Trang chủChính trịNgoại giaoViệt Nam bảo đảm sức chống chịu cao của nền kinh tế

Việt Nam bảo đảm sức chống chịu cao của nền kinh tế


Chính phủ Việt Nam đã đạt được sự cân bằng giữa các chính sách tiền tệ và tài khóa để ổn định kinh tế vĩ mô trong khi vẫn giữ được tốc độ tăng trưởng khá tốt so với nhiều quốc gia trong khu vực và trên thế giới.

ADB: Việt Nam bảo đảm sức chống chịu cao của nền kinh tế
Ông Shantanu Chakraborty, Giám đốc quốc gia Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) tại Việt Nam. (Nguồn: VGP)

Ông Shantanu Chakraborty, Giám đốc quốc gia Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) tại Việt Nam chia sẻ với phóng viên TG&VN như vậy về thành quả kinh tế, triển vọng và các động lực tăng trưởng của Việt Nam trong năm nay.

Năm 2023, kinh tế Việt Nam tăng trưởng 5,05%. Ông đánh giá thế nào về mức tăng trưởng này? Đâu là điểm sáng của nền kinh tế?

Năm 2023 là một năm nhiều khó khăn, thách thức đối với Việt Nam trong bối cảnh kinh tế toàn cầu bất ổn và căng thẳng địa chính trị trên thế giới ngày càng gia tăng. Tuy nhiên, kinh tế Việt Nam vẫn tăng trưởng 5,05%, cho thấy khả năng phục hồi mạnh mẽ bất chấp những điều kiện không thuận lợi của môi trường bên ngoài ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động xuất khẩu.

Mặc dù không được như kỳ vọng, nhưng nền kinh tế cũng đạt mức tăng trưởng tương đối cao – điều mà nhiều nền kinh tế khác đều mong muốn.

Trong báo cáo Triển vọng Phát triển châu Á tháng 12/2023, ADB đã đưa ra dự báo mức tăng trưởng kinh tế của Việt Nam trong năm 2023 là 5,2% – gần với mức mà Tổng cục Thống kê (Bộ Kế hoạch & Đầu tư) đã công bố.

Có thể thấy, đất nước đã có những bước đi đúng đắn để đảm bảo sức chống chịu cao của nền kinh tế trước những thách tức toàn cầu. Nói một cách cụ thể hơn, Chính phủ đã đạt được sự cân bằng giữa các chính sách tiền tệ và tài khóa để ổn định kinh tế vĩ mô trong khi vẫn giữ được tốc độ tăng trưởng khá tốt so với nhiều quốc gia trong khu vực và trên thế giới.

Các yếu tố chính giúp nền kinh tế có khả năng phục hồi khá tốt – đây cũng có thể coi là những điểm sáng của nền kinh tế trong năm 2023 – bao gồm giải ngân đầu tư công và sự phục hồi của các dịch vụ trong nước, du lịch.

Việc giải ngân đầu tư công tuy còn chưa được như kỳ vọng nhưng đã có tác động thúc đẩy tiêu dùng trong nước. Khu vực đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) cũng cho thấy những kết quả tích cực. Báo cáo đánh giá của chúng tôi và số liệu Tổng cục Thống kê công bố đều có chung nhận định năm 2023, Việt Nam đã làm tốt công tác thu hút và giải ngân dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI).

Bên cạnh những điểm tích cực, theo ông, năm qua, nền kinh tế gặp phải những khó khăn gì?

Chúng tôi đánh giá cao những nỗ lực của Chính phủ trong điều hành chính sách vĩ mô linh hoạt, ứng phó kịp thời trước những khó khăn thách thức trong năm 2023. Tăng trưởng kinh tế của Việt Nam thấp hơn dự kiến là do những nguyên nhân khách quan của môi trường bên ngoài cũng như các vấn đề nội tại.

Nhu cầu toàn cầu suy giảm, bao gồm cả sự phục hồi chậm ở Trung Quốc đã ảnh hưởng tiêu cực đến khu vực sản xuất, chế biến chế tạo hướng đến xuất khẩu của Việt Nam. Bên cạnh đó, lãi suất duy trì ở mức cao tại Mỹ và khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) cùng với đồng USD mạnh hơn có thể gây thêm khó khăn cho phục hồi nhu cầu bên ngoài và gia tăng áp lực lên tỷ giá hối đoái VND/USD.

Ngoài ra, căng thẳng địa chính trị tiếp tục gia tăng đã làm gián đoạn dòng chảy thương mại và chuỗi cung ứng toàn cầu.

Là nền kinh tế định hướng xuất khẩu và có độ mở lớn, kinh tế Việt Nam phải đối mặt với những “cơn gió ngược” ngày càng mạnh hơn, có thể dễ dàng nhận thấy ở số liệu tăng trưởng thương mại âm, mặc dù thặng dư thương mại khá lớn, gần 26 tỷ USD. Điều này có nghĩa là các đơn đặt hàng xuất khẩu trong lĩnh vực chế xuất vẫn chưa hoàn toàn phục hồi, thị trường việc làm trong khu vực này vẫn chưa ổn định.

Một thách thức nữa là tăng trưởng tín dụng còn chậm. Tính đến đầu tháng 12/2023, tăng trưởng tín dụng mới chỉ đạt 9,15% so với mục tiêu 14-15% mà Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đặt ra. Đây là dấu hiệu cho thấy nhu cầu tín dụng còn thấp do các hoạt động kinh tế phục hồi chậm, trong đó có những thách thức đến từ lĩnh vực kinh doanh bất động sản.

Cuối cùng, những vấn đề mang tính hệ thống trong nước liên quan đến giải ngân vốn đầu tư công và những điểm yếu về cơ cấu của nền kinh tế là những thách thức đối với tăng trưởng kinh tế của Việt Nam không chỉ trong năm 2023 mà còn trong những năm tiếp theo, nếu như tình hình không được cải thiện.

ADB: Việt Nam bảo đảm sức chống chịu cao của nền kinh tế
Việt Nam cần tiếp tục gia tăng các biện pháp tài khóa kết với với chính sách tiền tệ phù hợp như giữ lãi suất ở mức tương đối thấp để thúc đẩy tiêu dùng trong nước. (Nguồn: Shutter Stock)

Mục tiêu tăng trưởng của Việt Nam trong năm 2024 được Quốc hội đặt ra là 6-6,5%. Ông nhận định thế nào về triển vọng kinh tế Việt Nam trong năm nay? Đâu sẽ là những động lực tăng trưởng?

Các báo cáo gần đây của ADB đều nhận định, kinh tế toàn cầu sẽ tăng trưởng chậm lại trong năm 2024. Vì thế, nhu cầu bên ngoài dự kiến cũng phục hồi chậm. Những yếu tố bất ổn của kinh tế toàn cầu sẽ tiếp tục ảnh hưởng đến nền kinh tế Việt Nam trong năm nay.

Tuy nhiên, trong báo cáo cập nhật xuất bản tháng 12/2023, Ngân hàng của chúng tôi vẫn lạc quan về triển vọng tăng trưởng kinh tế Việt Nam và giữ nguyên dự báo tăng trưởng ở mức 6% trong năm 2024, với nhận định khu vực bên ngoài sẽ có sự phục hồi nhất định và các động lực tăng trưởng trong nước sẽ tiếp tục đà phục hồi từ năm 2023.

Các yếu tố chính giúp nền kinh tế Việt Nam có khả năng phục hồi khá tốt – đây cũng có thể coi là những điểm sáng của nền kinh tế trong năm 2023 – bao gồm giải ngân đầu tư công và sự phục hồi của các dịch vụ trong nước, du lịch.

Ổn định kinh tế vĩ mô sẽ là nền tảng quan trọng để duy trì đà tăng trưởng kinh tế của Việt Nam trong năm 2024, trong đó, đầu tư công, tiêu dùng nội địa và xuất khẩu là ba động lực tăng trưởng chính. Việt Nam cần tiếp tục các chính sách tài khóa thận trọng và chính sách tiền tệ linh hoạt đã được áp dụng từ năm 2023 để giữ ổn định kinh tế vĩ mô và duy trì đà tăng trưởng.

Hơn nữa, Việt Nam còn nhiều dư địa để đẩy mạnh đầu tư công như một biện pháp kích thích tài khóa. Đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công vào các dự án hạ tầng quan trọng không chỉ kích thích các hoạt động kinh tế nói chung, mà còn hỗ trợ trực tiếp cho các doanh nghiệp, tăng thêm các cơ hội việc làm.

Việt Nam cần tiếp tục gia tăng các biện pháp tài khóa kết với với chính sách tiền tệ phù hợp như giữ lãi suất ở mức tương đối thấp để thúc đẩy tiêu dùng trong nước. Trong bối cảnh thị trường toàn cầu phục hồi chậm, Việt Nam cần chủ động hơn trong việc tìm kiếm và mở rộng các thị trường mới, đồng thời đẩy mạnh khai thác các Hiệp định tự do thương mại (FTA) đã tham gia ký kết.

Ông có khuyến nghị gì để Việt Nam khơi thông nguồn lực phát triển và tăng trưởng trong năm nay?

Chính phủ cần tiếp tục những biện pháp mạnh mẽ hơn để nâng cao hiệu quả chỉ đạo thực hiện các chính sách điều hành kinh tế nói chung. Việc nới lỏng chính sách tiền tệ cần được thực hiện thận trọng trong bối cảnh áp lực lạm phát vẫn còn.

Trong ngắn hạn, cần mở rộng các chính sách tài khóa và sử dụng chính sách tiền tệ như công cụ hỗ trợ. Chính sách phối hợp có thể hỗ trợ phục hồi kinh tế một cách có hiệu quả.

Các số liệu thống kê đã cho thấy, hoạt động xuất khẩu của Việt Nam còn phụ thuộc nhiều vào các doanh nghiệp đầu tư trực tiếp nước ngoài. Khi cầu bên ngoài giảm thì kim ngạch xuất khẩu của các doanh nghiệp trong nước chưa thể bù đắp phần giảm kim ngạch của các doanh nghiệp FDI. Vì vậy, cần tiếp tục đẩy mạnh hơn nữa cải cách tái cơ cấu nền kinh tế.

Mặt khác, các doanh nghiệp trong nước cần chủ động nắm bắt cơ hội để chuyển đổi công nghệ, chuyển đổi số mạnh hơn để tạo ra các giá trị trong chuỗi giá trị, nhằm cải thiện hoạt động xuất khẩu và tham gia sâu rộng hơn vào các chuỗi cung ứng toàn cầu.

Trong khi kinh tế toàn cầu dự báo tiếp tục đối mặt với nhiều thách thức, Việt Nam cần coi đây là cơ hội để tăng cường năng lực cạnh tranh bằng cách đẩy mạnh những cải cách nâng cao chất lượng các dịch vụ công, cải thiện hơn nữa môi trường đầu tư kinh doanh, cắt giảm các thủ tục quan liêu… nhằm tạo điều kiện thuận lợi thêm cho các doanh nghiệp trong nước, đồng thời thu hút nhiều hơn nữa dòng vốn FDI có chất lượng.

Xin cảm ơn ông!





Nguồn

Cùng chủ đề

Triển vọng tích cực của kinh tế Việt Nam

Nền kinh tế Việt Nam được các chuyên gia nhận định đi đúng hướng với triển vọng dài hạn tích cực. ...

Thị trường trái phiếu nội tệ Việt Nam giảm 0,4%

DNVN - Theo Ngân hàng Phát triển Châu Á, thị trường trái phiếu bằng đồng nội tệ của Việt Nam giảm 0,4% so với quý trước do khối lượng lớn tín phiếu ngân hàng nhà nước đáo hạn. Dư nợ trái phiếu Chính phủ chỉ tăng 2% so với quý trước. ...

Đề xuất đầu tư gần 9.000 tỷ đồng trồng lúa chất lượng cao ở miền Tây

Hệ thống thủy lợi, giao thông liên vùng, logistic và cơ giới hóa tổng kinh phí 375 triệu USD (gần 9.000 tỷ đồng) được đề xuất đầu tư để trồng lúa phát thải thấp, chất lượng cao. Dự án hỗ trợ hạ tầng kỹ thuật cho lúa carbon thấp vùng Đồng bằng sông Cửu Long do Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đề xuất được trình bày tại hội nghị góp ý ở Cần Thơ, ngày 19/3....

Thủ tướng:

Cùng tham dự sự kiện có ông Masatsugu Asakawa, Chủ tịch ADB, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Nguyễn Thị Hồng, lãnh đạo các bộ, ngành, cơ quan, một số cơ quan ngoại giao, tổ chức quốc tế tại Hà Nội. Trước đó, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã có cuộc tiếp riêng ngài Chủ tịch ADB. Tạo động lực, truyền cảm hứng cho các đối tác khác Phát biểu tại cuộc tiếp Chủ tịch ADB và lễ...

Thủ tướng đề nghị ADB hỗ trợ trong các dự án ‘xoay chuyển tình thế, chuyển đổi trạng thái’

Nhận định Thủ tướng Phạm Minh Chính đã chỉ đạo sát sao với hoạt động hợp tác hai bên, ông cho biết ADB sẽ không chỉ đáp ứng tốt hơn các yêu cầu, mong muốn hỗ trợ của Việt Nam mà còn đơn giản hóa các...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Bắc Kinh yêu cầu Manila ngừng khiêu khích ở Biển Đông

Người phát ngôn Bộ Quốc phòng Trung Quốc Ngô Khiêm ngày 24/3 cảnh báo Manila cần chấm dứt các hành vi "vi phạm và khiêu khích' gần Bãi Cỏ Mây ở Biển Đông.

Mở ra cơ hội phát triển cho du lịch Hà Nội

Việc khai thác lợi thế sẵn có về vị trí, địa hình, hạ tầng, dịch vụ sẽ mở ra những cơ hội lớn để thúc đẩy phát triển du lịch thể thao, thu hút ngày càng nhiều hơn du khách đến Hà Nội.

Ngoại trưởng Nga “bóc mẽ” ý đồ gửi quân đến Ukraine của Tổng thống Pháp

Ngoại trưởng Nga cho rằng thông qua tuyên bố triển khai quân tới Ukraine, Tổng thống Pháp E. Macron đang cố gắng "làm hài lòng" Washington và khiêu khích các đồng minh.

Bài đọc nhiều

Cùng chuyên mục

EU sẽ nhận hậu quả nếu “khai tử” dòng “nhiên liệu xanh” của Nga qua Ukraine

Việc ngừng vận chuyển khí đốt của Nga quá cảnh Ukraine vào cuối năm nay sẽ dẫn đến hậu quả đáng báo động đối với các nước Liên minh châu Âu (EU) vốn hoàn toàn phụ thuộc vào nguồn cung cấp nhiên liệu này.

Tăng cường cơ hội hợp tác giữa Việt Nam và các nước

Trong đó, Thứ trưởng Nguyễn Minh Hằng đã có các cuộc làm việc với Thứ trưởng Ngoại giao Thổ Nhĩ Kỳ Burak Akcapar; Chủ tịch Ủy ban Kinh tế đối ngoại Thổ Nhĩ Kỳ (DEIK) Nail Olpak, Phó Chủ tịch Hội đồng kinh doanh Thổ Nhĩ Kỳ - Việt Nam Reha Denemec và Lãnh sự danh dự Việt Nam tại Istanbul Ali Telzolmez. Thứ trưởng Ngoại giao Thổ Nhĩ Kỳ Burak Akcapar khẳng định, chuyến thăm chính thức Thổ...

Giá vàng trong nước “lật đổ” mức đỉnh cũ, vàng thế giới tìm được động lực mới, tiếp đà bứt phá trong tuần này?

Giá vàng hôm nay 4/3/2024, trong nước và thế giới đều đang neo khá chắc ở mức cao chưa từng thấy. Giá vàng miếng SJC sau khi đạt đỉnh mới hiện đang xuống sát ngưỡng 80 triệu đồng/lượng. Giá vàng thế giới đã tìm được động lực mới, tăng mạnh trong phiên cuối tuần. Giới chuyên gia dự báo thế nào về thị trường trong nước và thế giới tuần này?

Giá tiêu hôm nay 4/3/2024, doanh nghiệp tăng mua đẩy giá đi lên, tin vui với tiêu Việt xuất khẩu, kỳ vọng từ thị...

Giá tiêu hôm nay 4/3/2024 tại thị trường trong nước tăng nhẹ ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 93.000 – 95.500 đồng/kg.

Từng “hụt hơi”, xuất khẩu cá tra bất ngờ lấy lại đà tăng tốc

Đối lập gam màu buồn của xuất khẩu cá tra Việt Nam năm 2023, 2 tháng đầu năm nay, đa số các thị trường chính đều ghi nhận loại cá tỷ USD này lấy đà tăng trở lại.

Mới nhất

Không chỉ Maldives, Phuket hay Bali, thiên đường nghỉ dưỡng hạng sang đang gọi tên Phú Quốc

“MỘT HÒN ĐẢO NGÀN TRẢI NGHIỆM, VỪA SANG TRỌNG VỪA KHÁC BIỆT, LÀ NƠI LÝ TƯỞNG MÀ DU KHÁCH NÊN LỰA CHỌN CHO KỲ NGHỈ CỦA MÌNH” NHỮNG DÒNG MÔ TẢ NGẮN CỦA TRANG TIN UY TÍN NƯỚC PHÁP DEMOTIVATEUR ĐÃ PHẦN NÀO PHÁC HỌA CHÂN DUNG PHÚ QUỐC - “ĐIỂM ĐẾN DU LỊCH BIỂN ĐẢO SANG TRỌNG HÀNG...

Váy dạ hội lộ nội y tràn ngập Hoa hậu Hòa bình Thái Lan

21/03/2024 | 14:19 TPO - Loạt váy dạ hội lộ nội y táo bạo của thí sinh Hoa hậu Hòa bình Thái Lan 2024 gây chú ý...

Nhiều yếu tố thúc đẩy xuất khẩu cà phê tăng cao trong năm 2024

Các thông tin cũng cho thấy, tiêu thụ hạt cà phê toàn cầu trong giai đoạn 2023-2024 sẽ tăng 20% tính từ năm 2013-2014, trong đó châu Á tăng nhiều nhất."Giá cà phê sẽ tiếp tục neo ở mức cao, đặc biệt, nếu các nền kinh tế lớn trên thế giới tiếp tục giảm lãi suất, xuất khẩu...

Mới nhất