Trang chủNewsThời sựCùng hợp tác để Việt Nam và Hà Lan trở thành "rồng...

Cùng hợp tác để Việt Nam và Hà Lan trở thành “rồng xanh”


Đánh giá Việt Nam là mảnh đất của “rồng bay lên” và là mảnh đất của những cơ hội, Thủ tướng Mark Rutte kêu gọi hai nước cùng nhau hợp tác, chớp lấy tất cả những cơ hội mới để cùng nhau trở thành “rồng xanh”.

Thủ tướng Mark Rutte: Cùng hợp tác để Việt Nam và Hà Lan trở thành rồng xanh
Thủ tướng Mark Rutte và Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Diễn đàn Kinh tế xanh 2023.

Chiều 2/11, trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Việt Nam, Thủ tướng Hà Lan Mark Rutte và Thủ tướng Phạm Minh Chính đã dự Diễn đàn Kinh tế xanh 2023 với chủ đề “Hợp tác châu Âu – Việt Nam thúc đẩy các sáng kiến xanh”.

Diễn đàn do Hiệp hội Doanh nghiệp châu Âu (EuroCham) tổ chức. Tham dự Diễn đàn có Phó Chủ tịch Điều hành Ủy ban châu Âu Valdis Dombrovskis, Chủ tịch EuroCham Gabor Fluit, lãnh đạo các bộ, ngành của Việt Nam, các đại sứ, các hiệp hội và doanh nghiệp EU và Việt Nam.

Tại Diễn đàn, lãnh đạo EU, EuroCham đánh giá cao những thành tựu phát triển và tiềm năng to lớn của Việt Nam, đặc biệt trong các lĩnh vực mới như kinh tế xanh, tuần hoàn, công nghệ cao.

Theo các đại biểu, thế giới đang diễn biến khó lường, xung đột địa chính trị diễn ra gay gắt, khủng hoảng do biến đổi khí hậu và cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên đang đặt ra nhiều thách thức, nhưng đồng thời cũng mở ra các cơ hội mới đối với phát triển kinh tế-xã hội của từng quốc gia. Trong bối cảnh đó, phát triển kinh tế xanh và bền vững là chìa khóa và là hướng đi bắt buộc của các quốc gia trên toàn cầu.

Thời gian qua, EU đã phát huy vai trò tiên phong trong thúc đẩy xây dựng một nền kinh tế toàn cầu xanh và tuần hoàn, góp phần xoay chuyển những thách thức hiện nay thành các cơ hội cho phát triển, với các chiến lược và sáng kiến quan trọng, những bước đi cụ thể trong các lĩnh vực, như phát triển cơ sở hạ tầng, năng lượng hydrogen xanh, kết nối số và huy động nguồn tài chính xanh cho phát triển.

Các ý kiến cũng đánh giá cao cam kết, nỗ lực và các giải pháp của Việt Nam nhằm hợp tác với các đối tác EU trong đẩy mạnh chuyển đổi năng lượng xanh, phát triển năng lượng tái tạo, hydrogen xanh, như việc tham gia ký kết Tuyên bố Chính trị thiết lập đối tác chuyển đổi năng lượng công bằng (JETP) với nhóm G7 và các đối tác quốc tế, trong đó có EU.

Việt Nam – mảnh đất của những cơ hội

Thủ tướng Mark Rutte: Cùng hợp tác để Việt Nam và Hà Lan trở thành rồng xanh
Thủ tướng Mark Rutte nêu rõ, tăng trưởng xanh chính là tương lai, chúng ta có cùng chung những tham vọng lớn và cùng nhau biến những khát vọng thành hiện thực.

Phát biểu tại Diễn đàn, Thủ tướng Mark Rutte nhấn mạnh, năm 2023 là một năm đặc biệt khi hai nước kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao. Mối quan hệ hai nước đã bắt đầu từ sớm hơn 400 năm trước đó, khi Hà Lan là cường quốc hàng hải và thương mại thì con tàu Hà Lan đầu tiên đã cập cảng Hội An.

Hợp tác Việt Nam-Hà Lan ngày càng phát triển và hiện nay Hà Lan là nhà đầu tư lớn nhất của EU tại Việt Nam, trên 60% hàng hoá của Việt Nam xuất khẩu sang châu Âu đều đi qua cảng Rotterdam.

“Việt Nam có tăng trưởng kinh tế thần kỳ và rất ít người có thể tưởng tượng được Việt Nam đã đạt được điều đó. Các bạn đã biến những điều tưởng là kỳ diệu, trở thành hiện thực”, Thủ tướng Hà Lan nói.

Tuy nhiên, ông Mark Rutte cũng cho rằng, cả hai nước đều nhận thấy thực tiễn, tăng trưởng kinh tế không bền vững sẽ gây ra những tác hại khôn lường và tất cả đang phải đối mặt với những thách thức về môi trường.

“Chúng ta cần chung tay vào cuộc và chúng ta cần sự đóng góp từ tất cả mọi người, từ chính phủ, tổ chức xã hội, đến các chuyên gia, các định chế tài chính và trên hết là sự đóng góp của cộng đồng doanh nghiệp”, Thủ tướng Hà Lan nhấn mạnh.

Chính phủ ban hành và thực thi các quy định về khí hậu, nhưng chính các doanh nghiệp lại là người quyết định thành công của các chính sách đó. Bởi sự kết hợp hợp giữa các chính sách, cùng với đó là đổi mới sáng tạo, đổi mới tri thức sẽ giúp tìm ra và áp dụng được những giải pháp cần thiết để mang lại những kết quả tốt đẹp của quá trình thực thi chính sách đó.

Việc hàng chục các doanh nghiệp Hà Lan tham gia vào Diễn đàn và Triển lãm Kinh tế xanh năm 2022 tại TP. Hồ Chí Minh, theo Thủ tướng Mark Rutte, thể hiện mối quan tâm của doanh nghiệp, khối tư nhân Hà Lan đến việc giải quyết các thách thức toàn cầu trên cơ sở hợp tác với các đối tác quốc tế.

Hiện nay, EU đang có các quy định mới trong khuôn khổ Thoả thuận xanh, theo Thủ tướng Mark Rutte thì đây sẽ là động lực giúp thúc đẩy sản xuất và mang lại lợi ích cho các nhà sản xuất bền vững, trong đó có các nhà cung ứng xuất khẩu hàng hoá sang thị trường EU. “Các doanh nghiệp, nhà đầu tư hãy chuẩn bị để ‘đón’ các quy định này”, Thủ tướng Hà Lan nói.

Ông Mark Rutte cũng cho biết thêm, các quy định này không chỉ áp dụng với các nhà sản xuất của Việt Nam mà còn áp dụng với các nhà đầu tư của châu Âu và Hà Lan đang đầu tư kinh doanh tại Việt Nam.

“Nếu chúng ta cùng chung tay thì sẽ trở nên mạnh mẽ hơn. Hiệp hội doanh nghiệp Hà Lan tại Việt Nam hỗ trợ cho doanh nghiệp Việt Nam đáp ứng yêu cầu của thị trường châu Âu, trong khuôn khổ chương trình sẵn sàng xuất khẩu. Tôi mong muốn các doanh nghiệp sẽ đáp ứng và tuân thủ các quy định mới này”, người đứng đầu chính phủ Hà Lan nói.

Thủ tướng Mark Rutte nêu rõ, tăng trưởng xanh chính là tương lai, hai bên có cùng chung những tham vọng lớn và cùng nhau biến những khát vọng thành hiện thực.

“Việt Nam thực sự đã xứng danh với tên gọi của mình đó là mảnh đất của ‘rồng bay lên’ và Việt Nam mảnh đất của những cơ hội, các bạn đem lại rất nhiều tiềm năng. Và chúng ta hãy cùng hợp tác để Việt Nam và Hà Lan trở thành ‘rồng xanh’, hãy tận dụng và chớp lấy tất cả cơ hội mới đang ở trước mắt chúng ta”, Thủ tướng Mark Rutte nhấn mạnh.

Cùng chia sẻ, cùng giúp đỡ để cùng nhau thắng

Thủ tướng Mark Rutte: Cùng hợp tác để Việt Nam và Hà Lan trở thành rồng xanh
“Phát triển kinh tế xanh, kinh tế số, kinh tế tuần hoàn, kinh tế chia sẻ, kinh tế tri thức là một xu thế, phong trào và lựa chọn chiến lược, ưu tiên hàng đầu của Việt Nam” – Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh.

Tại Diễn đàn, nhắc lại những mục tiêu, tham vọng mà hai bên đã đặt ra trong thời gian qua, đặc biệt là sau Diễn đàn và Triển lãm Kinh tế xanh năm 2022, Thủ tướng Phạm Minh Chính cho rằng, “chúng ta còn nhiều việc phải làm trong thời gian tới”.

Đồng tình với Thủ tướng Mark Rutte, Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết, Việt Nam là đối tác quan trọng lớn nhất của ASEAN đối với châu Âu. Thương mại hai chiều năm 2022 đạt 63 tỷ USD, châu Âu là đối tác thương mại lớn thứ 4 của Việt Nam sau Trung Quốc, Hoa Kỳ và Hàn Quốc. Hà Lan là đối tác thương mại lớn thứ hai, nhà đầu tư lớn nhất của châu Âu vào Việt Nam.

Theo người đứng đầu Chính phủ Việt Nam, trên nền tảng quan hệ chính trị, ngoại giao phát triển tốt đẹp, quan hệ kinh tế, thương mại đầu tư cũng phát triển theo.

Chia sẻ về môi trường đầu tư kinh doanh của Việt Nam, Thủ tướng cho biết, trước hết, Việt Nam đảm bảo ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội để các nhà đầu tư đến Việt Nam và thực hiện các vấn đề liên quan đến thương mại, kinh tế được ổn định và phát triển lâu dài.

Thứ hai, Việt Nam thực hiện 3 đột phá chiến lược gồm đột phá về thể chế, hạ tầng và nguồn nhân lực, để góp phần giảm chi phí đầu vào cho sản phẩm của các nhà đầu tư, trong đó có các nhà đầu tư châu Âu, qua đó, giúp tạo ra môi trường cạnh tranh tốt hơn.

Thứ ba, Việt Nam thúc đẩy đổi mới sáng tạo, khởi nghiệp, giúp tạo ra hệ sinh thái đổi mới sáng tạo rộng rãi và trên nền tảng đó, hỗ trợ cho các nhà đầu tư thuận lợi và triển khai tích cực hơn.

Thứ tư, Việt Nam luôn luôn bảo vệ lợi ích hợp pháp, chính đáng của các nhà đầu tư, các nhà doanh nghiệp trong bất cứ hoàn cảnh để các bạn yên tâm đầu tư trên tinh thần lợi ích hài hoà, rủi ro chia sẻ.

Thứ năm, phát triển nhanh nhưng bền vững, không hy sinh công bằng tiến bộ xã hội, an sinh xã hội, môi trường để chạy theo tăng trưởng đơn thuần.

Việt Nam phải sản xuất xanh, xuất khẩu xanh và đảm bảo các nguồn năng lượng xanh cho các nhà đầu tư phát triển bền vững. Người đứng đầu Chính phủ Việt Nam cho rằng, phát triển kinh tế xanh, kinh tế số là hai mặt song song của một quá trình, muốn phát triển kinh tế xanh thì phải phát triển kinh tế số và ngược lại.

“Phát triển kinh tế xanh, kinh tế số, kinh tế tuần hoàn, kinh tế chia sẻ, kinh tế tri thức là một xu thế, phong trào và lựa chọn chiến lược, ưu tiên hàng đầu của Việt Nam”, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh.

Thủ tướng Mark Rutte: Cùng hợp tác để Việt Nam và Hà Lan trở thành rồng xanh
Việt Nam cần có sự ủng hộ của châu Âu trong việc thực hiện các giải pháp phát triển xanh.

Tuy nhiên, là một đất nước đang phát triển, đang trong quá trình chuyển đổi và còn gặp những khó khăn, Thủ tướng bày tỏ, Việt Nam cần có sự ủng hộ của châu Âu trong việc thực hiện các giải pháp phát triển xanh. “Chúng tôi cần sự chia sẻ, giúp đỡ để chúng ta cùng thắng”, Thủ tướng chỉ rõ.

Người đứng đầu Chính phủ Việt Nam cũng bày tỏ mong muốn Hà Lan giúp đỡ Việt Nam trong các vấn đề xây dựng thể chế, chính sách phù hợp, chia sẻ về lợi ích, rủi ro thì cùng nhau gánh vác; chuyển giao công nghệ cho Việt Nam; đầu tư hỗ trợ về tài chính kết hợp hợp tác công tư, nguồn vốn; vấn đề quản trị khoa học; đào tạo nguồn nhân lực.

Bên cạnh đó, Thủ tướng cũng đề nghị Hà Lan ủng hộ EC sớm gỡ bỏ “thẻ vàng” IUU với xuất khẩu thủy sản của Việt Nam, sớm phê chuẩn Hiệp định bảo hộ đầu tư Việt Nam – EU (EVIPA).

Chia sẻ về vấn đề Đồng bằng sông Cửu Long, Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết, hiện khu vực này gặp các vấn đề liên quan đến sụt lún, sạt lở, hạn hán, nước xâm nhập mặn và nước biển dâng cao, gây ảnh hưởng đến kế sinh nhai của 22 triệu người sinh sống tại đây.

Đây cũng là khu vực chiếm 90% sản lượng xuất khẩu gạo của Việt Nam, giúp đảm bảo an ninh lương thực cho Việt Nam cũng như thế giới. Đồng thời, khu vực này cũng chiếm 60% sản lượng nông thuỷ sản xuất khẩu đi các nước, trong đó có các nước châu Âu. “Chúng tôi mong rằng, Hà Lan tăng cường đầu tư vào khu vực này”, Thủ tướng nhấn mạnh.

Thủ tướng cũng cho biết thêm, Việt Nam hiện đang tập trung phát triển hạ tầng Đồng bằng sông Cửu Long theo hướng phát triển xanh, bền vững. Cùng với đó, chống phá rừng và thực hiện các biện pháp gây rừng cũng đang được Chính phủ Việt Nam quan tâm và triển khai mạnh và đồng bộ, góp phần phát triển các công trình thuỷ điện, đóng góp vào phát triển xanh, phát triển bền vững của nhân loại.





Nguồn

Cùng chủ đề

Triển vọng tích cực của kinh tế Việt Nam

Nền kinh tế Việt Nam được các chuyên gia nhận định đi đúng hướng với triển vọng dài hạn tích cực. ...

Thủ tướng yêu cầu hoàn thành cầu Rạch Miễu 2 vào tháng 9/2025

TIỀN GIANG-Kiểm tra dự án cầu Rạch Miễu 2, Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị hoàn thành công trình dịp Quốc khánh 2/9/2025, sớm 7 tháng so với dự kiến. Yêu cầu được người đứng đầu Chính phủ đưa ra tại hội nghị công bố quy hoạch và xúc tiến đầu tư tỉnh Tiền Giang vào sáng 24/3. "Mục tiêu đến lễ kỷ niệm 80 năm thành lập nước, 2/9/2025, phải hoàn thành cầu Rạch Miễu 2", Thủ tướng...

Kinh tế sáng tạo – tiềm năng không giới hạn

Kinh tế sáng tạo dù là khái niệm khá mới, nhưng tại Việt Nam tiềm năng phát triển gần như không có giới hạn và dự báo sẽ mang lại nhiều giá trị gia tăng hơn cho nền kinh tế.Chuyện của “bình mới, rượu cũ” Theo nghiên cứu về phát triển kinh tế sáng tạo do Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) phối hợp cùng Tổ chức Hợp tác Quốc tế Đức...

Việt Nam có thể thu hút được 10 tỷ USD/năm từ các nhà đầu tư xanh

Trả lời phỏng vấn của VietNamNet, Giáo sư Hà Dương Minh, nhà khoa học người Pháp gốc Việt chuyên nghiên cứu về môi trường và phát triển, đã bày tỏ quan điểm về những chiến lược, chính sách và sáng kiến quan trọng mà Việt Nam nên ưu tiên để đạt được sự phát triển bền vững đồng thời duy trì phúc lợi xã hội và thúc đẩy hợp tác quốc tế. Giáo sư đánh giá như thế nào về...

Đại sứ Israel chia sẻ kinh nghiệm xây dựng nền kinh tế nước tuần hoàn

Dưới đây là bài viết của ông Yaron Mayer, Đại sứ Israel tại Việt Nam: Những cuộc khủng hoảng gắn liền với biến đổi khí hậu và khan hiếm nước đặt ra những thách thức lớn trên toàn cầu. Khi khủng hoảng khí hậu làm trầm trọng thêm tình trạng khan hiếm nước, các phương pháp sử dụng nước không bền vững khiến thải ra khí nhà kính, tạo nên một vòng lặp nguy hiểm. Israel, đối mặt với những thách...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Bắc Kinh yêu cầu Manila ngừng khiêu khích ở Biển Đông

Người phát ngôn Bộ Quốc phòng Trung Quốc Ngô Khiêm ngày 24/3 cảnh báo Manila cần chấm dứt các hành vi "vi phạm và khiêu khích' gần Bãi Cỏ Mây ở Biển Đông.

Mở ra cơ hội phát triển cho du lịch Hà Nội

Việc khai thác lợi thế sẵn có về vị trí, địa hình, hạ tầng, dịch vụ sẽ mở ra những cơ hội lớn để thúc đẩy phát triển du lịch thể thao, thu hút ngày càng nhiều hơn du khách đến Hà Nội.

Ngoại trưởng Nga “bóc mẽ” ý đồ gửi quân đến Ukraine của Tổng thống Pháp

Ngoại trưởng Nga cho rằng thông qua tuyên bố triển khai quân tới Ukraine, Tổng thống Pháp E. Macron đang cố gắng "làm hài lòng" Washington và khiêu khích các đồng minh.

Bài đọc nhiều

Thủ tướng Phạm Minh Chính khảo sát các công trình, dự án tại tỉnh Tiền Giang

* Đê kè biển Gò Công, tỉnh Tiền Giang có tổng chiều dài 15,8km; có nhiệm vụ đảm bảo an toàn tính mạng, tài sản của Nhà nước và khoảng 600 ngàn hộ dân, bảo vệ gần 54 ngàn ha đất tự nhiên trong đó có khoảng 43 ngàn ha đất canh tác của huyện, thị xã ven biển của tỉnh gồm: Gò Công Đông, Gò Công Tây, thị xã Gò Công và một phần huyện Chợ Gạo....

Việt Nam là quốc gia cởi mở về thể chế số

Theo Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng, Việt Nam là quốc gia cởi mở trong xây dựng thể chế, lắng nghe ý kiến doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp nước ngoài. Chiều 21/3, tại trụ sở Bộ TT&TT, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng đã có buổi tiếp đoàn Hội đồng kinh doanh Hoa Kỳ - ASEAN (USABC). Đây là khối các doanh nghiệp có nhiều ý kiến đóng góp nhất với Bộ TT&TT về các vấn đề xây dựng thể chế,...

Tấn công khủng bố tại Nga: đã có hơn 60 người thiệt mạng

NDO - Ngày 22/3, truyền thông Nga dẫn số liệu ban đầu của Trung tâm quan hệ công chúng thuộc Cơ quan an ninh liên bang Nga (FSB) cho biết, hơn 60 người thiệt mạng và hơn 100 người bị thương trong vụ tấn công khủng bố tại phòng hòa nhạc "Crocus City Hall" ở Krasnogorsk, ngoại ô Moskva. Hiện trường vụ nổ súng ở ngoại ô Moskva. (Ảnh: RIA Novosti) Theo các nguồn tin trên truyền thông Nga, vụ tấn công khủng...

Trường Cao đẳng Phát thanh- Truyền hình 2 ra mắt chương trình đào tạo mới

Việc đưa vào giảng dạy chương trình đào tạo mới tại Khoa Báo chí và Truyền thông với 4 chuyên ngành Báo chí, Truyền thông đa phương tiện, Quay phim, Thiết kế đồ họa với thời gian đào tạo 2.5 năm (so với 2 năm ở chương trình trước) xuất...

Chó thả rông rượt vận động viên tập luyện tại giải Vô địch Quốc gia marathon

Những ngày qua, nhiều đoàn, vận động viên chuyên nghiệp trên khắp cả nước đã quy tụ về Phú Yên để tập luyện, chuẩn bị cho giải chạy.Nhiều vận động viên đánh giá, Phú Yên có cung đường chạy rộng thênh thang, cảnh quan hùng vỹ và khí hậu khí mát mẻ. Tuy nhiên, trong quá trình tập luyện, các đoàn và vận động viên gặp nhiều tình huống “dở khóc dở cười” với chó, mèo thả rông.Chó...

Cùng chuyên mục

Phát triển Tiền Giang với “1 trọng tâm, 2 tăng cường, 3 đẩy mạnh”

Sáng 24/3, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự và phát biểu tại Hội nghị công bố Quy hoạch tỉnh Tiền Giang thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 và xúc tiến đầu tư tỉnh. Thủ tướng đề nghị Tiền Giang nỗ lực phát triển trở thành tỉnh công nghiệp, dịch vụ; là một cực tăng trưởng của vùng Đồng bằng sông Cửu Long, người dân ngày càng có cuộc sống ấm no, văn minh, hạnh phúc. Cùng...

Khởi tố nữ giám đốc ở Hà Nam mua bán hóa đơn khống trị giá 730 tỷ đồng

Tối 24/3, thông tin từ Công an tỉnh Hà Nam, Cơ quan An ninh điều tra, Công an tỉnh này vừa khởi tố vụ án, ra quyết định khởi tố bị can đối với Lê Thị Hậu (SN 1980, trú phường Hoàng Đông, thị xã Duy Tiên, Hà Nam) và 12 bị can khác để điều tra về hành vi bán trái phép 1.500 hóa đơn giá trị gia tăng, với tổng số tiền hàng hóa, dịch vụ...

Phó Chủ tịch Quốc hội, Thượng tướng Trần Quang Phương tham dự Phiên khai mạc Đại hội đồng IPU -148

Diễn ra từ ngày 23-27.3, Đại hội đồng IPU-148 có chủ đề “Ngoại giao nghị viện: xây dựng các cầu nối vì hòa bình và sự phát triển”.  Các đại biểu sẽ tham gia các hoạt động chính của IPU, gồm các phiên họp toàn thể của Đại hội đồng, Hội đồng Điều hành, phiên họp...

Nigeria giải cứu thành công 300 học sinh bị những tên cướp bắt cóc

Ông Uba Sani cho biết: “Những học sinh bị bắt cóc ở trường Kuriga đã được thả ra mà không hề hấn gì”. Ông cũng cảm ơn Tổng thống Nigeria Bola Tinubu, người đã “làm việc suốt ngày đêm với chúng tôi để đảm bảo sự trở về an toàn...

Mới nhất

Chấp thuận chủ trương đầu tư kho xăng dầu và hóa dầu, vốn 576 tỷ đồng

Trà Vinh: Chấp thuận chủ trương đầu tư kho xăng dầu và hóa dầu, vốn 576 tỷ đồngMục tiêu Dự án là đầu tư xây dựng kho chứa xăng dầu, hóa dầu và cầu cảng xuất nhập xăng dầu tại ấp Xoài Rùm, xã Kim Sơn, huyện Trà Cú, tỉnh Trà Vinh. ...

Vị trí độc tôn “ngàn năm có một” của Vinhomes Royal Island

Không phải ngẫu nhiên mà Vinhomes Royal Island lại trở thành “điểm nóng” ngay sau khi ra mắt. Vị trí mang tới vượng khí của Thành phố Đảo Hoàng Gia khiến dự án này hút toàn bộ sự quan tâm của thị trường bất động sản tuần qua. ...

ScaleUP nhận đầu tư vòng hạt giống từ quỹ Nextrans

ScaleUP, đơn vị cung cấp các giải pháp đồng bộ đa kênh bán hàng đột phá cho thương mại điện tử vừa công bố nhận đầu tư vòng hạt giống (Seed Funding) từ quỹ đầu tư Nextrans (Hàn Quốc). Số vốn không được tiết...

Trung Quốc cấm sử dụng chip Intel và AMD trong máy tính và máy chủ nhà nước

Cuối tháng 12 năm ngoái, Bộ Công nghiệp Trung Quốc ban hành ba danh sách riêng biệt dành cho CPU, hệ điều hành và cơ sở dữ liệu tập trung được đánh giá là “an toàn và đáng tin cậy”, có hiệu lực trong vòng ba năm sau ngày công bố. Reuters cho biết, tất cả các công...

Phát triển Tiền Giang với “1 trọng tâm, 2 tăng cường, 3 đẩy mạnh”

Sáng 24/3, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự và phát biểu tại Hội nghị công bố Quy hoạch tỉnh Tiền Giang thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 và xúc tiến đầu tư tỉnh. Thủ tướng đề nghị Tiền Giang nỗ lực phát triển trở thành tỉnh công nghiệp, dịch vụ; là một cực tăng trưởng...

Mới nhất