Trang chủVăn hóa - Xã hộiGiáo dụcƯu tiên tài trợ các đề tài nghiên cứu chip bán dẫn

Ưu tiên tài trợ các đề tài nghiên cứu chip bán dẫn


Hôm nay 17.4, tại Hà Nội, Bộ KH-CN phối hợp với Đại học Bách khoa Hà Nội tổ chức hội thảo định hướng nghiên cứu khoa học, công nghệ và phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp vi mạch bán dẫn Việt Nam. 

Kết luận hội thảo, Thứ trưởng Bộ KH-CN Trần Hồng Thái cho biết, ngay sau hôm nay, Bộ KH-CN sẽ có những hành động thiết thực nhằm thúc đẩy phát triển nghiên cứu khoa học, công nghệ lĩnh vực chip bán dẫn. Trước mắt, Bộ KH-CN sẽ ưu tiên tài trợ các đề tài nghiên cứu về chip bán dẫn.

Lãnh đạo Bộ KH-CN và Đại học Bách khoa Hà Nội tham gia hội thảo

Lãnh đạo Bộ KH-CN và Đại học Bách khoa Hà Nội tham dự hội thảo

Nếu cứ phụ thuộc vào FDI thì không làm chủ được công nghệ

Theo ông Thái, sau hội thảo, các nhà quản lý cũng như giới chuyên môn đã tạm thời định hình rõ thực trạng nền công nghiệp chip bán dẫn Việt Nam. Các câu hỏi như Việt Nam đã chạm tay vào sản xuất được chip bán dẫn chưa, liệu thế giới có đang trao cho Việt Nam cơ hội đầu mối phát triển chip bán dẫn ở thế giới, ở khu vực… đã có câu trả lời.

Cụ thể, trong chuỗi quy trình công nghệ chip bán dẫn, về sản xuất, theo ông Thái, Việt Nam chưa bắt đầu (chưa có sản xuất) mà mới đang tham gia thiết kế, đóng gói và kiểm thử.

“Nguyên liệu sản xuất chúng ta cũng chưa có. Giá trị gia tăng mà chúng ta đạt được trong lĩnh vực này là thấp. Nguồn nhân lực chất lượng cao đang rất thiếu, mặc dù đội ngũ kỹ sư thì có”, ông Thái nêu thực trạng.

Thứ trưởng Bộ KH-CN Trần Hồng Thái (trái) và Phó giám đốc Đại học Bách khoa Hà Nội Huỳnh Đăng Chính tại hội thảo

Thứ trưởng Bộ KH-CN Trần Hồng Thái (trái) và Phó giám đốc Đại học Bách khoa Hà Nội Huỳnh Đăng Chính tại hội thảo

Một vấn đề khác được soi rõ trong hội thảo, theo nhận định của ông Thái, nếu cứ phụ thuộc vào doanh nghiệp FDI (đầu tư nước ngoài) thì Việt Nam không bao giờ làm chủ công nghệ. Sẽ mãi mãi ở vai trò cung cấp nguồn nhân lực chất lượng thấp và có thu nhập thấp, không phát triển được.

“Tất nhiên, phải thấy FDI là rất quan trọng với Việt Nam. Chúng ta sẽ phải dựa vào họ để học hỏi, để làm chủ công nghệ. Nhưng chúng ta phải đi cùng họ, thì mới tham gia được”, ông Thái lưu ý.

Ông Thái cho rằng, nguồn nhân lực chất lượng thấp trong ngành công nghiệp vi mạch bán dẫn hiện nay có lỗi từ cơ chế chính sách phát triển chưa có sự rõ ràng. Các doanh nghiệp như Viettel, hoặc các trường đại học cũng đã bắt đầu có những kế hoạch để thay đổi tình hình. Nhưng sự kết nối để tạo nên hệ sinh thái là chưa đầy đủ. Hệ sinh thái đó phải bắt đầu từ cơ quan quản lý nhà nước, tiếp theo là từ các viện nghiên cứu, các trường đại học. Rồi từ khối doanh nghiệp, cuối cùng là từ các nhà khoa học và người dân.

“Bộ KH-CN thì định hướng về nghiên cứu khoa học, nghiên cứu về công nghệ. Chiến lược sản xuất là Bộ TT-TT. Còn kêu gọi kết nối FDI và từng bước cho doanh nghiệp Việt Nam phát triển, chính là vai trò của Bộ KH-ĐT… Các cơ quan quản lý nhà nước phải ngồi với nhau, thống nhất để có chính sách”, ông Thái nêu quan điểm.

Hỗ trợ đào tạo thông qua tài trợ các đề tài nghiên cứu

Liên quan tới đào tạo nhân lực cho công nghiệp chip bán dẫn, Bộ KH-CN không được phép cấp kinh phí đào tạo, đơn cử như việc cấp học bổng cũng không được. Nhưng Bộ KH-CN cũng sẽ tính để có trách nhiệm với vấn đề này, chẳng hạn có thể hỗ trợ thông qua các đề tài nghiên cứu.

“Sau ngày hôm nay, Bộ KH-CN sẽ định hướng đề tài quốc gia, đề tài cấp bộ về vi mạch bán dẫn. Đây là một hướng để các trường đại học tạo điều kiện cho các thạc sĩ, nghiên cứu sinh có được sự hỗ trợ về nghiên cứu, tham gia vào nghiên cứu”, ông Thái khẳng định.

Một hướng tháo gỡ khác, để góp phần thúc đẩy đào tạo nhân lực chất lượng cao, là dành kinh phí cử cán bộ đi nước ngoài để học hỏi. Quỹ phát triển khoa học và công nghệ quốc gia (NAFOSTED) hiện có chính sách ưu tiên cử cán bộ trẻ đi làm posdoc ở nước ngoài. 

“Vừa qua, lãnh đạo Bộ KH-CN đã yêu cầu ban điều hành quỹ mỗi năm xác định 5 lĩnh vực ưu tiên, từ nay bên cạnh các lĩnh vực như y học, gen…, sẽ ưu tiên vi mạch bán dẫn”, ông Thái nói và bày tỏ mong muốn hình thành các nhóm nghiên cứu ở các ngành mũi nhọn. 

“Đây là cái thiếu trong trong những năm vừa qua”, ông Thái nhìn nhận, và cho biết đã trao đổi với Giám đốc ĐH Bách khoa Hà Nội Huỳnh Quyết Thắng về việc này, đồng thời khẳng định Bộ KH-CN sẽ hỗ trợ bằng nhiều hình thức khác nhau, trong đó có ưu tiên đề tài. 

“Trong chương trình của Quỹ NAFOSTED, chúng tôi đã ra nghị quyết rồi, từ những năm tiếp theo, chúng tôi sẽ ưu tiên các nhóm nghiên cứu trẻ. Một tiến sĩ có đề tài 5 năm, chúng tôi sẽ hỗ trợ trả lương cho 3 cán bộ. Mức lương có thể không được cao, nhưng đủ để các nhà khoa học sống”, ông Thái nhấn mạnh. 

Theo ông, nhân dịp này, các đơn vị cần tìm cách kéo các chuyên gia quốc gia, quốc tế vào các đề tài nghiên cứu. “Hãy có đề án, Bộ KH-CN sẽ có cơ chế để hỗ trợ”, ông Thái lần nữa khẳng định.



Source link

Cùng chủ đề

Nhìn lại để bước tiếp

Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa; Ủy viên Trung ương Đảng, Phó thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà; Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ VHTTDL Nguyễn Văn Hùng đồng chủ trì hội nghị.Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao...

Nhà khoa học sẽ được miễn trách nhiệm nếu nghiên cứu không thành

Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) đang soạn thảo Luật Khoa học & Công nghệ sửa đổi. Một trong những điểm mới của Luật là việc chấp nhận rủi ro trong nghiên cứu khoa học.  Tại họp báo tháng 4 của Bộ KH&CN, bà Nguyễn Thị Ngọc Diệp, Vụ trưởng Vụ Pháp chế (Bộ KH&CN) cho hay, nội dung về rủi ro trong nghiên cứu khoa học đã có trong kết luận ngày 11/1/2024 của Bộ Chính trị...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Bài đọc nhiều

Harvard và loạt đại học Mỹ quay lại với SAT, ACT

29 đại học Mỹ, gồm nhiều trường hàng đầu, yêu cầu thí sinh nộp điểm SAT hoặc ACT trong đơn ứng tuyển, sau khi bỏ vì dịch Covid-19. Đại học Harvard ngày 11/4 thông báo yêu cầu điểm SAT/ACT trong đơn nhập học từ năm 2025, gia nhập nhóm đại học Mỹ quay lại với bài thi chuẩn hóa. Trước đó, hồi tháng 2 và 3, nhiều đại học Ivy League như Dartmouth, Brown và Yale đưa ra yêu...

Được thi lại một kỹ năng bài thi IELTS nếu chưa đạt điểm như ý

IELTS One Skill Retake là tính năng cho phép thí sinh thi IELTS lại một kỹ năng duy nhất nghe (Listening), đọc (Reading), viết (Writing) hoặc nói (Speaking), nếu các bạn chưa đạt được điểm mong muốn trong lần thi đầu tiên.Cuối năm 2022, tính năng One Skill Retake đã được giới thiệu, đến nay có mặt tại khoảng 30 quốc gia...

Chuẩn bị sẵn sàng cho kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia 2024

Thời điểm này, các trường học đang chủ động ôn tập cho học sinh, nhằm giúp học sinh chuẩn bị tốt nhất cho kỳ thi tốt nghiệp THPT và xét tuyển đại học, cao đẳng năm 2024. Đa số các trường đều tổ chức thi thử tốt nghiệp giúp học sinh làm quen với việc tham gia kỳ thi, đề thi; đồng thời cũng là một lần kiểm tra kiến thức của người học để có kế hoạch ôn...

Trường ‘đại trà’ không phục kết quả thi học sinh giỏi ở TP HCM

Phần lớn giải nhất, nhì thi học sinh giỏi lớp 12 thuộc về trường chuyên, giáo viên và học sinh các trường "đại trà" nói không phục. Hiệu trưởng một trường THPT cho biết sau khi biết kết quả kỳ thi học sinh giỏi lớp 12 cách đây hai hôm, học sinh và các thầy cô tham gia đều chạnh lòng. Lý do là giải nhất, nhì ở các môn phần lớn rơi vào học sinh trường chuyên, hiếm...

CEO Tim Cook ăn mặc giản dị, giao lưu cùng học sinh Hà Nội

Sáng nay 16/4, CEO Tim Cook xuất hiện trong trang phục giản dị tại Trường Liên cấp Tiểu học & THCS Ngôi Sao Hà Nội (Trung Hoà Nhân Chính, Thanh Xuân, Hà Nội). Tại đây, CEO Apple đã có buổi giao lưu gần gũi, thân mật với thầy trò Trường Ngôi sao Hà Nội.Ngôi sao Hà Nội là trường học đầu tiên sử dụng iPad như công cụ dạy học chính thức. Từ năm 2019, trường đã dạy...

Cùng chuyên mục

Sáng tạo để bữa ăn bán trú 35.000 đồng vừa bổ dưỡng, vừa lạ miệng

Là giám khảo nam duy nhất tại hội thi, ông Ngô Giang Hoàng Hân, phụ huynh Trường mầm non Sơn Ca 10, nhận xét: "Tôi rất ngạc nhiên khi thấy các món ăn đều có bổ sung rau, củ, quả… nhìn rất đẹp vì nhiều màu sắc. Đây là lý do khiến nhiều bé thích ăn ở trường hơn ở nhà. Hôm...

Sinh viên ấm ức vì lễ tốt nghiệp ở hội trường nhỏ

Nhiều sinh viên Bách khoa TP HCM phản ứng gay gắt vì lễ tốt nghiệp không ở hội trường A5 mà phải chuyển sang địa điểm nhỏ, không hoành tráng bằng. Địa điểm tổ chức lễ tốt nghiệp cuối tháng 4 đang là chủ đề thu hút trong cộng đồng sinh viên trường Đại học Bách khoa, Đại học Quốc gia TP HCM. Ngày 16/4, trường thông báo tổ chức buổi lễ vào ngày 26/4, ở hai hội trường...

Trường chuyên tại Hà Nội đồng loạt tăng chỉ tiêu tuyển sinh lớp 10

Ngày 17/4, Sở GD&ĐT Hà Nội công bố chỉ tiêu tuyển sinh vào lớp 10. Theo đó, 115 trường công lập không chuyên và 8 trường công lập tự chủ tuyển hơn 74.000 học sinh.Năm nay, 4 trường THPT chuyên và có lớp chuyên tuyển gần 3.000 học sinh, tăng hơn 300 học sinh so với năm ngoái.Cụ thể chỉ tiêu tuyển sinh các tại các trường THPT chuyên thuộc Sở GD&ĐT Hà Nội như sau:Năm nay, kỳ...

Lan toả văn hoá đọc sách trong nhà trường

Phát biểu tại cuộc thi, Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông Phạm Văn Tuấn khẳng định: Cuộc thi kể chuyện theo sách được tổ chức nhằm nâng cao, phát triển văn hóa đọc trong nhà trường...

Mới nhất

Hà Nội: Bảo đảm tiến độ, chất lượng Dự án hệ thống xử lý nước thải Yên Xá

Tại đây, Bí thư Thành ủy Hà Nội đề nghị các đơn vị tiếp tục bám sát chặt chẽ nhiệm vụ, tập trung đôn đốc thực hiện các nhiệm vụ bảo...

Chấm dứt phiền toái khi mã số thuế là số căn cước công dân

Không ít cá nhân quyết toán thuế thu nhập cá nhân năm 2023 với cơ quan thuế (hạn cuối cùng là ngày 2/5/2024) gặp phải những vấn đề rắc rối. Theo ông Mai Sơn, Phó tổng cục trưởng Tổng cục Thuế, mọi phiền toái sẽ chấm dứt khi sử dụng số căn cước công dân làm mã số...

Tổng nợ công toàn cầu tăng lên 93,2% GDP

“Vào năm 2023, nợ chính phủ toàn cầu đã tăng khoảng 2%, lên 93,2% GDP. Con số này vẫn cao hơn 9% so với mức trước đại dịch”, IMF cho biết. Theo IMF, những quốc gia dẫn đầu tăng trưởng là hai nền kinh tế lớn nhất - Mỹ và Trung Quốc, nơi nợ công tăng lần...

Mới nhất