Trang chủVăn hóa - Xã hộiY tếVì sao không nên truyền dịch tại nhà khi bị sốt xuất...

Vì sao không nên truyền dịch tại nhà khi bị sốt xuất huyết?


Tại Bệnh viện (BV) Bệnh nhiệt đới T.Ư (Hà Nội), các bác sĩ ghi nhận số ca nhập viện do sốt xuất huyết (SXH) tăng trong các tuần gần đây, trong đó có các trường hợp tự điều trị tại nhà không đỡ, bệnh nặng mới đến BV. Đáng lưu ý, nhiều bệnh nhân (BN) tự điều trị bằng cách đến các cơ sở y tế tư nhân truyền dịch, thậm chí thuê người đến truyền dịch tại nhà.

Vì sao không nên truyền dịch tại nhà khi bị sốt xuất huyết ? - Ảnh 1.

Bệnh nhân sốt xuất huyết

Nhập viện điều trị tại BV Bệnh nhiệt đới T.Ư, một nữ BN ở Q.Cầu Giấy cho hay bị sốt, đau đầu dữ dội nên tự uống thuốc và thuê “bác sĩ” đến truyền nước tại nhà. Tuy nhiên, do tình trạng không đỡ, BN mệt nhiều hơn nên được đưa đến BV. Tại BV Bệnh nhiệt đới T.Ư, qua kết quả xét nghiệm, BN được bác sĩ cho biết mắc SXH.

Một số trường hợp khác do trì hoãn đến BV, khiến người bệnh nhập viện trong tình huống rất nặng như: tiểu cầu giảm thấp, máu cô đặc, người mệt không đi lại được…

TS-BS Trần Văn Giang, BV Bệnh nhiệt đới T.Ư, lưu ý: “Trước hết, truyền dịch hay như nhiều người dân vẫn quen gọi là truyền nước, không thể cải thiện ngay tình trạng bệnh mà có thể làm nặng thêm. Ví dụ, SXH trong những ngày đầu gây sốt rất cao, có thể kèm theo mất nước, mất điện giải. Nếu không truyền đúng loại dịch phù hợp thì làm cho tình trạng rối loạn điện giải nặng hơn”.

Qua thực tế điều trị, PGS-TS Đỗ Duy Cường, Giám đốc Trung tâm bệnh nhiệt đới – BV Bạch Mai (Hà Nội), cho hay người mắc SXH, người sốt cao thường nghĩ truyền dịch, bù dịch sẽ tốt, nhưng đó là sai lầm. Tuyệt đối không tự ý truyền dịch tại nhà khi bị SXH vì có thể dẫn đến phù nề, suy hô hấp và nguy hiểm đến tính mạng.

Lưu ý khi trẻ bị sốt xuất huyết

Với trẻ nhỏ mắc SXH, TS-BS Nguyễn Văn Lâm, Giám đốc Trung tâm bệnh nhiệt đới – BV Nhi T.Ư (Hà Nội), lưu ý trẻ em mắc SXH thường có biểu hiện khác nhau. Bệnh khởi phát khá đột ngột và diễn biến qua 3 giai đoạn: giai đoạn sốt, giai đoạn nguy hiểm và giai đoạn phục hồi. Trong đó, sau giai đoạn sốt, trẻ tiến vào giai đoạn nguy hiểm thường rơi vào khoảng ngày thứ 3 – 7 sau khi mắc bệnh. Biểu hiện SXH ở trẻ giai đoạn này có thể còn sốt hoặc đã thuyên giảm, trẻ bị thoát huyết tương.

Tình trạng thoát huyết tương nặng sẽ dẫn đến sốc, với các biểu hiện dễ nhận thấy như: vật vã, bứt rứt, lờ đờ, lạnh đầu chi, da lạnh ẩm, mạch nhanh nhỏ, tiểu ít, tụt huyết áp hoặc không thể đo được huyết áp. Trẻ cũng có thể bị xuất huyết dưới da hoặc xuất hiện các mảng bầm tím, các nốt xuất huyết nằm rải rác hoặc tập trung ở mặt trước hai cẳng chân và mặt trong hai cánh tay, bụng, đùi, mạn sườn; xuất huyết ở niêm mạc như chảy máu mũi, chảy máu chân răng, tiểu ra máu…

Theo hướng dẫn của Trung tâm bệnh nhiệt đới – BV Nhi T.Ư, tất cả trẻ bị sốt cao từ ngày thứ hai trở đi và ở trong khu vực có người bị SXH nên được đưa đến cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám, điều trị.

Khi trẻ sốt từ 38,5 độ C, cho trẻ uống thuốc hạ sốt Paracetamol, nhưng cần sử dụng đúng liều lượng, với liều 10 – 15 mg/kg cân nặng, nhắc lại sau 4 – 6 giờ/lần nếu trẻ có sốt lại. Kết hợp chườm ấm để tránh biến chứng sốt cao gây co giật.

Không dùng nhóm thuốc hạ sốt ibuprofen hoặc aspirin để hạ sốt cho trẻ vì thuốc này khiến tình trạng chảy máu trầm trọng lên, có thể gây xuất huyết dạ dày, nguy hiểm đến tính mạng.

Không tự ý ra hiệu thuốc mua kháng sinh cho con dùng vì bệnh này do vi rút Dengue gây ra, dùng kháng sinh không những không hiệu quả với vi rút mà còn làm nặng thêm tình trạng gan, thận.

Cho trẻ uống nhiều nước: nước oresol (pha theo đúng liều lượng hướng dẫn), nước lọc, nước cam, nước dừa… Cho trẻ ăn thức ăn lỏng, mềm, dễ tiêu, ăn thức ăn giàu vitamin, rau, nước quả ép.

Không cho trẻ uống các loại nước có ga, nước có màu đỏ hoặc màu nâu. Tránh thức ăn cay, thức ăn có màu đỏ hoặc màu nâu, thức ăn quá nóng hay quá lạnh.

Tuyệt đối không đưa trẻ đi truyền dịch ở những cơ sở y tế không đảm bảo, các phòng khám tư nhân không đủ điều kiện làm thủ thuật. 



Source link

Cùng chủ đề

Làm gì để chủ động ứng phó và phòng ngừa sốt xuất huyết?

Việt Nam đã đạt được nhiều tiến bộ trong việc kiểm soát dịch bệnh sốt xuất huyết trong những năm qua, nhưng hành trình tiến tới loại bỏ hoàn toàn dịch sốt xuất huyết vẫn còn nhiều thách thức. Tình trạng biến đổi khí hậu, tốc độ đô thị hóa nhanh cũng như việc giữ vệ sinh cơ sở hạ tầng chưa được...

Quan hệ Mỹ-Philippines rất vững chắc, Thụy Điển “về nhà” NATO, Nga mở tổng lãnh sự quán tại Maldives

Báo Thế giới & Việt Nam điểm một số tin tức thế giới đáng chú ý sáng nay, 12/3.

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Bài đọc nhiều

Những lưu ý khi ăn sứa biển để tránh bị ngộ độc

Sứa biển là loài nhuyễn thể thân mềm, nguồn thực phẩm phong phú từ biển, dễ chế biến thành món ngon được nhiều người ưa chuộng.Sứa có nhiều ở Việt Nam, giá trị dinh dưỡng cao. Trong 100g sứa có 12,3g chất đạm, 0,1g chất béo, 3,9g chất đường, 182mg canxi, 9,5mg sắt, 132mg iode.Sứa nhiều protein, giàu chất oxy hóa, đặc biệt sứa chứa omega 3 và omega 6, pholyphenol, giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tim...

6 dấu hiệu cảnh báo bạn bị cao huyết áp, tuyệt đối không bỏ qua

Cao huyết áp là căn bệnh phổ biến và nguy hiểm, nhưng hầu hết các triệu chứng bệnh cao huyết áp đều không có biểu hiện rõ ràng, cường độ xuất hiện cũng khác nhau, tùy theo mức...

Món ăn giúp chắc xương khớp

Cá hồi, hạt lanh cung cấp axit béo omega-3, giảm viêm ở các khớp; rau bina, ớt chuông đỏ, cải xoăn giàu vitamin C, giúp xương khỏe mạnh. Tập thể dục, ăn uống cân bằng và duy trì tư thế tốt là những thói quen giữ cho khớp linh hoạt, hoạt động trơn tru. Duy trì các khớp khỏe mạnh giúp ngăn ngừa hoặc trì hoãn các bệnh viêm khớp khởi phát.Một số chất dinh dưỡng dưới đây còn...

Cắt bỏ khối u máu gan hơn 5kg cứu nữ bệnh nhân

Trước đó, sáng 1/3, bà P.T.H.T. (51 tuổi, ngụ ở Bình Thạnh) đến khám tại Bệnh viện Nhân dân Gia Định trong tình trạng suy nhược cơ thể, ăn uống kém, đau bụng...

Cùng chuyên mục

Chuyên gia chỉ cách ăn an toàn

Lòng lợn là món ăn dân dã nhưng lại được rất nhiều người Việt Nam yêu thích. Lòng lợn được chế biến thành rất nhiều món ăn hấp dẫn khác nhau như cháo lòng, lòng luộc, nhúng lẩu,...

Sản phụ được hàng trăm người xếp hàng hiến máu ở Phú Quốc đã không qua khỏi

Tối 24-3, Trung tâm Y tế TP Phú Quốc cho biết khoảng 16h30 chiều cùng ngày, người thân đã làm thủ tục cần thiết để đưa sản phụ H.T.M. (39 tuổi, tạm trú ở xã Cửa Dương) về nhà lo hậu sự. Bác sĩ Đống Nguyễn Công Quốc - khoa hồi sức tích cực Trung tâm Y tế TP Phú Quốc -...

Cứu bệnh nhân Anh mang máu hiếm chỉ 0,1% người Việt có

TP HCMNgười đàn ông 64 tuổi, quốc tịch Anh, nhóm máu hiếm O Rh(-), bị chảy máu răng, máu mũi, bầm da, xuất huyết hai chân, vào Bệnh viện Chợ Rẫy cấp cứu. Bác sĩ xác định bệnh nhân giảm tiểu cầu miễn dịch trên nền tăng huyết áp, chỉ số tiểu cầu rất thấp, nguy cơ xuất huyết não, cần được truyền khẩn chế phẩm tiểu cầu. Tuy nhiên, bệnh nhân nhóm máu O Rh(-) nên khó lựa...

Có thêm nhiều dịch vụ y tế mới, cư dân Ocean City an tâm “sống khỏe” trọn đời

Thêm "lá chắn" giúp bảo vệ sức khỏe cư dânVợ mang bầu đứa con đầu lòng, anh Trần Tuấn (Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội) cũng thúc đẩy nhanh hơn kế hoạch tìm nơi an cư mới cho...

Sau 8 năm không mổ, khối u gan nặng hơn 5 kg

TP HCMNgười phụ nữ, 51 tuổi, suy nhược, ăn uống kém, đau bụng âm ỉ kéo dài, bác sĩ phát hiện khối u lớn ở bên trái gan, chiếm toàn bộ xoang bụng. Bệnh nhân được phát hiện khối u trong bụng từ 8 năm trước, bác sĩ khuyên phẫu thuật nhưng chị không đồng ý. Từ đó đến nay khối u ngày càng phát triển khiến bụng bệnh nhân phình to như đang mang thai, đau đớn nhiều...

Mới nhất

Vị trí độc tôn “ngàn năm có một” của Vinhomes Royal Island

Không phải ngẫu nhiên mà Vinhomes Royal Island lại trở thành “điểm nóng” ngay sau khi ra mắt. Vị trí mang tới vượng khí của Thành phố Đảo Hoàng Gia khiến dự án này hút toàn bộ sự quan tâm của thị trường bất động sản tuần qua. ...

ScaleUP nhận đầu tư vòng hạt giống từ quỹ Nextrans

ScaleUP, đơn vị cung cấp các giải pháp đồng bộ đa kênh bán hàng đột phá cho thương mại điện tử vừa công bố nhận đầu tư vòng hạt giống (Seed Funding) từ quỹ đầu tư Nextrans (Hàn Quốc). Số vốn không được tiết...

Trung Quốc cấm sử dụng chip Intel và AMD trong máy tính và máy chủ nhà nước

Cuối tháng 12 năm ngoái, Bộ Công nghiệp Trung Quốc ban hành ba danh sách riêng biệt dành cho CPU, hệ điều hành và cơ sở dữ liệu tập trung được đánh giá là “an toàn và đáng tin cậy”, có hiệu lực trong vòng ba năm sau ngày công bố. Reuters cho biết, tất cả các công...

Phát triển Tiền Giang với “1 trọng tâm, 2 tăng cường, 3 đẩy mạnh”

Sáng 24/3, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự và phát biểu tại Hội nghị công bố Quy hoạch tỉnh Tiền Giang thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 và xúc tiến đầu tư tỉnh. Thủ tướng đề nghị Tiền Giang nỗ lực phát triển trở thành tỉnh công nghiệp, dịch vụ; là một cực tăng trưởng...

Thầy giáo về hưu lương gần 20 triệu/tháng vẫn đi nhặt rác suốt 16 năm

Năm 1938, ông Vi Tư Hào sinh ra trong gia đình nghèo ở Đông Dương (Chiết Giang, Trung Quốc). Từ nhỏ, ông đã đam mê học tập và thích khám phá tri thức. Mặc dù sinh ra trong thời đại khó khăn ăn không đủ, nhưng ông vẫn chú trọng học hành: "Tôi thà chịu đói còn hơn...

Mới nhất