Trang chủDestinationsBình PhướcXử lý hành vi gây lãng phí nghiêm khắc như xử lý...

Xử lý hành vi gây lãng phí nghiêm khắc như xử lý tham nhũng


Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc trình bày Báo cáo về công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2022. Ảnh: An Đăng/TTXVN

Năm 2022, Quốc hội đã tổ chức giám sát tối cao một số cơ quan, đơn vị, địa phương trong thực hiện chính sách, pháp luật về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.

Bên lề kỳ họp Quốc hội, một số đại biểu Quốc hội đã có những trao đổi với báo chí về những đánh giá liên quan đến kết quả của công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm qua. Các ý kiến có chung nhận định công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí của các bộ, ngành, địa phương đã có nhiều chuyển biến tích cực trong nhận thức, hành động.

Đại biểu Quốc hội Phạm Văn Hòa (Đồng Tháp) cho rằng, lãng phí cũng như tham nhũng, đây là vấn đề rất quan trọng, thu hút sự quan tâm đặc biệt của người dân. Theo đại biểu, trong thời gian qua, nhiều đại án về tham nhũng đã bị phá, trong khi đó lại chưa có vụ án nào về lãng phí bị phá. “Lãng phí hiện nay đang rất phổ biến, ở nhiều nơi. Việc Quốc hội giám sát thực hành tiết kiệm, chống lãng phí đã nhận được sự đồng tình, ủng hộ của đa số người dân”, đại biểu nhấn mạnh. Đồng thời, đại biểu cho rằng, thời gian tới, Đảng, Nhà nước cần phải có các biện pháp xử lý quyết liệt, mạnh mẽ, nghiêm khắc với các hành vi gây lãng phí ở mức độ như việc xử lý các hành vi tham nhũng hiện nay.

Cũng theo đại biểu, qua giám sát của Quốc hội, về cơ bản, trong cả hệ thống chính trị đã có một sự chuyển biến rất tích cực về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí. Hiện tượng vốn chờ công trình, công trình chờ vốn cơ bản được khắc phục.

Tuy nhiên, qua giám sát, đoàn giám sát của Quốc hội đã chỉ ra một số hạn chế. Đó là vẫn còn một số cơ quan, đơn vị còn chưa nghiêm túc trong chấp hành, kỷ luật, kỷ cương thu chi ngân sách, đầu tư xây dựng, giải ngân. Tuy nhiên, số lượng cơ quan, đơn vị trên không nhiều. Bên cạnh đó, công tác đầu tư công vẫn có những thiếu sót, như giải ngân chậm do còn vướng nhiều thủ tục khiến một số công trình bị ách tắc, gây lãng phí hay có những công trình “đắp chiếu, trùm màn” chỉ vì vướng thủ tục pháp lý chưa rõ ràng.

Đại biểu Quốc hội Phạm Văn Hòa lưu ý còn có những “lãng phí vụn vặt” vẫn đang diễn ra hằng ngày ở nhiều cơ quan, đơn vị, đơn cử như hoạt động chi thường xuyên, hoạt động công vụ.

Nhấn mạnh vẫn còn nhiều khoản chi ngân sách chưa thực sự tiết kiệm, đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga (Hải Dương) lấy ví dụ việc triển khai một số dự án, đề án, chương trình hiện còn rất chậm trễ. “Thậm chí có chương trình mục tiêu quốc gia bố trí kinh phí rồi nhưng chúng ta lại không thể triển khai, không giải ngân được”, đại biểu cho hay.

Đại biểu phân tích, “Nếu như đánh giá bình thường, chúng ta nhận thấy, đây chỉ là một sự chậm trễ đơn thuần nhưng nếu chúng ta nhìn sâu vào vấn đề này, tôi thấy, trước hết chúng ta đã lãng phí thời gian. Lãng phí thời gian đồng nghĩa với lãng phí tiền bạc. Bởi có những cơ hội đầu tư, cơ hội phát triển sẽ qua đi và không bao giờ chúng ta có thể lấy lại được. Cho nên, đây là một sự lãng phí rất lớn. Tuy nhiên, không nhiều người nhận thức được điều này”.

“Lãng phí cơ hội nhiều khi còn gây hậu quả lớn hơn cả lãng phí tiền bạc”, đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga nhấn mạnh.

Thể hiện sự đồng tình với báo cáo của Chính phủ và báo cáo thẩm tra của Ủy ban Tài chính – Ngân sách của Quốc hội về công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2022, đại biểu Phạm Thị Thanh Mai (Hà Nội) cho rằng các báo cáo đã chỉ ra được các nhóm vấn đề cần phải được chú trọng trong thời gian tới và nhấn mạnh những tồn tại, hạn chế đã được chỉ ra, cần phải có lộ trình, kế hoạch khắc phục triệt để.

Bên cạnh đó, theo đại biểu Phạm Thị Thanh Mai, một trong những vấn đề được nhiều đại biểu quan tâm đó là lãng phí về thời gian, cơ hội của các doanh nghiệp và cả các cơ quan nhà nước khi giải quyết thủ tục hành chính. Đây là vẫn đề cần phải được quan tâm khắc phục trong thời gian tới.

Theo Báo cáo của Chính phủ do Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc trình bày tại Quốc hội, tổng số tiết kiệm kinh phí, vốn Nhà nước năm 2022 theo báo cáo của các bộ, ngành, địa phương là 53.887 tỷ đồng. Kết quả tiết kiệm do thực hiện cơ chế khoán chi, giao quyền tự chủ tài chính của các bộ ngành, địa phương năm 2022 là 3.494 tỷ đồng. Một số đơn vị có kết quả cao như: thành phố Hà Nội là 1.173 tỷ đồng, Thành phố Hồ Chí Minh là 1.220 tỷ đồng…

Trong khi đó, theo Báo cáo thẩm tra của Ủy ban Tài chính – Ngân sách của Quốc hội, công tác lập kế hoạch đầu tư vốn ngân sách Nhà nước chưa sát với khả năng thực hiện dẫn đến các bộ, cơ quan Trung ương và địa phương không phân bổ hết kế hoạch vốn được giao. Việc phân bổ, giao vốn kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025 chưa bảo đảm tiến độ quy định. Tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công của một số bộ, ngành, địa phương chưa đạt mục tiêu. Đến ngày 31-12-2022, kết quả giải ngân các chính sách hỗ trợ mới đạt hơn 78,3 nghìn tỷ đồng (bằng 26% tổng số vốn).

Đáng chú ý, việc triển khai 3 Chương trình mục tiêu quốc gia rất chậm và còn nhiều hạn chế, làm giảm hiệu quả sử dụng vốn đầu tư, ảnh hưởng lớn đến mục tiêu của các chương trình, gây lãng phí nguồn lực Nhà nước. Việc triển khai, giải ngân vốn đầu tư các dự án quan trọng quốc gia chậm, ảnh hưởng đến việc thực hiện các mục tiêu tăng trưởng, giảm hiệu quả sử dụng vốn đầu tư, làm lãng phí nguồn lực…





Source link

Cùng chủ đề

Nhà sách ở Bình Phước đổ sập sau vụ cháy, nhiều tài sản bị thiêu rụi

Video: Nhà sách ở Bình Phước đổ sập sau vụ cháyTối 23/3, lực lượng Công an thị xã Phước Long (tỉnh Bình Phước) thông tin đang phong toả hiện trường để điều tra vụ cháy xảy ra tại nhà sách Tuấn Minh ở thị xã Phước Long.Thông tin ban đầu, khoảng 19h30, một số người dân thấy khói bốc lên bên trong nhà sách Tuấn Minh (phường Long Phước, thị xã Phước Long, tỉnh Bình Phước). Sau đó,...

Nhà sách ở Bình Phước đổ sập sau hỏa hoạn

Vụ cháy xảy ra khoảng 19h30 ngày 23/3 tại nhà sách Tuấn Minh, phường Long Phước, thị xã Phước Long (Bình Phước).Thời điểm trên, ngọn lửa bất ngờ bùng phát tại nhà sách, nhiều người đã hô hoán và cùng nhau hỗ trợ, dập lửa tại chỗ nhưng bất thành.Ngọn lửa nhanh chóng lan rộng, khói lửa bốc cao ngùn ngụt và có nguy cơ lan sang các nhà dân, hộ kinh doanh sát bên. Nhiều người nhanh...

Xe tải chở cát gây sập cầu dân sinh ở Bình Phước

TPO - Chiếc xe ben chở cát lật nhào khi đang di chuyển thì chiếc cầu bị sập. Vụ việc khiến tài xế bị thương. Chiều 20/3, chiếc xe ben chở cát di chuyển trên đường, khi đang trên cầu Ba Ven (ấp Ba Ven, xã Lộc Khánh, huyện Lộc Ninh, tỉnh Bình Phước) thì bất ngờ cầu sập. Khi chiếc xe ben lật nhào xuống bờ suối, nam tài xế nhanh chóng phá cửa chạy thoát...

Cựu giám đốc CDC Bình Phước liên quan Việt Á lĩnh án 3 năm tù

Ngày 20/3, sau nhiều ngày nghị án, Tòa án nhân dân tỉnh Bình Phước tuyên phạt bị cáo Nguyễn Văn Sáu (56 tuổi, cựu Giám đốc CDC Bình Phước) 3 năm tù về tội “Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng”, áp dụng theo khoản 3 Điều 222, các điểm b, s, t, v, khoản 1, khoản 2, Điều 51, các Điều 38, 50, 54 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Võ tướng Tây Sơn nào được mệnh danh “thần côn”, sức địch nghìn người?

Một mình Võ Đình Tú có khả năng đánh cả hàng ngàn người. Bà Bùi Thị Xuân có tặng Võ Đình Tú một lá cờ đào thêu bốn chữ vàng "Thiết côn tướng quân”... Võ Đình Tú, người thôn Phú Phong, huyện Tuy Viễn. Con nhà giàu, tính hào phóng, lòng dạ chân thật, can đảm hơn người. Từ thuở nhỏ, gia đình đã rước thầy về nhà dạy Võ Đình Tú học văn lẫn võ. Năm 14 tuổi, trong...

Sức mạnh từ cơ sở của ngành nông nghiệp

Vai trò hội nông dân cơ sở trong xây dựng nông thôn mớiTrong quá trình phát triển kinh tế - xã hội, vai trò của hội nông dân các cấp ngày càng được ghi nhận và thể hiện rõ nét qua các phong trào, chương trình hoạt động. Điển hình là Hội Nông dân huyện Phú Riềng, không chỉ tập trung chăm lo phát triển kinh tế mà việc phát huy vai trò của hội trong xây dựng...

Quân khu 7 xây dựng 411 căn nhà liền kề biên giới

Tham dự hội nghị có đại diện Cục Dân vận, Tổng cục Chính trị, Bộ Quốc phòng, lãnh đạo các tỉnh Bình Phước, Tây Ninh, Long An. Trung tướng Nguyễn Trường Thắng, Ủy viên Trung ương Đảng, Tư lệnh Quân khu 7, chủ trì hội nghị.Các đại biểu tham dự hội nghịQua hơn 3 năm triển khai đề án, với quyết tâm chính trị cao của Quân khu 7, sự ủng hộ, đồng thuận cao của các tỉnh...

Bài đọc nhiều

Cùng chuyên mục

Ngành điều Bình Phước phát triển bền vững

Bình Phước là nơi có thổ nhưỡng thích hợp, có điều kiện tự nhiên thuận lợi để phát triển cây điều và được xem là thủ phủ trồng điều khi chiếm gần 50% diện tích và hơn 54% sản lượng điều của cả nước...Theo mục tiêu của tỉnh Bình Phước đặt ra, địa phương này sẽ xây dựng ngành điều phát triển theo hướng bền vững, nâng cao chất lượng và đa dạng hóa sản phẩm mang lại giá...

Sức mạnh từ cơ sở của ngành nông nghiệp

Vai trò hội nông dân cơ sở trong xây dựng nông thôn mớiTrong quá trình phát triển kinh tế - xã hội, vai trò của hội nông dân các cấp ngày càng được ghi nhận và thể hiện rõ nét qua các phong trào, chương trình hoạt động. Điển hình là Hội Nông dân huyện Phú Riềng, không chỉ tập trung chăm lo phát triển kinh tế mà việc phát huy vai trò của hội trong xây dựng...

Quân khu 7 xây dựng 411 căn nhà liền kề biên giới

Tham dự hội nghị có đại diện Cục Dân vận, Tổng cục Chính trị, Bộ Quốc phòng, lãnh đạo các tỉnh Bình Phước, Tây Ninh, Long An. Trung tướng Nguyễn Trường Thắng, Ủy viên Trung ương Đảng, Tư lệnh Quân khu 7, chủ trì hội nghị.Các đại biểu tham dự hội nghịQua hơn 3 năm triển khai đề án, với quyết tâm chính trị cao của Quân khu 7, sự ủng hộ, đồng thuận cao của các tỉnh...

Hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền: Minh bạch trong giao dịch mua bán

Hóa đơn điện tử. Ảnh minh họa: Thanh Vân/TTXVNSố lượng doanh nghiệp cá nhân tham gia kinh doanh đăng ký sử dụng hình thức này chưa sát với thực tế. Ngành thuế đang nỗ lực đưa hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền vào cuộc sống - đây cũng là một trong những giải pháp để tăng thu ngân sách trong hoàn cảnh kinh tế còn nhiều khó khăn.Hóa đơn điện tử đã được triển...

Các trường mong có nghị quyết riêng về giáo dục đại học

Các đại biểu tham dự cuộc họp. (Ảnh: Bộ GD-ĐT)Thông tin từ Bộ Giáo dục và Đào tạo cho hay: Cần có nghị quyết riêng về giáo dục đại học là kiến nghị của các trường tại phiên họp chủ đề “Định hướng báo cáo đánh giá tổng kết giáo dục đại học theo Nghị quyết số 29/NQ-TW” của Tiểu ban giáo dục đại học, Hội đồng quốc gia giáo dục và phát triển nhân lực chiều ngày...

Mới nhất

Những pha nhào lộn ‘đã mắt’ tại giải đua mô tô nước thế giới ở Bình Định

Ngày 23.3, trong khuôn khổ giải đua mô tô nước thế giới diễn ra tại Bình Định, các vận động viên quốc tế đã để lại những màn trình diễn vô cùng ấn tượng. Giải đua mô tô nước thế giới (UIM - ABP Aquabike World Championship) có hạng mục thi đấu, gồm: Runabout GP1 (dành cho những tay đua...
03:53:23

Xem những tay đua mô tô nước giỏi nhất thế giới tranh tài trên đầm Thị Nại

Hàng ngàn người đổ về Gò Thì Thùng ở xã vùng cao An Xuân (huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên) xem hội đua ngựa, nhiều du khách quyết định đu lên cây để tiện cho việc theo dõi những màn tranh tài của các "kỵ sĩ". Tuoitre.vn Nguồn

Cần tăng cường đầu tư cho giao thông xanh

Đến năm 2050, 100% phương tiện giao thông cơ giới đường bộ, bao gồm cả xe cá nhân và xe vận tải công cộng, xe chuyên dụng chuyển đổi sang sử dụng điện, năng lượng xanh... Thêm 137,45 triệu USD phát triển giao thông xanh tại TP.Hồ Chí Minh ADB thu xếp gói tín...

Giá vàng hôm nay 24/3/2024: Chờ chính sách, 1 tuần SJC 'bay' 1 triệu đồng/lượng

Xem nhanh: • Giá vàng trong nước hôm nay 24/3/2024 • Giá vàng quốc tế hôm nay 24/3/2024 • Dự báo giá vàng Giá vàng trong nước hôm nay 24/3/2024 Chốt phiên 23/3, giá vàng miếng 9999 tại SJC TP.HCM là 78 triệu đồng/lượng (mua vào) và 80,3 triệu đồng/lượng (bán ra). SJC Hà Nội niêm yết ở mức 78 triệu...

JICA hỗ trợ nâng cấp hệ thống thủy lợi Bắc Nghệ An

Lễ khánh thành dự án “Khôi phục, Nâng cấp hệ thống thủy lợi Bắc Nghệ An” đã diễn ra vừa qua tại công trình đầu mối, huyện Đô Lương, tỉnh Nghệ An. 2. Các đại biểu chụp ảnh lưu niệm tại công trình hệ thống thủy lợi Bắc...

Mới nhất