Trang chủKinh tếCông nghiệp - Xây dựngCần cơ chế chính sách đặc thù để điện khí, điện gió...

Cần cơ chế chính sách đặc thù để điện khí, điện gió ngoài khơi không “lỡ hẹn” quy hoạch

Theo Quy hoạch điện VIII từ nay đến năm 2030, điện khí và điện gió ngoài khơi chiếm tới khoảng 50% tổng công suất nguồn điện cần bổ sung. Trong khi đó, mỗi dự án điện khí, điện gió ngoài khơi cần ít nhất 7-8 năm mới có thể hoàn thành và đi vào vận hành, do vậy cần có cơ chế chính sách riêng để đảm bảo các dự án này được thực hiện đúng tiến độ, không “lỡ hẹn” mục tiêu Quy hoạch đã đề ra.

Thách thức không hề nhỏ

Theo Quy hoạch điện VIII thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 500/QĐ-TTg ngày 15/5/2023, tổng công suất đặt các nguồn điện đến 2030 là 150,489 GW (gần gấp đôi tổng công suất đặt hiện nay, khoảng 80 GW).

Trong đó tổng công suất các nguồn điện khí phải đầu tư xây dựng mới là 30.424 MW. Tổng công suất các nguồn điện gió ngoài khơi khoảng 6.000 MW và có thể tăng lên trong trường hợp công nghệ phát triển nhanh, giá điện và chi phí truyền tải hợp lý). Hai nguồn này chiếm khoảng 50% tổng công suất điện cần bổ sung.

Đồng thời việc phát triển nguồn điện khí và điện gió ngoài khơi sẽ giúp Việt Nam thực hiện được cam kết trung hoà carbon đến năm 2050. Các dự án điện khí là những nguồn điện chạy nền, linh hoạt, ổn định sẽ hỗ trợ cho các dự án điện gió và điện mặt trời để đảm bảo an ninh cung cấp điện.

Tại cuộc họp mới đây do Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên chủ trì để tìm giải pháp tháo gỡ khó khăn vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện các dự án điện khí, điện gió ngoài khơi theo Quy hoạch điện VIII, các chuyên gia nhận định, để bảo đảm cung ứng điện và an ninh năng lượng quốc gia đến năm 2030 là một thách thức rất lớn, bởi vừa phải tăng rất nhanh về quy mô, vừa phải chuyển đổi mạnh về cơ cấu để tiệm cận mục tiêu trung hòa các bon và phát triển cân đối các vùng miền, cân đối giữa nguồn và truyền tải.

Đặc biệt việc phát triển nguồn điện nền của nước ta trong thời gian tới được dự báo sẽ có nhiều khó khăn, thách thức, nhất là trong bối cảnh thủy điện cơ bản hết dư địa phát triển; nhiệt điện than không được phát triển thêm sau 2030 theo cam kết với quốc tế.

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên chủ trì cuộc họp để xem xét khó khăn vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện các dự án điện khí, điện gió ngoài khơi theo Quy hoạch Điện VIII và tìm giải pháp tháo gỡ
<em>Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên chủ trì cuộc họp để xem xét khó khăn vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện các dự án điện khí điện gió ngoài khơi theo Quy hoạch Điện VIII và tìm giải pháp tháo gỡ<em>

Từ kinh nghiệm triển khai các dự án điện khí LNG cho thấy, tiến độ chuẩn bị đầu tư xây dựng, vận hành các nhà máy điện này khá dài. Thực tế, để triển khai một dự án điện khí từ khi dự án được phê duyệt quy hoạch đến khi vào vận hành cần khoảng thời gian từ 7-8 năm.

Trong đó, thời gian lựa chọn nhà đầu tư 1-2 năm; hoàn thành Hồ sơ Báo cáo nghiên cứu cứu khả thi và các văn bản pháp lý cần thiết cho dự án khoảng 1-2 năm; đàm phán Hợp đồng PPA, thu xếp vốn vay khoảng 2-3 năm, thời gian của giai đoạn này là khó xác định và có độ dao động rất lớn, vì điều này phụ thuộc vào năng lực kinh nghiệm và tài chính của Nhà đầu tư và các yêu cầu cụ thể trong Hợp đồng PPA; và thời gian xây dựng khoảng 3,5 năm.

Đối với dự án điện gió ngoài khơi, thời gian thực hiện cần khoảng từ 6-8 năm kể từ lúc khảo sát. Do đó, việc triển khai các dự án điện khí, điện gió ngoài khơi để đáp ứng tiến độ đưa vào vận hành trước năm 2030 là thách thức không hề nhỏ.

Cần cơ chế đảm bảo cho nhà đầu tư trong dài hạn

Theo Quy hoạch điện VIII, tổng quy mô công suất các dự án nhà máy điện khí được đầu tư xây dựng và đưa vào vận hành trước năm 2030 là 30.424 MW, gồm 10 dự án sử dụng khí khai thác trong nước với tổng công suất 7.900 MW và 13 dự án sử dụng LNG với tổng công suất 22.824 MW.

Đối với các dự án điện khí LNG, còn 3 vướng mắc cần được tháo gỡ mà chưa được pháp luật hiện hành quy định rõ ràng, bao gồm: Bao tiêu sản lượng khí tối thiểu; Cơ chế chuyển ngang giá khí sang giá điện; Cơ chế mua khí phù hợp với xu hướng chung của thế giới.

Ông Nguyễn Duy Giang – Phó Tổng giám đốc Tổng công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam – CTCP (PV Power) cho biết, thời gian qua, Chính phủ và các Bộ ngành, đặc biệt là Bộ Công Thương, đã quan tâm chỉ đạo, hỗ trợ tháo gỡ vướng mắc để các dự án điện khí LNG có thể hoàn thành đúng tiến độ.

Tuy nhiên, quá trình triển khai thực tế vẫn còn những vướng mắc.

“Điều đòi hỏi lớn nhất của các nhà cho vay, các nhà tài trợ là phải có Qc (sản lượng điện hợp đồng) dài hạn cho dự án. Đấy là điều quan trọng nhất để đảm bảo dòng tiền trả nợ”, ông Nguyễn Duy Giang chia sẻ.

Chuyên gia chỉ ra 3 vướng mắc trong thực hiện các dự án điện khí LNG theo Quy hoạch điện VIII
<em>Chuyên gia chỉ ra 3 vướng mắc trong thực hiện các dự án điện khí LNG theo Quy hoạch điện VIII<em>

Ngoài ra, ông Giang cũng cho rằng, giá khí đầu vào cho các dự án hiện đang neo theo giá thế giới, do đó cần có một cơ chế cho việc chuyển giá khí vào trong giá điện.

“Nếu các vấn đề không được tháo gỡ dứt điểm, nếu không có những cơ chế về quy trình dài hạn và chuyển giao khí thì rõ ràng là dự án có thể bị các nhà cho vay từ chối bất kỳ lúc nào, gây tổn thất cho không chỉ chủ đầu tư mà tổn thất cho cả hệ thống điện quốc gia và có thể ảnh hưởng đến việc thực hiện Quy hoạch điện VIII”, lãnh đạo PV Power nhận định.

Đi song song với việc phát triển của các dự án nhà máy điện khí, trong thời gian tới, Tổng công ty Khí Việt Nam – CTCP (PV GAS) sẽ tập trung vào đầu tư xây dựng các kho cảng để chuẩn bị cơ sở hạ tầng phù hợp với định hướng phát triển của Quy hoạch điện VIII.

Ông Phạm Văn Phong – Tổng giám đốc PV GAS thông tin, trước mắt, PV GAS sẽ hoàn thành nâng công suất của kho LNG Thị Vải từ 1 triệu tấn lên 3 triệu tấn để đảm bảo có thể cung cấp khí cho toàn khu vực Đông Nam Bộ.

Dự án thứ hai PV GAS đang chuẩn bị các thủ tục để triển khai đầu tư là dự án kho cảng LNG Sơn Mỹ. Dự án thứ ba mà PV GAS đang mong muốn thực hiện và trong quá trình làm việc với các chủ đầu tư, các địa phương là dự án kho cảng  tập trung tại miền Trung. Dự án thứ tư là dự án kho cảng tập trung tại khu vực phía Bắc. Tổng mức đầu tư cho 4 dự án này ước khoảng 4 tỷ USD, thời gian thu hồi vốn lên đến khoảng 20 năm.

Do đó, cần có cơ chế về việc mua bán khí LNG cho các nhà máy điện, luật hóa việc xác định chi phí dự trữ, phân phối và vận chuyển khí đến nơi tiêu thụ và cam kết khối lượng tiêu thụ khí tối thiểu để đảm bảo thu hồi vốn cho nhà đầu tư.

PGS.TS. Bùi Xuân Hồi – Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Điện lực miền Bắc cũng cho rằng, các dự án điện khí có nhiều điểm khác biệt so với những nguồn điện khác, đặc biệt là vấn đề giá thành và đầu vào. Vậy nên, nếu trong khuôn khổ pháp lý của thị trường điện hiện nay thì rất khó để điện khí có thể tham gia một cách “sòng phẳng”.

“Tôi nghĩ rằng cần phải có cơ chế đặc biệt đối với các nguồn điện này. Điều này đòi hỏi quyết tâm của Chính phủ trong việc xây dựng các cơ chế đặc thù cho các nguồn điện đặc thù để có thể tham gia hòa lưới và phát điện”, ông Hồi phân tích, cho rằng đồng thời phải có cơ chế điều chỉnh giá bán lẻ điện một cách linh hoạt, theo đúng tín hiệu của thị trường mới đảm bảo được sự phát triển bền vững của các nguồn điện.

PGS.TS. Bùi Xuân Hồi - Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Điện lực miền Bắc
<em>PGSTS Bùi Xuân Hồi Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Điện lực miền Bắc<em>

Kiến nghị Quốc hội ban hành Nghị quyết riêng cho điện khí và điện gió ngoài khơi

Trong khi đó, gió ngoài khơi được đánh giá là nguồn năng lượng tái tạo duy nhất có khả năng chạy phụ tải nền cho hệ thống. Việt Nam nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, có đường bờ biển trải dài 3.260 km với 28 tỉnh, thành phố ven biển, vì vậy tiềm năng phát triển năng lượng gió tại Việt Nam vô cùng lớn.

Theo đánh giá của Ngân hàng Thế giới, Việt Nam là nước có tiềm năng năng lượng gió lớn nhất trong bốn nước của khu vực là Campuchia, Lào, Thái Lan và Việt Nam với hơn 39% tổng diện tích của Việt Nam được ước tính là có tốc độ gió trung bình hằng năm lớn hơn 6m/s ở độ cao 65m, tương đương công suất khoảng 512 GW.

Báo cáo Lộ trình Điện gió Ngoài khơi cho Việt Nam do Ngân hàng Thế giới xuất bản năm 2021 đưa ra một kịch bản cao 70 GW vào năm 2050, với tầm nhìn 1 quốc gia thành công trong ngành công nghiệp điện gió ngoài khơi và cho rằng: Việt Nam có thể đứng thứ 3 châu Á (sau Trung Quốc, Nhật Bản). Suất đầu tư cho 1 MW điện gió ngoài khơi đã giảm mạnh từ năm 2012 với 255 USD/MWh đến hiện nay vào khoảng 80 USD/MWh và sau 2030 sẽ vào khoảng 58 USD/MWh.

Tổ chức Năng lượng Thế giới từng nhận định rằng, Việt Nam sẽ là 1 trong 5 trung tâm điện gió biển khu vực Đông Nam Á của thế giới cùng với Bắc Âu, Mỹ, Đông Á, Nam Mỹ.

Theo Quy hoạch điện VIII, công suất điện gió ngoài khơi đến năm 2030 đạt 6.000 MW, định hướng đến năm 2050 đạt từ 70.000 MW đến 91.000 MW.

Nguồn điện gió ngoài khơi được quy hoạch phát triển với quy mô lớn do có tiềm năng kỹ thuật tương đối tốt trên phạm vi các vùng lãnh hải của cả nước, và đặc tính kỹ thuật vượt trội so với các nguồn điện mặt trời và điện gió trên bờ, tuy nhiên loại hình nguồn điện này chưa có kinh nghiệm phát triển ở Việt Nam.

Việc hiện thực hóa mục tiêu đặt ra trong Quy hoạch điện VIII đối với điện gió ngoài khơi cũng là thách thức rất lớn
<em>Việc hiện thực hóa mục tiêu đặt ra trong Quy hoạch điện VIII đối với điện gió ngoài khơi cũng là thách thức rất lớn<em>

Đặc biệt, điện gió ngoài khơi có suất đầu tư rất lớn, khoảng 2 – 3 triệu USD/1 MW và thời gian thực hiện khoảng từ 6 – 8 năm kể từ lúc bắt đầu khảo sát. Do tính chất đặc thù về kỹ thuật và công nghệ, quy mô đầu tư lớn, quy trình và thủ tục đầu tư phức tạp, việc hiện thực hóa mục tiêu đặt ra trong Quy hoạch điện VIII đối với điện gió ngoài khơi cũng là thách thức rất lớn.

Đối với các dự án điện gió ngoài khơi, chuyên gia chỉ ra 4 vướng mắc còn tồn tại liên quan đến: Cấp có thẩm quyền giao khu vực biển, cho phép hay chấp thuận cho các tổ chức sử dụng khu vực biển để thực hiện các hoạt động đo đạc, quan trắc, điều tra, thăm dò, khảo sát nhằm phục vụ lập dự án điện gió ngoài khơi; Đến nay, Quy hoạch không gian biển quốc gia chưa được phê duyệt nên chưa có cơ sở triển khai thực hiện Quy hoạch điện lực; Thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư; Điều kiện tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực điện gió ngoài khơi.

Muốn giải quyết được những vấn đề này, cần sớm báo cáo Chính phủ để kiến nghị với Quốc hội có Nghị quyết về các cơ chế, chính sách đặc thù cho việc triển khai các dự án điện khí và điện gió ngoài khơi, đáp ứng tiến độ theo Quy hoạch điện VIII. Riêng dự án Điện gió ngoài khơi cần đưa vào danh mục dự án quan trọng quốc gia cần được áp dụng cơ chế, chính sách đặc biệt.

Tại cuộc họp mới đây, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên đã yêu cầu EVN, PVN, PV GAS, PV Power khẩn trương rà soát các quy định của pháp luật và căn cứ vào tình hình thực tế triển khai, khó khăn, vướng mắc của các dự án, cũng như tham khảo kinh nghiệm của các nước có thế mạnh về phát triển điện khí, điện gió ngoài khơi để có đề xuất, báo cáo cụ thể với Thủ tướng Chính phủ và Bộ Công Thương, trước ngày 20/12/2023.

Bộ trưởng cũng giao Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo chủ trì, phối hợp với các đơn vị (Cục Điều tiết điện lực, Vụ Dầu khí và Than, Vụ Pháp chế), trên cơ sở báo cáo của các đơn vị, tổng hợp báo cáo Chính phủ để kiến nghị Quốc hội ban hành Nghị quyết tháo gỡ những vướng mắc đối với quy định của pháp luật hiện hành trong triển khai các dự án điện khí và điện gió ngoài khơi theo Quy hoạch điện VIII trước ngày 30/12/2023.

TCCT

Cùng chủ đề

Việt Nam có thể thu hút được 10 tỷ USD/năm từ các nhà đầu tư xanh

Trả lời phỏng vấn của VietNamNet, Giáo sư Hà Dương Minh, nhà khoa học người Pháp gốc Việt chuyên nghiên cứu về môi trường và phát triển, đã bày tỏ quan điểm về những chiến lược, chính sách và sáng kiến quan trọng mà Việt Nam nên ưu tiên để đạt được sự phát triển bền vững đồng thời duy trì phúc lợi xã hội và thúc đẩy hợp tác quốc tế. Giáo sư đánh giá như thế nào về...

Việt Nam có thể trở thành nhân tố chủ chốt trong chuyển đổi năng lượng sạch

VietNamNet có cuộc trao đổi với bà Holly Lindquist Thomas, Giám đốc Văn phòng về Các vấn đề Đa phương thuộc Vụ Đông Á và Thái Bình Dương, Bộ Ngoại giao Mỹ về mối quan hệ đối tác Mekong-Mỹ cũng như sự hợp tác của Việt Nam và Mỹ trong lĩnh vực ứng phó với biến đổi khí hậu. Thưa bà Holly Lindquist Thomas, bà đánh giá thế nào về quan hệ đối tác Mekong-Mỹ trong việc ứng phó...

Nhà máy điện đi dộng ‘đóng gói’ hơn 240 tấm pin mặt trời

Startup Áo Solar Container trình làng hệ thống quang năng di động SolarCont chứa 240 tấm pin mặt trời xếp gọn thành khối hộp lớn tương đương container tiêu chuẩn. Nhà máy điện đi dộng 'đóng gói' hơn 240 tấm pin mặt trời Hệ thống pin mặt trời SolarCont. Video: Solar Container Hệ thống SolarCont có thể được vận chuyển đến bất cứ nơi nào trên thế giới và triển khai như một nhà máy điện độc lập với lưới...

Công ty Mỹ sẽ khoan sâu 20 km để sản xuất điện địa nhiệt

Quaise Energy sẽ khoan sâu tới lớp đất có nhiệt độ 500 độ C và sử dụng hơi nước thu được để vận hành turbine sản xuất điện. Bãi thử nghiệm công nghệ khoan của Quaise Energy. Ảnh: Quaise Energy Quaise Energy, công ty công nghệ của Viện Kỹ thuật Massachusetts (MIT) lên kế hoạch làm bốc hơi đá ở lõi Trái Đất và khai thác năng lượng địa nhiệt độ sâu lớn. Công ty cho biết họ có thể...

Dự án máy bay lớn nhất thế giới chuyên chở cánh turbine gió

Máy bay WindRunner sẽ dài 108 m, bỏ xa máy bay thương mại dài nhất thế giới Boeing 747-8, giúp vận chuyển cánh turbine gió trên cạn dễ dàng hơn. Thiết kế của WindRunner, máy bay khổng lồ chuyên chở cánh turbine gió. Ảnh: Radia Những chiếc cánh đồ sộ cần thiết cho các turbine gió ngoài khơi mạnh nhất hiện nay không dễ vận chuyển trên đất liền, khiến việc sử dụng chúng bị hạn chế. Radia, startup về...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Hướng dẫn tham gia Giải chạy trực tuyến hưởng ứng Chiến dịch Giờ Trái đất năm 2024

Giải chạy trực tuyến hưởng ứng Chiến dịch Giờ Trái đất năm 2024 sẽ diễn ra từ 12h00 ngày 16/3/2024 đến 23h59 ngày 31/3/2024 trên ứng dụng điện thoại Uprace. Giải chạy hưởng ứng Chiến dịch Giờ Trái đất năm 2024 được tổ chức theo 2 hình thức trực tiếp (offline) và trực tuyến (online) Nhằm triển khai các hoạt động sự kiện tập trung hưởng ứng Chiến dịch Giờ Trái đất năm 2024, Vụ Tiết kiệm năng lượng và Phát...

Lộ diện tác phẩm đạt Giải Nhất Cuộc thi Sáng tạo logo và slogan về sản xuất và tiêu dùng bền vững

Chiều ngày 22 tháng 12 năm 2023, tại Khách sạn Lake Side, Hà Nội, Bộ Công Thương tổ chức Lễ trao giải Cuộc thi “Sáng tạo logo và slogan về sản xuất và tiêu dùng bền vững”. Tới tham dự Lễ trao giải có đại diện các đơn vị chức năng Bộ Công Thương, các tác giả dự thi và đạt giải, các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân trong và ngoài ngành Công Thương, cùng các cơ...

Ba đội thi tranh tài tìm hiểu pháp luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng năm 2023

Chiều ngày 26/11/2023 tại Nhà hát lớn TP. Hải Phòng diễn ra Vòng Chung kết Cuộc thi “Tìm hiểu pháp luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng” năm 2023. Tham gia tranh tài tại Vòng chung kết là 03 đội thi xuất sắc với tổng số điểm cao nhất tại vòng Cơ sở, gồm: Công ty Cổ phần Bia Hà Nội - Hải Phòng, Công ty Xăng dầu Khu vực I - Công ty TNHH MTV, và Công...

Bài đọc nhiều

Kịch bản nào cho thị trường bất động sản trong thời gian tới?

Giá chung cư tăng mạnh trong 2 tháng đầu năm Theo dữ liệu mới nhất từ Batdongsan.com.vn cho thấy, giá rao bán trung bình của chung cư ở Hà Nội trong 2 tháng đầu năm nay tăng đến 17% so với cùng kỳ 2023. Theo dữ liệu mới nhất từ Batdongsan.com.vn cho thấy, giá rao bán trung bình của chung cư ở Hà Nội trong 2 tháng đầu năm nay tăng đến 17% so với cùng kỳ 2023. Trên thực...

Cùng chuyên mục

Kịch bản nào cho thị trường bất động sản trong thời gian tới?

Giá chung cư tăng mạnh trong 2 tháng đầu năm Theo dữ liệu mới nhất từ Batdongsan.com.vn cho thấy, giá rao bán trung bình của chung cư ở Hà Nội trong 2 tháng đầu năm nay tăng đến 17% so với cùng kỳ 2023. Theo dữ liệu mới nhất từ Batdongsan.com.vn cho thấy, giá rao bán trung bình của chung cư ở Hà Nội trong 2 tháng đầu năm nay tăng đến 17% so với cùng kỳ 2023. Trên thực...

Trang trại chăn nuôi bị “biến tướng” thành khu sinh thái

Video: Cận cảnh trang trại chăn nuôi “biến tướng” thành khu sinh thái, nhà hàng Khu đất rộng 12.268 m2 tại thôn Nhuế (xã Kim Chung, huyện Đông Anh, Tp.Hà Nội) đã được UBND huyện Đông Anh phê duyệt dự án đầu tư xậy dựng trang trại chăn nuôi, thủy sản vào năm 2008 và đồng ý về chủ trương bổ sung (vào tháng 01/2020) thêm mục đích trồng hoa lan và được phép xây dựng thêm 4...

Vì sao nhà đầu tư quay trở lại với đất nền?

Lượng giao dịch đất nền tăng mạnh Theo Lao Động, trong bối cảnh thị trường bất động sản "ấm" dần, các nhà môi giới, sàn giao dịch và chủ đầu tư đã khởi động sớm nhiều chiến dịch kinh doanh để không bỏ lỡ cơ hội tiếp cận lượng lớn khách hàng tiềm năng. Chia sẻ về vấn đề này, bà Nguyễn Thị Hoa Dung - Giám đốc Kinh doanh Công ty Cổ phần Tập đoàn VNG (chuyên kinh...

Thị trường căn hộ Tp.HCM rục rịch tăng giá theo Hà Nội

Nhu cầu tìm hiểu căn hộ tăng Từ đầu năm 2024, thị trường bất động sản tại thành phố Hồ Chí Minh ghi nhận nhiều thông tin tích cực khi hàng loạt các doanh nghiệp chạy chương trình quảng cáo, ra mắt dự án, công bố bán hàng ở sản phẩm mới. Đặc biệt, nhiều sàn môi giới hiện nay đang ghi nhận lượng khách đến tham quan, tìm hiểu dự án ngày càng đông. Dữ liệu nghiên cứu...

Tuyến đường trị giá 740 tỷ đồng sau hơn 1 năm thi công

https://nguoiduatin.vn Tạp chí điện tử Người đưa tin Pháp luật Cơ quan chủ quản: Hội Luật gia Việt Nam Giấy phép số 80/GP-BTTTT của Bộ TT&TT cấp ngày 27/2/2020 Tổng biên tập: Nguyễn Tiến Thanh Bản quyền thuộc Tạp chí điện tử Người đưa tin Pháp luật - Tạp chí Đời sống và Pháp luật. Chỉ được phép dẫn nguồn khi có thoả thuận bằng văn bản. Báo giá quảng cáo Miền Bắc: 098 9033388Miền Trung : 0912...

Mới nhất

Tôn vinh các vận động viên, huấn luyện viên tiêu biểu

Ngày 24/3, chương trình “Vinh quang Thể thao Việt Nam”, trao thưởng vận động viên, huấn luyện viên tiêu biểu toàn quốc năm 2023 và Lễ phát động Ngày chạy Olympic vì sức khỏe toàn dân, Giải chạy Báo Hànộimới mở rộng lần thứ 49 - Vì hòa bình năm 2024 diễn ra sôi động tại không gian...
14:02:18

Khám phá quy trình cà phê rang củi độc đáo giữa lòng Hà Nội

Đứng trước làn sóng tiêu thụ cà phê mới, vẫn có những người trẻ tìm cách bảo lưu giá trị của những tách cà phê phin. Nhiều người sành cà phê Hà Nội sẽ không xa lạ gì với thương hiệu “Cà phê Thái”, một trong ít quán vẫn còn giữ công thức rang củi để cho ra những mẻ...

Khởi tố nữ giám đốc ở Hà Nam mua bán hóa đơn khống trị giá 730 tỷ đồng

Tối 24/3, thông tin từ Công an tỉnh Hà Nam, Cơ quan An ninh điều tra, Công an tỉnh này vừa khởi tố vụ án, ra quyết định khởi tố bị can đối với Lê Thị Hậu (SN 1980, trú phường Hoàng Đông, thị xã Duy Tiên, Hà Nam) và 12 bị can khác để điều tra về...

Phó Chủ tịch Quốc hội, Thượng tướng Trần Quang Phương tham dự Phiên khai mạc Đại hội đồng IPU -148

Diễn ra từ ngày 23-27.3, Đại hội đồng IPU-148 có chủ đề “Ngoại giao nghị viện: xây dựng các cầu nối vì hòa bình và sự phát triển”.  Các đại biểu sẽ tham gia các...

Đến tận nơi đăng ký tuyển sinh Nhanh như chớp nhí vì sợ bị lừa

"Đây là con số đăng ký trên online. Ngày hôm nay có khá nhiều phụ huynh đến đăng ký tuyển sinh trực tiếp luôn", đại diện đơn vị sản xuất Nhanh như chớp nhí mùa 5 cho Tuổi Trẻ Online biết.Có lẽ...

Mới nhất