Trang chủDestinationsGia LaiChuyện về người cán bộ cơ yếu năm xưa

Chuyện về người cán bộ cơ yếu năm xưa



(GLO)- Tôi vừa đến thăm anh Nguyễn Văn Diệp-cán bộ thuộc tổ cơ yếu của Tỉnh ủy năm xưa. Trong căn nhà thoáng mát ở tổ 3 (phường Diên Hồng, TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai), chúng tôi cùng nhau ôn lại chuyện xưa. Anh Diệp kể: Cuối năm 1959, anh xung phong vào bộ đội, chia tay với gia đình, quê hương Phú Xuyên (Hà Nội) với ước mơ được vào Nam chiến đấu.

Những năm đó, qua đài báo và nhà trường, thanh niên ngoài Bắc biết được, thay vì thực hiện Hiệp định Genève thì Mỹ dựng lên chính quyền gia đình trị họ Ngô, chúng ra sức đàn áp những người tham gia cách mạng, gia đình tập kết và những người yêu nước một cách đẫm máu, nhà tù, trại giam, ấp chiến lược chúng dựng lên cùng với lê máy chém theo Luật 10/59 khắp miền Nam. Lòng căm thù giặc với ý chí quyết tâm góp phần xương máu, sức lực của mình để giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước là lý tưởng của thanh niên bấy giờ.

Khi vào trường đào tạo quân nhân cơ yếu để nhận nhiệm vụ vào miền Nam phục vụ chiến đấu, anh Diệp đã là một trong những người vượt qua nhiều vòng tuyển chọn khắt khe, từ lý lịch gia đình, đạo đức, tư cách, tác phong, công việc…, đặc biệt là tư tưởng, chính trị, đạo đức phải hoàn hảo. Ngày trước, khi chưa có Pháp lệnh, rồi sau này là Luật Cơ yếu, chỉ có văn bản quy định của Đảng về ngành Cơ yếu, nhưng về tiêu chuẩn của người làm việc trong ngành cũng rất chặt chẽ. Sau khi lọt vào “vòng trong”, anh được gọi về trường học. Anh nhập ngũ từ năm 1959, được phiên chế về Trung đoàn 88, Sư đoàn 308. Đến đầu năm 1963, anh được cấp trên chọn cử đi học, khi đó Trường Hạ sĩ quan Cơ yếu ở Phúc Yên, Vĩnh Phúc. Sau 1 năm học tập, ra trường, anh được điều đi Nam. Trước khi đi học cái ngành đặc biệt này, mấy ngày phép về nhà, gia đình đã kịp cưới vợ cho anh.

Chuyện về người cán bộ cơ yếu năm xưa ảnh 1

Ông Nguyễn Văn Diệp cùng vợ ôn lại truyền thống cách mạng. Ảnh: Phan Lài

Nơi anh Diệp vào Nam nhận công tác là Quân khu 5. Anh kể, từ trường vào đến Bộ Tư lệnh Quân khu 5 mất hết 3 tháng, 2 ngày. Lúc bấy giờ, những con đường vào Nam dọc Trường Sơn còn rất gian nan. Khi mới đặt chân đến căn cứ của Quân khu, gặp một… cụ già, thì ra là bác Võ Chí Công. Nghe có đoàn Cơ yếu về nhận công tác, Bí thư Khu ủy kiêm Chính ủy Quân khu tiếp và giao cho hậu cần lo bố trí nơi ăn nghỉ, làm việc. 8 người trong đoàn (gồm 3 quân nhân cơ yếu, 5 bảo vệ kiêm gùi cõng tài liệu) được bố trí nghỉ ngơi, cơm nước đầy đủ, bù cho những ngày vượt Trường Sơn gian nan, đói rét. Ở Bộ Tư lệnh Quân khu chưa được bao lâu, anh về công tác tại Tỉnh đội Gia Lai. Sau một thời gian, anh Diệp được biệt phái sang Tỉnh ủy. Khi sang bên Tỉnh ủy, trong tổ cơ yếu, ngoài anh Diệp còn có các anh: Lê Hồng Nam, Nguyễn Bá Mịch, Đặng Xuân Trị quê Thái Bình; mấy anh em nhanh chóng hòa đồng, cùng nhau chia sẻ công việc. Sau thời gian, tổ cơ yếu được tăng cường thêm người như anh Nguyễn Hoài An, Nguyễn Văn Nhâm. Do yêu cầu nhiệm vụ phục vụ cấp ủy Đảng và các lực lượng vũ trang tăng lên, một số anh chị em từ Trường Cơ yếu Khu 5 về và các đơn vị khác được biệt phái sang, tổ cơ yếu Tỉnh ủy bấy giờ đã hơn 10 người, trong đó có cả phụ nữ như các chị: Mến, Lan, Mùi.

Ở Gia Lai lúc ấy có các tổ cơ yếu “cố định”: Tỉnh ủy, Tỉnh đội, Ban An ninh và 1 tổ ở K9 (thị xã Pleiku). Năm 1969, có thêm 1 tổ ở K8 (huyện An Khê). Thời gian này, anh Diệp được điều ra phía trước, là K9 (thị xã Pleiku). Chiến trường K9 rất ác liệt, địch thường xuyên càn quét, nống lấn ra vùng ven, phục kích các ngả đường mà chúng nghi có quân ta qua lại, đã có 1 đồng chí cơ yếu hy sinh ở khu vực xã Gào, đó là anh Đặng Phùng. Bên trong nội thị, chúng ra sức lùng sục tìm kiếm manh mối cơ sở hoạt động bí mật của ta, nhất là sau Chiến dịch Tết Mậu Thân 1968. Anh Diệp nhớ lại: Có một hôm, vào buổi sáng, từ Pleiku, một tốp trực thăng có gắn thiết bị quạt gió và vũ trang ào ào kéo đến đúng vị trí đứng chân của K9 (xã Gào), chúng sà thấp xuống sát ngọn cây, quạt tung cây cối, những tên Mỹ trên trực thăng thò đầu ra từ cửa máy bay, lăm lăm khẩu đại liên gắn trên trực thăng, láo liên nhìn ngó. Tưởng đã bị lộ, một số anh em chuẩn bị nổ súng nhưng Bí thư Lê Tiên yêu cầu giữ bí mật. Quả đúng là chúng nghi ngờ vu vơ, chỉ quần đảo một lúc rồi chuồn thẳng.

Sau Hiệp định Paris, anh Diệp được điều về lại Văn phòng Tỉnh ủy. Gặp lại “người xưa, chốn cũ”, anh vui lắm. Nhưng có một nỗi buồn in mãi trong lòng, đó là khi Bí thư Tỉnh ủy Trần Văn Bình (Đẳng) bị ốm nặng. Bác Đẳng là người yêu thương, chăm sóc, chia sẻ, động viên cấp dưới, những người phục vụ quanh mình hết mực; anh chị em cán bộ, nhân viên ai cũng thương yêu, quý mến như anh em, chú cháu ruột thịt. Khi thấy cơ thể mình không thể chịu đựng nổi với căn bệnh hiểm nghèo nữa, bác Đẳng dặn dò anh chị em cố gắng giữ gìn sức khỏe, phục vụ cách mạng lâu dài, tích cực hoàn thành nhiệm vụ. “Tưởng đến khi thống nhất nước nhà mà còn sống thì chú sẽ về quê các cháu thăm gia đình, quê hương, nhưng giờ thì không thể được nữa rồi…”-Bí thư Trần Văn Bình nói. Nhớ lại lời bác Đẳng, anh Diệp không cầm được nước mắt.

Hiện anh Diệp mang trong mình những căn bệnh khá nguy hiểm, di chứng vết thương chiến tranh, hậu quả của chất độc da cam. Cái tuổi 83 cùng với căn bệnh gout làm cho sức khỏe anh ngày một giảm sút, nhưng khi chia tay tôi, anh vẫn lạc quan mà rằng: “Anh em mình được như ngày nay là hạnh phúc lắm; bao đồng đội, đồng chí đã vì bệnh tật, vì đạn bom của giặc mà không còn được chứng kiến ngày vui thống nhất non sông”.



Source link

Cùng chủ đề

Quân khu 5: Tọa đàm khoa học kết hợp phát triển kinh tế-xã hội với quốc phòng, an ninh và đối ngoại

Ngày 2-8, tại Đà Nẵng, Học viện Chính trị phối hợp với Quân khu 5 tổ chức Tọa đàm khoa học kết hợp phát triển kinh tế-xã hội với quốc phòng, an ninh và đối ngoại ở Việt Nam trong bối cảnh mới. Trung tướng, PGS, TS Nguyễn Văn Bạo, Giám đốc Học viện Chính trị, Chủ nhiệm đề tài và Thiếu...

Đài Tiếng nói Việt Nam tuyên truyền toàn diện về nhiệm vụ quân sự, quốc phòng

Giai đoạn 2021-2023, Quân khu 5 và Đài Tiếng nói Việt Nam triển khai thực hiện chương trình phối hợp tuyên truyền về nhiệm vụ quân sự, quốc phòng trong bối cảnh tình hình thế giới, khu vực có những diễn biến phức tạp. 2 năm qua, VOV đã đăng tải, phát sóng hơn...

Quân khu 5 khai mạc diễn tập chỉ huy – cơ quan 2 bên 1 cấp

Ngày 2-7, tại tỉnh Quảng Nam, Quân khu 5 tổ chức diễn tập chỉ huy – cơ quan 2 bên 1 cấp trên bản đồ cho Trung đoàn 142; Trung đoàn 733 thuộc Sư đoàn 315. ...

Đoàn KT-QP 516 (Quân khu 5): Xây dựng Đảng bộ vững mạnh về chính trị, tư tưởng, đạo đức và tổ chức

Ngày 27-6, tại Quảng Nam, Đảng ủy Đoàn Kinh tế - Quốc phòng 516 (Đoàn Tam Quang) tổ chức Hội nghị ra nghị quyết lãnh đạo nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2023. Thiếu tướng Hứa Văn Tưởng, Phó tư lệnh Quân khu 5 dự, chỉ đạo hội nghị. Tham dự có đại biểu các cơ quan chức năng của Quân khu...

Quân khu 5 đánh giá kết quả thực hiện các dự án trong chương trình mục tiêu quốc gia

Ngày 26-6, Quân khu 5 tổ chức hội nghị đánh giá kết quả thực hiện các dự án trong chương trình mục tiêu quốc gia từ năm 2016 - 2022 và triển khai nhiệm vụ, dự án năm 2023. ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Bài 4: Lan tỏa những giá trị đến cộng đồng (tiếp theo và hết) | Báo Gia Lai điện tử

Những năm gần đây, nhiều bảo vật quốc gia đã được đến với cộng đồng dưới nhiều hình thức khác nhau: Trưng bày, triển lãm; tạo phiên bản thu nhỏ; ứng dụng công nghệ để giới thiệu, quảng bá… Song, trong 265 bảo vật, vẫn còn nhiều hiện vật "ngủ yên" trong bảo tàng, di tích, trong các bộ sưu tập tư nhân. Thậm chí, còn có những hiện vật phải dầm mưa, dãi nắng. Điều này đòi hỏi sự quan tâm, đầu tư hơn nữa để bảo vật quốc gia được bảo tồn, phát huy giá trị một cách bền vững.

Công đoàn Việt Nam là nền tảng chính trị, nền tảng xã hội quan trọng | Báo Gia Lai điện tử

Sự ra đời của Công đoàn Việt Nam ngày 28/7/1929 đánh dấu bước ngoặt quan trọng của quá trình phát triển phong trào công nhân Việt Nam, tập hợp giai cấp công nhân đi dưới ngọn cờ vẻ vang của Đảng.

Điệu hò biển khơi | Báo Gia Lai điện tử

Tiếng hò, tiếng hát theo nhịp sênh, nhịp phách, khi hào sảng, lúc thiết tha… Nhiều năm nay, âm thanh ấy vẫn đều đặn sôi nổi cất lên át tiếng sóng biển ở thôn Mỹ Nghĩa, phường Mỹ Đông, TP Phan Rang - Tháp Chàm, tỉnh Ninh Thuận. Một năm đôi lần, trước mỗi kỳ lễ hội lớn của người dân vùng biển, ngư dân lại tạm gác tay chèo, tay lưới tụ họp lại trước đình làng, xông xênh lễ phục, hăng say luyện tập. Điệu hò mang theo từ thuở cha ông lên thuyền vượt biển tới dựng làng lập ấp, trải qua bao biến cố, thăng trầm, giờ tiếp tục được những người dân làng biển gìn giữ, trao truyền.

Bài đọc nhiều

Cùng chuyên mục

Gia Lai – hội tụ và phát triển

Gia Lai được biết đến là cái nôi phát tích của lịch sử loài người với bề dày lịch sử, văn hóa lâu đời; một vùng đất trù phú với đất đỏ bazan cùng nhiều tài nguyên phong phú, đa dạng và khí hậu ôn hòa. Đây là những yếu tố để Gia Lai trở thành vùng đất mà cộng đồng các dân tộc Việt Nam quy tụ về đây và cùng nhau đoàn kết, chung tay xây dựng quê...

8 điểm check in đẹp nhất ở Gia Lai

Biển Hồ (hồ T’Nưng) Được mệnh danh là “đôi mắt Pleiku”, Biển Hồ là một hồ nước ngọt nằm ở phía Tây Bắc thành phố Pleiku, cách trung tâm thành phố khoảng 7 km theo quốc lộ 14. Sở dĩ nơi đây có tên gọi là Biển Hồ vì mỗi khi có gió lớn, những cơn sóng lại nhấp nhô trên mặt hồ như sóng biển. Biển Hồ được xem là một trong những hồ nước có vẻ đẹp tự nhiên...

Bạn có hẹn với Gia Lai tháng 11 này ?

Truyền hình Gia Lai Nguồn

Bài 4: Lan tỏa những giá trị đến cộng đồng (tiếp theo và hết) | Báo Gia Lai điện tử

Những năm gần đây, nhiều bảo vật quốc gia đã được đến với cộng đồng dưới nhiều hình thức khác nhau: Trưng bày, triển lãm; tạo phiên bản thu nhỏ; ứng dụng công nghệ để giới thiệu, quảng bá… Song, trong 265 bảo vật, vẫn còn nhiều hiện vật "ngủ yên" trong bảo tàng, di tích, trong các bộ sưu tập tư nhân. Thậm chí, còn có những hiện vật phải dầm mưa, dãi nắng. Điều này đòi hỏi sự quan tâm, đầu tư hơn nữa để bảo vật quốc gia được bảo tồn, phát huy giá trị một cách bền vững.

Công đoàn Việt Nam là nền tảng chính trị, nền tảng xã hội quan trọng | Báo Gia Lai điện tử

Sự ra đời của Công đoàn Việt Nam ngày 28/7/1929 đánh dấu bước ngoặt quan trọng của quá trình phát triển phong trào công nhân Việt Nam, tập hợp giai cấp công nhân đi dưới ngọn cờ vẻ vang của Đảng.

Mới nhất

14:02:18

Khám phá quy trình cà phê rang củi độc đáo giữa lòng Hà Nội

Đứng trước làn sóng tiêu thụ cà phê mới, vẫn có những người trẻ tìm cách bảo lưu giá trị của những tách cà phê phin. Nhiều người sành cà phê Hà Nội sẽ không xa lạ gì với thương hiệu “Cà phê Thái”, một trong ít quán vẫn còn giữ công thức rang củi để cho ra những mẻ...

Khởi tố nữ giám đốc ở Hà Nam mua bán hóa đơn khống trị giá 730 tỷ đồng

Tối 24/3, thông tin từ Công an tỉnh Hà Nam, Cơ quan An ninh điều tra, Công an tỉnh này vừa khởi tố vụ án, ra quyết định khởi tố bị can đối với Lê Thị Hậu (SN 1980, trú phường Hoàng Đông, thị xã Duy Tiên, Hà Nam) và 12 bị can khác để điều tra về...

Phó Chủ tịch Quốc hội, Thượng tướng Trần Quang Phương tham dự Phiên khai mạc Đại hội đồng IPU -148

Diễn ra từ ngày 23-27.3, Đại hội đồng IPU-148 có chủ đề “Ngoại giao nghị viện: xây dựng các cầu nối vì hòa bình và sự phát triển”.  Các đại biểu sẽ tham gia các...

Đến tận nơi đăng ký tuyển sinh Nhanh như chớp nhí vì sợ bị lừa

"Đây là con số đăng ký trên online. Ngày hôm nay có khá nhiều phụ huynh đến đăng ký tuyển sinh trực tiếp luôn", đại diện đơn vị sản xuất Nhanh như chớp nhí mùa 5 cho Tuổi Trẻ Online biết.Có lẽ...

Mới nhất