Trang chủNewsThời sựBộ trưởng Hầu A Lềnh nói điều trăn trở nhất khi lần...

Bộ trưởng Hầu A Lềnh nói điều trăn trở nhất khi lần đầu ngồi ghế nóng


Chiều 6/6, Quốc hội tiến hành phiên chất vấn với Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh. Đây là lần đầu tiên Bộ trưởng Hầu A Lềnh trả lời chất vấn trước Quốc hội. Phiên chất vấn có 69 đại biểu đăng ký tham gia.

Nỗ lực để bà con tiếp nhận được chính sách

Phát biểu trước khi trả lời chất vấn, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh chia sẻ công tác dân tộc là nhiệm vụ chiến lược, lâu dài và cấp bách của Đảng, Nhà nước. Các quy định chính sách trong lĩnh vực này cũng liên quan nhiều ngành, lĩnh vực.

Bộ trưởng nhấn mạnh Đảng, Nhà nước đã ban hành nhiều chính sách nhằm tạo sự phát triển cho cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Nhờ đó, kinh tế xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số có bước phát triển rõ rệt, cơ cấu kinh tế chuyển biến tích cực, đời sống người dân được nâng cao.

Bên cạnh đó, ông Lềnh cho biết chương trình mục tiêu quốc gia được thiết kế với 10 dự án thành phần có sự tham gia của nhiều bộ ngành, đã được triển khai trên 51 tỉnh, thành, nhằm đạt mục tiêu tích hợp chính sách, thu gọn đầu mối quản lý, đảm bảo nguồn lực tập trung, đầu tư có trọng tâm trọng điểm.

Đối thoại - Bộ trưởng Hầu A Lềnh nói điều trăn trở nhất khi lần đầu ngồi ghế nóng

Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh lần đầu tham gia chất vấn (Ảnh: Quochoi.vn).

Tuy nhiên, Bộ trưởng thẳng thắn nhìn nhận việc thực hiện chính sách dân tộc còn chậm; đời sống đồng bào còn nhiều khó khăn. Đặc biệt là còn bất cập trong hệ thống văn bản hướng dẫn khiến các chương trình mục tiêu quốc gia chậm được triển khai.

Với phiên đăng đàn lần này, Bộ trưởng Hầu A Lềnh cho biết sẵn sàng trả lời chất vấn của các đại biểu Quốc hội về 4 nhóm vấn đề quan trọng liên quan lĩnh vực quản lý của Ủy ban Dân tộc.

Tham gia chất vấn, đại biểu Phạm Trọng Nghĩa (đoàn Lạng Sơn) nói, đến nay Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc đã đảm nhận nửa nhiệm kỳ. “Nếu chọn một vấn đề mà Bộ trưởng quan tâm và trăn trở thì đó là gì? Bộ trưởng đã làm gì để giải quyết trăn trở đó?”, đại biểu hỏi.

Đối thoại - Bộ trưởng Hầu A Lềnh nói điều trăn trở nhất khi lần đầu ngồi ghế nóng (Hình 2).

Đại biểu Phạm Trọng Nghĩa (Ảnh: Quochoi.vn).

Trả lời, Bộ trưởng Hầu A Lềnh cảm ơn đại biểu đưa ra câu hỏi “rất dễ nhưng cũng rất khó trả lời”. Ông cho biết trong quá trình công tác từng kinh qua nhiều vị trí nhưng vị trí nào cũng gắn với lĩnh vực dân tộc.

“Bản thân tôi cũng là người dân tộc thiểu số nên cảm xúc ở mỗi vị trí công việc khác nhau. Nhưng hiện nay với tư cách Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc tôi nghĩ việc số một là phải hoàn thành nhiệm vụ Đảng, Nhà nước giao trong triển khai các công tác, chính sách dân tộc”, ông Lềnh nói và khẳng định, sẽ cố gắng hết sức để hoàn thành nhiệm vụ.

Chia sẻ về vấn đề trăn trở, Bộ trưởng Lềnh nói trăn trở của ông chung với trăn trở của bà con dân tộc thiểu số. “Chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước đang dần hoàn thiện nhưng điều tôi suy nghĩ nhất là dù chính sách nhiều đến đâu, nguồn lực nhiều đến đâu mà bà con không nhận thức được, không tiếp nhận được, không đồng lòng cùng thực hiện thì sẽ không thành công”, ông nói.

Bộ trưởng cho rằng cần phải để người dân cảm nhận được chính sách, chung tay cùng thực hiện chính sách. Để làm được điều này, Bộ trưởng nói không gì quan trọng hơn giáo dục.

“Bà con phải biết tiếng Việt, phải biết về khoa học kỹ thuật… thì mới tiếp nhận được chính sách, cùng với đó là công tác của các cơ quan đoàn thể thì mới giải quyết được và đây cũng là bài học tốt trong xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc”, Bộ trưởng Hầu A Lềnh chia sẻ.

Đang nghiên cứu Luật Dân tộc

Đại biểu Ma Thị Thúy (đoàn Tuyên Quang) nêu câu hỏi về Nghị định 05 về công tác dân tộc đã ban hành 12 năm nhưng có nhiều bất cập, Ủy ban Dân tộc đã tham mưu Chính phủ sửa đổi hay chưa?

Đối thoại - Bộ trưởng Hầu A Lềnh nói điều trăn trở nhất khi lần đầu ngồi ghế nóng (Hình 3).

Đại biểu Ma Thị Thuý (Ảnh: Quochoi.vn).

Câu hỏi này, Bộ trưởng cho biết Nghị định 05 ban hành từ năm 2011 và đã trải qua hai lần đại hội, các chính sách dân tộc và công tác dân tộc đã được các bộ ngành triển khai nghiêm túc.

Trong 12 năm qua, các bộ ngành đã ban hành 415 văn bản để triển khai nghị định này; các địa phương đã ban hành 711 văn bản.

Tuy nhiên, sau quá trình rà soát và đánh giá, Ủy ban Dân tộc thấy rằng sau khi Nghị định 05 ra đời năm 2011 thì Hiến pháp năm 2013 ban hành sau, tiếp theo đó là kết luận 65 của Bộ Chính trị, Nghị quyết 88 và 120.

Vì vậy nhiều chủ trương chính sách khác liên quan vùng đồng bào dân tộc thiểu số cần phải được cập nhật và bổ sung. Một số vấn đề thực tiễn cần phải được điều chỉnh.

Qua đánh giá việc thực hiện Nghị định 05, Ủy ban Dân tộc báo cáo Thủ tướng và hiện Thủ tướng đã giao chính thức cho Ủy ban chủ trì để cùng các bộ ngành tổng kết Nghị định 05 và đề xuất điều chỉnh, sửa đổi một số nội dung. Ủy ban Dân tộc sẽ trình Chính phủ các nội dung sửa đổi này trong năm 2023.

Đại biểu Nguyễn Tạo (đoàn Lâm Đồng) đặt câu hỏi: Thời gian qua Đảng và Nhà nước đã quan tâm xây dựng, thực thi chính sách dân tộc, nhưng thực tế vẫn luôn phát sinh bất cập. Có ý kiến cho rằng cần sớm nghiên cứu ban hành luật hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi. Bộ trưởng có suy nghĩ gì về ý kiến trên?

Ông Hầu A Lềnh cho biết, từ năm 2017, Ủy ban Dân tộc đã trình đề nghị xây dựng Luật Dân tộc. Sau hai nhiệm kỳ, đã tổ chức nhiều hội thảo, báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa XVIII.

Tuy nhiên, lĩnh vực dân tộc liên quan nhiều lĩnh vực khác nhau nên để đảm bảo xây dựng luật phù hợp, thống nhất, không chồng chéo luật khác thì cần thời gian nghiên cứu, chưa trình được.

“Quan điểm của tôi có được luật thì tốt, cơ sở pháp lý quan trọng để xây dựng chính sách, nhưng cần căn cơ, đầy đủ vì lĩnh vực này không phải pháp luật chuyên ngành”, ông Hầu A Lềnh chia sẻ.

Bộ trưởng cho biết thêm, thực hiện Kết luận 65 của Bộ Chính trị, Đảng đoàn Quốc hội giao nhiệm vụ nghiên cứu Luật Dân tộc trong khoá này do Hội đồng Dân tộc chủ trì nghiên cứu. Ủy ban Dân tộc sẽ chuyển hồ sơ nghiên cứu trước đây, đồng thời phối hợp thực hiện.





Nguồn

Cùng chủ đề

Phát triển sinh kế bền vững cho phụ nữ dân tộc thiểu số trồng cà phê tại Sơn La

Trong 3 năm thực hiện, dự án SURE - Phát triển sinh kế bền vững cho phụ nữ dân tộc thiểu số trồng cà phê tại Sơn La dự kiến sẽ tiếp cận và nâng cao quyền năng...

“Vườn ươm doanh nghiệp” hỗ trợ sáng kiến khởi nghiệp của thanh niên dân tộc thiểu số

Dự án “Vườn ươm doanh nghiệp” do Tổ chức Aide et Action (AEA) thực hiện đã đồng hành, giúp đỡ 78 mô hình khởi nghiệp kinh doanh, trong đó có hơn 50 dự án của thanh niên dân tộc thiểu số tỉnh Lào Cai. 4.000 thí sinh tham gia Cuộc thi khởi nghiệp Đồng bằng sông Cửu Long 2023 GNI hỗ trợ thanh...

Lào Cai: các em học sinh khó khăn có thêm “mẹ đỡ đầu” yêu thương chăm sóc

Đồn Biên phòng Y Tý, Bộ đội biên phòng tỉnh Lào Cai vừa ra mắt mô hình “Mẹ đỡ đầu” cho các cháu học sinh mồ côi, có hoàn cảnh khó khăn, là đồng bào các dân tộc thiểu số ở khu vực biên giới. Hội Hữu nghị Việt Nam - Nhật Bản tỉnh Đắk Lắk dành nhiều phần quà gửi tặng hộ gia đình khó khăn ...

Phát động cuộc thi “Phụ nữ Hà Tĩnh khởi nghiệp sáng tạo và chuyển đổi xanh”

Thực hiện Kế hoạch của Trung ương Hội LHPN Việt Nam, ngày 16/3/2024, Hội LHPN tỉnh Hà Tĩnh tổ chức phát động Cuộc thi “Phụ nữ Hà Tĩnh khởi nghiệp sáng tạo và chuyển đổi xanh”. Đặc biệt,...

Tháng Ramadan – Tháng yêu thương của đồng bào dân tộc Chăm An Giang

Tháng Ramadan, đối với người Chăm tại An Giang có ý nghĩa rất quan trọng, là một trong những lễ lớn nhất trong năm...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Huyện đảo Cô Tô đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhất

Tối 23/3, tại Di tích quốc gia đặc biệt Khu lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh ở huyện Cô Tô, tỉnh Quảng Ninh, địa phương long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 30 năm Ngày thành lập huyện (23/3/1994 - 23/3/2024). Tại buổi lễ, thừa ủy quyền, ông Đỗ Văn Chiến - Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam, đã trao Huân chương Lao động hạng Nhất của Chủ tịch...

Người lao động được hưởng lợi gì nếu tăng lương tối thiểu vùng?

Đề xuất điều chỉnh mức lương tối thiểu tăng 6% từ 1/7/2024 Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội đang dự thảo Nghị định quy định mức lương tối thiểu đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động. Tại dự thảo Nghị định quy định mức lương tối thiểu đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội đề xuất điều...

Từ 1/7 tới đây, phải xác thực bằng khuôn mặt, vân tay khi chuyển tiền

Theo Quyết định 2345/QĐ-NHNN ngày 18/12/2023 (Quyết định 2345) của Ngân hàng Nhà nước về triển khai các giải pháp an toàn, bảo mật trong thanh toán trực tuyến và thanh toán thẻ ngân hàng, từ ngày 1/7/2024, chuyển tiền qua tài khoản trực tuyến hoặc nạp tiền vào ví điện tử trên 10 triệu đồng phải được xác thực sinh trắc học qua khuôn mặt và vân tay. Chia sẻ xoay quanh vấn đề này trên báo...

Bài đọc nhiều

Thủ tướng Phạm Minh Chính khảo sát các công trình, dự án tại tỉnh Tiền Giang

* Đê kè biển Gò Công, tỉnh Tiền Giang có tổng chiều dài 15,8km; có nhiệm vụ đảm bảo an toàn tính mạng, tài sản của Nhà nước và khoảng 600 ngàn hộ dân, bảo vệ gần 54 ngàn ha đất tự nhiên trong đó có khoảng 43 ngàn ha đất canh tác của huyện, thị xã ven biển của tỉnh gồm: Gò Công Đông, Gò Công Tây, thị xã Gò Công và một phần huyện Chợ Gạo....

Việt Nam là quốc gia cởi mở về thể chế số

Theo Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng, Việt Nam là quốc gia cởi mở trong xây dựng thể chế, lắng nghe ý kiến doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp nước ngoài. Chiều 21/3, tại trụ sở Bộ TT&TT, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng đã có buổi tiếp đoàn Hội đồng kinh doanh Hoa Kỳ - ASEAN (USABC). Đây là khối các doanh nghiệp có nhiều ý kiến đóng góp nhất với Bộ TT&TT về các vấn đề xây dựng thể chế,...

Tấn công khủng bố tại Nga: đã có hơn 60 người thiệt mạng

NDO - Ngày 22/3, truyền thông Nga dẫn số liệu ban đầu của Trung tâm quan hệ công chúng thuộc Cơ quan an ninh liên bang Nga (FSB) cho biết, hơn 60 người thiệt mạng và hơn 100 người bị thương trong vụ tấn công khủng bố tại phòng hòa nhạc "Crocus City Hall" ở Krasnogorsk, ngoại ô Moskva. Hiện trường vụ nổ súng ở ngoại ô Moskva. (Ảnh: RIA Novosti) Theo các nguồn tin trên truyền thông Nga, vụ tấn công khủng...

Trường Cao đẳng Phát thanh- Truyền hình 2 ra mắt chương trình đào tạo mới

Việc đưa vào giảng dạy chương trình đào tạo mới tại Khoa Báo chí và Truyền thông với 4 chuyên ngành Báo chí, Truyền thông đa phương tiện, Quay phim, Thiết kế đồ họa với thời gian đào tạo 2.5 năm (so với 2 năm ở chương trình trước) xuất...

Chó thả rông rượt vận động viên tập luyện tại giải Vô địch Quốc gia marathon

Những ngày qua, nhiều đoàn, vận động viên chuyên nghiệp trên khắp cả nước đã quy tụ về Phú Yên để tập luyện, chuẩn bị cho giải chạy.Nhiều vận động viên đánh giá, Phú Yên có cung đường chạy rộng thênh thang, cảnh quan hùng vỹ và khí hậu khí mát mẻ. Tuy nhiên, trong quá trình tập luyện, các đoàn và vận động viên gặp nhiều tình huống “dở khóc dở cười” với chó, mèo thả rông.Chó...

Cùng chuyên mục

Phát triển Tiền Giang với “1 trọng tâm, 2 tăng cường, 3 đẩy mạnh”

Sáng 24/3, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự và phát biểu tại Hội nghị công bố Quy hoạch tỉnh Tiền Giang thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 và xúc tiến đầu tư tỉnh. Thủ tướng đề nghị Tiền Giang nỗ lực phát triển trở thành tỉnh công nghiệp, dịch vụ; là một cực tăng trưởng của vùng Đồng bằng sông Cửu Long, người dân ngày càng có cuộc sống ấm no, văn minh, hạnh phúc. Cùng...

Khởi tố nữ giám đốc ở Hà Nam mua bán hóa đơn khống trị giá 730 tỷ đồng

Tối 24/3, thông tin từ Công an tỉnh Hà Nam, Cơ quan An ninh điều tra, Công an tỉnh này vừa khởi tố vụ án, ra quyết định khởi tố bị can đối với Lê Thị Hậu (SN 1980, trú phường Hoàng Đông, thị xã Duy Tiên, Hà Nam) và 12 bị can khác để điều tra về hành vi bán trái phép 1.500 hóa đơn giá trị gia tăng, với tổng số tiền hàng hóa, dịch vụ...

Phó Chủ tịch Quốc hội, Thượng tướng Trần Quang Phương tham dự Phiên khai mạc Đại hội đồng IPU -148

Diễn ra từ ngày 23-27.3, Đại hội đồng IPU-148 có chủ đề “Ngoại giao nghị viện: xây dựng các cầu nối vì hòa bình và sự phát triển”.  Các đại biểu sẽ tham gia các hoạt động chính của IPU, gồm các phiên họp toàn thể của Đại hội đồng, Hội đồng Điều hành, phiên họp...

Nigeria giải cứu thành công 300 học sinh bị những tên cướp bắt cóc

Ông Uba Sani cho biết: “Những học sinh bị bắt cóc ở trường Kuriga đã được thả ra mà không hề hấn gì”. Ông cũng cảm ơn Tổng thống Nigeria Bola Tinubu, người đã “làm việc suốt ngày đêm với chúng tôi để đảm bảo sự trở về an toàn...

Mới nhất

14:02:18

Khám phá quy trình cà phê rang củi độc đáo giữa lòng Hà Nội

Đứng trước làn sóng tiêu thụ cà phê mới, vẫn có những người trẻ tìm cách bảo lưu giá trị của những tách cà phê phin. Nhiều người sành cà phê Hà Nội sẽ không xa lạ gì với thương hiệu “Cà phê Thái”, một trong ít quán vẫn còn giữ công thức rang củi để cho ra những mẻ...

Khởi tố nữ giám đốc ở Hà Nam mua bán hóa đơn khống trị giá 730 tỷ đồng

Tối 24/3, thông tin từ Công an tỉnh Hà Nam, Cơ quan An ninh điều tra, Công an tỉnh này vừa khởi tố vụ án, ra quyết định khởi tố bị can đối với Lê Thị Hậu (SN 1980, trú phường Hoàng Đông, thị xã Duy Tiên, Hà Nam) và 12 bị can khác để điều tra về...

Phó Chủ tịch Quốc hội, Thượng tướng Trần Quang Phương tham dự Phiên khai mạc Đại hội đồng IPU -148

Diễn ra từ ngày 23-27.3, Đại hội đồng IPU-148 có chủ đề “Ngoại giao nghị viện: xây dựng các cầu nối vì hòa bình và sự phát triển”.  Các đại biểu sẽ tham gia các...

Đến tận nơi đăng ký tuyển sinh Nhanh như chớp nhí vì sợ bị lừa

"Đây là con số đăng ký trên online. Ngày hôm nay có khá nhiều phụ huynh đến đăng ký tuyển sinh trực tiếp luôn", đại diện đơn vị sản xuất Nhanh như chớp nhí mùa 5 cho Tuổi Trẻ Online biết.Có lẽ...

Mới nhất