Trang chủChính trịNgoại giaoBài toán lựa chọn mục tiêu tăng trưởng kinh tế năm 2024

Bài toán lựa chọn mục tiêu tăng trưởng kinh tế năm 2024


Những phác thảo ban đầu về kinh tế – xã hội năm 2024 đã được hé lộ. Câu hỏi đặt ra là, trong bối cảnh khó khăn hiện nay, đặt mục tiêu như thế nào trong năm tới là phù hợp nhất?

Bài toán lựa chọn mục tiêu tăng trưởng kinh tế năm 2024
Khi kinh tế tiếp tục gặp khó khăn, bất lợi, kinh tế thế giới đối mặt với nhiều rủi ro trong quá trình phục hồi, thì mục tiêu tăng trưởng 6% là hợp lý. (Nguồn: Báo Hà Nội mới)

Ba kịch bản

Dù tăng trưởng GDP năm 2023 vẫn chưa thể sớm dự báo một cách chính xác, bởi những yếu tố bất định của kinh tế thế giới còn rất lớn, song những phác thảo ban đầu về kinh tế – xã hội năm 2024 đã được hé lộ.

Vẫn có 15 chỉ tiêu như Kế hoạch Phát triển kinh tế – xã hội năm 2023, song có lẽ, mục tiêu tăng trưởng GDP sẽ là một trong những mục tiêu được quan tâm nhiều nhất. Điều này là dễ hiểu khi 3 năm đầu tiên của Kế hoạch 5 năm 2021 – 2025, kinh tế – xã hội Việt Nam đã phải đối mặt với rất nhiều khó khăn, thách thức, còn năm 2024 được xác định là năm tăng tốc, bứt phá trên các lĩnh vực, nhằm đạt mức cao nhất các mục tiêu Kế hoạch 5 năm 2021 – 2025.

Báo cáo Chính phủ mới đây, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, dựa trên cả mục tiêu của giai đoạn 2021-2025, cùng với phấn đấu đạt mức tăng trưởng cao nhất trong năm 2023, đã dự kiến 3 kịch bản tăng trưởng GDP năm 2024.

Cụ thể, với kịch bản 1, mục tiêu đặt ra là tăng trưởng GDP 6%. Con số này được đưa ra dựa trên giả định rằng, tăng trưởng toàn cầu năm 2023 vẫn ở mức khiêm tốn; khả năng phục hồi của thương mại và đầu tư toàn cầu còn nhiều thách thức.

Trong khi đó, ở trong nước, các động lực tăng trưởng dự kiến phục hồi không đồng đều. Dịch vụ và thị trường trong nước có thể tăng trưởng khá, nhưng xuất nhập khẩu, sản xuất công nghiệp, nhất là công nghiệp chế biến chế tạo chưa thể có chuyển biến mạnh, do phụ thuộc vào thị trường thế giới.

Khi kinh tế tiếp tục gặp khó khăn, bất lợi, kinh tế thế giới đối mặt với nhiều rủi ro trong quá trình phục hồi, thì mục tiêu tăng trưởng 6% là hợp lý.

Trong khi đó, với kịch bản 2, mục tiêu tăng trưởng dự kiến là 6,5%. Tuy nhiên, đi kèm với đó là dự báo bối cảnh thế giới, khu vực có thể phục hồi nhanh hơn dự báo của các tổ chức quốc tế; nhu cầu của các thị trường đối tác lớn phục hồi; thương mại và đầu tư toàn cầu có thể tăng trưởng khá.

Còn trong nước, khu vực dịch vụ và thị trường tiêu dùng nội địa tăng trưởng tích cực; sản xuất – kinh doanh phục hồi, xuất khẩu, đầu tư, thu hút đầu tư nước ngoài tăng trưởng khá…

Còn kịch bản 3, dựa trên dự báo rằng, bối cảnh tình hình thế giới, trong nước biến động nhanh, khó lường, rất khó dự báo, mục tiêu dự kiến là tăng trưởng 6 – 6,5%.

Đưa ra 3 kịch bản khác nhau, song Bộ Kế hoạch và Đầu tư kiến nghị Chính phủ xem xét, cho ý kiến và lựa chọn kịch bản 3. Kịch bản này được cho là sẽ đáp ứng yêu cầu xây dựng các cân đối kinh tế phù hợp, hướng tới thực hiện thành công mục tiêu tăng trưởng bình quân 5 năm 2021 – 2025.

Kỳ vọng sự phục hồi

Dù những kỳ vọng về sự phục hồi của nền kinh tế đang ngày càng lớn dần, song thực tế, khó khăn, thách thức ở phía trước vẫn còn rất lớn. Đó là một trong những lý do khiến các tổ chức, các chuyên gia kinh tế cả trong và ngoài nước còn khá dè dặt khi dự báo về tăng trưởng GDP của Việt Nam trong năm nay, cũng như năm tới.

Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) hồi trung tuần tháng 7/2023 đã hạ dự báo tăng trưởng của Việt Nam năm 2023 từ 6,5% xuống còn 5,8% và năm 2024 từ 6,8% xuống còn 6,2%. Ít ngày nữa, vào cuối tháng 9 này, ADB sẽ công bố báo cáo cập nhật triển vọng phát triển kinh tế Việt Nam. Có thể, ADB sẽ tiếp tục có sự điều chỉnh, nhưng nhìn vào các diễn biến kinh tế gần đây, cũng chưa thể kỳ vọng những dự báo lạc quan cho kinh tế Việt Nam.

Trong khi đó, Ngân hàng Thế giới (WB) hồi đầu tháng 8/2023 dự báo, tăng trưởng GDP của Việt Nam sẽ đạt 4,7% trong năm sau, sau đó sẽ phục hồi dần lên 5,5% vào năm 2024 và 6% vào năm 2025. Tuy có chững lại, nhưng cầu trong nước được WB cho rằng, vẫn là động lực tăng trưởng chính trong năm 2024.

“Chính sách tài khóa, các khoản hỗ trợ tổng cầu thông qua thúc đẩy đầu tư công hiệu quả sẽ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của Việt Nam”, bà Carolyn Turk, Giám đốc Quốc gia WB tại Việt Nam nói.

Còn TS. Cấn Văn Lực và nhóm chuyên gia Viện Đào tạo và Nghiên cứu BIDV, khi chuẩn bị tài liệu gửi tới Diễn đàn Kinh tế – Xã hội Việt Nam 2023, dự kiến tổ chức trong tuần tới, dự báo, tăng trưởng GDP của Việt Nam đạt khoảng 6% trong năm 2024 và 6,5% trong năm 2025.

Tuy nhiên, theo ông Cấn Văn Lực, nếu Việt Nam có thể củng cố tốt hơn các động lực tăng trưởng hiện hữu và khai thác tốt hơn các động lực tăng trưởng mới, thì mức tăng trưởng có thể cao hơn.

Các động lực tăng trưởng mới được ông nhắc tới là từ xu hướng phát triển mạnh mẽ của kinh tế số; từ nâng cao năng suất lao động và năng suất tổng hợp TFP; từ khu vực kinh tế tư nhân; từ hoàn thiện và nâng cao chất lượng thể chế; phát triển kinh tế xanh…

Báo cáo Chính phủ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã đề cập một loạt yếu tố giúp tăng trưởng kinh tế của Việt Nam dự báo tích cực hơn. Chẳng hạn, các chính sách hỗ trợ được ban hành trong năm 2023 có độ trễ, sẽ tác động rõ nét hơn vào nền kinh tế; các động lực đầu tư (đầu tư tư nhân, đầu tư nước ngoài, đầu tư công, doanh nghiệp nhà nước), tiêu dùng, du lịch và xuất khẩu tiếp tục được thúc đẩy mạnh mẽ; các vấn đề nội tại được tập trung tháo gỡ, chuyển biến tích cực hơn, nhất là vướng mắc của doanh nghiệp, dự án đầu tư, thị trường bất động sản, trái phiếu doanh nghiệp…

Việc một số công trình, dự án trọng điểm, quan trọng quốc gia, tác động lan tỏa lớn đưa vào khai thác cũng sẽ tác động tích cực tới tăng trưởng kinh tế. Chưa kể, việc các quy hoạch được ban hành, triển khai hiệu quả cũng sẽ góp phần quan trọng mở ra không gian phát triển và động lực tăng trưởng mới, thúc đẩy phát triển nhanh và bền vững.

Trong bối cảnh ấy, có thể kỳ vọng vào sự phục hồi mạnh mẽ hơn của nền kinh tế trong năm 2024 – năm tăng tốc để thực hiện Kế hoạch 5 năm 2021 – 2025.





Nguồn

Cùng chủ đề

Triển vọng tích cực của kinh tế Việt Nam

Nền kinh tế Việt Nam được các chuyên gia nhận định đi đúng hướng với triển vọng dài hạn tích cực. ...

Tìm giải pháp đột phá để tăng tốc phát triển kinh tế

Tìm giải pháp đột phá để tăng tốc phát triển kinh tế - xã hộiTổ Biên tập của Tiểu ban Kinh tế - Xã hội Đại hội Đảng lần thứ XIV họp phiên đầu tiên để thảo luận về Dự thảo Đề cương Báo cáo Đánh giá 5 năm thực hiện Chiến lược Phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2021-2030. Quan điểm chung là, cần có giải pháp đột phá để hoàn thành ở mức...

Thủ tướng: ‘Không chấp nhận tăng trưởng trước, dọn dẹp sau’

Thủ tướng nói Việt Nam thu hút FDI chọn lọc, ưu tiên vốn vào dự án công nghệ cao, bán dẫn, AI, nhưng "không chấp nhận tăng trưởng trước, dọn dẹp sau". Gặp các nhà đầu tư nước ngoài ngày 19/3 trong khuôn khổ Diễn đàn doanh nghiệp Việt Nam thường niên (VBF 2024), Thủ tướng Phạm Minh Chính nói ông có niềm tin vào các doanh nghiệp FDI. Bởi, khu vực này đóng góp quan trọng vào cải...

Đề xuất đầu tư gần 9.000 tỷ đồng trồng lúa chất lượng cao ở miền Tây

Hệ thống thủy lợi, giao thông liên vùng, logistic và cơ giới hóa tổng kinh phí 375 triệu USD (gần 9.000 tỷ đồng) được đề xuất đầu tư để trồng lúa phát thải thấp, chất lượng cao. Dự án hỗ trợ hạ tầng kỹ thuật cho lúa carbon thấp vùng Đồng bằng sông Cửu Long do Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đề xuất được trình bày tại hội nghị góp ý ở Cần Thơ, ngày 19/3....

Thị trường bất động sản Trung Quốc khó phục hồi trong năm 2024

Phục hồi yếu ớt, kinh tế Trung Quốc cần thêm những “phép màu” Bất động sản Trung Quốc: Những “bài học” hiệu quả cho Việt Nam Doanh thu bất động sản tiếp tục giảm sâu Theo CNN đưa tin, Cục Thống kê Quốc gia (NBS) Trung Quốc công bố doanh số bán bất động sản của nước này trong hai tháng đầu năm nay mới đạt tổng cộng 1,06 nghìn tỷ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Hé lộ thân phận một nghi phạm; Pháp “trông người lại ngẫm đến ta”, ra quyết định khẩn

Ngày 24/3, Ủy ban Điều tra Nga (IC) xác nhận trên kênh Telegram rằng, số nạn nhân thiệt mạng trong vụ tấn công khủng bố tại nhà hát Crocus City Hall hôm 22/3 đã tăng lên 137 người, trong đó có 3 trẻ em.

Italy cảnh báo IS có thể thực hiện các cuộc ấn công tương tự vụ ở Moscow

Ngày 24/3, Bộ trưởng Quốc phòng Italy Guido Crosetto cảnh báo một cuộc tấn công khủng bố tương tự như vụ xả súng tại địa điểm tổ chức buổi hòa nhạc gần thủ đô Moscow (Nga) có thể xảy ra ở những quốc gia mà nhóm khủng bố Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng hiện diện.

Tái hiện nghi lễ tế Đàn Nam Giao

Đại diện dòng họ Hồ Thanh Hóa đã trình tấu chúc văn 602 năm ngày mất Hoàng đế Hồ Quý Ly và ôn lại truyền thống lịch sử, đóng góp to lớn của Hồ Quý Ly hơn 600 năm về trước.

Bài đọc nhiều

Cùng chuyên mục

EU sẽ nhận hậu quả nếu “khai tử” dòng “nhiên liệu xanh” của Nga qua Ukraine

Việc ngừng vận chuyển khí đốt của Nga quá cảnh Ukraine vào cuối năm nay sẽ dẫn đến hậu quả đáng báo động đối với các nước Liên minh châu Âu (EU) vốn hoàn toàn phụ thuộc vào nguồn cung cấp nhiên liệu này.

Tăng cường cơ hội hợp tác giữa Việt Nam và các nước

Trong đó, Thứ trưởng Nguyễn Minh Hằng đã có các cuộc làm việc với Thứ trưởng Ngoại giao Thổ Nhĩ Kỳ Burak Akcapar; Chủ tịch Ủy ban Kinh tế đối ngoại Thổ Nhĩ Kỳ (DEIK) Nail Olpak, Phó Chủ tịch Hội đồng kinh doanh Thổ Nhĩ Kỳ - Việt Nam Reha Denemec và Lãnh sự danh dự Việt Nam tại Istanbul Ali Telzolmez. Thứ trưởng Ngoại giao Thổ Nhĩ Kỳ Burak Akcapar khẳng định, chuyến thăm chính thức Thổ...

Giá vàng trong nước “lật đổ” mức đỉnh cũ, vàng thế giới tìm được động lực mới, tiếp đà bứt phá trong tuần này?

Giá vàng hôm nay 4/3/2024, trong nước và thế giới đều đang neo khá chắc ở mức cao chưa từng thấy. Giá vàng miếng SJC sau khi đạt đỉnh mới hiện đang xuống sát ngưỡng 80 triệu đồng/lượng. Giá vàng thế giới đã tìm được động lực mới, tăng mạnh trong phiên cuối tuần. Giới chuyên gia dự báo thế nào về thị trường trong nước và thế giới tuần này?

Giá tiêu hôm nay 4/3/2024, doanh nghiệp tăng mua đẩy giá đi lên, tin vui với tiêu Việt xuất khẩu, kỳ vọng từ thị...

Giá tiêu hôm nay 4/3/2024 tại thị trường trong nước tăng nhẹ ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 93.000 – 95.500 đồng/kg.

Từng “hụt hơi”, xuất khẩu cá tra bất ngờ lấy lại đà tăng tốc

Đối lập gam màu buồn của xuất khẩu cá tra Việt Nam năm 2023, 2 tháng đầu năm nay, đa số các thị trường chính đều ghi nhận loại cá tỷ USD này lấy đà tăng trở lại.

Mới nhất

Ăn nước dùng hầm xương có lợi gì cho sức khỏe?

1. Những chất dinh dưỡng quan trọng...

“Cho đến bây giờ, mặc cảm tuổi thơ vẫn đeo bám tôi…”

Thời gian gần đây, tên tuổi của Đào Tố Loan được nhắc đến thường xuyên trong các chương trình âm nhạc lớn. Người ta ưu ái gọi chị là "giọng ca opera hàng đầu"....

Top 3 vị trí việc làm lương cao dành cho người biết tiếng Hàn

Bên cạnh nhiều công ty, doanh nghiệp Hàn Quốc đẩy mạnh đầu tư vào nước ta thì làn sóng văn hóa du nhập thông qua âm nhạc, phim ảnh cũng là lý do tiếng Hàn ngày càng trở nên phổ biến. Dưới đây là gợi ý top 3 vị trí công việc lương cao dành cho người biết tiếng...

Mới nhất