Trang chủVăn hóa - Xã hộiGiáo dụcVướng cơ chế, thiếu nguồn tuyển

Vướng cơ chế, thiếu nguồn tuyển


NƠI NÀO CŨNG THIẾU GV DẠY MÔN HỌC MỚI

Theo thống kê của Bộ GD-ĐT, cả nước còn thiếu 118.253 giáo viên (GV). Tình trạng này không những không được cải thiện mà số GV thiếu trầm trọng hơn, tăng thêm 11.308 người so với năm học 2021 – 2022. Ghi nhận thực tế, việc thiếu GV diễn ra ở hầu khắp các địa phương trên cả nước, đặc biệt là với GV đáp ứng yêu cầu của đổi mới chương trình giáo dục phổ thông.

Ông Trần Thế Cương, Giám đốc Sở GD-ĐT Hà Nội, cho biết Hà Nội có quy mô trường lớp là 2.845 trường học với hơn 2,3 triệu học sinh. Số trường học tiếp tục tăng dần qua từng năm, trung bình 30 – 50 trường học phải xây mới mỗi năm… Tuy nhiên, từ năm 2015 đến nay, số lượng viên chức được giao cho khối giáo dục cơ bản giữ nguyên. Năm 2022, số lượng biên chế toàn thành phố chỉ đáp ứng 92% nhu cầu biên chế của các trường công lập. Hiện, Hà Nội đang thiếu xấp xỉ 10.000 GV các cấp học. Do vậy, ông Cương đề xuất Bộ GD-ĐT tiếp tục có ý kiến với Bộ Nội vụ, trình Chính phủ giao thêm biên chế.

Ông Trần Văn Thức, Giám đốc Sở GD-ĐT Thanh Hóa, cho biết toàn tỉnh thiếu hơn 10.250 GV, thuộc diện trầm trọng nhất cả nước. Trong đó, một số môn bắt buộc theo chương trình mới như tin học thiếu 690 GV, tiếng Anh thiếu 350 GV, mỹ thuật thiếu 280 GV. Việc này ảnh hưởng lớn đến chất lượng dạy và học.

Tìm giáo viên cho chương trình giáo dục phổ thông mới: Vướng cơ chế, thiếu nguồn tuyển - Ảnh 1.

Địa phương nào cũng thiếu giáo viên các môn mỹ thuật, âm nhạc

Về nguyên nhân, theo ông Thức, do số biên chế GV tỉnh được giao (gần 1.700) thấp hơn định mức, trong khi hằng năm vẫn phải cắt 10% biên chế theo Nghị quyết 19 của T.Ư. Ngoài ra, chương trình giáo dục phổ thông mới (2018) có nhiều thay đổi về cơ cấu môn học nên có môn thừa, môn thiếu. Từ năm học 2021 – 2022 trở về trước, môn tiếng Anh và tin học ở tiểu học là tự chọn; các môn âm nhạc, mỹ thuật không có trong chương trình THPT. Theo chương trình mới, tiếng Anh, tin học trở thành môn học bắt buộc từ lớp 3; âm nhạc, mỹ thuật được đưa vào là môn lựa chọn từ lớp 10 nên việc chuẩn bị đội ngũ GV gặp nhiều khó khăn.

Tại Hải Dương, năm 2023, ngành giáo dục tỉnh này được giao chỉ tiêu biên chế hơn 27.900 GV. Hiện, toàn tỉnh có trên 22.600 GV và còn thiếu hơn 1.400 GV. Số GV thiếu nhiều nhất ở bậc mầm non và một số môn chuyên biệt ở cấp tiểu học như tin học, mỹ thuật…

Ông Thái Văn Tài, Vụ trưởng Vụ Giáo dục tiểu học (Bộ GD-ĐT), cho biết chương trình giáo dục phổ thông 2018 có một số môn học mới ở cấp tiểu học và yêu cầu dạy học 2 buổi/ngày nên việc chuẩn bị về đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục và cơ sở vật chất còn nhiều khó khăn.

NGÀNH GD-ĐT CHƯA “NẮM” VỀ CON NGƯỜI THÌ CÒN KHÓ

Theo ông Vũ Minh Đức, Cục trưởng Cục Nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục (Bộ GD-ĐT), mặc dù số GV thiếu nhiều nhưng tính đến hết năm học 2022 – 2023, số lượng biên chế được giao chưa tuyển dụng là hơn 74.100 GV.

Lý giải việc không tuyển dụng đủ GV, các tỉnh cho rằng chính sách sử dụng, đãi ngộ nhà giáo còn một số bất cập, chưa tạo động lực về vật chất và tinh thần để khuyến khích, thu hút họ. Việc phân cấp tại địa phương trong công tác tuyển dụng GV còn nhiều bất cập dẫn đến tình trạng thừa, thiếu GV cục bộ. Cơ quan chuyên môn là sở, phòng GD-ĐT không phải là đơn vị chủ trì về tuyển dụng nên không chủ động trong việc điều tiết số lượng, cơ cấu đội ngũ theo môn học, cấp học và không chủ động điều tiết được GV thừa, thiếu.

Tìm giáo viên cho chương trình giáo dục phổ thông mới: Vướng cơ chế, thiếu nguồn tuyển - Ảnh 2.

Các ứng viên tham gia tuyển dụng giáo viên tại TP.HCM dự thi phần kiến thức chung vào giữa tháng 7

Giám đốc Sở GD-ĐT Thanh Hóa Trần Văn Thức cũng chỉ ra rằng khi đổi mới giáo dục phổ thông, yêu cầu với GV rất cao, công việc nhiều hơn, áp lực lớn hơn nhưng cơ chế, chính sách thì không thay đổi. Ví dụ, ở tiểu học, chương trình cũ yêu cầu dạy 1 buổi/ngày, chương trình mới là 2 buổi/ngày nhưng cũng không có chế độ gì tăng lên với GV. Lương không tăng, dạy thêm, học thêm thì quản lý chặt. Khối lượng công việc rất lớn nhưng vai trò, chức năng của phòng GD-ĐT trong quản lý nhân sự thì chưa được thể hiện đúng mức.

“Chừng nào ngành giáo dục chưa quản lý được đội ngũ của mình thì chừng đó chưa ổn định được. Ví dụ, sở GD-ĐT của chúng tôi quản lý về chuyên môn, con người nhưng sở tài chính cấp kinh phí về các trường THPT như thế nào chúng tôi cũng không biết. Vấn đề nhân sự cũng vậy, việc điều động, bổ nhiệm, luân chuyển… đội ngũ của mình thế nào ngành GD-ĐT cũng không nắm được.

Tôi đề nghị Bộ GD-ĐT phải phối hợp với Bộ Nội vụ nghiên cứu, tham mưu với Chính phủ làm sao để chức năng quản lý của ngành GD-ĐT phải thông suốt từ bộ xuống các địa phương, thì việc triển khai chương trình giáo dục phổ thông mới hiệu quả được”, ông Thức nhấn mạnh.

Ông Phan Viết Lượng, Phó chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa – Giáo dục của Quốc hội, cho rằng cần nêu rõ vai trò, trách nhiệm của Chính phủ trong việc chỉ đạo, điều hành thực hiện đổi mới căn bản, toàn diện GD-ĐT, bởi nếu chỉ riêng Bộ GD-ĐT thì có nỗ lực đến mấy cũng không thực hiện được. Nhiều khó khăn, hạn chế kéo dài không được xử lý, ví dụ như tình trạng đội ngũ thừa, thiếu cục bộ kéo dài rất lâu rồi chứ không phải vấn đề mới phát sinh.

Cục Nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục đề xuất một số giải pháp trong năm học tới, trong đó nhấn mạnh đến việc triển khai xây dựng luật Nhà giáo; sửa đổi thông tư về vị trí việc làm và định mức GV. Đối với các địa phương, cần xây dựng, thực hiện đề án phát triển đội ngũ GV; đồng thời rà soát, điều tiết GV giữa các cơ sở giáo dục. Mặt khác, các địa phương cần phối hợp tổ chức tuyển dụng hết chỉ tiêu biên chế được phân bổ. Cùng với đó, xây dựng chính sách địa phương để thu hút, tạo nguồn, giữ chân GV. Các địa phương cần có cơ chế “đặt hàng” đào tạo GV theo Nghị định 116/2020/NĐ-CP; thí điểm cơ chế tự chủ cho cơ sở giáo dục và phát triển giáo dục ngoài công lập. 

Đề nghị có chính sách luân chuyển GV giữa các địa phương

Đoàn giám sát việc thực hiện Nghị quyết 88 của Quốc hội về đổi mới chương trình, sách giáo khoa phổ thông của Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng chỉ ra rằng, bất cập về cơ cấu GV dẫn đến tình trạng thừa, thiếu cục bộ; nhiều địa phương thiếu GV nhưng không tuyển được. Một bộ phận GV bỏ việc, chuyển khỏi ngành chủ yếu do định mức GV chưa phù hợp; chế độ tiền lương, phụ cấp, nhất là GV mầm non, tiểu học, GV mới rất thấp, không tương xứng với cường độ, áp lực công việc và trình độ đào tạo.

Do đó, đoàn giám sát đề nghị Chính phủ có chính sách luân chuyển GV giữa các địa phương, giữa các cấp học; khắc phục tình trạng chưa tuyển đủ GV theo biên chế; xác định lại định mức GV cho phù hợp với thực tiễn và có lộ trình phù hợp để đạt định mức tiêu chuẩn của khu vực và thế giới. Chính phủ cần sớm xây dựng chính sách đãi ngộ hấp dẫn, thu hút GV giỏi…



Source link

Cùng chủ đề

Chiến lược giáo dục: Tạo lập thế hệ người Việt Nam mới sống lương thiện, giàu khát vọng

Giáo dục là tiền đề, động lực cho chuyển đổi kinh tếĐánh giá chiến lược có tầm quan trọng, ảnh hưởng lớn đến chính sách giáo dục và phát triển nguồn nhân lực, Phó thủ tướng lưu ý cần kiên trì thực hiện quan điểm, mục tiêu trong Nghị quyết 29 về cơ sở giáo dục, đào tạo, người dạy, người học... Từ...

Đảm bảo nguồn nhân lực chất lượng cao

Phát biểu mở đầu cuộc họp, Thứ trưởng Tạ Quang Đông cho biết, ngày 7/3 vừa qua, Bộ VHTTDL đã họp với đại diện các Bộ: Giáo dục- Đào tạo; Lao động, Thương binh và Xã hội; Tư Pháp, Văn phòng Chính phủ và các đơn vị liên quan về...

Trung Quốc tiếp tục đổi mới giáo dục phổ thông

Ngành giáo dục của Trung Quốc đang đổi mới liên tục với nhu cầu ngày càng tăng về các dịch vụ giáo dục đa dạng. Một trong số đó là vấn đề giảm tải chương trình và vấn đề dạy và học thêm. Theo Bộ Giáo dục Trung Quốc, nước này sẽ thúc đẩy sự phát triển cân bằng, chất lượng cao và gia tăng sự hội nhập giữa thành thị...

Nghị định quy định về đào tạo các ngành, nghề chuyên sâu đặc thù trong lĩnh vực nghệ thuật

Phát biểu mở đầu cuộc họp, Thứ trưởng Tạ Quang Đông cho biết: Trong hệ thống đào tạo ở nước ta, số lượng các trường đào tạo thuộc Bộ VHTTDL không nhiều, số sinh viên, học viên cũng không lớn nhưng lại giữ vai trò quan trọng trong việc đào...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

‘Vòng cung’ món ngon ăn ở trung tâm Tuy Hòa

Trong vòng bán kính vài cây số ở trung tâm TP.Tuy Hòa, có đầy đủ quán bán các món ngon của Phú Yên như cơm gà, bánh canh hẹ, cá nục hấp cuốn bánh tráng… Đến Tuy Hoà (Phú Yên) trong ngày làm thế nào để thưởng thức hết các đặc sản nức tiếng của vùng đất này là câu hỏi của nhiều người. Các "thổ địa" cho biết trong vòng cung vài cây số ngay trung tâm Tuy Hòa có...

Bài đọc nhiều

Học sinh Việt cần làm gì khi Australia siết thị thực du học

Học sinh và gia đình cần sớm chuẩn bị về tài chính, thành tích học tập và khả năng tiếng Anh nếu muốn du học Australia, sau khi nước này siết thị thực. Australia áp dụng quy định thị thực mới với sinh viên quốc tế từ 23/3, nhằm kiềm chế số người nhập cư. Sau đây là 5 lưu ý với du học sinh Việt Nam, theo các chuyên gia tuyển sinh:Nâng cao khả năng tiếng AnhAustralia sẽ...

TP.HCM đồng ý tách Trường THPT chuyên Trần Đại Nghĩa

Phương án tách trường được UBND TP.HCM chấp thuận sau buổi làm việc với lãnh đạo Sở GD&ĐT TP về công tác tuyển sinh đầu cấp năm 2024 - 2025. UBND TP.HCM giao Sở GD&ĐT chủ trì, khẩn trương phối hợp với Sở Nội vụ, các cơ quan, đơn vị liên quan xây dựng đề án tổ chức lại Trường THPT chuyên Trần Đại Nghĩa trên cơ sở tách Trường THPT chuyên Trần Đại Nghĩa thành Trường THPT chuyên...

“Kết sức mạnh – Nối yêu thương”

Ngày 23/3, tại Trường THCS Lương Yên (quận Hai Bà Trưng, Hà Nội), Trung tâm Truyền thông Thanh thiếu nhi (Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh) phối hợp cùng Tổ chức Cứu trợ trẻ em (SCI) tổ chức Chương trình truyền thông với chủ đề “Kết sức mạnh – Nối yêu thương”.  Sự kiện được chính các thành viên Câu lạc bộ Girls Decide - “Quyết định ở chúng mình” là các em học sinh nữ từ 11...

Cùng chuyên mục

Nhiều cách ‘dụ’ trò mê sách

Phụ huynh đồng hành cùng conVới Trường tiểu học Lương Thế Vinh (quận Sơn Trà), có một phong trào thu hút không chỉ học sinh mà cả phụ huynh cùng tham gia mang tên "Đằng sau thành công của con là bóng dáng của bố mẹ". Theo đó, qua nhóm Facebook do nhà trường lập, phụ huynh sẽ quay và đăng tải lên...

Mất định hướng sau khi tốt nghiệp đại học, sinh viên cần làm gì?

Không chỉ riêng sinh viên năm cuối, sinh viên mới tốt nghiệp đại học cũng đối mặt với vô số vấn đề như không có mục tiêu, không có phương hướng, cảm thấy mông lung về công việc và cuộc sống.Dưới đây là một số bước giúp sinh viên vừa tốt nghiệp đại học lập kế hoạch hiệu quả hơn, tìm kiếm được công việc phù hợp với bản thân, mọi người có thể tham khảo thêm.Xác định...

Nhiều trường xét tuyển học bạ vào ngành Y khoa

Hai trường công lập và nhiều trường tư thục thông báo xét tuyển học bạ vào ngành Y khoa, có trường chỉ yêu cầu học lực lớp 12 loại giỏi trở lên. Trường Đại học Y Dược, Đại Thái Nguyên năm nay tuyển 600 sinh viên ngành Y khoa, trong đó 120 chỉ tiêu được xét bằng học bạ.Trường sử dụng ba tổ hợp gồm B00 (Toán, Hóa, Sinh), D07 (Toán, Hóa, Anh) và B08 (Toán, Sinh, Anh). Điểm...

Sinh viên năm cuối cần chuẩn bị những gì trước khi đi xin việc?

Để có thể ứng tuyển vào những vị trí việc làm phù hợp và được nhà tuyển dụng đánh giá cao, sinh viên năm cuối cần phải chuẩn bị mọi thứ thật kỹ trước khi cầm hồ sơ đi xin việc.Dưới đây là một số lưu ý dành cho sinh viên năm cuối trước khi đi xin việc, bạn có thể tham khảo thêm để có cho mình sự chuẩn bị tốt nhất.Đảm bảo bằng cấpCác trường đại...

Mới nhất

Chính phủ luôn đồng hành cùng doanh nghiệp

Văn phòng Chính phủ vừa ban hành Thông báo số 127/TB-VPCP ngày 23/3/2024 kết luận của Thường trực Chính phủ tại Hội nghị gặp mặt đầu xuân với các doanh nghiệp nhà nước tiêu biểu trên toàn quốc. Thông báo nêu rõ, Chính phủ luôn đồng hành cùng doanh nghiệp, trong đó có doanh nghiệp nhà nước (DNNN); chú...

Cả nước tiết kiệm 428.000 kWh điện

Tối ngày 23/3/20124, để hưởng ứng Chiến dịch Giờ Trái đất, nhiều quốc gia, vùng lãnh thổ trên toàn thế giới cùng với 63 tỉnh, thành phố của Việt Nam đã hưởng ứng Chiến dịch Giờ Trái đất bằng hành động tắt đèn và giảm thiểu sử dụng các thiết bị điện trong 1 giờ, từ 20h30 đến...

Sắc vóc tuổi 44 của Hồ Quỳnh Hương

Hồ Quỳnh Hương (trái) được học trò - ca sĩ Myra Trần - chúc mừng hôm 22/3 trong buổi ra mắt MV "Cứ để cho em", sản phẩm đánh dấu sự trở lại của cô sau nhiều năm chuyển hướng công việc, hạn chế ca hát.Tại sự kiện, nói về sự thay đổi ngoại hình hiện tại so...

Chó thả rông rượt vận động viên tập luyện tại giải Vô địch Quốc gia marathon

Những ngày qua, nhiều đoàn, vận động viên chuyên nghiệp trên khắp cả nước đã quy tụ về Phú Yên để tập luyện, chuẩn bị cho giải chạy.Nhiều vận động viên đánh giá, Phú Yên có cung đường chạy rộng thênh thang, cảnh quan hùng vỹ và khí hậu khí mát mẻ. Tuy nhiên, trong quá trình tập...

Trao giải ‘Khoảnh khắc Tết của tôi’: Nhiều hoạt động khám phá độc đáo, truyền cảm hứng

Khoảnh khắc Tết của tôi 2024. Các tác phẩm dự thiBan giám khảo chấm giải Khoảnh khắc Tết của tôi Ảnh: DUYÊN PHAN ...

Mới nhất