Trang chủVăn hóa - Xã hộiGiáo dụcVì sao bỏ quy định về chương trình đào tạo chất lượng...

Vì sao bỏ quy định về chương trình đào tạo chất lượng cao?


CHƯƠNG TRÌNH CHẤT LƯỢNG CAO: TỰ CÁC TRƯỜNG QUY ĐỊNH

Như Thanh Niên đã thông tin, ngày 15.6, Bộ GD-ĐT ban hành Thông tư 11/2023/TT-BGDĐT về việc bãi bỏ Thông tư 23/2014/TT-BGDĐT (ban hành năm 2014) quy định về đào tạo chất lượng cao (CLC) trình độ đại học.

Thông tư 11 có hiệu lực từ ngày 1.12 năm nay, các khóa đã tuyển sinh trước thời điểm này được tiếp tục thực hiện cho đến hết khóa học theo các quy định tại Thông tư 23. Theo Bộ GD-ĐT, việc bãi bỏ toàn bộ Thông tư 23 là thực hiện luật Giáo dục đại học (GDĐH) sửa đổi (còn được gọi là luật 34) ban hành năm 2018.

Theo Thông tư số 17/2021/TT-BGDĐT (ban hành ngày 22.6.2021) quy định về chuẩn chương trình đào tạo; xây dựng, thẩm định và ban hành chương trình đào tạo các trình độ của GDĐH, thì việc phát triển các loại chương trình đào tạo khác nhau thuộc quyền tự chủ của các cơ sở GDĐH (gọi chung là trường ĐH), đảm bảo tuân thủ các quy định về chuẩn chương trình đào tạo các trình độ của GDĐH theo quy định của Bộ GD-ĐT.

Vì sao bỏ chương trình đào tạo chất lượng cao? - Ảnh 1.

Sinh viên chương trình chất lượng cao Trường ĐH Bách khoa TP.HCM

Tuy nhiên, quy định của Bộ GD-ĐT chỉ là những yêu cầu có mức “sàn”. Bộ GD-ĐT khuyến khích các trường ĐH xây dựng và phát triển các chương trình đào tạo có các yêu cầu về chuẩn đầu vào, chuẩn đầu ra cao hơn so với chuẩn do Bộ GD-ĐT quy định. Các trường có trách nhiệm công khai, minh bạch thông tin đối với các chương trình đào tạo do trường cung cấp.

Bộ GD-ĐT khẳng định việc bãi bỏ Thông tư 23 không có nghĩa là các trường ĐH không còn hay không được triển khai các “chương trình CLC”. Điều này cũng không ảnh hưởng tới việc tuyển sinh và đào tạo các chương trình khác của các trường ĐH. Các trường ĐH thực hiện quyền tự chủ trong việc xây dựng và phát triển các chương trình đào tạo. Nhưng dù với tên gọi là gì cũng cần đảm bảo tuân thủ các quy định về chuẩn chương trình đào tạo, đảm bảo chất lượng, các điều kiện dạy và học…

Mặt khác, Bộ GD-ĐT cũng cho biết, về học phí, các trường xác định và thực hiện theo các quy định của Chính phủ tại Nghị định số 81/2021/NĐ-CP ngày 27.8.2021.

KHI KHÁC BIỆT LỚN NHẤT LÀ VỀ HỌC PHÍ

Theo nhiều chuyên gia, lý do quan trọng để năm 2014 Bộ GD-ĐT ban hành Thông tư 23 là thực hiện chủ trương của Chính phủ “cởi trói” cho nhiều trường ĐH trong việc thu học phí (HP). Trước và sau thời điểm ban hành Thông tư 23, các trường ĐH công lập chỉ được phép thu HP trong khung do Chính phủ quy định (từ tháng 7.2010 thực hiện theo Nghị định 49, từ tháng 12.2015 thực hiện theo Nghị định 86).

Thực ra, việc “cởi trói” này được bắt đầu đồng thời bằng Nghị quyết 77/NQ-CP do Chính phủ ban hành ngày 24.10.2014, về thí điểm đổi mới cơ chế hoạt động đối với các cơ sở GDĐH công lập giai đoạn 2014 – 2017. Nghị quyết 77 nhằm khuyến khích các trường ĐH công lập chủ động khai thác, sử dụng hợp lý nguồn kinh phí của ngân sách nhà nước, tăng cường thu hút các nguồn kinh phí ngoài ngân sách (về sau cho thấy giải pháp “tăng cường” này chủ yếu là tăng HP).

Theo Nghị quyết 77, trường ĐH công lập khi cam kết tự bảo đảm toàn bộ kinh phí hoạt động chi thường xuyên và chi đầu tư được thực hiện tự chủ, tự chịu trách nhiệm toàn diện. Tuy nhiên, cả nước chỉ có 23 trường ĐH được thực hiện thí điểm tự chủ ĐH (đồng nghĩa với được thu HP vượt khung Nghị định 86). Còn Thông tư 23 mang lại cơ hội cho phần lớn các trường ĐH trong hệ thống.

Vì sao bỏ chương trình đào tạo chất lượng cao? - Ảnh 2.

Bộ GD-ĐT khẳng định việc bãi bỏ Thông tư 23 không có nghĩa là các trường ĐH không còn hay không được triển khai các “chương trình chất lượng cao”

Ngay từ định nghĩa, Thông tư 23 cũng đã đưa yếu tố “học phí” vào như một chỉ dấu để phân biệt chương trình đào tạo ĐH đại trà và chương trình CLC. Theo đó, chương trình đào tạo đại trà là chương trình có mức trần HP theo quy định hiện hành của Chính phủ; còn chương trình CLC không buộc phải tuân thủ quy định này. Thay vào đó, trường ĐH được phép tự xác định mức HP cho chương trình CLC trên nguyên tắc “tính đúng, tính đủ chi phí đào tạo cho toàn khóa học”; trường ĐH được phép xây dựng lộ trình điều chỉnh mức HP cho những khóa học tiếp theo (nếu cần thiết)…

Nghị định 86 được Chính phủ ban hành tháng 10.2015 (sau khi có Thông tư 23) cũng đã chính thức đưa nội dung quy định về HP đối với chương trình đào tạo CLC vào. Theo đó, các trường ĐH công có chương trình CLC được chủ động xây dựng mức HP phù hợp cùng với hỗ trợ từ ngân sách nhà nước để bảo đảm đủ trang trải chi phí đào tạo.

Với luật GDĐH, quyền tự chủ của các trường ĐH đã được mở rộng, quyền tự chủ được nới đến đâu thì khung HP được mở đến đó. Nghị định 81 không bắt buộc tất cả các trường ĐH công lập phải thu HP theo một khung do Chính phủ quy định, mà mở ra nhiều trường hợp. Với trường đã tự chủ, trần HP được thu cao từ gấp đôi đến 2,5 lần so với mức trần HP trường chưa tự chủ.

Ngoài ra, Nghị định 81 còn có quy định thu HP với chương trình đào tạo chưa kiểm định hay đã kiểm định. Với các chương trình đã được kiểm định thì ngay với trường chưa tự chủ, trường cũng được quyền tự xác định mức thu HP cho chương trình đó trên cơ sở định mức kinh tế – kỹ thuật do chính trường ban hành. 

Hết vai trò “lịch sử”

PGS Bùi Anh Tuấn, Hiệu trưởng Trường ĐH Ngoại thương, là Vụ trưởng Vụ GDĐH, Bộ GD-ĐT thời điểm Bộ GD-ĐT ban hành Thông tư 23, cho biết hồi ấy Chính phủ mong muốn tạo được những đòn bẩy để nâng cao chất lượng nền GDĐH, nên đã hợp tác đầu tư với nhiều nước khác xây dựng một số trường ĐH xuất sắc. Đồng thời, Bộ GD-ĐT đã triển khai đề án chương trình tiên tiến để xây dựng một số ngành mạnh trong các trường ĐH (trong giai đoạn đầu có 23 trường tham gia với 37 chương trình đào tạo), chương trình này do nhà nước đầu tư.

Tuy nhiên, khi triển khai thì thấy khó mở rộng, do nguồn lực có hạn. “Bộ GD-ĐT đã nhận thấy có thể nâng cao chất lượng đào tạo một số ngành trong các trường ĐH mà nhà nước không cần phải đầu tư quá nhiều tiền bằng cách cho phép mở ra các chương trình đào tạo CLC. Cùng với diễn biến của lịch sử phát triển GDĐH, cùng với sự thay đổi của thời cuộc, thì việc Bộ GD-ĐT bỏ quy định tiêu chuẩn của trường CLC cũng là cái hợp lý”, PGS Tuấn cho biết.

PGS Nguyễn Phong Điền, Phó giám đốc ĐH Bách khoa Hà Nội, cho rằng Thông tư 23 và nhiều quy định khác ra đời phù hợp với luật GDĐH 2012. Sau khi Quốc hội ban hành luật số 34 thì không chỉ Thông tư 23 mà một số quy định khác trở nên không còn phù hợp.

PGS Điền cũng bình luận thêm: “Trong công cuộc ban hành các chính sách nhằm phù hợp với sự chuyển đổi về cơ chế quản lý hiện nay trong GDĐH, chúng ta có rất nhiều “lỗ thủng”, cần Bộ GD-ĐT và nhiều bộ khác phải cố gắng trong thời gian dài mới lấp được. Trong thời gian trước mắt, chúng ta sẽ phải chấp nhận sự tồn tại của nhiều văn bản mà nội dung có sự xung đột với luật, hoặc còn thiếu”.



Source link

Cùng chủ đề

Lao động Việt Nam đông nhất ở Nhật Bản, nhà tuyển dụng Nhật đang tăng lương

Báo Nikkei Asia ngày 15-3 đưa tin cục diện của lực lượng lao động nước ngoài tại Nhật Bản đã có nhiều thay đổi do các biến động về tiền lương cũng như tỉ giá hối đoái.Trong đó, lao động Việt Nam trong năm 2023 đã vượt qua Trung Quốc để trở thành nhóm lao động nước ngoài lớn nhất ở Nhật, trong...

Đảm bảo nguồn nhân lực chất lượng cao

Phát biểu mở đầu cuộc họp, Thứ trưởng Tạ Quang Đông cho biết, ngày 7/3 vừa qua, Bộ VHTTDL đã họp với đại diện các Bộ: Giáo dục- Đào tạo; Lao động, Thương binh và Xã hội; Tư Pháp, Văn phòng Chính phủ và các đơn vị liên quan về...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Bài đọc nhiều

Giảng viên trình độ tiến sĩ phía Bắc cao hơn các vùng khác cộng lại

So với các trình độ khác, giảng viên có trình độ thạc sĩ của Đồng bằng sông Hồng có tỉ lệ thấp hơn dù vẫn cao nhất cả nước. Các khu vực khác có tỉ lệ giảng viên thạc sĩ tăng lên. Như vậy so với chuẩn cơ sở giáo dục đại học, rất nhiều trường đại học còn cách chuẩn rất...

Học sinh Việt cần làm gì khi Australia siết thị thực du học

Học sinh và gia đình cần sớm chuẩn bị về tài chính, thành tích học tập và khả năng tiếng Anh nếu muốn du học Australia, sau khi nước này siết thị thực. Australia áp dụng quy định thị thực mới với sinh viên quốc tế từ 23/3, nhằm kiềm chế số người nhập cư. Sau đây là 5 lưu ý với du học sinh Việt Nam, theo các chuyên gia tuyển sinh:Nâng cao khả năng tiếng AnhAustralia sẽ...

“Kết sức mạnh – Nối yêu thương”

Ngày 23/3, tại Trường THCS Lương Yên (quận Hai Bà Trưng, Hà Nội), Trung tâm Truyền thông Thanh thiếu nhi (Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh) phối hợp cùng Tổ chức Cứu trợ trẻ em (SCI) tổ chức Chương trình truyền thông với chủ đề “Kết sức mạnh – Nối yêu thương”.  Sự kiện được chính các thành viên Câu lạc bộ Girls Decide - “Quyết định ở chúng mình” là các em học sinh nữ từ 11...

Truyền hình trực tiếp tư vấn tuyển sinh 2024 trên VTV2

Chiều 23/3, chương trình do Ban Khoa giáo- Đài Truyền hình Việt Nam thực hiện, được truyền hình trực tiếp từ Trung tâm Truyền hình Việt Nam tại Tp.HCM. Đơn vị đồng hành cùng chương trình gồm: Trường ĐH Công nghệ Tp.HCM (HUTECH); Trường ĐH Kinh tế - Tài chính Tp.HCM (UEF); Trường Đại học Gloustershire Việt Nam. Tham dự chương trình có: ông Huỳnh Văn Chương, Cục trưởng Cục Quản lý Chất lượng, Bộ Giáo dục và Đào tạo;...

Cùng chuyên mục

9 thí sinh bị đình chỉ trong đợt thi đánh giá năng lực đầu tiên năm 2024

Tối 24-3, Trung tâm khảo thí Đại học Quốc gia Hà Nội cho biết tổng số thí sinh đăng ký dự thi HSA đợt 401 theo danh sách là 11.157, số có mặt dự thi là 11.014, đạt 98,7%.Trung tâm khảo thí đánh giá tỉ lệ thí sinh dự thi ngay đợt đầu tiên đạt cao hơn nhiều so với các đợt...

Nữ sinh ở Hà Nội bị đánh hội đồng, quỳ gối van xin

Đoạn clip lan truyền trên mạng ghi lại cảnh một nữ sinh mặc áo đồng phục cấp 2 bị nhóm nam nữ vây kín, liên tục chửi bới, lôi áo, giật tóc, thậm chí đạp vào đầu nhiều lần. Mặc cho nữ sinh này quỳ gối van xin "em xin lỗi hai chị, lần sau em không thế nữa...", vẫn không ai can thiệp, giúp đỡ.Những người có hành vi đánh đập nữ sinh này chủ yếu là...

9 thí sinh bị đình chỉ thi đánh giá năng lực đợt 1 Đại học Quốc gia Hà Nội 2024

Đại học Quốc gia Hà Nội vừa thông tin về đợt thi đầu tiên kỳ thi đánh giá năng lực - HSA 2024 diễn ra trong hai ngày 23 và 24/3 năm 2024.Theo thống kê từ Hội đồng thi, đợt thi HSA này diễn ra tại 8 địa điểm thi gồm: Trung tâm Khảo thí Đại học Quốc gia Hà Nội, trường Đại học Công nghệ, trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, trường Đại...

42% người giàu nhất Trung Quốc không học đại học, họ cho con học ở đâu?

Trung Quốc đang là "công xưởng" tạo ra tỷ phú trên thế giới. Mặc dù các tỷ phú này đã tích lũy được khối tài sản khổng lồ ở quê nhà, nhưng một trong những xu hướng yêu thích của họ là gửi con đi học tại các trường đại học nổi tiếng ở nước ngoài. Đối với giới siêu giàu, di sản của họ không chỉ phụ thuộc vào việc tạo ra bao nhiêu của cải, xếp thứ...

Mới nhất

Bắc Kinh yêu cầu Manila ngừng khiêu khích ở Biển Đông

Người phát ngôn Bộ Quốc phòng Trung Quốc Ngô Khiêm ngày 24/3 cảnh báo Manila cần chấm dứt các hành vi "vi phạm và khiêu khích' gần Bãi Cỏ Mây ở Biển Đông.

Ngộ độc cơm gà ở Nha Trang: Cấp nhiều dữ liệu cho công an, kiểm tra camera quán

Theo ông Trịnh Ngọc Hiệp - phó giám đốc Sở Y tế Khánh Hòa, cơ quan chuyên môn của sở đã cung cấp cho cơ quan điều tra số liệu, thông tin các mẫu bệnh phẩm của bệnh nhân."Sở cũng sẽ phối hợp...

YG phủ nhận chuyện chi hàng trăm tỉ đồng để tái kí hợp đồng với Blackpink

Ngày 21.3, tin đồn bắt đầu lan truyền rằng chi phí gia hạn hợp đồng của Blackpink với YG Entertainment cho các hoạt động nhóm của họ hơn 30 tỉ won (22,5 triệu USD).Một cư dân mạng cũng cáo buộc hãng này đã gia hạn hợp đồng với nhóm nhạc nữ với giá khoảng 10 tỉ won (7,5...

Ấn tượng Đoàn Việt Nam tại Liên hoan Thanh niên Thế giới 2024

NDO - “Việt Nam, Hồ Chí Minh! Việt Nam, Hồ Chí Minh!”. Vẫy tay chào Đoàn Việt Nam, người xem đứng hai bên đường hát theo ca khúc ca ngợi đất nước, con người và vị lãnh tụ kính yêu của dân tộc Việt Nam. Áo xanh Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh tạo nên...

Mới nhất