây Dương về các vấn đề thương mại, công nghệ và an ninh. Trung Quốc sẽ sử dụng những lời nói của ông Trump để củng cố thông điệp tại các thủ đô châu Âu rằng Washington không phải đối tác đáng tin cậy”.

Vũ Hoàng (Theo CNN, AFP, Reuters)




Source link

Cùng chủ đề

Nga điều tiêm kích chặn oanh tạc cơ Mỹ

Tiêm kích MiG-31 Nga xuất kích chặn hai oanh tạc cơ B-1B của Mỹ trên biển Barents, buộc máy bay của Washington quay đầu. "Ngày 24/3, Nga phát hiện một nhóm mục tiêu trên biển Barents hướng về biên giới Liên bang Nga. Tiêm kích MiG-31 thuộc lực lượng phòng không phản ứng nhanh đã xuất kích để nhận dạng và ngăn mục tiêu xâm phạm biên giới Nga", Bộ Quốc phòng Nga cho biết.Theo Bộ Quốc phòng Nga,...

Trung Quốc cấm sử dụng chip Intel và AMD trong máy tính và máy chủ nhà nước

Cuối tháng 12 năm ngoái, Bộ Công nghiệp Trung Quốc ban hành ba danh sách riêng biệt dành cho CPU, hệ điều hành và cơ sở dữ liệu tập trung được đánh giá là “an toàn và đáng tin cậy”, có hiệu lực trong vòng ba năm sau ngày công bố. Reuters cho biết, tất cả các công ty trong danh sách đều của Trung Quốc. Trong 18 bộ vi xử lý được phê duyệt, có chip do Huawei...

Trung Quốc cấm chip Intel và AMD trong cơ quan nhà nước

Cùng với đó, các hệ điều hành nước ngoài bao gồm Windows của Microsoft cũng bị đưa vào danh sách xem xét thay thế bằng các lựa chọn có nguồn gốc nội địa.Cuối tháng 12 năm ngoái, Bộ Công nghiệp Trung Quốc ban hành ba danh sách riêng biệt dành cho CPU, hệ điều hành và cơ sở dữ liệu tập trung được đánh giá là “an toàn và đáng tin cậy”, có hiệu lực trong vòng ba...

42% người giàu nhất Trung Quốc không học đại học, họ cho con học ở đâu?

Trung Quốc đang là "công xưởng" tạo ra tỷ phú trên thế giới. Mặc dù các tỷ phú này đã tích lũy được khối tài sản khổng lồ ở quê nhà, nhưng một trong những xu hướng yêu thích của họ là gửi con đi học tại các trường đại học nổi tiếng ở nước ngoài. Đối với giới siêu giàu, di sản của họ không chỉ phụ thuộc vào việc tạo ra bao nhiêu của cải, xếp thứ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Lãi suất tăng có thể xóa sổ các công ty ‘zoombie’ tại Nhật Bản 

Việc Nhật Bản chấm dứt lãi suất âm có thể khiến các công ty "zoombie" phải đóng cửa sau giai đoạn chính sách tiền tệ siêu nới lỏng. Khái niệm "zoombie" hay còn gọi là các công ty xác sống ám chỉ các doanh nghiệp vật lộn tồn tại chỉ để trả nợ. Số này tăng mạnh sau giai đoạn Covid-19, do chính phủ cung cấp gói kích thích tài chính khổng lồ cho các công ty nhỏ và...

Nga điều tiêm kích chặn oanh tạc cơ Mỹ

Tiêm kích MiG-31 Nga xuất kích chặn hai oanh tạc cơ B-1B của Mỹ trên biển Barents, buộc máy bay của Washington quay đầu. "Ngày 24/3, Nga phát hiện một nhóm mục tiêu trên biển Barents hướng về biên giới Liên bang Nga. Tiêm kích MiG-31 thuộc lực lượng phòng không phản ứng nhanh đã xuất kích để nhận dạng và ngăn mục tiêu xâm phạm biên giới Nga", Bộ Quốc phòng Nga cho biết.Theo Bộ Quốc phòng Nga,...

Việt Nam vào chung kết billiard đồng đội thế giới

ĐứcTrần Quyết Chiến và Bao Phương Vinh viết tiếp lịch sử cho billiards Việt Nam, khi thắng Mỹ tại bán kết giải carom 3 băng đồng đội thế giới. Trong trận bán kết với Mỹ hôm nay 24/3, Quyết Chiến đấu với Raymon Groot, còn Phương Vinh gặp Hugo Patino. Cả hai cơ thủ Mỹ đều nằm ngoài Top 50 thế giới, và chưa từng nhận huy chương nào ở cấp độ thế giới. Vì thế Việt Nam được...

Bài đọc nhiều

Công nương Kate, vợ Hoàng tử William công bố bị ung thư, đang hóa trị

Tin tức này xuất hiện hai tháng sau khi Kate tạm thời rời xa cuộc sống thường nhật, trong khi Cung điện Kensington giải thích vào thời điểm đó là do cuộc phẫu thuật bụng không phải ung thư. Cú sốc lớn với Công nương Kate xứ Wales Công nương Kate nói: "Vào tháng 1, tôi đã trải qua cuộc đại phẫu thuật bụng ở London. Thời điểm đó, bác sĩ nhận định tình trạng của tôi không phải...

Người Việt đội mưa hiến máu cứu nạn nhân vụ khủng bố nhà hát Nga

Hay tin khủng bố khiến hơn 100 người nguy kịch, nhiều người Việt xếp hàng nhiều giờ dưới mưa rét để hiến máu giúp nạn nhân, đồng thời quyên tiền hỗ trợ. Gần sát giờ buổi biểu diễn mang tên Không sợ điều gì của nhóm nhạc Picnic tại nhà hát Crocus City Hall ở Krasnogorsk, tỉnh Moskva, tối 22/3, một nhóm người đến trên minivan, mang súng trường AK đột nhập và nã đạn vào bất cứ ai...

Vụ tấn công tại Moskva: Nghi phạm khai nhận được hứa trả 1 triệu ruble để xả súng

Theo hãng tin Sputnik của Nga, một trong những nghi phạm thực hiện vụ tấn công khủng bố ở tại nhà hát Crocus City Hall ở thủ đô Moskva của Nga tối 22/3 khai nhận được thuê để giết người. Lực lượng chức năng được triển khai tại hiện trường vụ tấn công khủng bố vào trung tâm thương mại “Crocus City Hall” ở Moskva, Nga tối 22/3/2024. Ảnh: AA/TTXVN Nghi phạm bị bắt giữ nêu trên cho hay anh ta...

Nga phóng 90 tên lửa, tấn công cơ sở hạ tầng năng lượng Ukraine

Đây là cuộc tấn công lớn thứ hai liên tiếp của Nga. Trước đó, ngày 21/3, quân đội Nga cũng đã triển khai một cuộc tấn công quy mô lớn khác. SF thông tin, có khoảng 90 tên lửa Nga và 60 máy bay không người lái cảm tử được sử dụng trong cuộc tấn công này. Lực lượng phòng không Ukraine đánh chặn được 35 tên lửa. Vào khoảng 02 giờ sáng (giờ địa phương), các máy bay...

Cùng chuyên mục

Nga điều tiêm kích chặn oanh tạc cơ Mỹ

Tiêm kích MiG-31 Nga xuất kích chặn hai oanh tạc cơ B-1B của Mỹ trên biển Barents, buộc máy bay của Washington quay đầu. "Ngày 24/3, Nga phát hiện một nhóm mục tiêu trên biển Barents hướng về biên giới Liên bang Nga. Tiêm kích MiG-31 thuộc lực lượng phòng không phản ứng nhanh đã xuất kích để nhận dạng và ngăn mục tiêu xâm phạm biên giới Nga", Bộ Quốc phòng Nga cho biết.Theo Bộ Quốc phòng Nga,...

Bắc Kinh yêu cầu Manila ngừng khiêu khích ở Biển Đông

Người phát ngôn Bộ Quốc phòng Trung Quốc Ngô Khiêm ngày 24/3 cảnh báo Manila cần chấm dứt các hành vi "vi phạm và khiêu khích' gần Bãi Cỏ Mây ở Biển Đông.

Ngoại trưởng Nga “bóc mẽ” ý đồ gửi quân đến Ukraine của Tổng thống Pháp

Ngoại trưởng Nga cho rằng thông qua tuyên bố triển khai quân tới Ukraine, Tổng thống Pháp E. Macron đang cố gắng "làm hài lòng" Washington và khiêu khích các đồng minh.

Ba Lan yêu cầu Nga giải thích vụ ‘tên lửa xâm phạm không phận’

Warsaw sẽ yêu cầu Moskva giải thích, sau khi quân đội Ba Lan thông báo một tên lửa hành trình Nga đã bay vào không phận nước này 39 giây. "Ba Lan sẽ yêu cầu Liên bang Nga giải thích vụ xâm phạm không phận", phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Ba Lan Pawel Wronski cho biết hôm nay, kêu gọi Moskva "dừng tập kích lãnh thổ Ukraine và tập trung giải quyết rắc rối trong nước".Động thái diễn...

Mới nhất

Chấp thuận chủ trương đầu tư kho xăng dầu và hóa dầu, vốn 576 tỷ đồng

Trà Vinh: Chấp thuận chủ trương đầu tư kho xăng dầu và hóa dầu, vốn 576 tỷ đồngMục tiêu Dự án là đầu tư xây dựng kho chứa xăng dầu, hóa dầu và cầu cảng xuất nhập xăng dầu tại ấp Xoài Rùm, xã Kim Sơn, huyện Trà Cú, tỉnh Trà Vinh. ...

Vị trí độc tôn “ngàn năm có một” của Vinhomes Royal Island

Không phải ngẫu nhiên mà Vinhomes Royal Island lại trở thành “điểm nóng” ngay sau khi ra mắt. Vị trí mang tới vượng khí của Thành phố Đảo Hoàng Gia khiến dự án này hút toàn bộ sự quan tâm của thị trường bất động sản tuần qua. ...

ScaleUP nhận đầu tư vòng hạt giống từ quỹ Nextrans

ScaleUP, đơn vị cung cấp các giải pháp đồng bộ đa kênh bán hàng đột phá cho thương mại điện tử vừa công bố nhận đầu tư vòng hạt giống (Seed Funding) từ quỹ đầu tư Nextrans (Hàn Quốc). Số vốn không được tiết...

Trung Quốc cấm sử dụng chip Intel và AMD trong máy tính và máy chủ nhà nước

Cuối tháng 12 năm ngoái, Bộ Công nghiệp Trung Quốc ban hành ba danh sách riêng biệt dành cho CPU, hệ điều hành và cơ sở dữ liệu tập trung được đánh giá là “an toàn và đáng tin cậy”, có hiệu lực trong vòng ba năm sau ngày công bố. Reuters cho biết, tất cả các công...

Mới nhất