Trang chủKinh tếĐầu tư - Tài chínhVì sao EVN lỗ hơn 26.000 tỷ trong khi công ty con...

Vì sao EVN lỗ hơn 26.000 tỷ trong khi công ty con lãi năm ngoái?


EVN hiện là đơn vị mua duy nhất trên thị trường để bán lại cho khách hàng, giá điện đầu vào cao nhưng đầu ra do Nhà nước điều tiết, nên gây lỗ, theo Bộ Công Thương.

Tập đoàn điện lực Việt Nam – EVN lỗ hơn 26.000 tỷ đồng năm 2022, còn các công ty phát điện, gồm đơn vị thành viên của EVN, vẫn lãi gây nóng nghị trường Quốc hội ngày 25/5. Theo đó, năm rồi, doanh nghiệp thuộc EVN là Tổng công ty Phát điện 3 (Genco 3) và Tổng công ty Phát điện 2 (Genco 2) lần lượt lãi sau thuế hơn 2.500 tỷ đồng và gần 3.700 tỷ đồng.

“Nếu nói rằng EVN lỗ do giá đầu vào tăng cao, gồm nhiên liệu, lãi vay hay bị lỗ tỷ giá thì các công ty con cũng đối diện với khó khăn này. Tại sao công ty mẹ lỗ còn các công ty con lại lãi, đây có phải do năng lực quản lý không?”, bà Tạ Thị Yên, Phó trưởng ban công tác đại biểu, nói và đề nghị làm rõ nguyên nhân gây lỗ của EVN.

Về vấn đề này, trong cuộc họp báo ngày 26/5, Thứ trưởng Công Thương Đặng Hoàng An cho hay Việt Nam đã vận hành thị trường điện cạnh tranh với 3 cấp độ, áp dụng từ tháng 7/2012.

Ông An giải thích, nguyên tắc vận hành thị trường này là EVN mua các nguồn điện có giá thấp đến cao. Tức là nhà máy phát điện nào chào giá thấp trên thị trường được huy động trước, giá cao sẽ huy động cuối cùng. Do đó, các nguồn từ thủy điện, than, khí, dầu, năng lượng tái tạo đều bán hết cho Tập đoàn điện lực Việt Nam.

“EVN hiện là nơi mua duy nhất, đóng vai trò mua hộ, phải mua với chi phí đắt đỏ, trong khi giá bán điện tới khách hàng do Nhà nước điều tiết”, ông An nói.

Ông phân tích thêm, nếu EVN không phải người mua duy nhất, khách hàng phải chịu giá điện cao từ đơn vị sản xuất. Đơn cử, nếu vận hành thị trường bán lẻ điện cạnh tranh, theo thiết kế, các nhà máy phát điện được chọn bán cho khách hàng trực tiếp. Như vậy, nếu khách hàng mua điện của nhà máy sản xuất giá cao bằng dầu, khí, họ phải tự trả đúng giá, không ai mua hộ và bán với giá thấp nữa. Đấy là nguyên tắc của thị trường bán lẻ cạnh tranh.

“Còn hiện thị trường vẫn vận hành theo nguyên tắc “single buyer”, tức EVN đóng vai trò mua hộ và phải chịu các chi phí cao khi giá mua điện tăng, giá bán ra thấp nên gây lỗ. Đây vừa là cái khó nhưng cũng là vai trò của doanh nghiệp Nhà nước trong đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia”, Thứ trưởng Công Thương giải thích.





Công nhân điện lực TP HCM sửa chữa trên đường dây. Ảnh: Thành Nguyễn

Công nhân điện lực TP HCM sửa chữa trên đường dây. Ảnh: Thành Nguyễn

Chưa kể, hiện thủy điện – nguồn điện giá rẻ, bị hạn chế vì các hồ khô hạn, sản lượng phát điện rất thấp. Hệ thống điện đang huy động các nguồn điện có giá thành sản xuất cao hơn (nhiệt điện, khí, điện tái tạo, chạy dầu) để đủ điện cho sản xuất, tiêu dùng.

PGS. TS Bùi Xuân Hồi, Hiệu trưởng Cao đẳng Điện lực nhận xét các tín hiệu thị trường ở khâu phát điện đã không được phản ánh đầy đủ ở giá điện áp dụng cho các hộ tiêu dùng cuối cùng.

Theo ông Hồi, hiện giá điện đầu vào của EVN theo thị trường (tức các công ty sản xuất điện, gồm cả công ty thành viên của EVN được bán giá cao khi chi phí tăng) còn đầu ra là Nhà nước điều tiết. Tức là, chính sách điều tiết về giá, cơ chế điều chỉnh giá đang khiến giá bán lẻ không phản ánh cơ chế thị trường. Do đó, EVN lỗ, còn các công ty phát điện, gồm cả công ty con của EVN thì lãi.

Trước đó, hồi tháng 3, công bố giá thành sản xuất điện năm 2022 của Bộ Công Thương cho thấy tổng chi phí sản xuất kinh doanh điện của doanh nghiệp này gần 493.300 tỷ đồng. Mức này tương đương giá sản xuất hơn 2.032 đồng một kWh, tăng 9,27% so với năm 2021.

Trong khi đó, giá bán lẻ điện bình quân duy trì ở mức hơn 1.864 đồng một kWh từ tháng 3/2019 đến nay, điều này khiến EVN lỗ gần 168 đồng mỗi kWh điện bán ra. Cả năm ngoái, tập đoàn này lỗ hơn 36.294 tỷ đồng từ sản xuất kinh doanh điện, nếu trừ thu nhập tài chính khác, số lỗ giảm còn 26.236 tỷ đồng.

Khoản lỗ này, theo Bộ Công Thương, chủ yếu do khâu phát điện tăng 21,5% so với 2021, hơn 412.243 tỷ đồng. Năm ngoái giá nhiên liệu cho sản xuất điện, như than, khí đều tăng vọt. Chẳng hạn, than pha trộn tăng hơn 34-46% so với giá cùng loại 2021; còn giá than nhập khẩu tăng 163% so với bình quân 2021.


Anh Minh



Source link

Cùng chủ đề

Mở rộng hợp tác giữa Việt Nam-Philippines trong lĩnh vực giáo dục

Phát biểu tại buổi tiếp, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải khẳng định, Việt Nam luôn coi trọng quan hệ Đối tác Chiến lược với Philippines, mong muốn hai bên tiếp tục thúc đẩy hợp tác trên tất cả các lĩnh vực chính trị, kinh tế, quốc phòng an ninh cũng như văn hóa, giáo dục, giao lưu nhân dân, đồng thời, thúc đẩy các lĩnh vực hợp tác mới trên kênh nghị viện. Phó Chủ...

‘Không để người dân phải bù chéo giá điện cho sản xuất’

Chuyên gia cho rằng ngành điện cần cải cách cơ chế giá, không để người dân phải bù chéo cho sản xuất, người dùng nhiều bù cho dùng ít. Tại dự thảo Quyết định của Thủ tướng về cơ cấu giá bán lẻ điện gửi Bộ Tư pháp thẩm định, Bộ Công Thương giữ cách tính tiền điện sinh hoạt rút ngắn từ 6 xuống còn 5 bậc. Bậc rẻ nhất tính cho hộ gia đình dùng dưới 100...

Năm 2024, An Giang đặt mục tiêu kim ngạch xuất khẩu gạo đạt 325 triệu USD

An Giang có 14/167 doanh nghiệp được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo Theo báo cáo của Sở Công Thương An Giang, diện tích gieo trồng lúa hàng năm, bình quân khoảng 630 nghìn ha, sản lượng khoảng hơn 4 triệu tấn/năm (các giống lúa chất lượng cao chiếm trên 80-90%), chiếm khoảng 10% sản lượng lúa hằng năm của cả nước. Năm 2024, An...

Đoàn giám sát Quốc hội làm việc với Chính phủ về nhiều nội dung quan trọng

Đoàn giám sát của Quốc hội làm việc với Chính phủ sẽ đánh giá tình hình thực hiện Nghị quyết số 43/2022/QH15 về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ chương trình phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội và các nghị quyết của Quốc hội về một số dự án quan trọng quốc gia. Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang và các đại biểu tại cuộc làm việc. Ảnh: Trọng Quỳnh/VPQH Ngày 22.3, tại Nhà Quốc hội,...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Françoise Gilot – người tình ruồng bỏ Picasso

Họa sĩ Françoise Gilot - người tình cũ kém Picasso 40 tuổi - từng bị danh họa ngăn cản sự nghiệp ở Pháp, phải đến Mỹ tiếp tục vẽ tranh. Theo Beauxarts, triển lãm Françoise Gilot mở cửa ngày 12/3, dự kiến kéo dài một năm tại bảo tàng Picasso (Pháp). Chủ đề tập trung vào sự nghiệp hội họa và mối quan hệ thân thiết giữa Gilot với nhóm nghệ sĩ theo trường phái trừu tượng đương đại...

Doanh nghiệp Việt dần tiến sâu vào ứng dụng AI

Không chỉ dùng ChatGPT soạn email, sửa chính tả hoặc làm toán như giai đoạn trước, ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) trong doanh nghiệp Việt dần chuyên nghiệp. Để biết đàn dế nuôi có stress hay không, Cricket One - nhà sản xuất đạm dế lớn nhất Đông Nam Á có trang trại Bình Phước - bắt đầu tìm cách dùng trí tuệ nhân tạo (AI) từ 2019. Công ty này bỏ vốn vào một dự án startup...

Bộ Giáo dục đề xuất tạm thời hạ chuẩn giáo viên

Những địa phương thiếu giáo viên có thể được tuyển người tốt nghiệp cao đẳng, thay vì đại học như Luật Giáo dục, theo đề xuất của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Đây là nội dung tại dự thảo Tờ trình đề nghị xây dựng Nghị quyết của Quốc hội, được Bộ Giáo dục và Đào tạo gửi Chính phủ và công bố ngày 22/3.Bộ cho biết hiện số lượng giáo viên chưa đáp ứng định mức; tình...

Bài đọc nhiều

Lý do vàng trong nước biến động mạnh

Giá vàng thế giới không có nhiều thay đổi trong bối cảnh chỉ số USD tăng mạnh. Ghi nhận lúc 19h ngày 23.3, chỉ số US Dollar Index đo lường biến động của đồng bạc xanh với 6 đồng tiền chủ chốt ở ngưỡng 104,115 điểm (tăng 0,43%).Dự báo giá vàngÔng Daniel Ghali - chiến lược gia hàng hóa tại TD Securities cho rằng, động lực mua vào dường như tạm thời cạn kiệt. Giá vàng đang điều...

Đường tìm động lực tăng trưởng mới của Trung Quốc

Để đạt mục tiêu tăng trưởng, Trung Quốc muốn ổn định bất động sản, cơ sở hạ tầng, đồng thời đầu tư vào sản xuất, công nghệ. Từ năm 2000, tốc độ tăng trưởng GDP trung bình của Trung Quốc trên 8% mỗi năm, mở ra thời kỳ mức sống cải thiện đáng kể, nghèo cùng cực gần như không còn. Nhờ mở cửa thị trường và cải cách thương mại, Trung Quốc trở thành nền kinh tế lớn...

Hải Phòng có thêm 926 tỷ đồng vì thu vượt ngân sách

Do thu từ xuất nhập khẩu năm 2022 vượt hơn 20%, Hải Phòng được thưởng và bổ sung hơn 926 tỷ đồng để đầu tư trở lại cho thành phố. Theo UBND TP Hải Phòng, năm 2022, thành phố thu ngân sách từ hoạt động xuất nhập khẩu đạt 67.806 tỷ đồng, vượt 11.876 tỷ đồng so với chỉ tiêu được giao. Theo nghị định về cơ chế, chính sách tài chính - ngân sách đặc thù với Hải...

Gửi tiết kiệm 1 tỉ đồng 12 tháng ở Agribank nhận lãi suất tới 47 triệu đồng

Bạn đọc có thể tính nhanh tiền lãi gửi ngân hàng qua công thức sau:Tiền lãi = Tiền gửi x lãi suất (%)/12 tháng x số tháng gửi.Ví dụ, bạn gửi 1 tỉ đồng vào Ngân hàng Agribank, với lãi suất 4,7% ở kì hạn 12 tháng. Tiền lãi bạn nhận được ước tính bằng:1 tỉ đồng x 4,7%/12 x 12 tháng = 47 triệu đồng.Trước khi gửi tiết kiệm, bạn đọc nên so sánh lãi suất tiết...

Kinh tế sáng tạo – tiềm năng không giới hạn

Kinh tế sáng tạo dù là khái niệm khá mới, nhưng tại Việt Nam tiềm năng phát triển gần như không có giới hạn và dự báo sẽ mang lại nhiều giá trị gia tăng hơn cho nền kinh tế.Chuyện của “bình mới, rượu cũ” Theo nghiên cứu về phát triển kinh tế sáng tạo do Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) phối hợp cùng Tổ chức Hợp tác Quốc tế Đức...

Cùng chuyên mục

Sự cân nhắc rủi ro được đưa lên hàng đầu

Thị trường chứng khoán trải qua một tuần giao dịch tích cực khi chỉ số hồi phục và tiếp tục duy trì đà tăng sau đợt giảm mạnh vào 2 phiên đầu tuần giúp VN-Index chạm mốc 1.280 điểm. Kết tuần, VN-Index tăng 18,02 điểm, tương đương 1,43% so với tuần trước lên 1.281,8 điểm. HNX tăng 0,89% lên 241,68 điểm. Cổ phiếu ngân hàng trở lại dẫn dắt thị trường với nhiều mã tăng mạnh, vượt đỉnh, thanh...

Vì sao nhiều phụ huynh cho trường quốc tế vay hàng tỷ đồng không lãi?

Miễn học phí 12 năm - cao hơn mức lãi đầu tư bất động sản, vàng, trái phiếu - khiến phụ huynh sẵn sàng cho trường quốc tế vay 3-5 tỷ đồng. Những ngày qua, nhiều phụ huynh chật vật đòi lại số tiền đã cho trường quốc tế Mỹ Việt Nam (AISVN) vay nhưng bất thành. Năm 2018, AISVN triển khai hợp đồng vay vốn cho phụ huynh với số tiền 2-5 tỷ đồng. Đây là các khoản...

Lý do người mua lỗ tới 3,7 triệu đồng/lượng

Cập nhật giá vàng SJCGiá vàng thế giới đi ngang trong bối cảnh chỉ số USD tăng cao. Ghi nhận lúc 5h ngày 25.3, chỉ số US Dollar Index đo lường biến động của đồng bạc xanh với 6 đồng tiền chủ chốt ở ngưỡng 104,115 điểm (tăng 0,43%).Dự báo giá vàngThị trường vàng vừa trải qua một tuần đáng nhớ khi vàng thế giới lần đầu chinh phục mốc 2.200 USD/ounce ngay sau thông tin được giới...

Doanh nghiệp Việt dần tiến sâu vào ứng dụng AI

Không chỉ dùng ChatGPT soạn email, sửa chính tả hoặc làm toán như giai đoạn trước, ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) trong doanh nghiệp Việt dần chuyên nghiệp. Để biết đàn dế nuôi có stress hay không, Cricket One - nhà sản xuất đạm dế lớn nhất Đông Nam Á có trang trại Bình Phước - bắt đầu tìm cách dùng trí tuệ nhân tạo (AI) từ 2019. Công ty này bỏ vốn vào một dự án...

Lãi suất tăng có thể xóa sổ các công ty ‘zoombie’ tại Nhật Bản 

Việc Nhật Bản chấm dứt lãi suất âm có thể khiến các công ty "zoombie" phải đóng cửa sau giai đoạn chính sách tiền tệ siêu nới lỏng. Khái niệm "zoombie" hay còn gọi là các công ty xác sống ám chỉ các doanh nghiệp vật lộn tồn tại chỉ để trả nợ. Số này tăng mạnh sau giai đoạn Covid-19, do chính phủ cung cấp gói kích thích tài chính khổng lồ cho các công ty nhỏ và...

Mới nhất

Hà Nội mưa nhỏ và sương mù vào sáng, nhiệt độ cao nhất 29 độ C

 Theo Trung tâm dự báo Khí tượng thủy văn quốc gia, phía Tây Bắc Bộ ngày 25/3 có nơi nắng nóng; đêm có mưa vài nơi. Phía Đông Bắc Bộ có mưa vài nơi, sáng sớm có sương mù và sương mù nhẹ, trưa chiều trời nắng; riêng khu vực ven biển và đồng bằng đêm và sáng có...

Ăn nước dùng hầm xương có lợi gì cho sức khỏe?

1. Những chất dinh dưỡng quan trọng...

“Cho đến bây giờ, mặc cảm tuổi thơ vẫn đeo bám tôi…”

Thời gian gần đây, tên tuổi của Đào Tố Loan được nhắc đến thường xuyên trong các chương trình âm nhạc lớn. Người ta ưu ái gọi chị là "giọng ca opera hàng đầu"....

Mới nhất