Trang chủVăn hóa - Xã hộiGiáo dụcBộ GD-ĐT có mất vai trò chủ đạo của nhà nước về...

Bộ GD-ĐT có mất vai trò chủ đạo của nhà nước về chương trình, SGK?


NHỮNG YÊU CẦU VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC CỦA Bộ GD-ĐT

Vì sao Bộ GD-ĐT không nên biên soạn thêm một bộ sách giáo khoa (SGK) nữa thì đã có nhiều đại biểu Quốc hội, nhiều người, nhiều tờ báo lên tiếng, đã nêu đầy đủ các lý do rất thuyết phục. Ở đây, chỉ xin làm rõ trong việc biên soạn chương trình và SGK, có phải Bộ GD-ĐT đã buông lỏng quản lý hoặc mất vai trò chủ đạo của nhà nước hay không?

Thực hiện một chương trình, nhiều bộ SGK, Bộ GD-ĐT giữ vai trò chỉ đạo việc biên soạn,  thực nghiệm, thẩm định và phê duyệt SGKẢNH: ĐÀO NGỌC THẠCH

Thực hiện một chương trình, nhiều bộ SGK, Bộ GD-ĐT giữ vai trò chỉ đạo việc biên soạn, thực nghiệm, thẩm định và phê duyệt SGK

Trong luật Giáo dục 2019, chương VIII, mục 4, điều 104 đã nêu rất rõ yêu cầu quản lý nhà nước của Bộ về chương trình và SGK. Cụ thể, Bộ GD-ĐT quy định mục tiêu, chương trình, nội dung giáo dục; khung trình độ quốc gia; tiêu chuẩn nhà giáo; tiêu chuẩn, định mức sử dụng cơ sở vật chất, thư viện và thiết bị trường học; việc biên soạn, sử dụng SGK, giáo trình; việc thi, kiểm tra, tuyển sinh, liên kết đào tạo và quản lý văn bằng, chứng chỉ; việc công nhận văn bằng do cơ sở giáo dục nước ngoài cấp được sử dụng tại VN. Không có thêm yêu cầu nào khác về quản lý chương trình và SGK.

Như thế, đối chiếu với quy định vừa nêu của luật Giáo dục, có thể thấy ít nhất hai điểm: Thứ nhất, về quản lý nhà nước, luật Giáo dục không hề quy định Bộ GD-ĐT phải đứng ra tổ chức biên soạn một bộ SGK của Bộ. Thứ hai, trong thời gian qua, Bộ GD-ĐT đã thực hiện đầy đủ các yêu cầu về quản lý nhà nước nêu ở mục 4. Từ tổ chức biên soạn, thẩm định chương trình giáo dục phổ thông 2018 đến việc quy định các yêu cầu về biên soạn SGK và các tiêu chí đánh giá SGK (Thông tư 33) hết sức chặt chẽ.

Tranh luận về sách giáo khoa tại quốc hội: Nghịch lý càng xã hội hóa, giá càng tăng

BỘ THỰC HIỆN VAI TRÒ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC THẾ NÀO ?

Trong lần đổi mới này, chương trình giáo dục mới là yếu tố pháp lý quan trọng nhất, SGK chỉ là học liệu. Việc chủ trì xây dựng chương trình, thẩm định và ban hành, thực hiện triển khai chương trình là quan trọng nhất. Đó chính là việc Bộ đã giữ vai trò chủ động, chủ đạo trong quản lý nhà nước về chương trình.

Bộ GD-ĐT chủ trì chỉ đạo việc biên soạn, thực nghiệm, thẩm định và phê duyệt SGK. Bộ trưởng Bộ GD-ĐT đã ban hành quyết định thành lập các hội đồng thẩm định quốc gia, xem xét và phê duyệt các bộ sách đủ chất lượng được Hội đồng thông qua…

Bộ GD-ĐT có mất vai trò chủ đạo của nhà nước về chương trình, SGK? - Ảnh 2.

Phụ huynh tìm mua sách giáo khoa theo chương trình GDPT 2018

Những điều này có phải thực hiện trách nhiệm quản lý nhà nước không?

Bộ GD-ĐT phối hợp các địa phương tổ chức lựa chọn SGK; phối hợp với các địa phương biên soạn, thẩm định và phê duyệt tài liệu giáo dục địa phương; chuẩn bị thiết bị dạy học. Bộ phối hợp với Bộ Nội vụ và các địa phương chuẩn bị đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục… Những điều này cũng là thực hiện quản lý nhà nước.

Những việc sau đây cũng thể hiện Bộ GD-ĐT thực hiện quản lý nhà nước. Bộ GD-ĐT phối hợp với các địa phương hướng dẫn thực hiện chương trình và SGK mới. Bộ trưởng ban hành các văn bản triển khai chương trình giáo dục, triển khai việc đổi mới việc dạy học và kiểm tra đánh giá trong nhà trường nhằm đáp ứng yêu cầu của chương trình 2018; hướng dẫn xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch giáo dục của nhà trường, bảo đảm yêu cầu thực hiện chương trình giáo dục phổ thông 2018 linh hoạt, phù hợp với điều kiện cụ thể của địa phương và cơ sở giáo dục…

Có thể dẫn ra rất nhiều bằng chứng khác nữa để thấy việc thực hiện quản lý nhà nước một cách chủ động và chủ đạo của Bộ GD-ĐT trong việc xây dựng chương trình và biên soạn SGK.

Việc biên soạn chương trình và SGK theo Nghị quyết 88 của Quốc hội đã và đang diễn ra ngày càng ổn định và thuận lợi. Tất nhiên việc đổi mới chương trình và SGK vẫn còn có những vấn đề cần điều chỉnh, uốn nắn; cần sự góp ý… nhưng về căn bản chương trình và SGK 2018 đáp ứng được những yêu cầu quan trọng được nêu trong Nghị quyết 29 của T.Ư và Nghị quyết 88 của Quốc hội.

Tất nhiên Bộ GD-ĐT vẫn còn những hạn chế nhất định nhưng không vì thế có thể cho rằng Bộ đã buông lỏng hay không giữ vai trò chủ đạo trong việc quản lý nhà nước về chương trình và SGK.



Source link

Cùng chủ đề

Bàn giải pháp đẩy mạnh chuyển đổi số trong đào tạo nghề du lịch

Hội thảo có sự tham gia của đông đảo các chuyên gia, đại diện các cơ quan quản lý nhà nước, các nhà nghiên cứu, giảng viên từ các Viện nghiên cứu, trường cao đẳng, đại học trong và ngoài nước, các doanh nghiệp kinh doanh du lịch.. để cùng...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Bài đọc nhiều

‘Shark’ Thủy là ai, kinh doanh ra sao dẫn đến nợ học phí?

Thời điểm sau dịch COVID-19 cũng là lúc Apax Leaders bắt đầu đối mặt với những thách thức về tài chính "hụt" nguồn thu học phí trong thời gian nghỉ dịch, trả lương giáo viên, duy trì hệ thống mặt bằng số lượng "khủng" rộng khắp cả nước.Việc quá nhiều phụ huynh muốn rút học phí đã đóng...

Gần 12.000 cơ sở mầm non giáo dục kiến thức an toàn giao thông

Hơn 9,6 triệu trẻ tại gần 12.000 cơ sở mầm non cả nước được giáo dục các kiến thức về an toàn giao thông qua chương trình "Tôi yêu Việt Nam". Ngày 22/3, tại Nha Trang, Công ty Honda Việt Nam (HVN) phối hợp cùng Bộ Giáo dục & Đào tạo và Ủy ban An toàn giao thông quốc gia tổ chức Hội nghị tổng kết chương trình "Tôi yêu Việt Nam" trong cấp học mầm non giai đoạn...

Hà Nội khảo sát thi tốt nghiệp THPT 101.000 học sinh lớp 12

Nhằm giúp học sinh chuẩn bị tốt cho kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội sẽ tổ chức khảo sát học sinh lớp 12 toàn thành phố trong hai ngày 5 và 6-4.Có khoảng 101.000 học sinh lớp 12 năm học 2023 - 2024 đang học tập tại các trường THPT, trung tâm giáo...

Hy vọng ở Trường THCS-THPT Trần Đại Nghĩa mới

Riêng với hệ đào tạo THCS, trường đang giữ vị trí số 1 trong các trường công lập ở TP.HCM. Trong đó, một yếu tố mà ít trường THCS ở TP.HCM có được, đó là học sinh THCS được thụ hưởng các điều kiện dạy và học của một trường THPT chuyên. Các em được "đắm mình" trong môi trường tinh hoa từ...

Cùng chuyên mục

Nữ sinh ‘toàn năng’ của trường Kim Liên được kết nạp Đảng

Hà NộiTừng làm Phó bí thư Đoàn trường, điểm học tập luôn trên 9,4 và giỏi ngoại ngữ, Bảo Nhi được Đảng bộ trường THPT Kim Liên kết nạp. Phùng Bảo Nhi, lớp 12A11, là một trong 7 học sinh trường THPT Kim Liên, quận Đống Đa, được kết nạp Đảng ngày 25/3. Trong 20 năm qua, đây là đợt kết nạp học sinh đầu tiên của Đảng bộ trường."Sự kiện này là cột mốc đáng nhớ, giúp em...

Gần 12.000 cơ sở mầm non giáo dục kiến thức an toàn giao thông

Hơn 9,6 triệu trẻ tại gần 12.000 cơ sở mầm non cả nước được giáo dục các kiến thức về an toàn giao thông qua chương trình "Tôi yêu Việt Nam". Ngày 22/3, tại Nha Trang, Công ty Honda Việt Nam (HVN) phối hợp cùng Bộ Giáo dục & Đào tạo và Ủy ban An toàn giao thông quốc gia tổ chức Hội nghị tổng kết chương trình "Tôi yêu Việt Nam" trong cấp học mầm non giai đoạn...

‘Shark’ Thủy bị bắt, phụ huynh nói lấy lại tiền là khó nhưng vẫn hy vọng

Sau khi biết tin cơ quan cảnh sát điều tra đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can ông Nguyễn Ngọc Thủy (Shark Thủy), anh P. - một phụ huynh ở TP.HCM, có hai con từng học tiếng Anh tại Apax Leaders - cho biết mình và nhiều phụ huynh cảm thấy vui vì sau hơn một năm ròng rã đòi...

Mới nhất

Đại biểu Quốc hội đề nghị luật hoá tiêu chuẩn, quy chuẩn đường cao tốc

Thảo luận tại phiên họp, đại biểu Nguyễn Ngọc Sơn (đoàn ĐBQH tỉnh Hải Dương) cho biết, hiện Chính phủ đang trình sửa đổi tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật đường cao tốc. Qua khảo sát của Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội, còn nhiều bất cập trong việc áp dụng quy chuẩn,...

Ùn tắc nghiêm trọng sau khi đóng nút giao Nguyễn Văn Linh

26/03/2024 | 13:04 TPO - Sau hơn 1 tháng tạm đóng nút giao Nguyễn Văn Linh - Nguyễn Hữu Thọ (Quận 7) để xây dựng hầm chui, khiến...

Hàng trăm cán bộ, chiến sĩ, đoàn viên thanh niên hiến máu tại Chủ Nhật Đỏ ở Cần Thơ

TPO - Sáng 24/3, Báo Tiền Phong, Ban Thường vụ Thành Đoàn Cần Thơ phối hợp với Trung đoàn Cảnh sát cơ động Tây Nam Bộ tổ chức ngày hội Chủ Nhật Đỏ lần thứ 16 năm 2024, tại Tiểu đoàn 1 (TP. Cần Thơ). Trong buổi sáng, chương trình đã tiếp nhận về gần 700 đơn vị...

Cơ hội lớn để Bình Phước đón “sóng” đầu tư từ châu Âu

Với nguồn tài nguyên đất đai dồi dào, Bình Phước có cơ hội đón “sóng” đầu tư từ châu Âu vào các dự án nông nghiệp công nghệ cao quy mô lớn và dự án năng lượng tái tạo. Doanh nghiệp EU quan tâm nông...

Mới nhất