Việt Nam sẽ đầu tư thêm 2


Đây là mục tiêu đề ra trong quy hoạch hạ tầng thông tin và truyền thông thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050 của Việt Nam vừa được Phó thủ tướng Trần Lưu Quang ký quyết định ban hành.

Việt Nam sẽ đầu tư thêm 2 - 4 tuyến cáp viễn thông quốc tế- Ảnh 1.

Việt Nam sẽ đầu tư thêm từ 2 – 4 tuyến cáp quang viễn thông quốc tế

Theo quy hoạch, định hướng phát triển của Việt Nam đến năm 2025, nước ta nằm trong nhóm 20 quốc gia dẫn đầu thế giới về chuyển đổi internet sang IPv6 (giao thức internet thế hệ mới).

Mạng viễn thông băng rộng bảo đảm dung lượng lớn, tốc độ cao, công nghệ hiện đại, hạ tầng internet vạn vật (IoT) được tích hợp rộng rãi bảo đảm phát triển hài hòa, phục vụ tốt chuyển đổi số, Chính phủ số, kinh tế số, xã hội số và an ninh – quốc phòng.

Việt Nam cũng phấn đấu đến năm 2025 đạt 100% các khu công nghệ cao, khu công nghệ thông tin tập trung, trung tâm nghiên cứu, phát triển, đổi mới sáng tạo có thể truy nhập internet với tốc độ tối thiểu lGb/s; đồng thời, thực hiện triển khai, đầu tư thêm 2 – 4 tuyến cáp viễn thông quốc tế; phát triển thêm 4 – 6 tuyến cáp quang biển quốc tế.

Mạng băng rộng di động 5G phủ sóng 99% dân số, hướng tới phát triển mạng di động tiên tiến thế hệ tiếp theo.

Tên miền “.vn” là thương hiệu quốc gia, đạt tối thiểu 1 triệu tên miền, chiếm tối thiểu 60% tên miền sử dụng ở Việt Nam; Việt Nam đứng thứ nhất ASEAN, thuộc nhóm 10 nước dẫn đầu châu Á, nhóm 20 – 30 nước dẫn đầu thế giới về tên miền.

Đối với hạ tầng trung tâm dữ liệu và điện toán đám mây, hình thành các trung tâm dữ liệu quy mô lớn, theo tiêu chuẩn xanh, bám sát quy hoạch vùng năng lượng; bảo đảm các trung tâm dữ liệu được kết nối đồng bộ, dữ liệu liên thông và có khả năng dự phòng lẫn nhau, thúc đẩy phát triển công nghiệp dữ liệu lớn; nâng cao hiệu suất và khai thác hiệu quả các trung tâm dữ liệu hiện có.

Yêu cầu đặt ra là đến năm 2025 hình thành và triển khai các trung tâm dữ liệu quốc gia là hạ tầng phục vụ các cơ sở dữ liệu quốc gia, cơ sở dữ liệu dùng chung khác theo quy định của pháp luật; hình thành tối thiểu 3 cụm trung tâm dữ liệu đa mục tiêu cấp quốc gia; hình thành các cụm trung tâm dữ liệu đa mục tiêu cấp vùng.

Quy hoạch hạ tầng thông tin và truyền thông cũng nêu rõ mục tiêu: 100% cơ quan thuộc Chính phủ dùng hệ sinh thái điện toán đám mây phục vụ Chính phủ số và 70% doanh nghiệp Việt Nam sử dụng dịch vụ điện toán đám mây do doanh nghiệp trong nước cung cấp.

Quy hoạch đề ra đến năm 2030, phát triển các cụm trung tâm dữ liệu quy mô lớn theo tiêu chuẩn xanh, kết nối và chia sẻ tạo thành mạng lưới các cụm trung tâm dữ liệu nhằm thúc đẩy công nghiệp dữ liệu lớn, trong đó hình thành tối thiểu 3 cụm trung tâm dữ liệu quốc gia; 100% cơ quan nhà nước, doanh nghiệp nhà nước và trên 50% người dân sử dụng các dịch vụ điện toán đám mây do doanh nghiệp trong nước cung cấp.

Quy hoạch đưa ra mục tiêu đến năm 2050, hạ tầng thông tin và truyền thông bảo đảm tăng cường thông minh dựa trên dữ liệu và các công nghệ mới; xanh, thích ứng với biến đổi khí hậu; bao phủ, kết nối đa tầng không gian (mặt nước, lòng nước, mặt đất, lòng đất, vùng trời) và đa chiều giữa các tầng; hợp nhất an toàn toàn bộ thế giới vật lý với thế giới số nhằm thích ứng trước mọi biến động phức tạp, khẩn cấp; mở rộng không gian hoạt động; đáp ứng phát triển bền vững mọi mặt đời sống chính trị, kinh tế, xã hội, môi trường, an ninh, quốc phòng.



Source link

Cùng chủ đề

Airbus sẽ hỗ trợ Việt Nam xây dựng phương án vệ tinh viễn thông

Sáng 21/3, tại trụ sở Bộ TT&TT, Thứ trưởng Nguyễn Huy Dũng đã có buổi tiếp đoàn công tác của Tập đoàn Airbus do ông Bruno Parenti, Phó Chủ tịch Airbus Defence and Space, kiêm Tổng Giám đốc điều hành Hệ thống vệ tinh công dẫn đầu.  Tham dự buổi làm việc còn có ông Zakir Hamid, Chủ tịch Airbus Defence and Space, khu vực châu Á-Thái Bình Dương và Trung Quốc; bà Hoàng Tri Mai, Tổng Giám đốc...

Giải đáp việc không giỏi toán, có nên chọn ngành công nghệ thông tin

Chương trình do báo Tuổi Trẻ, Vụ Giáo dục đại học (Bộ Giáo dục và Đào tạo), Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp (Bộ...

Xuất khẩu nền tảng số Việt sang Thái Lan, Singapore nhờ cấp WiFi miễn phí

Nhà mạng Nhật Bản mua cổ phần startup Việt Nam  NTT e-Asia, công ty thành viên của Tập đoàn viễn thông NTT East (Nippon Telegraph and Telephone East Corporation, Nhật Bản) vừa công bố việc đầu tư chiến lược vào Awing. Đây là startup Việt sở hữu nền tảng quảng cáo trực tuyến trên mạng WiFi công cộng.  Awing là startup Việt được thành lập vào năm 2017. Nền tảng quảng cáo do Awing phát triển hoạt động dựa trên...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Bài đọc nhiều

Cùng chuyên mục

Mới nhất

Khởi tố nữ giám đốc ở Hà Nam mua bán hóa đơn khống trị giá 730 tỷ đồng

Tối 24/3, thông tin từ Công an tỉnh Hà Nam, Cơ quan An ninh điều tra, Công an tỉnh này vừa khởi tố vụ án, ra quyết định khởi tố bị can đối với Lê Thị Hậu (SN 1980, trú phường Hoàng Đông, thị xã Duy Tiên, Hà Nam) và 12 bị can khác để điều tra về...

Phó Chủ tịch Quốc hội, Thượng tướng Trần Quang Phương tham dự Phiên khai mạc Đại hội đồng IPU -148

Diễn ra từ ngày 23-27.3, Đại hội đồng IPU-148 có chủ đề “Ngoại giao nghị viện: xây dựng các cầu nối vì hòa bình và sự phát triển”.  Các đại biểu sẽ tham gia các...

Đến tận nơi đăng ký tuyển sinh Nhanh như chớp nhí vì sợ bị lừa

"Đây là con số đăng ký trên online. Ngày hôm nay có khá nhiều phụ huynh đến đăng ký tuyển sinh trực tiếp luôn", đại diện đơn vị sản xuất Nhanh như chớp nhí mùa 5 cho Tuổi Trẻ Online biết.Có lẽ...

Triển vọng tích cực của kinh tế Việt Nam

Nền kinh tế Việt Nam được các chuyên gia nhận định đi đúng hướng với triển vọng dài hạn tích cực. ...

Mới nhất