Trang chủVăn hóa - Xã hộiGiáo dụcCô giáo thành phố lên Mù Cang Chải dạy tiếng Anh

Cô giáo thành phố lên Mù Cang Chải dạy tiếng Anh


Những khác biệt không tưởng tượng nổi

Cả H.Mù Cang Chải có 16 trường tiểu học nhưng chỉ 1 trường có giáo viên (GV) tiếng Anh. Để dạy tiếng Anh cho học sinh (HS) lớp 3 tối thiểu 4 tiết/tuần theo quy định của Bộ GD-ĐT, tỉnh Yên Bái đã biệt phái hàng chục thầy cô giáo lên Mù Cang Chải để giúp khắc phục tạm thời tình trạng này.

Cô giáo thành phố lên Mù Cang Chải dạy tiếng Anh  - Ảnh 1.

Cô Nguyễn Thị Bích Thu phụ đạo tiếng Anh cho HS lớp 3 khi tiết học đã kết thúc

Tại Trường Phổ thông dân tộc bán trú tiểu học Khao Mang (H.Mù Cang Chải), chúng tôi gặp cô Nguyễn Thị Bích Thu, giáo viên tiếng Anh Trường THCS Nguyễn Du (TP.Yên Bái, tỉnh Yên Bái), được UBND tỉnh biệt phái lên dạy tiếng Anh cho học sinh tiểu học.

Gần 4 tháng “cắm bản”, cô Thu chia sẻ đây cũng là lần đầu đến Mù Cang Chải. Hôm đi nhận nhiệm vụ, cô say xe tưởng như ngất đi mới tới được điểm trường. Đến nay, dù cuối tuần nào cũng về thăm nhà, nhưng cô vẫn chưa “cai” được thuốc chống say.

Ngày đầu đến Mù Cang Chải, nhận phòng trọ mà nhà trường thuê cho, cô Thu kể: “Nhà trường đã rất cố gắng để chọn một ngôi nhà kiên cố và sửa sang lại nhưng khi bước vào nhà mà tôi vẫn… choáng vì đó là ngôi nhà cấp 4 lợp tôn xi măng, nền đất, trong không có gì ngoài chiếc giường cá nhân. Những người khác cũng vậy nên đêm đầu tiên 10 GV biệt phái hầu như không ai ngủ được, họ nhắn tin cho nhau cho đỡ sợ, trống trải và nhớ nhà”. 

Tuy nhiên, cô Thu cho biết vẫn còn may mắn hơn một số đồng nghiệp khác khi họ ở điểm trường xa hơn, chỗ ở chỉ được che chắn bằng các tấm ván, mùa đông gió vẫn lùa tứ phía, lạnh thấu xương.

Nhưng sau 2 – 3 tuần, các thầy cô biệt phái cũng quen dần. Nhờ sự đáng yêu của HS, sự giúp đỡ hồn hậu, chân thành của đồng nghiệp ở vùng cao, các cô đã thích nghi được với cuộc sống và công việc ở nơi này. Tuy nhiên, nỗi nhớ nhà, nhớ chồng con là chưa thể quen. 

Cô Thu còn có con gái đang học lớp 12, chuẩn bị vào ĐH nên rất cần có mẹ ở bên để động viên, hỗ trợ… nên dù say xe, tuần nào cô cũng bắt xe khách về thăm nhà từ chiều thứ sáu rồi chiều chủ nhật lại khăn gói lên trường.

Cô giáo thành phố lên Mù Cang Chải dạy tiếng Anh  - Ảnh 2.

Nhờ sự đáng yêu của HS, sự chân thành của đồng nghiệp vùng cao, các giáo viên biệt phái dần thích nghi với cuộc sống và công việc

Cô Thu tâm sự đã nghe, đọc về đời sống khó khăn của HS vùng cao nhưng lên đến nơi mới thấy những điều mình hình dung chưa thấm gì so với thực tế. “Tôi cảm nhận được, nhưng vẫn đi từ bất ngờ này đến ngạc nhiên khác, vì sự vất vả, thiếu thốn của các em nằm ngoài sức tưởng tượng”, cô Thu nói.

Thay đổi chính mình vì học sinh

Gần 70% học sinh Trường Phổ thông dân tộc bán trú tiểu học Khao Mang ở cách xa trường hàng chục km nên các em ở tại trường, chiều thứ 6 được cha mẹ đón và đi bộ về nhà rồi chiều chủ nhật lại đến trường. 

Cô Thu nói, chứng kiến HS từ lớp 1, thể trạng bé nhỏ nhưng các em rất kiên cường, tự lập, GV biệt phái cũng tự nhủ phải cố gắng để thích nghi với cuộc sống ở nơi này.

Do hầu hết các em là người dân tộc thiểu số, khi vào tiểu học, nhiều em nói tiếng phổ thông còn chưa sõi nên tiếp cận tiếng Anh rất khó khăn. Cô Thu lại đang dạy cấp THCS ở thành phố, nơi HS từ lớp 1 đã được học tiếng Anh nên phải rất nỗ lực để thay đổi phương pháp dạy học, để phù hợp với tâm lý lứa tuổi, phù hợp với năng lực tiếp thu của HS.

HS học nhưng không được luyện tập, thực hành nên các cô phải dạy đi dạy lại nhiều lần để các em học đến đâu chắc đến đó, chứ không thể đòi hỏi nâng cao hoặc “chạy” chương trình nhanh như ở thành thị. “GV phải hạ chuẩn yêu cầu xuống, dạy thật chậm, tìm những bài dễ hơn cả trong sách giáo khoa và liên tục động viên để các em không chán nản”, cô Thu chia sẻ.

Nếu dạy theo từng lớp, cô Thu sẽ phải dạy tới 40 tiết/tuần nên 10 lớp phải dồn lại thành 6 để mỗi tuần dạy 24 tiết (định mức là 21 tiết/tuần). Do không thể dồn hơn được nữa vì sẽ ảnh hưởng đến chất lượng dạy và học, cô Thu chấp nhận dạy tăng giờ.

“Thời gian biệt phái của GV là 1 năm học, chúng tôi luôn động viên nhau cùng cố gắng vượt qua khó khăn, hoàn thành nhiệm vụ, góp phần cho giáo dục ở vùng cao bớt khó khăn, giúp HS miền núi bớt thiệt thòi so với các bạn ở thành phố”, cô Thu tâm sự.

Ông Nguyễn Anh Thủy, Trưởng Phòng GD-ĐT H.Mù Cang Chải, cho biết: từ năm học 2022 – 2023, tiếng Anh là môn bắt buộc với HS từ lớp 3, nhưng cả huyện chỉ có 1 trường có GV tiếng Anh. Nhiều năm trước huyện đã tuyển dụng nhưng không có ai ứng tuyển. Vì vậy, UBND tỉnh Yên Bái đã biệt phái 9 GV dưới xuôi lên dạy các lớp 3. Năm học này thì biệt phái 10 GV để dạy cho cả lớp 3 và lớp 4.

Do chưa đủ mỗi trường 1 GV nên Phòng GD-ĐT phải bố trí để 10 GV dạy được tất cả các lớp của 16 trường tiểu học bằng cách kết hợp trực tuyến trong một trường hoặc giữa trường này với trường kia. Giải pháp dạy liên trường khó thực hiện vì chỉ dạy 1 trường thì GV giáo viên cũng đã quá tải.

“Sở GD-ĐT Yên Bái đang phối hợp với các sở GD-ĐT Hà Nội và Nam Định hỗ trợ dạy trực tuyến tiếng Anh cho học sinh Yên Bái, chúng tôi đã đăng ký triển khai chương trình này. Về lâu dài, chúng tôi đề nghị tỉnh đào tạo có địa chỉ để có nguồn tuyển GV cho vùng cao. Yên Bái cũng đang hợp tác với ĐH Thái Nguyên đào tạo thêm 50 GV tiếng Anh, hy vọng có thể tháo gỡ được khó khăn cho các huyện vùng cao như Mù Cang Chải”, ông Thủy chia sẻ.



Source link

Cùng chủ đề

Chậm cấp gạo hỗ trợ, nhiều trường học ở vùng cao Yên Bái phải vay gạo để nấu ăn cho học sinh

Các trường chỉ còn gạo đủ dùng hết tháng 3Ông Vũ Anh Thủy, Trưởng Phòng Giáo dục và Đào tạo...

Vào thủ phủ hoa sơn tra Mù Cang Chải

YÊN BÁI-Tháng 3, bản Lùng Cúng, thủ phủ cây sơn tra của huyện Mù Cang Chải, vào mùa nở rộ, nhuộm trắng cả một vùng núi đồi. Đầu tháng 3, một số bản làng vùng núi phía Bắc bước vào mùa hoa sơn tra (hoa táo mèo). Theo Cục Du lịch Quốc gia, bản Lùng Cúng, nằm dưới chân đỉnh Lùng Cúng (2.913 m), đỉnh cao nhất nằm trong dãy Hoàng Liên Sơn được coi là "thủ phủ của cây...

Học tiếng Anh không chỉ có nghe, nói, đọc, viết

Ngày 13-3, Trung tâm đào tạo khu vực của Tổ chức Bộ trưởng giáo dục các nước Đông Nam Á (SEAMEO RETRAC) phối hợp Văn phòng tiếng Anh khu vực (RELO) thuộc Đại sứ quán Mỹ tại Hà Nội và Tổng lãnh sự quán Mỹ tại TP.HCM khởi động dự án tiếng Anh hướng nghiệp, "EnglishWorks!".Bà Lori Shea, chuyên gia giảng dạy...

Hoa Tớ Dày và khát vọng của người Mông

Mỗi mùa xuân mới, trên các triền đồi, sườn núi vùng cao Mù Cang Chải lại nhuộm hồng sắc hoa Tớ Dày. Những chùm hoa lung linh khoe sắc dưới nắng xuân tạo nên một bức tranh thiên nhiên tuyệt đẹp. Vnews Nguồn

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Bài đọc nhiều

Học sinh Việt cần làm gì khi Australia siết thị thực du học

Học sinh và gia đình cần sớm chuẩn bị về tài chính, thành tích học tập và khả năng tiếng Anh nếu muốn du học Australia, sau khi nước này siết thị thực. Australia áp dụng quy định thị thực mới với sinh viên quốc tế từ 23/3, nhằm kiềm chế số người nhập cư. Sau đây là 5 lưu ý với du học sinh Việt Nam, theo các chuyên gia tuyển sinh:Nâng cao khả năng tiếng AnhAustralia sẽ...

“Kết sức mạnh – Nối yêu thương”

Ngày 23/3, tại Trường THCS Lương Yên (quận Hai Bà Trưng, Hà Nội), Trung tâm Truyền thông Thanh thiếu nhi (Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh) phối hợp cùng Tổ chức Cứu trợ trẻ em (SCI) tổ chức Chương trình truyền thông với chủ đề “Kết sức mạnh – Nối yêu thương”.  Sự kiện được chính các thành viên Câu lạc bộ Girls Decide - “Quyết định ở chúng mình” là các em học sinh nữ từ 11...

Truyền hình trực tiếp tư vấn tuyển sinh 2024 trên VTV2

Chiều 23/3, chương trình do Ban Khoa giáo- Đài Truyền hình Việt Nam thực hiện, được truyền hình trực tiếp từ Trung tâm Truyền hình Việt Nam tại Tp.HCM. Đơn vị đồng hành cùng chương trình gồm: Trường ĐH Công nghệ Tp.HCM (HUTECH); Trường ĐH Kinh tế - Tài chính Tp.HCM (UEF); Trường Đại học Gloustershire Việt Nam. Tham dự chương trình có: ông Huỳnh Văn Chương, Cục trưởng Cục Quản lý Chất lượng, Bộ Giáo dục và Đào tạo;...

Thần đồng 8 tuổi phát triển 3 app công nghệ thu hút sự chú ý cả thế giới

Một thần đồng trẻ tuổi đến từ Ấn Độ đang thu hút sự chú ý của cả thế giới bằng sự thông minh và sáng tạo của mình. Năm 2023, Rishi Shiv Prasanna, một cậu bé 8 tuổi đến từ thành phố Bengaluru đã được Tổng thống Ấn Độ Droupadi Murmu vinh danh Giải thưởng Trẻ em Quốc gia Pradhan Mantri Rashtriya Bal Puraskar danh giá cho những thành tựu đặc biệt với tư cách là nhà phát triển ứng dụng...

Cùng chuyên mục

9 thí sinh bị đình chỉ trong đợt thi đánh giá năng lực đầu tiên năm 2024

Tối 24-3, Trung tâm khảo thí Đại học Quốc gia Hà Nội cho biết tổng số thí sinh đăng ký dự thi HSA đợt 401 theo danh sách là 11.157, số có mặt dự thi là 11.014, đạt 98,7%.Trung tâm khảo thí đánh giá tỉ lệ thí sinh dự thi ngay đợt đầu tiên đạt cao hơn nhiều so với các đợt...

Nữ sinh ở Hà Nội bị đánh hội đồng, quỳ gối van xin

Đoạn clip lan truyền trên mạng ghi lại cảnh một nữ sinh mặc áo đồng phục cấp 2 bị nhóm nam nữ vây kín, liên tục chửi bới, lôi áo, giật tóc, thậm chí đạp vào đầu nhiều lần. Mặc cho nữ sinh này quỳ gối van xin "em xin lỗi hai chị, lần sau em không thế nữa...", vẫn không ai can thiệp, giúp đỡ.Những người có hành vi đánh đập nữ sinh này chủ yếu là...

9 thí sinh bị đình chỉ thi đánh giá năng lực đợt 1 Đại học Quốc gia Hà Nội 2024

Đại học Quốc gia Hà Nội vừa thông tin về đợt thi đầu tiên kỳ thi đánh giá năng lực - HSA 2024 diễn ra trong hai ngày 23 và 24/3 năm 2024.Theo thống kê từ Hội đồng thi, đợt thi HSA này diễn ra tại 8 địa điểm thi gồm: Trung tâm Khảo thí Đại học Quốc gia Hà Nội, trường Đại học Công nghệ, trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, trường Đại...

Mới nhất

Chính thức ra mắt thương hiệu LPBank Insurance

Thương hiệu LPBank Insurance nằm trong kế hoạch mở rộng hệ sinh thái của LPBank theo hướng tập đoàn tài chính đa năng, củng cố niềm tin, mang trải nghiệm trọn vẹn các sản phẩm, dịch vụ đến với khách hàng. Lễ ra mắt thương...

Doanh nghiệp Việt dần tiến sâu vào ứng dụng AI

Không chỉ dùng ChatGPT soạn email, sửa chính tả hoặc làm toán như giai đoạn trước, ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) trong doanh nghiệp Việt dần chuyên nghiệp. Để biết đàn dế nuôi có stress hay không, Cricket One - nhà sản xuất đạm dế lớn nhất Đông Nam Á có trang trại Bình Phước - bắt...

Việt Nam lần đầu vô địch billiard đồng đội thế giới

ĐứcTrần Quyết Chiến và Bao Phương Vinh giúp Việt Nam vô địch carom 3 băng đồng đội thế giới, sau khi thắng Tây Ban Nha sát nút 15-14 ở loạt tie-break chung kết. Trận chung kết khó có thể kịch tính hơn, khi hai đội hòa ở hai ván chính thức, phải phân thắng bại trong loạt tie-break. Ở...

Những hình ảnh tại triển lãm quốc tế Vietbuild Hà Nội 2024

21/03/2024 | 09:44 Triển lãm quốc tế Vietbuild Hà Nội 2024 lần thứ 1 đã chính thức khai mạc tại Cung triển lãm Kiến trúc, Quy hoạch...

Mới nhất