Trang chủVăn hóa - Xã hộiGiáo dụcCần có sự khách quan và bình tâm trong phản biện về...

Cần có sự khách quan và bình tâm trong phản biện về giáo dục

Năm học mới 2023-2024 chỉ vừa bắt đầu một tháng, nhưng liên tiếp hàng loạt chuyện buồn giáo dục xảy ra trên khắp cả nước, ở nhiều bậc học, được truyền thông và dư luận xã hội đặc biệt quan tâm.

Niềm tin bị đánh mất

Trong luồng thông tin của truyền thông và dư luận xã hội về giáo dục những ngày qua, người ta dễ dàng thấy thật nhiều tâm tư than phiền, tiếng lòng trách giận và niềm khát khao, mong mỏi có thể chấn hưng chất lượng nền giáo dục nước nhà.

Thấy gì sau những chuyện buồn giáo dục gần đây?
Nếu không có những giải pháp căn cơ, quyết liệt, giáo dục dường như sẽ mãi loay hoay trong những tình huống đến hẹn lại lên như thế này. (Nguồn: TPO)

Sự phản hồi có phần quen thuộc “biết rồi, khổ lắm, nói mãi” cho thấy hình ảnh giáo dục qua góc nhìn xã hội đang mất đi thiện cảm hơn bao giờ hết.

Khi phác thảo những đường nét cơ bản về bức tranh giáo dục, dù muốn dù không, dư luận xã hội vẫn phải nghĩ ngay đến những mảng màu tối, những vệt màu buồn đang thực sự tồn tại và hoành hành.

Chẳng hạn như: nạn lạm thu vô tội vạ dưới lớp vỏ ngoài của mỹ từ xã hội hóa; những khoản phí vô lý, “trên trời”, được khoác chiếc áo của sự “thỏa thuận”, “tự nguyện”; bệnh thành tích trầm kha trong dạy và học, trong thi đua các hoạt động phong trào; vấn nạn bạo lực học đường đến từ cả người học lẫn người dạy xuất hiện càng nhiều…

Thế nên, chỉ cần một câu chuyện sai phạm giáo dục nào đó bị truyền thông phanh phui, bị báo chí điểm mặt chỉ tên, là cả xã hội “dậy sóng” đòi công bằng, yêu cầu chỉnh đốn.

Lời chê trách, lên án, cứ thế ào ạt, đổ dồn trên khắp các kênh truyền thông. Xu hướng này ngày càng gia tăng, cho thấy giáo dục đang đánh mất niềm tin và cảm tình một cách trầm trọng trong xã hội.

Nếu không có những giải pháp căn cơ, quyết liệt, giáo dục sẽ mãi loay hoay trong những tình huống đến hẹn lại lên như thế này.

Khách quan và bình tâm

Phản biện xã hội nói chung và phản biện xã hội trong lĩnh vực giáo dục nói riêng là việc làm hết sức cần thiết, mang lại nhiều tác động tích cực.

Hoạt động này giúp không chỉ người trong cuộc, mà cả xã hội cùng nhận thức thực trạng, tìm ra nguyên nhân, và đề xuất giải pháp nhằm cải thiện chất lượng giáo dục.

Tuy vậy, để công tác phản biện mang lại hiệu quả cao nhất có thể, rất cần một thái độ phản biện khách quan và bình tâm.

Nếu giữ những định kiến về giáo dục bởi những câu chuyện tiêu cực xảy ra trước đó, hoặc nếu đánh đồng một sự việc riêng lẻ để quy chụp thành bản chất của tất cả các trường hợp, chúng ta sẽ khó có được sự khách quan trong việc đưa ra những nhận xét, đánh giá; từ đó dẫn đến việc đề xuất những giải pháp không phù hợp, thiếu chuẩn xác.

Không hiếm những lời bình phẩm về giáo dục có phần quá khích, nhất là trên không gian mạng, làm cho chất lượng của hoạt động phản biện giáo dục mất đi giá trị vốn có của mình.

Sẽ thế nào nếu mục đích tốt đẹp là tự vấn giáo dục, phản biện giáo dục, cải cách giáo dục, nhưng lại được thể hiện bằng những lời lẽ cảm tính nóng giận nặng nề, thiếu lập luận xác đáng, thiếu diễn giải logic thuyết phục?

Việc phản biện không khách quan, “vơ đũa cả nắm”, thậm chí sử dụng ngôn từ thiếu bình tĩnh, không chỉ tai hại đến mục đích ý nghĩa tốt đẹp ban đầu của nó, mà còn tác động tâm lý không tốt đến những nhà giáo chân chính, khiến họ bị tổn thương.

Nghề giáo mất đi vị thế, người thầy người cô mất đi sự tôn trọng trong ứng xử của xã hội. Những nỗ lực yêu thương, tinh thần đổi mới sáng tạo, sự cống hiến gắn bó nghề nghiệp bị phủ nhận.

Điều này làm cho những giáo viên yêu nghề không khỏi chạnh lòng. Vì vậy, cần lắm sự khách quan và bình tâm trong phản biện về giáo dục, để những phản biện đóng góp sức mạnh vào quá trình giúp nền giáo dục chuyển biến tốt đẹp hơn.





Nguồn

Cùng chủ đề

Nữ sinh ‘toàn năng’ của trường Kim Liên được kết nạp Đảng

Hà NộiTừng làm Phó bí thư Đoàn trường, điểm học tập luôn trên 9,4 và giỏi ngoại ngữ, Bảo Nhi được Đảng bộ trường THPT Kim Liên kết nạp. Phùng Bảo Nhi, lớp 12A11, là một trong 7 học sinh trường THPT Kim Liên, quận Đống Đa, được kết nạp Đảng ngày 25/3. Trong 20 năm qua, đây là đợt kết nạp học sinh đầu tiên của Đảng bộ trường."Sự kiện này là cột mốc đáng nhớ, giúp em...

Nhật Bản viện trợ gần 200.000 USD phát triển nông nghiệp hữu cơ tại Đồng Tháp

Với khoản viện trợ này, Tổ chức Seed to Table triển khai dự án phát triển cộng đồng, đào tạo nhân lực...

Trong ‘bóng nổ’ có gì mà khiến các học sinh bị ngộ độc?

Theo ghi nhận của nhà trường, các học sinh mua 11 gói "bóng nổ" đem vào lớp chơi. Các em dùng tay tác động mạnh quả bóng, làm cho gói đồ chơi phình to, phát nổ. Những em xung quanh hít phải khí thoát ra từ gói bóng có biểu hiện ngộ độc khí thở.Về chuyên môn, trong gói "bóng nổ" có...

Báo cáo dự án liên môn học bằng màn trình diễn thời trang tái chế

Cô Bùi Minh Tâm, hiệu trưởng Trường THPT Lê Quý Đôn, TP.HCM, cho biết buổi trình diễn thời trang tái chế thân thiện môi trường của học sinh khối 11 Trường THPT Lê Quý Đôn diễn ra trong lễ báo cáo dự án liên môn toán, văn, hóa, sinh, địa lý, lịch sử, ngoại ngữ có tên "Dấu ấn rồng bay". Đây...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Belarus tuyên bố đáp trả mọi khiêu khích bằng vũ lực; Triều Tiên thẳng thừng từ chối Nhật Bản; Trung Quốc “nóng mặt” vì...

Báo Thế giới & Việt Nam điểm một số sự kiện quốc tế nổi bật trong 24 giờ qua.

Bất kỳ Hội nghị thượng đỉnh toàn cầu nào về Ukraine, nếu không có Nga đều vô nghĩa

Phát biểu phỏng vấn ngày 26/3, Người phát ngôn Điện Kremlin, ông Dmitry Peskov, cho biết bất kỳ Hội nghị thượng đỉnh toàn cầu nào về Ukraine mà không có Nga đều vô nghĩa và sẽ thất bại. Người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov bày tỏ quan điểm về tổ chức hội nghị hòa bình toàn cầu nhằm giải quyết xung đột Ukraine. (Nguồn: France 24)...

Thủ lĩnh Hamas đến Iran

Ngày 26/3, Thủ lĩnh Hamas Ismail Haniyeh đã có mặt tại Tehran để hội đàm với các quan chức Iran.

Bài đọc nhiều

Cùng chuyên mục

Nữ sinh ‘toàn năng’ của trường Kim Liên được kết nạp Đảng

Hà NộiTừng làm Phó bí thư Đoàn trường, điểm học tập luôn trên 9,4 và giỏi ngoại ngữ, Bảo Nhi được Đảng bộ trường THPT Kim Liên kết nạp. Phùng Bảo Nhi, lớp 12A11, là một trong 7 học sinh trường THPT Kim Liên, quận Đống Đa, được kết nạp Đảng ngày 25/3. Trong 20 năm qua, đây là đợt kết nạp học sinh đầu tiên của Đảng bộ trường."Sự kiện này là cột mốc đáng nhớ, giúp em...

Gần 12.000 cơ sở mầm non giáo dục kiến thức an toàn giao thông

Hơn 9,6 triệu trẻ tại gần 12.000 cơ sở mầm non cả nước được giáo dục các kiến thức về an toàn giao thông qua chương trình "Tôi yêu Việt Nam". Ngày 22/3, tại Nha Trang, Công ty Honda Việt Nam (HVN) phối hợp cùng Bộ Giáo dục & Đào tạo và Ủy ban An toàn giao thông quốc gia tổ chức Hội nghị tổng kết chương trình "Tôi yêu Việt Nam" trong cấp học mầm non giai đoạn...

‘Shark’ Thủy bị bắt, phụ huynh nói lấy lại tiền là khó nhưng vẫn hy vọng

Sau khi biết tin cơ quan cảnh sát điều tra đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can ông Nguyễn Ngọc Thủy (Shark Thủy), anh P. - một phụ huynh ở TP.HCM, có hai con từng học tiếng Anh tại Apax Leaders - cho biết mình và nhiều phụ huynh cảm thấy vui vì sau hơn một năm ròng rã đòi...

Mới nhất

70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ: Về vùng căn cứ cách mạng Mường Phăng

Trong những ngày tháng Ba sau 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, tấp nập những đoàn khách phương xa về với Mường Phăng, về với di tích Sở Chỉ huy Chiến dịch Điện Biên Phủ.Phát động Tháng Âm nhạc kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên PhủKỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ: Sẽ...

Cả nước tiết kiệm 428.000 kWh điện trong 1 giờ tắt đèn hưởng ứng Chiến dịch Giờ trái đất 2024

Tối ngày 23/3/20124, để hưởng ứng Chiến dịch Giờ Trái đất, nhiều quốc gia, vùng lãnh thổ trên toàn thế giới cùng với 63 tỉnh, thành phố của Việt Nam đã hưởng ứng Chiến dịch Giờ Trái đất bằng hành động tắt đèn và giảm thiểu sử dụng các thiết bị điện trong 1 giờ, từ 20h30 đến...

Đại biểu Quốc hội đề nghị luật hoá tiêu chuẩn, quy chuẩn đường cao tốc

Thảo luận tại phiên họp, đại biểu Nguyễn Ngọc Sơn (đoàn ĐBQH tỉnh Hải Dương) cho biết, hiện Chính phủ đang trình sửa đổi tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật đường cao tốc. Qua khảo sát của Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội, còn nhiều bất cập trong việc áp dụng quy chuẩn,...

Mới nhất