Trang chủDestinationsHòa BìnhXác định khâu đột phá, tạo bước chuyển mạnh trong thực hiện...

Xác định khâu đột phá, tạo bước chuyển mạnh trong thực hiện học tập và làm theo Bác


(HBĐT) – Năm 2023 là năm thứ 5 toàn Đảng bộ tỉnh triển khai khâu đột phá thực hiện Chỉ thị số 05 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Với tinh thần gương mẫu, quyết liệt, triệt để của đội ngũ cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ chủ chốt các cấp, việc thực hiện khâu đột phá đã tạo chuyển biến mạnh mẽ. Học tập, làm theo và nêu gương Bác đã trở thành việc làm thường xuyên của cấp ủy địa phương, cơ quan, đơn vị.


Đồng chí Bùi Đức Hinh, Phó Bí thư TT Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh kiểm tra tiến độ thực hiện các công trình, dự án trọng điểm trên địa bàn huyện Kim Bôi, kịp thời nắm bắt tình hình, hỗ trợ địa phương tháo gỡ khó khăn. Ảnh: T.L

Quyết tâm từ khâu lãnh đạo, chỉ đạo

Triển khai khâu đột phá thực hiện Chỉ thị số 05 của Bộ Chính trị, tại Kế hoạch số 125, ngày 15/1/2018, BTV Tỉnh ủy đã xác định rõ nội dung cơ bản, trọng tâm, đó là: “Nêu cao tinh thần trách nhiệm, gương mẫu của người đứng đầu cấp ủy, địa phương, đơn vị; thực hiện tốt đạo đức công vụ; xây dựng hình ảnh người cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức tận tuỵ, liêm khiết, gần dân, trọng dân, hết lòng phục vụ Nhân dân.” Để tạo sự thống nhất, hiệu quả trong triển khai, thực hiện, BTV Tỉnh ủy đã ban hành nhiều văn bản lãnh đạo, chỉ đạo, cụ thể hóa nội dung Kế hoạch.

Điểm nhấn là Quy định số 34, ngày 28/01/2019 về trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên, trước hết là Ủy viên BTV Tỉnh ủy, Ủy viên BCH Đảng bộ tỉnh. BTV Tỉnh ủy yêu cầu, cấp ủy cấp dưới, căn cứ Quy định xây dựng quy định trách nhiệm nêu gương của cấp ủy viên, Ủy viên BTV cấp mình. 

Tỉnh ủy, BTV Tỉnh ủy đã ban hành Kế hoạch số 166, ngày 17/8/2018 thực hiện Quy định 124 của Ban Bí thư về giám sát của MTTQ Việt Nam, các tổ chức chính trị – xã hội và Nhân dân đối với việc tu dưỡng, rèn luyện đạo đức, lối sống của người đứng đầu, cán bộ chủ chốt và cán bộ, đảng viên trên địa bàn tỉnh; triển khai Kế hoạch 146 về tổ chức thực hiện lấy phiếu tín nhiệm đối với thành viên lãnh đạo cấp ủy và cán bộ lãnh đạo trong các cơ quan Đảng, Nhà nước, MTTQ và các đoàn thể chính trị – xã hội tỉnh năm 2018; ban hành Quy định số 13-QĐ/TU, ngày 4/1/2022 về quy định về tiêu chuẩn chức danh, tiêu chí đánh giá cán bộ thuộc diện BTV Tỉnh ủy quản lý; ban hành Quy định số 26, ngày 14/12/2022 về quy định cán bộ lãnh đạo các cơ quan, đơn vị cấp tỉnh theo dõi các xã, phường, thị trấn… Trong các văn bản đều quy định rõ cách thức, nội dung thực hiện. Qua đó, tạo sự thống nhất, minh bạch trong triển khai thực hiện khâu đột phá của toàn Đảng bộ.

Bám sát nội dung Kế hoạch số 125, căn cứ điều kiện thực tiễn, 100% cơ quan, đơn vị, địa phương trong tỉnh đã triển khai thực hiện khâu đột phá gắn với giải quyết các vấn đề tồn đọng, phát sinh trên địa bàn. Điển hình như, BTV Huyện ủy Lạc Sơn, Lạc Thủy nhấn mạnh khâu đột phá về thực hiện công tác luân chuyển, điều động cán bộ; tăng cường công tác tuyên truyền miệng giải quyết những vấn đề nhạy cảm, những dự án đầu tư trọng điểm dễ phát sinh điểm nóng trên địa bàn; BTV Thành ủy Hòa Bình nhấn mạnh về vai trò trách nhiệm của người đứng đầu trong quản lý trật tự đô thị; Đảng ủy Khối các cơ quan tỉnh xác định khâu đột phá cần thực hiện về nâng cao đạo đức công vụ, thực hiện công tác dân vận chính quyền…

Đặc biệt, nêu gương trong thực hiện, với quan điểm “nói đi đôi với làm” hàng quý, Thường trực Tỉnh ủy tổ chức giao ban chuyên đề. Nội dung các hội nghị giao ban tập trung vào những việc đang triển khai còn khó khăn, vướng mắc để tháo gỡ; lãnh đạo, chỉ đạo xử lý các vụ việc bức xúc, nổi cộm, được dư luận quan tâm. Thực hiện Kế hoạch 125, UBND tỉnh đã ban hành kế hoạch về việc triển khai thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) tỉnh Hòa Bình. Qua đó góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao thu nhập, đời sống cho nhân dân…

Bước chuyển trong nhận thức và hành động

Năm 2021, huyện Mai Châu đứng thứ 4/9 huyện, thành phố về chỉ số năng lực cạnh tranh cấp huyện. Huyện đã đề ra mục tiêu tập trung đột phá vào công tác cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư, nâng cao chỉ số hài lòng của người dân, doanh nghiệp. Trực tiếp đồng chí Chủ tịch UBND huyện Phạm Văn Hoàn đã chỉ đạo, sâu sát quá trình thực hiện việc tiến hành tích hợp, kết nối Cổng dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4 trên địa bàn huyện; rà soát, cập nhật, đồng bộ dữ liệu phục vụ theo dõi, đánh giá chất lượng giải quyết thủ tục hành chính (TTHC) nhằm đảm bảo việc cập nhật, đồng bộ dữ liệu đối với 3 nhóm tiêu chí, gồm: tiến độ giải quyết TTHC; chất lượng cung cấp dịch vụ công trực tuyến; chất lượng cung cấp dịch vụ thanh toán trực tuyến đạt hiệu quả cao. Bộ phận “Một cửa” huyện được tổ chức, hoạt động theo mô hình hiện đại với việc áp dụng toàn bộ quy trình tiếp nhận và trả kết quả thông qua các thiết bị điện tử và công nghệ thông tin chuyên ngành. Với cách làm đó, năm 2022, trên 95% người dân, tổ chức, doanh nghiệp đánh giá mức độ hài lòng khi thực hiện các giao dịch hành chính tại các cơ quan, công sở của huyện Mai Châu. Huyện vươn lên vị trí thứ 2 toàn tỉnh về thứ hạng và điểm số về cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh cấp huyện.

Thực hiện số hóa hồ sơ trong tiếp nhận, giải quyết, trả kết quả giải quyết TTHC, 1 năm trở lại đây, chị Phùng Thị Hải, công chức tư pháp – hộ tịch xã Hương Nhượng (Lạc Sơn) đã thực hiện nhập dữ liệu, scan giấy tờ chuyển lãnh đạo xã, phòng, ban của huyện giải quyết. Khi công dân đến Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả của xã chỉ cần nhập dữ liệu và chờ kết quả. Với những thủ tục đơn giản, sẽ trả kết quả trong ngày, trong buổi, những thủ tục cần có cơ quan chức năng giải quyết chỉ cần đến Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả của xã. Theo chị Hải, thời gian đầu thực hiện, việc số hóa hồ sơ TTHC tương đối khó khăn. Do chúng tôi vừa phải hướng dẫn người dân đăng ký tài khoản, thực hiện các công đoạn số hóa, vừa phải bảo đảm trả kết quả đúng hẹn, trong khi vẫn phải thực hiện các nhiệm vụ kiêm nhiệm. Chưa kể đến là việc trang thiết bị chưa được hoàn thiện, chuẩn hóa. Song để tạo điều kiện thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp và công tác lưu trữ văn bản của cơ quan Nhà nước, chúng tôi quyết tâm thực hiện, với tinh thần “việc gì có lợi cho dân ta phải hết sức làm” như lời Bác Hồ dạy.

Có thể thấy, việc triển khai khâu đột phá trong thực hiện Chỉ thị số 05 đã tạo nên những chuyển biến rõ nét, nhất là trong đổi mới phương pháp, lề lối làm việc; nâng cao đạo đức công vụ. Trung tâm Phục vụ Hành chính công tỉnh đi vào hoạt động từ tháng 8/2017, đến nay đã tiếp nhận và xử lý hồ sơ, tỷ lệ giải quyết đúng hạn đạt 99%. 100% đơn vị cấp huyện có Bộ phận Một cửa hiện đại; 100% TTHC được chuẩn hóa, công khai, minh bạch. Cán bộ, công chức, viên chức thi hành công vụ với tinh thần “Làm hết việc chứ không làm hết giờ”, lấy sự hài lòng của người dân, doanh nghiệp là thước đo hiệu quả công việc. Điển hình như cán bộ, chiến sĩ phòng PC06 (Công an tỉnh), Công an các huyện và thành phố chủ động phối hợp với Bưu điện tỉnh chuyển phát 34.215 căn cước công dân đến tận tay công dân, đảm bảo rút ngắn thời gian đi lại, chờ đợi của công dân. Bên cạnh đó việc thực hiện khâu đột phá trong học tập và làm theo Bác đã góp phần khắc phục hạn chế, khó khăn, bức xúc, nổi cộm, điểm nghẽn… Đồng thời, khơi dậy và phát huy ý chí tự lực, tự cường để phát triển KT-XH của mỗi địa phương, cơ quan, đơn vị.

Theo đồng chí Bùi Đức Hinh, Phó Bí thư TT Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, để tiếp tục nâng cao hiệu quả việc triển khai khâu đột phá trong thực hiện Chỉ thị số 05, thời gian tới, ngoài các nội dung đột phá do ngành, địa phương lựa chọn thực hiện, BTV Tỉnh ủy sẽ lựa chọn, giao các nhiệm vụ trọng tâm, khâu đột phá cho từng Ban Cán sự, Đảng đoàn, các Huyện ủy, Thành ủy, Đảng ủy trực thuộc để tổ chức thực hiện. Qua đó tạo chuyển biến thực chất trong thực hiện nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị, cấp ủy, góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII, xây dựng tỉnh phát triển nhanh, bền vững.

Minh Vũ






Nguồn

Cùng chủ đề

Đặc sắc đêm khai mạc Lễ hội Quán Thế Âm Ngũ Hành Sơn năm 2024

Lễ hội Quán Thế Âm năm nay diễn ra trong 4 ngày, từ 26 đến 29/3 (từ ngày 17 đến 20/2 năm Giáp Thìn), với kết cấu bao gồm 2 phần lễ và hội hòa quyện với nhau. Phần lễ với các nghi thức tôn giáo, cầu Quốc thái...

3 loại hạt bình dân được doanh nghiệp Việt chi 1,22 tỷ USD gom mua

Ngô, đậu tương và lúa mì đều là những loại hạt bình dân và quen thuộc. Hàng năm, nước ta phải chi khoản tiền khủng lên tới vài triệu USD để nhập khẩu các loại hạt này. Thống kê sơ bộ từ Tổng cục Hải quan, chỉ trong 75 ngày đầu năm 2024, các doanh nghiệp Việt đã chi hơn 1,22 tỷ USD để nhập khẩu 4,14 triệu tấn ngô, đậu tương và lúa mì từ các quốc gia...

Nguyên nhân Vành đai 3 TP.HCM đoạn Tân Vạn

Chậm hơn 10% kế hoạchBộ GTVT vừa thông báo kết luận của Thứ trưởng...

‘Lương tăng 1 đồng, giá tăng 2 đồng, người lao động vốn khó lại càng thêm khó’

Bên cạnh niềm vui trước đề xuất lương tăng, người lao động còn thấp thỏm nỗi lo hàng hóa "té nước theo mưa" Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ-TB-XH) đang lấy ý kiến góp ý Dự thảo Nghị định quy định mức lương tối thiểu đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động. Trên cơ sở khuyến nghị của Hội đồng tiền lương Quốc gia sau kỳ họp diễn...

Sôi nổi Diễn đàn khát vọng cống hiến của Tỉnh Đoàn Bắc Giang

TPO - Ngày 24/3, Tỉnh Đoàn Bắc Giang tổ chức chương trình Diễn đàn khát vọng cống hiến – Lẽ sống thanh niên. Dự chương trình có Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Bắc Giang Mai Sơn, Chánh văn phòng Trung ương Đoàn Nguyễn Quốc Huy và hơn 300 đoàn viên, học sinh trong tỉnh Bắc Giang. Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Bắc Giang Mai Sơn dự...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Đổi thay khu căn cứ cách mạng Tu Lý

(HBĐT) - Thời kỳ tiền khởi nghĩa, khu căn cứ cách mạng Tu Lý - Hiền Lương (gồm 2 xã Tú Lý, Hiền Lương ngày nay) là 1 trong 4 khu căn cứ cách mạng của tỉnh nằm trong chiến khu Hòa - Ninh - Thanh. Khu căn cứ được Bộ Văn hóa - Thông tin xếp hạng di tích lịch sử cách mạng cấp quốc gia năm 1996, trở thành địa chỉ đỏ giáo dục truyền thống cách mạng và...

Homestay Độc Lập – hứa hẹn điểm đến thu hút khách du lịch

(HBĐT) - Homestay Độc Lập nằm tại xã Độc Lập (TP Hoà Bình). Tại đây có  dịch vụ ăn uống, nghỉ dưỡng, văn nghệ, lửa trại, nướng ngô, khoai, sắn... Cùng với đó, du khách được tham gia các hoạt động trải nghiệm câu cá, đạp xe quanh cánh đồng, du lịch sinh thái, du lịch giáo dục trồng rau, chăn nuôi...   Homestay Độc Lập là địa điểm nghỉ dưỡng đa dạng mô hình mới đi vào hoạt động hơn một tháng nhưng đã được khá...

Bài đọc nhiều

Cùng chuyên mục

Mai Châu điểm hẹn vùng Tây Bắc

Từ trên đèo cao nhìn xuống thung lũng Mai Châu - Hòa Bình đẹp như một bức tranh thủy mặc, hội tụ gam màu của phố núi cùng những bản làng người Thái ẩn mình sau những màu xanh cây lá vương vấn khói lam chiều khiến du khách nhớ đến câu thơ nổi tiếng: " Mai Châu mùa em thơm nếp xôi"...

Nghệ thuật vẽ sáp ong người Mông

Ở Việt Nam, người Mông là dân tộc sinh sống với số đông ở vùng Tây Bắc. Với đời sống canh tác từ lâu đời, người Mông đã hình thành nên một số nghề truyền thống như: nhuộm vải, dệt may, thêu hoa văn thổ cẩm… Đặc biệt, trên trang phục truyền thống, những họa tiết hoa văn được phụ nữ Mông cần cù, tỉ mỉ thêu lên những sắc màu truyền thống. Đặc biệt, những kí tự được...

Hòa Bình tiềm năng và triển vọng phát triển nông nghiệp

⁣        Nằm ở cửa ngõ của Thủ đô, cách trung tâm Hà Nội 70km, Hòa Bình là một tỉnh miền núi trù phú và tươi đẹp của vùng Tây Bắc Việt Nam, gần vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ... Đi đôi với phát triển công nghiệp, Hòa Bình rất coi trọng phát triển lĩnh vực mà tỉnh có lợi thế đó là nông nghiệp công nghệ cao do khí hậu và thổ nhưỡng của Hòa Bình...

Hòa Bình tiềm năng và triển vọng phát triển du lịch

Với diện tích gần 4600 km2, Hòa Bình là vùng đất hội tụ nhiều cảnh quan thiên nhiên kì thú và hùng vĩ, được bao bọc bởi núi đồi trùng điệp của đại ngàn và hệ thống sông suối dày đặc. Điều này đã mang lại cho Hòa BÌnh một chế độ khí hậu tuyệt vời cùng với nguồn tài nguyên thiên nhiên vô cùng đa dạng và phong phú...

Đổi thay khu căn cứ cách mạng Tu Lý

(HBĐT) - Thời kỳ tiền khởi nghĩa, khu căn cứ cách mạng Tu Lý - Hiền Lương (gồm 2 xã Tú Lý, Hiền Lương ngày nay) là 1 trong 4 khu căn cứ cách mạng của tỉnh nằm trong chiến khu Hòa - Ninh - Thanh. Khu căn cứ được Bộ Văn hóa - Thông tin xếp hạng di tích lịch sử cách mạng cấp quốc gia năm 1996, trở thành địa chỉ đỏ giáo dục truyền thống cách mạng và...

Mới nhất

Rõ thêm cơ chế xử lý vướng mắc tại dự án BOT giao thông

Nguyên tắc cao nhất khi xử lý các khó khăn khách quan tại một số dự án BOT giao thông là phải bảo đảm “lợi ích hài hòa, rủi ro chia sẻ”; công khai, minh bạch và tuyệt đối không để lợi dụng, trục lợi chính sách. ...

Dòng ngân hàng còn nhiều dư địa, có thể dẫn dắt VN-Index đi lên

Dòng ngân hàng còn nhiều dư địa, có thể dẫn dắt VN-Index đi lênNgoài NIM tăng, việc mặt bằng lãi suất thấp giúp tín dụng dễ đưa vào nền kinh tế hơn, trong khi nợ xấu giảm nền kinh tế phục hồi. Đây là 3 yếu tố lớn tác động tích cực, nhờ đó, hoạt động kinh doanh...

70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ: Về vùng căn cứ cách mạng Mường Phăng

Trong những ngày tháng Ba sau 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, tấp nập những đoàn khách phương xa về với Mường Phăng, về với di tích Sở Chỉ huy Chiến dịch Điện Biên Phủ.Phát động Tháng Âm nhạc kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên PhủKỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ: Sẽ...

Cả nước tiết kiệm 428.000 kWh điện trong 1 giờ tắt đèn hưởng ứng Chiến dịch Giờ trái đất 2024

Tối ngày 23/3/20124, để hưởng ứng Chiến dịch Giờ Trái đất, nhiều quốc gia, vùng lãnh thổ trên toàn thế giới cùng với 63 tỉnh, thành phố của Việt Nam đã hưởng ứng Chiến dịch Giờ Trái đất bằng hành động tắt đèn và giảm thiểu sử dụng các thiết bị điện trong 1 giờ, từ 20h30 đến...

Mới nhất