Trang chủNewsNhân quyềnDân “mắc kẹt” trong dự án rùa bò

Dân “mắc kẹt” trong dự án rùa bò


Sống khổ trong dự án

Dự án Tuyến đường trục I Tây Bắc (đoạn từ nút giao thông ngã ba Huế đến Bệnh viện Ung bướu Đà Nẵng, đoạn từ Hồ Tùng Mậu đến quốc lộ 1A và đoạn nối Nguyễn An Ninh từ nút giao quốc lộ 1A đến đường sắt) có tổng mức đầu tư ban đầu hơn 692 tỷ đồng. Tuy nhiên, do vướng mặt bằng, triển khai kéo dài, dẫn đến trượt giá đền bù, buộc phải nâng tổng mức đầu tư lên 966 tỷ đồng.

taybac11.jpg
Dự án trục I Tây Bắc thi công dang dở khiến việc đi lại của người dân gặp nhiều khó khăn

Cuối tháng 3/2022, Chủ tịch UBND TP. Đà Nẵng đã ban hành Quyết định số 776 về mốc thời gian hoàn thành của dự án tuyến đường trục I Tây Bắc vào cuối tháng 6/2023. Tuy nhiên, đến nay dự án vẫn chưa thể đưa vào sử dụng.

Sinh sống và xây nhà trên khu đất được bố mẹ cho hơn 20 năm nay nhưng gia đình anh Trần Văn Thanh (ở tổ 24, phường Hòa Khánh Bắc, quận Liên Chiểu ) không làm được sổ đỏ do đất nằm trong quy hoạch dự án.

taybac7.jpg
Sống trong vùng dự án, người dân phải chịu cảnh sống chung với ô nhiễm trong căn nhà xuống cấp, xập xệ

Anh Thanh cho biết, dự án này quy hoạch từ rất lâu, nên gia đình anh không thể làm sổ được. Không những vậy, cho đến bây giờ phương án đền bù cho những hộ dân như anh cũng chưa thật sự rõ ràng. Những năm qua, người dân phải chịu cảnh sống chung với ô nhiễm trong căn nhà xuống cấp, xập xệ. Khi mưa lớn, nước ngập tứ bề, nhiều hộ dân tại đây phải tất tả chạy lụt.

“Người dân sẵn sàng bàn giao mặt bằng để thi công dự án. Tuy nhiên nhà nước phải có phương án giải tỏa đến bù hợp lý nhất để người dân sớm ổn định cuộc sống”, anh Thanh nói.

taybac3.jpg
Những ngôi nhà tạm bợ, chờ giải tỏa phục vụ dự án trục I Tây Bắc

Tại dự án này, vẫn còn 19 hộ chưa nhận tiền đền bù, chưa chấp nhận chính sách bồi thường do làm nhà trên đất nông nghiệp thuộc diện tích giải tỏa của dự án Khu tái định cư số 1 Tây Bắc do Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình Dân dụng và công nghiệp điều hành.

Ông Võ Thanh Lương (tổ trưởng tổ 24, phường Hòa Khánh Bắc) cho hay, người dân ở đây đa số rất mong muốn dự án sớm hoàn thành để thúc đẩy phát triển kinh tế, giao thông thuận lợi. Tuy nhiên, ông Lương cũng chia sẻ thêm, hiện trên tuyến đường trục I Tây Bắc vẫn còn nhiều hộ dân gặp khó trong khâu giải tỏa đền bù, nguyên nhân chính là do họ xây nhà trên đất không phải đất ở.

Nỗ lực tìm “tiếng nói” chung

Theo UBND quận Liên Chiểu, TP. Đà Nẵng, đến thời điểm này, tuyến đường trục I Tây Bắc đã hoàn thành được 59/164 hồ sơ. Tỉ lệ bàn giao mặt bằng 35,8%, còn lại 105 hồ sơ chưa bàn giao mặt bằng.

taybac10.jpg
Hạ tầng ngổn ngang tại khu vực dự án

Ông Nguyễn Đăng Huy, Chủ tịch UBND quận Liên Chiểu cho biết, hiện nay, việc giải phóng mặt bằng trên địa bàn gặp nhiều khó khăn. Trong đó phần lớn các dự án cũ, đã triển khai nhiều năm về trước, nên giá trị đền bù thấp, đa số các hộ dân đã nhận tiền 80% tiền bồi thường, hiện nay còn 20% tiền chưa nhận và chưa bàn giao mặt bằng. Dự án kéo dài dẫn công tác vận động dân gặp nhiều khó khăn.

Bên cạnh đó, nhiều hộ dân xây dựng nhà trên đất không phải đất ở, không được bồi thường về đất và bố trí tái định cư nên kiến nghị kéo dài, chưa chấp hành bàn giao mặt bằng.

Một nguyên nhân khác dẫn đến việc giải phóng mặt bằng kéo dài là đa số các hộ dân được bố trí đất tái định cư có giá trị bồi thường về đất thấp hơn so với số tiền phải nộp tiền sử dụng đất cho lô đất được bố trí đất tái định cư. Do đó các hộ dân không đảm bảo việc nộp tiền sử dụng đất để xây dựng nhà nên chưa chấp hành bàn giao mặt bằng.

Về giải pháp trong thời gian tới, UBND quận Liên Chiểu trình UBND thành phố xem xét có cơ chế đặc thù đối với dự án để đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng.

taybac6.jpg
Quận Liên Chiểu đề xuất cơ chế đặc thù để đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng phục vụ dự án

Theo đó, đối với 19 trường hợp đất nông nghiệp, hiện nay Hội đồng đang tổ chức tiếp dân, lấy ý kiến hộ giải tỏa để hỗ trợ cho các hộ dân tối đa 20 triệu đồng và vận động bàn giao mặt bằng.

Với 40 trường hợp đã bố trí tái định cư, thực hiện hỗ trợ trượt giá 10% nhà cửa, vật kiến trúc, hỗ trợ suất tái định cư tối thiểu/

Ngoài ra, đối với các hộ làm nhà trên đất không phải đất ở tại phường Hòa Khánh Bắc sẽ tiếp tục vân động và hoàn chỉnh các hồ sơ pháp lý, hoàn thành phê duyệt kết quả giải quyết bồi thường, hỗ trợ, tái định cư cho các hộ giải tỏa đúng và đủ theo quy định

Những trường hợp làm nhà trên đất nông nghiệp đã được đền bù đúng đủ theo quy định, được các ngành, các cấp vận động, giải thích nhưng vẫn không chấp hành bàn giao mặt bằng, tiến hành lập hồ sơ cưỡng chế thu hồi đất trong năm 2023.

Những trường hợp được bố trí đất tái định cư, Hội đồng đã tiếp dân, sau khi có phê duyệt hỗ trợ sẽ gửi thông báo và đề nghị nhận tiền lần cuối và bàn giao mặt bằng.

Tuyến đường Trục I Tây Bắc do Ban Ban Quản lý dự án Đầu tư xây dựng các công trình giao thông làm chủ đầu tư. Dự án được Chủ tịch UBND thành phố phê duyệt vào tháng 9/2019.



Nguồn

Cùng chủ đề

Giảm 11 phường sau khi sáp nhập đơn vị hành chính

Ngày 12/3, Văn phòng UBND TP Đà Nẵng cho biết, Chủ tịch UBND TP Lê Trung Chinh đã ký, gửi Bộ Nội vụ phương án sắp xếp lại đơn vị hành chính cấp huyện, xã giai đoạn 2023...

Tỷ phú Bill Gates lưu trú 5 ngày ở Đà Nẵng

Ngày 5/3, Cổng thông tin Du lịch Đà Nẵng (Danang Fantasticty) dẫn nguồn tin cho biết, tỷ phú Bill Gates (một trong những nhà sáng lập Tập đoàn Microsoft) đang có mặt tại Đà Nẵng.Ông Bill Gates đến...

Triển lãm ảnh về lực lượng Bộ đội Biên phòng thành phố Đà Nẵng

(NADS) - Kỷ niệm 65 năm Ngày truyền thống Bộ đội Biên phòng Việt Nam (3/3/1959 - 3/3/2024) và 35 năm Ngày Biên phòng toàn dân (3/3/1989 - 3/3/2024), chiều 27/2, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng thành phố Đà Nẵng và Câu lạc bộ Nhiếp ảnh Đà Nẵng phối hợp tổ chức khai mạc Triển lãm ảnh thời sự nghệ thuật về Lực lượng Bộ đội Biên phòng thành phố Đà Nẵng. ...

Thanh niên Đà Nẵng hăng hái lên đường nhập ngũ

Thanh niên Đà Nẵng hăng hái lên đường nhập ngũ ...

Nghề làm bánh tráng Túy Loan được công nhận Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Chiều 21/2, tin từ Sở Văn hóa và Thể thao TP Đà Nẵng cho biết, Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hùng đã ký Quyết định (số 374/QĐ-BVHTTDL ngày 21/2/2024), công nhận...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Nỗ lực lớn hơn, đưa Tiền Giang phát triển nhanh hơn, bền vững hơn

Cho ý kiến về các đề xuất, Thủ tướng giao Phó Thủ tướng Lê Minh Khái trực tiếp chỉ đạo các bộ, ngành, cơ quan, đơn vị và địa phương để giải quyết dứt điểm các vấn đề liên quan đề nghị chuyển dự án Khu...

Thủ tướng chỉ rõ ‘1 trọng tâm, 2 tăng cường, 3 đẩy mạnh’ trong thực hiện Quy hoạch tỉnh Tiền Giang

Thủ tướng đề nghị các doanh nghiệp xây dựng chiến lược kinh doanh lâu dài, bền vững, thực hiện đúng cam kết đầu tư, thoả thuận hợp tác; đúng định hướng, ưu tiên theo quy hoạch; tiên phong trong đổi mới sáng tạo, chuyển đổi xanh,...

Thủ tướng yêu cầu đẩy nhanh tiến độ cầu Rạch Miễu 2; khẩn trương bố trí vốn cho tuyến đê biển trọng yếu

*Khảo sát địa điểm dự kiến quy hoạch xây dựng cảng biển và khu phục hồi diện tích biển Gò Công, Thủ tướng Phạm Minh Chính hoan nghênh ý tưởng mở rộng không gian phát triển này; yêu cầu tỉnh Tiền Giang phối hợp với các...

Bài đọc nhiều

Người nặng lòng với văn hóa của dân tộc Bru-Vân kiều ở làng Chênh Vênh

Để níu giữ những nét đẹp văn hóa truyền thống của dân tộc mình, ông Hồ Văn Lý còn tích cực tham gia các lớp truyền dạy văn hóa phi vật thể do các cấp triển khai tại địa phương. Bằng tình yêu và trách nhiệm, Hồ Văn Lý đã chung sức cùng chính quyền địa phương bảo tồn, phát huy những giá trị văn hóa đặc sắc của đồng bào Bru-Vân Kiều.Với ông Lý, khi đàn...

Cùng chuyên mục

Người nặng lòng với văn hóa của dân tộc Bru-Vân kiều ở làng Chênh Vênh

Để níu giữ những nét đẹp văn hóa truyền thống của dân tộc mình, ông Hồ Văn Lý còn tích cực tham gia các lớp truyền dạy văn hóa phi vật thể do các cấp triển khai tại địa phương. Bằng tình yêu và trách nhiệm, Hồ Văn Lý đã chung sức cùng chính quyền địa phương bảo tồn, phát huy những giá trị văn hóa đặc sắc của đồng bào Bru-Vân Kiều.Với ông Lý, khi đàn...

Cỏ vuông tôm xuất ngoại và chuyện ai cũng được làm việc

Gần hai năm nay, cỏ năn tượng, một loại cỏ vốn mọc hoang tại vùng Đồng bằng sông Cửu Long đã giúp tăng thu nhập cho người dân bản địa theo cách thức phù hợp với năng lực và điều kiện thời gian của họ. Hợp tác xã Lanh Trắng cùng phụ nữ Sà Phìn "dệt" cuộc sống ấm no Plan International Việt...

Vinh danh những cống hiến của người giữ rừng tại Vườn quốc gia Chư Yang Sin

Lần đầu tiên Trung tâm Hành động vì Động vật Hoang dã Việt Nam (WildAct) với sự đồng hành của Hiệp hội Vườn quốc gia và Khu bảo tồn thiên nhiên Việt Nam (VNPPA) và Ban quản lý Vườn quốc gia Chư Yang Sin tổ chức thành công giải thưởng "Người giữ rừng Chư Yang Sin'.

Phụ nữ tham chính để nhiều vấn đề quan trọng không bị lãng quên…

Chia sẻ với báo chí về bình đẳng giới và quyền của phụ nữ, Đại sứ Hilde Solbakken đã kể về câu chuyện của Na Uy và những trải nghiệm cá nhân khi là một nữ cán bộ ngoại giao.

Coi trọng đảm bảo các quyền con người trong công tác công an

Ý thức được ý nghĩa của cơ chế UPR, Bộ Công an luôn coi trọng quá trình thực hiện các khuyến nghị nhằm thúc đẩy bảo vệ quyền con người ở Việt Nam.

Mới nhất

HPX dư mua giá trần hơn 20 triệu cổ phiếu trong phiên cuối tuần

HPX nối dài chuỗi tăng trần 3 phiên liên tiếp từ khi được giao dịch trở lại toàn thời gian trên sàn TP HCM, riêng phiên cuối tuần ghi nhận dư mưa giá trần hơn 20 triệu cổ phiếu. Bất chấp việc nhiều cổ...

TPHCM lãng mạn dưới sắc hồng của loài hoa được ví như hoa anh đào

(Dân trí) - Những ngày cuối tháng 3, nhiều tuyến đường ở TPHCM như được "nhuộm hồng" bởi sắc hoa kèn hồng. Nhiều người đi đường bị thu hút bởi vẻ đẹp khó cưỡng của loài hoa cánh mỏng này. Những ngày cuối tháng 3, nhiều tuyến đường ở TPHCM như Nguyễn Bỉnh Khiêm, Điện Biên Phủ, Hàm Nghi, Võ...

Bộ Quốc phòng triển khai nhiệm vụ về chuyển đổi số và thực hiện Đề án 06 năm 2024

(Bqp.vn) - Chiều 6/3, tại Hà Nội, Bộ Quốc phòng tổ chức Hội nghị triển khai nhiệm vụ về chuyển đổi số (CĐS) và thực hiện Đề án Phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ CĐS quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm...

Hàng chục ngôi nhà cổng vòm nằm trong ngách dài chưa tới 100m ở Hà Nội

(Dân trí) - Khoảng 20 căn nhà nằm kế sát nhau đều thiết kế cổng vòm bằng gỗ hoặc sắt, sơn màu nâu trầm trong ngách 5/1 phố Từ Hoa (Hà Nội) dài chưa tới 100m. Ngách 5/1 phố Từ Hoa (phường Quảng An, quận Tây Hồ, Hà Nội) có chiều rộng khoảng 2m, chiều dài chưa tới 100m, nổi bật...

Mới nhất