Trang chủNewsChính trịChỉ rõ trách nhiệm qua giám sát

Chỉ rõ trách nhiệm qua giám sát


anh-bai-tren.jpg
Đoàn giám sát của Quốc hội làm việc với Chính phủ về việc thực hiện Nghị quyết 43. Ảnh: Phạm Thắng.

Cùng chuyển động

Đoàn Giám sát của Quốc hội đã giám sát trực tiếp tại 10 tỉnh, thành phố; làm việc với 12 bộ, ngành, cơ quan; đồng thời làm việc với Chính phủ. Có thể khẳng định, việc ban hành và triển khai thực hiện Nghị quyết số 43/2022 là quyết sách đúng đắn, kịp thời của Quốc hội trong bối cảnh tình hình phát triển kinh tế – xã hội của đất nước đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức chưa từng có tiền lệ do ảnh hưởng nặng nề của dịch Covid-19.

Báo cáo của Chính phủ về việc thực hiện Nghị quyết số 43/2022 và các nghị quyết của Quốc hội về một số dự án quan trọng quốc gia đến hết năm 2023 cho thấy, việc xây dựng, ban hành và chấp hành chính sách, pháp luật liên quan đến Nghị quyết 43 đã được Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các bộ, cơ quan, địa phương chủ động, khẩn trương triển khai nghiêm túc, đúng thẩm quyền, đưa chính sách đi vào cuộc sống một cách hiệu quả, đúng đối tượng, tránh trục lợi. Qua đó, đã góp phần không nhỏ hỗ trợ nền kinh tế phục hồi và tạo nền tảng phát triển sau đại dịch Covid-19.

Sự chuyển động không chỉ đến từ Chính phủ, các bộ, ngành mà đã được các địa phương hưởng ứng vào cuộc triển khai mạnh mẽ góp phần quan trọng bảo đảm an sinh xã hội, giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô và góp phần hỗ trợ người dân, doanh nghiệp (DN) sớm vượt qua khó khăn phục hồi và phát triển kinh tế – xã hội sau đại dịch.

Tại Hà Nội, năm 2022 đã có 12.186 DN được gia hạn thuế VAT là 6.966 tỷ đồng, gia hạn thuế thu nhập DN 5.702 tỷ đồng; 167 số hộ kinh doanh và người nộp thuế thu nhập cá nhân được gia hạn là 15 tỷ đồng; 1.162 đối tượng được gia hạn tiền thuê đất là 872 tỷ đồng. Đến năm 2023, có 17.002 DN, được gia hạn thuế VAT là 9.168 tỷ đồng, gia hạn thuế thu nhập DN là 5.082 tỷ đồng; 213 số hộ kinh doanh và cá nhân được gia hạn là 25 tỷ đồng; 2.060 người nộp thuế được gia hạn tiền thuê đất là 1.396 tỷ đồng.

Theo Phó giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội Vũ Duy Tuấn, về hỗ trợ tiền thuê nhà cho người lao động, thành phố đã tiếp nhận, phê duyệt hồ sơ và tổ chức hỗ trợ tiền thuê nhà cho 429.454 lượt lao động của 13.908 đơn vị (bao gồm các DN, hợp tác xã, hộ kinh doanh) với số tiền 224,916 tỷ đồng.

Trong khi đó, tại Đồng Nai cũng đã ban hành nhiều chương trình, kế hoạch nhằm thực hiện Nghị quyết 43 và các nghị quyết của Quốc hội về các dự án quan trọng quốc gia như: sân bay Long Thành, cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu, đường Vành đai 3 – TPHCM. Qua đó, từng bước phục hồi và phát triển kinh tế – xã hội, ổn định đời sống người dân.

Tương tự, tại tỉnh Sóc Trăng nhờ triển khai thực hiện Nghị quyết số 43 của Quốc hội thì tình hình kinh tế – xã hội trên địa bàn tỉnh đã có sự phục hồi và phát triển tích cực. Trong hai năm 2022-2023, các hoạt động sản xuất, kinh doanh, tăng trưởng kinh tế phục hồi tích cực. Tốc độ tăng trưởng GRDP có mức tăng trưởng cao, tăng lần lượt 7,79% và 5,77%; các khu vực kinh tế đều đạt mức tăng trưởng tốt: khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 4,34% và 2,65% khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 10,10% và 7,38%, khu vực dịch vụ tăng 11,89% và 8,76%.

Còn theo Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu Nguyễn Công Vinh, việc triển khai thực hiện các chính sách hỗ trợ theo Nghị quyết số 43 của Quốc hội đã góp phần hỗ trợ cho các DN khắc phục khó khăn, dần khôi phục và mở rộng các hoạt động sản xuất kinh doanh. Bên cạnh đó, góp phần đẩy nhanh việc triển khai các công trình hạ tầng giao thông kết nối quan trọng, như việc triển khai thực hiện xây dựng tuyến đường cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu, tạo điều kiện để thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội cho các tỉnh trong vùng Đông Nam Bộ cũng như của địa phương trong thời gian tới.

Nhanh chóng gỡ bất cập

Điều đáng nói là qua giám sát, Đoàn giám sát cũng thấy được những vướng mắc, bất cập trong việc thực hiện Nghị quyết 43. Ví như tại tỉnh Đồng Nai, những vướng mắc, bất cập một phần do chính sách pháp luật, phần do tổ chức thực hiện. Đến nay, kết quả thực hiện một số chính sách chưa như mong muốn, việc giải ngân vốn đầu tư công chậm, phát sinh nhiều khó khăn trong giảm thuế giá trị gia tăng, hộ kinh doanh nhỏ.

Đoàn giám sát cũng nhận thấy, nhìn chung 9/11 dự án thành phần của cao tốc Bắc – Nam giai đoạn 2017 – 2020 đều chậm khoảng một năm so với Nghị quyết của Quốc hội khi đưa vào vận hành có điều kiện; 2 dự án thành phần dự kiến trong quý II/2024 đưa vào khai thác. Bên cạnh đó, công tác lập, thẩm định, phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường cũng như báo cáo khả thi một số dự án, dự án thành phần còn chậm, chưa đảm bảo yêu cầu của Chính phủ, cần làm rõ nguyên nhân, trách nhiệm của tổ chức, cá nhân.

Từ những vấn đề trên, qua giám sát, Đoàn giám sát đã đề nghị Bộ Giao thông vận tải cho biết rõ nguyên nhân và trách nhiệm khi tất cả các dự án thành phần đều chậm.

Đặc biệt, làm việc với Thanh tra Chính phủ và Kiểm toán Nhà nước, Đoàn giám sát đề nghị cần phải đánh giá tổng quát hơn về việc tuân thủ pháp luật trong việc thực hiện Nghị quyết 43, như: phân bổ nguồn lực có đúng trật tự ưu tiên, nguyên tắc phân bổ hay không? Các dự án sử dụng nguồn vốn của Chương trình có đáp ứng yêu cầu về việc hấp thụ và vận hành ngay vào nền kinh tế hay không? Quy định pháp luật nào tạo ra lỗ hổng, sơ hở trong quá trình thực hiện?

Đã nhiều lần, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ từng chỉ rõ, thay vì hầu hết là hậu kiểm, các chuyên đề giám sát trong nhiệm kỳ này đã tập trung vào các nội dung đang trong quá trình thực hiện. Trong giám sát, nếu không cá thể hóa được trách nhiệm của tổ chức, cơ quan có liên quan thì sau này tình hình vẫn thế.

Chỉ rõ trách nhiệm sau mỗi cuộc giám sát đang là vấn đề được cử tri và nhân dân quan tâm. Hiện kết quả giám sát của Đoàn giám sát của Quốc hội về “Việc thực hiện Nghị quyết số 43/2022/QH15 của Quốc hội về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi, phát triển kinh tế – xã hội và các nghị quyết của Quốc hội về một số dự án quan trọng quốc gia đến hết năm 2023” đang được hoàn thiện, trình xin ý kiến Uỷ ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến tại phiên họp thứ 32 (từ 15-22/4) trước khi trình Quốc hội xem xét tại kỳ họp thứ 7.



Nguồn

Cùng chủ đề

Vận dụng linh hoạt các hình thức giám sát

Chọn đối tượng, nội dung sát thực tiễnHoạt động giám sát cán bộ, đảng viên được Ban Thường trực Ủy ban MTTQ tỉnh Quảng Ninh triển khai thực hiện từ nhiều năm qua. Ban đầu nội dung, phạm...

14 ngân hàng trọng yếu trong hệ thống năm 2024

Theo đó, 14 ngân hàng trong nước thuộc Nhóm các tổ chức tín dụng có tầm quan trọng hệ thống năm 2024 gồm: Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam (Agribank); Ngân hàng thương mại CP Á Châu (ACB); Ngân hàng thương mại CP Bưu Điện Liên Việt (LPBank); Ngân hàng thương mại CP Công Thương Việt Nam (VietinBank); Ngân hàng thương mại CP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV); Ngân hàng...

Tăng cường giám sát và tái giám sát của Hội đồng Nhân dân

“Trên đã chuyển thì dưới cũng phải lay động”Thời gian qua, Quốc hội đã thực sự đổi mới vì dân. Thế nhưng, kỳ vọng đang nằm ở sự đổi mới của HĐND bởi đây là cơ quan dân...

Đảm bảo lợi ích cộng đồng qua giám sát, phản biện

Phát huy vai trò của nhân dânNgay từ đầu nhiệm kỳ 2019-2024, MTTQ TP Hải Phòng đã ban hành chương trình hành động thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ thành phố, trong đó, công tác giám...

Trao đổi kinh nghiệm về giám sát hoạt động của chính quyền cấp cơ sở

Từ kinh nghiệm ở cơ sở, ông Chu Văn Giáp, Phó Chủ tịch Ủy ban MTTQ huyện Đan Phượng (Hà Nội) chia sẻ, quá trình thực hiện giám sát hoạt động của chính quyền cấp cơ sở cho...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Podcast Bản tin Mặt trận sáng 15/4

Mặt trận TP Hồ Chí Minh công bố biểu trưng tuyên truyền chào mừng Đại hộiNgày 14/4, Ủy ban MTTQ Việt Nam TP HCM cho biết, vừa công bố biểu trưng tuyên truyền để sử dụng thống nhất...

Hỗ trợ phát triển sản phẩm OCOP

Thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), đến nay trên địa bàn tỉnh Bình Định có 360 sản phẩm được đánh giá và công nhận xếp hạng OCOP. Các sản phẩm OCOP của Bình Định...

Xây dựng lực lượng Cảnh sát cơ động pháp luật sắc, nghiệp vụ tinh, công nghệ giỏi

Tại lễ kỷ niệm, Thủ tướng Phạm Minh Chính vui mừng, tự hào khẳng định, lực lượng Cảnh sát cơ động là một bộ phận cấu thành quan trọng của Công an nhân dân Việt Nam; là một...

Cân nhắc phương án dự phòng

Năm học 2024 - 2025, các trường THPT tư thục và trường THPT công lập tự chủ tài chính được tuyển học sinh vào lớp 10 là học sinh cư trú tại Hà Nội, không phân biệt khu...

‘Tôi biết rõ là tôi gặp thời’

Doanh thu MV “Nấu ăn cho em” để phục vụ cho nghĩa cử cao đẹp này được lấy từ 2 nguồn: doanh thu MV trên YouTube và bản audio trên các nền tảng nhạc số, MXH (Spotify, iTunes,...

Bài đọc nhiều

Hà Nội đạt nhiều thành tựu quan trọng sau 40 năm đổi mới

Phát biểu khai mạc, đồng chí Đinh Tiến Dũng, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội nhấn mạnh, báo cáo tổng kết đã đánh giá đầy đủ, khách quan, toàn diện về nhận thức của tổ chức Đảng, cán bộ, đảng viên và nhân dân Thủ đô về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội qua 40 năm đổi mới; về những thành tựu; chỉ ra những kết...

Gỡ nút thắt giải phóng mặt bằng

Thủ tướng lưu ý, khối lượng công việc triển khai năm 2024 là rất lớn, yêu cầu cao, thời gian có hạn, các các bộ, ngành, địa phương, chủ đầu tư, nhà thầu cần tích cực, quyết liệt...

Phát huy truyền thống tốt đẹp, tiếp tục vun đắp và tăng cường quan hệ đoàn kết đặc biệt Việt Nam-Lào

NDO - Ngày 26/2, tại Thủ đô Hà Nội đã diễn ra cuộc gặp cấp cao giữa Đảng Cộng sản Việt Nam và Đảng Nhân dân Cách mạng Lào do Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào Thongloun Sisoulith đồng chủ trì. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào Thongloun Sisoulith. Ảnh: TTXVN Đây là sự kiện quan trọng góp phần tăng cường và làm sâu sắc hơn...

Tập trung bảo đảm cấp nước sinh hoạt cho người dân Đồng bằng sông Cửu Long

Công điện gửi Bộ trưởng các Bộ: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tài nguyên và Môi trường, Xây dựng, Thông tin và Truyền thông và Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố vùng...

Nữ Phó Chủ tịch UBND tỉnh làm Bí thư huyện ven biển

Theo các quyết định được công bố, ông Vũ Kim Cứ, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư được điều động, bổ nhiệm giữ chức vụ Trưởng ban Quản lý...

Cùng chuyên mục

Xây dựng lực lượng Cảnh sát cơ động pháp luật sắc, nghiệp vụ tinh, công nghệ giỏi

Tại lễ kỷ niệm, Thủ tướng Phạm Minh Chính vui mừng, tự hào khẳng định, lực lượng Cảnh sát cơ động là một bộ phận cấu thành quan trọng của Công an nhân dân Việt Nam; là một...

Khánh thành bức phù điêu “Bác Hồ nói chuyện với cán bộ, chiến sĩ Đại đoàn quân tiên phong” tại Đền Hùng

Tham dự buổi lễ có Đại tướng Phan Văn Giang, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Quốc phòng; Đại tướng Lương Cường, Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Thường vụ Quân ủy Trung ương, Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam; các đồng chí lãnh đạo Bộ Quốc phòng, tỉnh Phú Thọ cùng đông đảo người dân và du khách dự lễ. Phát biểu...

Phiên họp thứ 32 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ khai mạc ngày 15/4

Theo dự kiến, Phiên họp thứ 32 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ diễn ra trong chiều 15/4, các ngày 16, 17, 19 và sáng 22/4/2024, tại phòng họp Tân Trào, Nhà Quốc hội.Chủ tịch Quốc...

Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang hội kiến với Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ nhiệm Văn phòng Ủy ban công tác...

Trong không khí chân thành, hữu nghị, hai bên đã đi sâu trao đổi về tình hình quan hệ song phương và các vấn đề quốc tế, khu vực cùng quan tâm, nhất trí thúc đẩy và triển khai hiệu quả “Tuyên bố chung về việc tiếp tục làm sâu sắc và nâng tầm quan hệ Đối tác hợp tác chiến lược toàn diện, xây dựng Cộng đồng chia sẻ tương lai Việt Nam-Trung Quốc có ý nghĩa...

Cần hết sức nỗ lực vì sinh mạng của người dân

Tiến độ rất chậm, huyện Mường Lát 'trắng' hộ dân TĐC xen ghépChủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa cho biết, sẽ cho các địa phương hơn 1 tháng để tổng rà soát về các DA TĐC, rà soát...

Mới nhất

Mới nhất