Trang chủKinh tếĐầu tư - Tài chínhChính sách tài khóa các nước giàu 'liều lĩnh khó tin'

Chính sách tài khóa các nước giàu ‘liều lĩnh khó tin’


Thay vì thắt chặt tài khóa khi lạm phát cao và thất nghiệp thấp, theo Economist, các nước giàu đang “liều lĩnh đến khó tin” khi làm ngược lại – tăng chi tiêu, vay nợ.

Ngân sách chính phủ ở các nước giàu đang ngày càng gặp khó. Tránh được thảm họa vỡ nợ công nhưng Mỹ đã thâm hụt ngân sách 2.100 tỷ USD trong 5 tháng đầu năm, tương đương 8,1% GDP.

Tại Liên minh châu Âu, các chính trị gia nhận thấy lãi suất tăng đồng nghĩa với việc gói 800 tỷ USD dành cho chi tiêu phục hồi sau đại dịch sẽ làm cạn kiệt ngân sách chung. Do phần lớn số tiền của gói này là từ đi vay.

Chính phủ Nhật Bản gần đây bỏ việc lập thời gian biểu cho khung chính sách kinh tế để cân đối ngân sách, vốn không bao gồm các khoản thanh toán vãng lai, nhưng thâm hụt vẫn ở mức hơn 6% GDP. Ngày 13/6, lợi suất trái phiếu chính phủ Anh kỳ hạn 2 năm đã lên trên mức tương đương đợt khủng hoảng trái phiếu do chương trình ngân sách tạm thời vào tháng 9 năm ngoái.





Thâm hụt ngân sách của Mỹ. Nguồn: The Economist

Thâm hụt ngân sách của Mỹ. Nguồn: The Economist

Chính sách tài khóa các nước giàu không chỉ có vẻ liều lĩnh mà còn không phù hợp với hoàn cảnh kinh tế ngày nay, theo đánh giá của Economist.

Xét về hoàn cảnh, vào ngày 14/6, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) đã giữ nguyên lãi suất để chờ đợi thêm tín hiệu về sức khỏe của nền kinh tế. Nhưng với lạm phát cơ bản trên 5%, ít người tin rằng lãi suất sẽ tiếp tục đứng yên.

Ngân hàng Trung ương Châu Âu (ECB) cũng đã sẵn sàng tăng lãi suất một lần nữa. Ngân hàng trung ương Anh (BoE) gần như chắc chắn sẽ làm theo vào ngày 22/6. Với mức lương danh nghĩa tăng 6,5%, Anh là nước duy nhất phải đối mặt với mối đe dọa của vòng xoáy giá cả tiền lương đều đi lên.

Lạm phát cao, tỷ lệ thất nghiệp thấp và lãi suất tăng có nghĩa là thế giới cần chính sách chặt chẽ, tức hạn chế chi tiêu và vay mượn. Nhưng các nước giàu đang ngược lại. Thâm hụt của Mỹ trước đây chỉ vượt quá 6% trong các thời kỳ hỗn loạn: trong chiến tranh thế giới thứ hai, sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu và gần đây nhất là sau đợt phong tỏa do Covid-19.

Hiện không có thảm họa nào như vậy khiến việc chi tiêu khẩn cấp trở nên cần thiết. Ngay cả cuộc khủng hoảng năng lượng ở châu Âu cũng tạm lắng. Vì thế, mục tiêu chính các chính phủ đi vay khổng lồ là để kích thích kinh tế, đẩy lãi suất cao hơn mức cần thiết. Lãi suất cao hơn dẫn đến nhiều khả năng xảy ra bất ổn tài chính hơn.

Cùng với đó, ngân sách của chính phủ cũng bị ảnh hưởng. Đơn cử, với mỗi mức tăng lãi suất một điểm phần trăm, chi phí trả nợ của chính phủ Anh tăng 0,5% GDP trong vòng một năm. Một lý do khiến Mỹ gặp khó là Fed phải trả lãi nhiều hơn cho số tiền mà họ tạo ra để mua lại trái phiếu chính phủ Mỹ trong những năm cần kích thích kinh tế. Tóm lại, chính sách tiền tệ chỉ kiểm soát được lạm phát nếu chính sách tài khóa thận trọng. Khả năng mất kiểm soát càng tăng khi lãi suất tăng.

Tuy nhiên, nỗ lực của các chính trị gia để thay đổi là rất ít. Ngay cả sau khi “Đạo luật trách nhiệm tài khóa” nâng trần nợ của Mỹ và cắt giảm chi tiêu, nợ công ròng của nước này được dự báo sẽ tăng từ 98% GDP hiện nay lên 115% vào 2033.

Chính phủ Anh đã lên kế hoạch thắt lưng buộc bụng vào năm ngoái nhưng giờ dự định cắt giảm thuế. Khu vực đồng euro nhìn chung có vẻ đủ vững chắc nhưng nhiều quốc gia thành viên lại rất mong manh. Với mức lãi suất hiện tại – và có thể còn tăng – để giảm tỷ lệ nợ công trên GDP một điểm phần trăm mỗi năm ở Italy, đòi hỏi nước này có thặng dư ngân sách trước khi trả lãi vay là 2,4% GDP.

Tại sao một số nước giàu vẫn tăng chi tiêu, dù có thể bằng tăng vay nợ? Không chỉ dùng phát triển kinh tế, đó có thể còn do quan điểm của các chính trị gia về điều gì là cấp bách hoặc quen với mô hình vận hành thâm hụt ngân sách.

Ở Italy, nợ công trên GDP đã hạ nhiệt so với đỉnh về mức 144,7 % GDP vào tháng 12/2022 nhưng vẫn cao hơn đáng kể so với mức 103,9 % vào tháng 12/2007, theo tổ chức dữ liệu kinh tế CEIC Data. Nợ ở mức cao nhưng nước này cần nhiều hạng mục đang cần tăng chi.

Hệ thống lương hưu và chăm sóc sức khỏe đối mặt áp lực dân số già. Mục tiêu trung hòa carbon đòi hỏi đầu tư công. Rủi ro địa chính trị tăng nhu cầu chi cho quốc phòng. Muốn đáp ứng các nhu cầu này cần phải tăng thuế hoặc chấp nhận in thêm tiền và lạm phát dâng cao.

Tại Mỹ đầu tháng này, sau khi quốc hội cho phép nâng trần nợ công lần thứ 103 kể từ năm 1945, giới quan sát tin rằng sẽ còn có lần thứ 104 và sau nữa. Adel Mahmoud, Chủ tịch Diễn đàn Nghiên cứu Kinh tế Cairo (Ai Cập), nói rằng cuộc khủng hoảng trần nợ công sẽ xảy ra một lần nữa vì chính phủ Mỹ vốn đã chi tiêu vượt quá khả năng thu ngân sách và dựa vào việc vay mượn để trang trải hoạt động.

Ngay tại Đức, đất nước nổi tiếng với tài khóa kỷ luật cao, với nợ công chỉ ở mức 66,4% GDP đến cuối năm ngoái, quan điểm về chính sách tài khóa cũng dần thay đổi và đang là đề tài tranh cãi.





Diễn biến tỷ lệ nợ công so với GDP của Đức. Nguồn: CEIC Data

Diễn biến tỷ lệ nợ công so với GDP của Đức. Nguồn: CEIC Data

Sau khi đối mặt với các cuộc khủng hoảng liên tiếp do đại dịch và xung đột Ukraine, Đức đã rời bỏ chính sách tài khóa chặt chẽ đặc trưng. Năm 2020, sau 8 năm ngân sách cân bằng (2012-2019), với tổng nợ công từ khoảng 80% GDP chỉ còn 60%, Thủ tướng khi đó Angela Merkel tuyên bố nước này sẵn sàng chi tiêu mạnh tay để bù đắp tác động kinh tế của Covid-19.

Và khi tác động của biến đổi khí hậu trở nên rõ ràng hơn, một số người trong giới chính trị Đức – đặc biệt là Đảng Xanh – lập luận rằng nó nên được coi là một vấn đề cấp bách đòi hỏi mức đầu tư ngang với đại dịch và chiến tranh.

Marcel Fratzscher, Chủ tịch của Viện nghiên cứu kinh tế Đức, ủng hộ điều này. Theo ông, cần nghĩ đến việc tăng chi tiêu khi cân nhắc giữa việc hành động nhanh để thành công và rẻ hơn, hay là chậm và thách thức hơn. “Nếu chính phủ Đức thành thật, họ sẽ nhận ra rằng chúng ta đang ở trong một trạng thái khủng hoảng hầu như là vĩnh viễn, rằng chúng ta đang đối diện với những sự biến đổi lớn phía trước, và điều đó không phải là lựa chọn”, ông nói.

Nhưng một số nhà kinh tế Đức khác xem ba năm qua là một ngoại lệ về tài khóa. Họ mong muốn tái thiết lập cơ chế ngăn việc tăng vay nợ càng sớm càng tốt. Họ lập luận rằng chính phủ đã có khả năng chi tiêu tự do trong thời kỳ đại dịch do đã tiết kiệm trong những năm trước đó.

Niklas Potrafke, nhà kinh tế tại Viện Nghiên cứu Kinh tế Ifo (Munich, Đức), nói việc chính phủ phản ứng với đại dịch bằng chính sách tài khóa mở rộng là tốt. Nhưng xung đột Ukraine đã gây ra cuộc khủng hoảng tiếp theo và làm chính sách tài khóa tiếp tục phình ra. “Tôi lo lắng rằng đại dịch và cuộc chiến ở Ukraine đã tạo ra tâm lý mãi mãi chấp nhận tăng quy mô chi tiêu ngân sách. Chính phủ cần xem xét các chiến lược hợp nhất”, chuyên gia này nói.

Phiên An (theo Economist, FP, Xinhua)




Source link

Cùng chủ đề

Xây dựng, ban hành văn bản để triển khai chế độ tiền lương mới từ 1/7

Thúc đẩy thị trường BĐS, chứng khoán Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết số 28 ngày 5/3/2024 phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 2/2024. Theo đó, Chính phủ yêu cầu các bộ, cơ quan, địa phương đẩy mạnh công tác nghiên cứu, dự báo, tham mưu phục vụ điều hành kinh tế - xã hội để kịp thời có phản ứng chính sách phù hợp, hiệu quả, chủ động, thích ứng với tình hình, xu thế...

657.000 tỷ đồng đầu tư công năm 2024 chủ yếu cho hạ tầng giao thông

Sáng 16/2, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo Nhà nước các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành giao thông vận tải (Ban Chỉ đạo) chủ trì họp Phiên thứ 9 của Ban Chỉ đạo. 2024 là năm tăng tốc Mở đầu Phiên họp, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cho biết, cả nước đang thúc đẩy 3 động lực tăng trưởng, trong đó có động lực về đầu...

Ngành KH&ĐT phát huy cao nhất vai trò cơ quan tổng tham mưu

Sáng 11/1, Bộ Kế hoạch và Đầu tư (Bộ KH&ĐT) tổ chức Hội nghị tổng kết công tác năm 2023 và triển khai nhiệm vụ năm 2024. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự và có bài phát biểu chỉ đạo. Vượt lên về đổi mới sáng tạo, khởi nghiệp Phát biểu tại hội nghị, Thủ tướng Phạm Minh Chính bày tỏ ấn tượng với không khí đổi mới sáng tạo, tự tin, bản lĩnh và khát vọng...

Điểm lại thông tin kinh tế ngày 10/1

Tỷ giá trung tâm giảm 3 đồng, chỉ số VN-Index tăng 2,95 điểm hay quy mô nợ công đến cuối năm 2023 khoảng 37% GDP, thấp hơn nhiều so với mức trần 60% Quốc hội đề ra... là một số thông tin kinh tế đáng chú ý trong ngày 10/1. Điểm lại thông tin kinh tế tuần từ 2-5/1 Điểm lại thông tin kinh tế ngày 9/1 ...

Nợ công đạt “thành tích” đáng buồn, vẫn chưa phải gánh nặng đối với kinh tế Mỹ

Tổng nợ công (hay còn gọi là nợ quốc gia) tại Mỹ đã tăng lên 34 nghìn tỷ USD vào ngày 29/12/2023 - mức cao kỷ lục mọi thời đại.

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Phú Quý bùng nổ điểm lưu trú trước mùa cao điểm

Bình ThuậnLượng cơ sở lưu trú tại đảo Phú Quý tăng 60% so với 2019, số nhà nghỉ, homestay mới đi vào hoạt động nhiều nhất từ trước đến nay. Ông Bùi Thế Nhân, Giám đốc Sở VHTTDL tỉnh Bình Thuận, cho biết năm 2023, huyện đảo đón 165.000 lượt khách du lịch, gấp hơn 2 lần so với 2022. Vào cao điểm 30/4-1/5 và hè, lượng khách đến đảo quá tải, trong khi lượng phòng hạn chế, khiến...

Argentina nối dài mạch thắng khi vắng Messi

MỹAngel di Maria tỏa sáng với bàn sút phạt hàng rào, giúp Argentina thắng ngược Costa Rica 3-1 trong trận giao hữu FIFA. Ghi bàn: Di Maria 52, Allister 56, Lautaro 77 - Ugalde 34Argentina toàn thắng hai trận giao hữu tháng 3/2024, dù vắng đội trưởng Lionel Messi vì chấn thương. Họ lần lượt hạ El Salvador 3-0, rồi thắng Costa Rica 3-1, với điểm chung là Di Maria ghi dấu giày vào bàn đầu tiên. Trong trận...

‘Người quen cũ’ khiến chiến dịch tranh cử của Trump lo lắng

Chiến dịch tranh cử năm 2024 của ông Trump hoạt động rất chuyên nghiệp, nhưng việc những đồng minh cũ của cựu tổng thống trở lại đang gây nhiều lo ngại. Cựu tổng thống Donald Trump đang dần đưa những đồng minh cũ của ông quay lại và tham gia chiến dịch vận động tranh cử năm nay. Họ là những cựu trợ lý mong muốn gây ảnh hưởng đến nỗ lực tái tranh cử và đảm bảo giành...

Camera nhanh nhất thế giới

CanadaCác kỹ sư ở Trung tâm nghiên cứu viễn thông INRS Énergie Matériaux phát triển camera nhanh nhất thế giới, có thể chụp ở tốc độ 156,3 nghìn tỷ khung hình/giây (fps). Mô phỏng hệ thống camera nhanh nhất thế giới SCARF. Ảnh: INRS Camera quay chuyển động chậm tốt nhất trên điện thoại thường hoạt động ở tốc độ vài trăm fps. Camera quay phim chuyên nghiệp có thể sử dụng tốc độ vài nghìn fps để đạt hiệu...

6 thực phẩm ăn nhiều khiến thận yếu

Thịt chế biến, súp, nước mắm thường chứa nhiều muối; khoai tây chiên, pizza giàu chất béo bão hòa, có thể gây căng thẳng cho thận nếu ăn nhiều. Thận có nhiều vai trò bao gồm cân bằng chất lỏng, chất điện giải và các chất hòa tan để lọc nước, chất thải ra khỏi máu. Hai bệnh mạn tính làm tăng nguy cơ mắc bệnh thận là tiểu đường và tăng huyết áp. Thận cũng có thể bị...

Bài đọc nhiều

‘Vua tôm’ Minh Phú tính mở rộng thị phần trong nước

Hơn 99% lượng tôm Minh Phú bán mỗi năm là xuất khẩu, nên doanh nghiệp tính tăng "độ phủ" tại thị trường nội địa khi đưa hàng vào siêu thị. Chia sẻ này được ông Lê Văn Quang - Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm CEO Tập đoàn Thủy sản Minh Phú, nêu bên lề lễ ký hợp tác với Bách Hóa Xanh hôm 26/3, tại TP HCM.Tập đoàn Thủy sản Minh Phú thành lập năm 1992, là...

Nhà đầu tư lo mất cơ hội vì công ty chứng khoán gặp sự cố

Thị trường lao dốc cuối phiên, cổ phiếu mà Thuỳ Linh nắm giữ cũng giảm mạnh nhưng cô không cách nào đăng nhập được tài khoản mở tại VNDirect để thoát hàng. Thùy Linh tự nhận mình là người "nghiện" giao dịch, bởi thời gian quay vòng vốn của cô chỉ tính bằng ngày. Những phiên gần đây là thời điểm ưa thích của Linh, bởi thị trường biến động. Vừa lướt sóng T+ trên thị trường cơ sở,...

Manulife Việt Nam tung sản phẩm mới, cam kết hoàn phí

Đóng phí ngắn, bảo vệ dài, cam kết hoàn phíTrong những năm qua, đại đa số khách hàng quan tâm tới bảo hiểm có yếu tố tích lũy - đầu tư thường chọn dòng sản phẩm bảo hiểm liên kết đầu tư. Không nhiều khách hàng chọn bảo hiểm tử kỳ dù điều kiện tham gia đơn giản, phí đóng thường thấp hơn các dòng sản phẩm khác, quyền lợi bồi thường cao khi có rủi ro tử...

Siêu thị Mỹ lần đầu tăng giá chuối sau hơn 20 năm

Trader Joe’s, một trong những chuỗi siêu thị lớn của Mỹ, gần đây tăng giá chuối - sản phẩm nổi tiếng nhất của họ - lần đầu kể từ năm 2001. Hôm 25/3, chuỗi siêu thị Trader Joe’s (Mỹ) cho biết gần đây đã tăng giá chuối, từ 0,19 USD lên 0,23 USD một quả. Mức tăng này tương đương hơn 20%. Đây là lần đầu tiên họ nâng giá chuối kể từ khi bắt đầu bán lẻ từng...

Phát triển nuôi biển theo hướng công nghiệp, hiện đại, đa giá trị

Định hướng phát triển ngành nuôi biển của nước ta thời gian tới là phát triển nuôi biển công nghiệp với công nghệ tiên tiến, quy hoạch chặt chẽ, phương thức quản lý hiện đại.Phát triển nuôi biển cả trong vùng ven bờ, trên vùng biển xa bờ, ngoài khơi xa và cả trên bờ, phát huy đa dạng sinh học của vùng nhiệt đới. Tích hợp nguồn lực kinh tế kỹ thuật các ngành dầu khí, đóng...

Cùng chuyên mục

Tạo động lực xây dựng thương hiệu quốc gia thêm mạnh

Những năm gần đây, Việt Nam được đánh giá là điểm sáng trong bức tranh xây dựng, phát triển thương hiệu quốc gia toàn cầu. Tuy nhiên, để thương hiệu quốc gia vươn xa theo hướng bền vững vẫn cần nhiều giải pháp dài hơi.Tốc độ tăng trưởng thương hiệu nhanh Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính từng khẳng định, xây dựng thương hiệu quốc gia là một nhiệm vụ có ý nghĩa đặc biệt...

Trước khi bị đánh sập, VNDIRECT từng được vinh danh có công nghệ tiêu biểu

Sự cố nghiêm trọng trong lịch sử chứng khoán Việt NamVNDIRECT là một trong những công ty chứng khoán đầu tiên áp dụng công nghệ định danh khách hàng trực tuyến (eKYC), cho phép khách hàng mở tài khoản chứng khoán thông qua giao dịch điện tử và xác thực tài khoản trực tuyến mọi lúc, mọi nơi...Tuy nhiên ngày 24.3.2024 vừa qua, toàn bộ hệ thống của công ty môi giới có thị phần số 3 này...

Hướng tới vượt cản 1.300 điểm

Nhận định đầu tư Chứng khoán KB Việt Nam (KBSV): Chỉ số tăng điểm phiên 26/3 với mẫu nến thân đặc giúp cho trạng thái trị trường có phần bớt tiêu cực hơn. Tuy nhiên, nhịp tăng lần này không quá thuyết phục khi đi kèm thanh khoản suy yếu và xác suất chỉ số vượt đỉnh vẫn không được đánh giá cao. Nhà đầu tư được khuyến nghị tránh mua đuổi trong các nhịp tăng điểm, ưu tiên cơ...

Thái Lan, Philippines muốn đầu tư điện hạt nhân

Thái Lan và Philippines đẩy nhanh kế hoạch đầu tư các nhà máy điện hạt nhân vào thập kỷ tới để đạt mục tiêu trung hòa carbon, theo Nikkei. Nikkei cho hay Thái Lan sẽ công bố Kế hoạch phát triển điện lực quốc gia (PDP) đến năm 2037 vào tháng 9 tới. Trong đó, nước này dự kiến xây các lò phản ứng hạt nhân mô-đun nhỏ (SMR) công suất 70 MW. Trong khi đó, Bangkok Post cho...

‘Vua tôm’ Minh Phú tính mở rộng thị phần trong nước

Hơn 99% lượng tôm Minh Phú bán mỗi năm là xuất khẩu, nên doanh nghiệp tính tăng "độ phủ" tại thị trường nội địa khi đưa hàng vào siêu thị. Chia sẻ này được ông Lê Văn Quang - Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm CEO Tập đoàn Thủy sản Minh Phú, nêu bên lề lễ ký hợp tác với Bách Hóa Xanh hôm 26/3, tại TP HCM.Tập đoàn Thủy sản Minh Phú thành lập năm 1992, là...

Mới nhất

CHỦ TỊCH QUỐC HỘI CỘNG HOÀ PHẦN LAN JUSSI HALLA-AHO RỜI HÀ NỘI, KẾT THÚC TỐT ĐẸP CHUYẾN THĂM CHÍNH THỨC VIỆT NAM

Chiều tối 26/3, Chủ tịch Quốc hội Cộng hòa Phần Lan Jussi Halla-aho cùng Đoàn đại biểu cấp cao Quốc hội Cộng hoà Phần Lan đã rời Hà Nội, kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức Việt Nam từ ngày 24-26/3/2024, theo lời mời của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ. Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ...

T&T Group hợp tác quản lý vận hành “chuẩn Nhật Bản” tại dự án T&T City Millennia Long An

Công ty Cổ phần Thái Sơn Long An (đơn vị trong hệ sinh thái Tập đoàn T&T Group) và đối tác Nhật Bản – Tập đoàn Anabuki vừa ký kết hợp tác quản lý vận hành dự án T&T City Millennia tại Long An. CTCP Thái Sơn Long An và Anabuki NL Việt Nam ký kết hợp tác quản lý...

Tổng kết thực hiện Đề án “Tuyên truyền, phổ biến Luật Cảnh sát biển Việt Nam giai đoạn 2019 – 2023”

(Bqp.vn) - Chiều 26/3, Bộ Quốc phòng tổ chức Hội nghị Tổng kết thực hiện Đề án “Tuyên truyền, phổ biến Luật Cảnh sát biển Việt Nam giai đoạn 2019 - 2023” (sau đây gọi tắt là Đề án). Hội nghị được tổ chức bằng hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến tại điểm cầu các đơn vị,...

Tạo động lực xây dựng thương hiệu quốc gia thêm mạnh

Những năm gần đây, Việt Nam được đánh giá là điểm sáng trong bức tranh xây dựng, phát triển thương hiệu quốc gia toàn cầu. Tuy nhiên, để thương hiệu quốc gia vươn xa theo hướng bền vững vẫn cần nhiều giải pháp dài hơi.Tốc độ tăng trưởng thương hiệu nhanh Thủ tướng Chính phủ Phạm...

Mới nhất

Sở Y tế tỉnh Bà Rịa